Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động Ngân hàng là một trong những hoạt động mang tính chất quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Bởi vì, đi cùng với sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế thì nhu cầu vốn là vô cùng cần thiết cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các Ngân hàng ngày càng chứng tỏ được vai trò của mình khi là trung gian huy động vốn, mở rộng đầu tư, tạo điều kiện thu hút vốn từ nước ngoài và phần nào trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ Nhà nước trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả và thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Việt (Navibank) là một Ngân hàng mới thành lập và phát triển, tuy nhiên, với năng lực và sức mạnh vốn có cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, có tri thức, năng động, đầy nhiệt huyết, Ngân hàng đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong bản đồ các Ngân hàng ở nước ta. Suốt từ khi thành lập, Navibank đã nỗ lực hết mình và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế đất nước. Đây chính là lí do mà em chọn Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Việt – chi nhánh Đà Nẵng là đơn vị thực tập trong thời gian qua.
Trong thời gian thực tập, em được tìm hiểu về các hoạt động tín dụng và nhiều hoạt động khác trong Ngân hàng dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị tại bộ phận tín dụng trong phòng giao dịch Ngô Quyền. Em quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Việt – chi nhánh Đà Nẵng” cho báo cáo thực tập của mình.
Báo cáo gồm có hai chương:
Chương I: Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Việt – chi nhánh Đà Nẵng
Chương II: Tìm hiểu về nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Việt – chi nhánh Đà Nẵng
37 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3159 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Việt – chi nhánh Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng báo cáo thực tập này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong báo cáo là trung thực, không sao chép từ bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Đà Nẵng, tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Đỗ Như Ái Quỳnh
DANH MỤC VIẾT TẮT
NHTM
Ngân hàng thương mại
TMCP
Thương mại cổ phần
PGD
Phòng giao dịch
TL
Tỷ lệ
TCKT
Tổ chức kinh tế
TCTD
Tổ chức tín dụng
GTCG
Giấy tờ có giá
CTCP
Công ty cổ phần
CT TNHH
Công ty trách nhiệm hữu hạn
DNTN
Doanh nghiệp tư nhân
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
Tên bảng
Trang
Bảng 1
Tình hình huy động vốn của Navibank Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2012
9
Bảng 2
Tình hình cho vay của Navibank Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2012.
10
Bảng 3
Kết quả hoạt động kinh doanh của Navibank Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2012
11
Bảng 4
Danh mục hồ sơ cần cho hoạt động cho vay.
16
Bảng 5
Tình hình dư nợ các doanh nghiệp của Navibank Đà Nẵng giai đoạn 2010-2012
24
Bảng 6
Tình hình dư nợ cho vay doanh nghiệp theo thời hạn giai đoạn 2010-2012
25
Bảng 7
Tình hình dư nợ cho vay doanh nghiệp của Navibank Đà Nẵng theo hình thức đảm bảo trong giai đoạn 2010-2012
26
Bảng 8
Tình hình nợ quá hạn theo loại hình doanh nghiệp của Navibank Đà Nẵng giai đoạn 2010-2012
27
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
---ª---
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động Ngân hàng là một trong những hoạt động mang tính chất quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Bởi vì, đi cùng với sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế thì nhu cầu vốn là vô cùng cần thiết cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các Ngân hàng ngày càng chứng tỏ được vai trò của mình khi là trung gian huy động vốn, mở rộng đầu tư, tạo điều kiện thu hút vốn từ nước ngoài và phần nào trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ Nhà nước trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả và thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Việt (Navibank) là một Ngân hàng mới thành lập và phát triển, tuy nhiên, với năng lực và sức mạnh vốn có cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, có tri thức, năng động, đầy nhiệt huyết, Ngân hàng đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong bản đồ các Ngân hàng ở nước ta. Suốt từ khi thành lập, Navibank đã nỗ lực hết mình và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế đất nước. Đây chính là lí do mà em chọn Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Việt – chi nhánh Đà Nẵng là đơn vị thực tập trong thời gian qua.
Trong thời gian thực tập, em được tìm hiểu về các hoạt động tín dụng và nhiều hoạt động khác trong Ngân hàng dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị tại bộ phận tín dụng trong phòng giao dịch Ngô Quyền. Em quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Việt – chi nhánh Đà Nẵng” cho báo cáo thực tập của mình.
Báo cáo gồm có hai chương:
Chương I: Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Việt – chi nhánh Đà Nẵng
Chương II: Tìm hiểu về nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Việt – chi nhánh Đà Nẵng
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT
CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
Tổng quan về Ngân hàng TMCP Nam Việt
Ngân hàng TMCP Nam Việt trước đây có tên gọi là Ngân hàng TMCP Sông Kiên, được thành lập theo giấy phép số 00057/NH - CP ngày 18/9/1995 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp và giấy phép số 1217/GP - UB ngày 17/10/1995 do Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang cấp. Tên giao dịch quốc tế: Nam Viet Commercial Joint Stock Bank, tên gọi tắt: Navibank, Hội sở chính: 343 Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, điện thoại: (08) 39 142 738, fax: (08) 39 142 738, webside: slogan: Điểm tựa tài chính – Nâng bước thành công.
Quá trình hình thành và phát triển của Navibank có thể chia làm hai giai đoạn chính: giai đoạn hình thành (1995-2006) và giai đoạn phát triển (2006 đến nay).
Trong giai đoạn 1995-2006, xuất phát điểm là một Ngân hàng TMCP nông thôn với vốn điều lệ 1 tỷ đồng, ngân hàng Sông Kiên (tiền thân của Navibank) đã phải đối mặt với không ít khó khăn do nguồn vốn hạn hẹp, trình độ nguồn nhân lực hạn chế, cơ sở vật chất nghèo nàn, công nghệ lạc hậu. Hệ quả của thực trạng này là sự bó hẹp trong quy mô hoạt động và hiệu quả kinh doanh thấp.
Giai đoạn 2006 đến nay: ngày 18/5/2006 được ghi nhận như là cột mốc chiến lược trong lịch sử hình thành và phát triển của Navibank bằng sự kiện chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nông thôn thành Ngân hàng TMCP đô thị, chuyển đổi trụ sở chính từ Kiên Giang về thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời chính thức sử dụng tên Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank). Từ đó Navibak đã thực hiện một cuộc cải tổ hết sức ấn tượng.
Trải qua gần 18 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường tài chính – tiền tệ thể hiện qua sự tăng trưởng nhanh chóng và ổn định cả về quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ lẫn hiệu quả kinh doanh. Hiện nay, Ngân hàng có mạng lưới kênh phân phối rộng khắp toàn quốc với 1 Hội sở chính, 1 Sở giao dịch, 19 chi nhánh, 70 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm tại 24 tỉnh/thành trên toàn quốc. Đưa vào hoạt động 32 máy ATM (trong đó 19 máy đặt tại TP. Hồ Chí Minh) và lắp đặt 359 POS trên toàn quốc. Về mạng lưới chấp nhận thẻ, Navibak đã phát triển được 339 đơn vị chấp nhận thẻ. Tính đến 31/12/2011, Navibank hiện có quan hệ đại lý với hơn 100 tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, nổi bật như CitiBank, Bank of America, Deutsche Bank và nhiều tổ chức khác.
Ngân hàng TMCP Nam Việt – chi nhánh Đà Nẵng (Navibank Đà Nẵng)
Lịch sử hình thành và phát triển của Navibank Đà Nẵng
Ngân hàng TMCP Nam Việt – chi nhánh Đà Nẵng (Navibank Đà Nẵng) chính thức thành lập và hoạt động theo quyết định số 39A/2006/QĐ-HDQT ngày 1/11/2006 của hội đồng quản trị, là loại chi nhánh cấp 1 được hình thành theo quyết định số 0217/QĐ-NHNN ngày 25/10/2006 về việc ban hành quy chế tổ chức hoạt động của chi nhánh cấp 1. Navibank Đà Nẵng là một trong 19 chi nhánh của ngân hàng TMCP Nam Việt. PGD đầu tiên của Navibank Đà Nẵng được thành lập vào ngày 12/1/2007 tại 99 Núi Thành, quận Hải Châu, cũng từ đó, Navibank Đà Nẵng đã đầu tư xây dựng cơ sở làm việc mới ở chi nhánh tại 441 Lê Duẩn, khá khang trang và thuận tiện cho khách hàng quan hệ, giao dịch. Chỉ sau chưa đầy 8 tháng kể từ ngày ghi danh trên bản đồ hoạt động ngân hàng của thành phố Đà Nẵng, Navibank Đà Nẵng đã có 6 địa điểm giao dịch trải dài trên các phố phường, các trục đường chính của thành phố, bao gồm PGD Sơn Trà, PGD Hùng Vương, PGD Núi Thành, PGD Nguyễn Văn Linh, PGD Hòa Khánh, PGD Đống Đa.
Cùng với hàng loạt các chi nhánh khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, dưới sức ép cạnh tranh khủng khiếp, trong những ngày đầu tiên, Navibank Đà Nẵng phải đối mặt với những yêu cầu hết sức khó khăn khi đồng thời phải thực hiện mục tiêu tăng trường thị phần, mở rộng mạng lưới kết hợp với đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh doanh. Sau hơn 6 năm hoạt động, một khoảng thời gian chưa đủ dài để đánh giá hết được chất lượng và hiệu quả kinh doanh của một chi nhánh, nhưng những gì đạt được hôm nay là thành quả của việc theo đuổi triết lí kinh doanh: Lấy yếu tố con người làm trọng tâm – Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, đoàn kết – Phát huy sáng tạo và gia tăng giá trị - Chia sẻ thành công.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lí
Ngân hàng TMCP Nam Việt được tổ chức theo mô hình trực tuyến và tham mưu. Giám đốc điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Ngân hàng. Các Phó giám đốc giúp Giám đốc chỉ đạo một số hoạt động, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những quyết định của mình, đồng thời thay Giám đốc điều hành khi Giám đốc đi vắng. Các trưởng phòng ban có trách nhiệm chỉ đạo phòng ban của mình hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của phòng được Giám đốc phân công.
Sơ đồ tổ chức
Phòng dịch vụ
Phòng kế toán
Phòng hành chính dân sự
Phòng quan hệ khách hàng
Phòng công nghệ thông tin
Kiểm soát nội bộ
Giám đốc chi nhánh
Phó giám đốc chi nhánh
Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
Giám đốc: là người đứng đầu chi nhánh, điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước tồng giám đốc và pháp luật, ra quyết định phê duyệt, giám sát, kiểm soát, đôn đốc mọi hoạt động của chi nhánh và các phòng ban thuộc thẩm quyền.
Phó giám đốc: được giám đốc ủy quyền, thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn nhất định trong việc hỗ trợ Giám đốc điều hành mọi hoạt động của chi nhánh. Có quyền hạn và nghĩa vụ trong kinh doanh theo các định chế của Ngân hàng Việt Nam.
Phòng dịch vụ: hướng dẫn khách hàng cách mở và sử dụng tài khoản, thực hiện các hoạt động liên quan đến các loại tài khoản và thực hiện các hoạt động nhận tiền gửi, chuyển tiền, chiết khấu cho khách hàng, thực hiện quản lí thu chi tiền mặt, ngân phiếu, thanh toán, phụ trách kiểm tra, bảo quản tiền mặt để phục vụ thanh toán cho khách hàng.
Phòng kế toán: quản lí các tài khoản tiền gửi tại chi nhánh, các khoản liên ngân hàng…nắm tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, quản lí, kiểm tra, hạch toán thu nhập, chi phí cũng như tài sản của chi nhánh. Thực hiện chế độ báo cáo kế toán, tổng hợp, cung cấp thông tin tài chính, lưu trữ, kiểm soát, bảo quản các chứng từ kế toán.
Phòng hành chính nhân sự: quản lí nhân sự tại chi nhánh, thực hiện các công tác hành chính tổng hợp như hoạt động văn thư lưu trữ, mua sắm, cung ứng các loại văn phòng phầm để phục vụ cho các hoạt động của Ngân hàng.
Phòng quan hệ khách hàng: thực hiện các hoạt động về tín dụng, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, quản lí việc tìm kiếm khách hàng, thẩm định cho vay, giám sát theo dõi nợ…
Phòng công nghệ thông tin: phụ trách các phần mềm liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin, chương trình tin học trong ngân hàng, truyền nhận dữ liệu với Hội sở chính và các phòng giao dịch trong toàn chi nhánh.
Môi trường kinh doanh
Môi trường bên ngoài
Môi trường và thể chế hoạt động: hệ thống Ngân hàng Việt Nam hiện nay đã có những chuyển biến tích cực với những thành công đáng ghi nhận về khung điều tiết, quản trị nội bộ, tổ chức bộ máy, chất lượng nguồn nhân lực và phát triển của các dịch vụ Ngân hàng hiện đại. Song đi sâu vào quá trình phát triển này cho thấy những bất cập chưa có tiền lệ nảy sinh, hệ thống Ngân hàng Việt Nam dễ bị tổn thương trước các biến động của môi trường bên trong và bên ngoài.
Thị trường: Trong giai đoạn hiện nay, thị trường Ngân hàng Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Những sự kiện như công khai nợ xấu hay tai tiếng của Ngân hàng Á Châu (ACB), sự biến mất của thương hiệu Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) sau khi sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB), hợp nhất ba Ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SBC), Ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa…cùng những cuộc giảm lãi suất liên tiếp đã tác động xấu đến thị trường ngân hàng Việt Nam nói chung cũng như thành phố Đà Nẵng nói riêng. Tuy nhiên đổ vỡ đã không xảy ra, niềm tin với tiền đồng phần nào được củng cố cùng với sự phát triển nhanh chóng của thành phố Đà Nẵng hứa hẹn nhiều cơ hội cho các ngân hàng.
Môi trường công nghệ: môi trường công nghệ phát triển càng nhanh càng đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới để cạnh tranh, tăng quy mô sản xuất, tuy nhiên điều này cũng đòi hỏi nguồn vốn nhiều hơn, nhu cầu vay vốn tăng lên. Nếu môi trường công nghệ nghèo nàn thì hoạt động của doanh nghiệp cũng không hiệu quả, từ đó cũng làm giảm hiệu quả cho vay của Ngân hàng. Hiện nay, chi nhánh Navibank đang sử dụng phần mềm hạch toán tại Ngân hàng với tên gọi Branch Transaction System.
Môi trường tự nhiên: bao gồm các hiện tượng như: hạn hán, luc lụt, hỏa hoạn, dịch bệnh…Môi trường tự nhiên không thuận lợi sẽ làm giảm đầu tư trong nền kinh tế. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến doanh số cho vay, mà còn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, rủi ro tín dụng Ngân hàng, hạn chế khả năng mở rộng tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp.
Môi trường bên trong
Năng lực tài chính: Tuy mới gia nhập vào hệ thống Ngân hàng ở Đà Nẵng vào năm 2006 nhưng Navibank Đà Nẵng luôn duy trì được sự phát triển bền vững, an toàn nhờ có năng lực tài chính ổn định. Cụ thể trong những năm gần đây, lợi nhuận của Ngân hàng liên tục tăng, lợi nhuận năm 2010 là 10.588 triệu đồng, năm 2011 và đến năm 2012 đã tăng lên 22.861 triệu đồng. Bên cạnh đó, tổng tài sản có của Ngân hàng luôn duy trì ở con số ổn định, năm 2010 là 1.142.645 triệu đồng, năm 2011 là 1.029.555 triệu đồng và năm 2012 là 1.061.956 triệu đồng. Với số vốn tự có dồi dào cùng với sự ổn định trong cơ cấu quản lý, Ngân hàng ngày càng nâng cao uy tín và chất lượng hoạt động của mình.
Nhân sự: Tính đến hết năm 2012 thì Navibank Đà Nẵng đã có 82 nhân viên, trong số đó trên 80% có trình độ đại học, sau đại học, còn lại là cao đẳng và trung cấp. Khi mới được nhận vào làm việc tại Navibank thì nhân viên được đào tạo 5 kĩ năng cơ bản là ứng xử, soạn thảo văn bản, giao tiếp, lập kế hoạch công việc và quản lí thời gian. Đây là những yếu tố cơ bản để hoàn thành đội ngũ nhân viên tốt ở Navibank – Đà Nẵng. Đội ngũ nhân viên là một nền tảng quan trọng cho sự thành công của mỗi Ngân hàng.
Cơ sở vật chất và công nghệ: Tuy vừa mới đi vào hoạt động từ năm 2006 nhưng Ngân hàng có hệ thống cơ sở, vật chất được xây dựng khá khang trang, kiên cố, hệ thống máy móc, thiết bị còn rất mới. Ngân hàng cũng luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ vào hoạt động để phục vụ đắc lực cho công tác quản trị điều hành và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến.
Hệ thống ATM/POS của Navibank chấp nhận được thẻ nội địa của 41 ngân hàng thành viên trong hệ thống Smartlink, BanknetVN, VNBC và ngược lại chủ thẻ Navicard cũng giao dịch miễn phí trên ATM/POS của các ngân hàng trong liên minh trên.
Hiện tại các nhân viên Ngân hàng đang ứng dụng phần mềm hạch toán Branch Transaction System, nó giúp các chuyên viên của ngân hàng có thể dễ dàng hơn trong việc xem xét hay kết thúc một vài khoản vay. Ngoài ra, khi giao tiếp với khách hàng qua mạng, nhân viên ngân hàng còn dùng một số phần mềm quen thuộc như skype, yahoo...
Mạng lưới: Trụ sở chính đặt tại số 441 Lê Duẩn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và 6 PGD trực thuộc bao gồm PGD Sơn Trà, PGD Hùng Vương, PGD Núi Thành, PGD Nguyễn Văn Linh, PGD Hòa Khánh, PGD Đống Đa.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nam Việt – Chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2012
Kết quả huy động vốn
Bảng 1. Tình hình huy động vốn của Navibank Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2012
(ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
Số tiền
TL (%)
Số tiền
TL (%)
Số tiền
TL (%)
Số tiền
TL (%)
Số tiền
TL (%)
Tiền gửi
1.327.317
100
1.441.284
100
1.529.555
100
113.967
8,6
88.271
6,1
Dân cư
629.727
47,44
721.301
50,05
822.282
53,76
91.574
14,5
100.981
14,0
TCKT
518.531
39,07
530.862
36,83
447,582
29,26
12.331
2,4
(83,280)
(15,7)
TCTD
179.059
13,49
189.121
13,12
259.691
16,98
10.062
5,6
70.570
37,3
Phát hành GTCG
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Navibank Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2012)
Từ báo cáo kết quả kinh doanh trên, ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Nam Việt – chi nhánh Đà Nẵng chỉ bao gồm tiền gửi dân cư, của các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng là chủ yếu, không có huy động vốn bằng cách phát hành các giấy tờ có giá. Ngân hàng không chọn phương án phát hành các loại giấy tờ có giá do phức tạp và đòi hỏi chi phí cao, việc huy động vốn bằng phương pháp này chỉ được thực hiện ở Hội sở. Tuy phần nào bị hạn chế về phương thức huy động vốn nhưng Ngân hàng TMCP Nam Việt – chi nhánh Đà Nẵng cũng đã đạt được những thành tựu nhất định, thể hiện qua việc nguồn vốn huy động của chi nhánh không ngừng tăng lên qua từng năm.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây cộng với uy tín của Ngân hàng, đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, có tri thức và các sản phầm huy động đa dạng, tiện ích, phù hợp với nhu cầu của dân cư và các tổ chức kinh tế bằng cả nội tệ lẫn ngoại tệ, Ngân hàng TMCP Nam Việt – chi nhánh Đà Nẵng đã thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch, mở tài khoản. Tổng nguồn vốn huy động trong ba năm chủ yếu là huy động từ dân cư, năm 2010 đạt 629.727 triệu đồng, chiếm 47,44% tổng vốn huy động. Năm 2012, đạt đến 822.282 triệu đồng, chiếm 53,76% tổng vốn huy động và tăng 14% so với năm 2011. Đây là phương thức huy động có hiệu quả cần được phát huy và áp dụng những biện pháp Marketing phù hợp nhằm thu hút thêm nguồn vốn kinh doanh cho Ngân hàng.
Một bộ phận nguồn vốn huy động không kém phần quan trọng và chiếm tỉ trọng cao đó chính là tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Năm 2010, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 518.531 triệu đồng, chiếm 39,07% tổng vốn huy động. Sang năm 2011, đạt 530.862 triệu đồng, tăng 2,4% so với năm 2010 và đến năm 2012 thì con số này giảm xuống còn 447.582 triệu đồng, tương đương giảm 15,7% so với năm 2011. Sở dĩ có tình trạng này là do đây là giai đoạn kinh tế khó khan, các tổ chức kinh tế phải sử dụng vốn để trang trải cho các hoạt động kinh doanh của mình.
Kết quả cho vay
Bảng 2. Tình hình cho vay của Navibank Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2012.
(ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
Số tiền
TL (%)
Số tiền
TL (%)
Số tiền
TL (%)
Số tiền
TL (%)
Số tiền
TL (%)
DS cho vay
1.171.833
100
1.350.117
100
108.937
100
133.284
11,4
1.196.180
(91,7)
DS thu nợ
1.263.803
100
1.346.877
100
82.226
100
83.074
6,6
(1.264.651)
(93,9)
Dư nợ CK
732.480
100
722.345
100
540.253
100
(10.135)
(1,38)
(182.092)
(25,2)
Nợ quá hạn
1.334
100
3.598
100
2.529
100
(5.248)
(79,7)
2.264
169,7
Nợ xấu
1.002
100
2.498
100
1.460
100
1.496
149,3
(1.038)
(41,6)
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Navibank Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2012)
Trong năm 2010, doanh số cho vay của chi nhánh đạt 1.171.833 triệu đồng, năm 2011 là 1.350.117 triệu đồng, ta thấy năm 2011 tăng 133.284 triệu đồng so với năm 2010 với tốc độ tăng là 11,4% cho thấy năm 2011 doanh số cho vay có phần khả quan hơn nhưng lượng tăng không đáng kể. Sang năm 2012, doanh số cho vay giảm một lượng lớn 1.196.180 triệu đồng với tỷ lệ giảm 91,7%. Nguyên nhân là do giai đoạn này lãi suất cho vay khá cao, các kênh đầu tư không ổn định, thị trường vàng lên xuống liên tục làm cho nền kinh tế bất ổn dẫn đến các ngân hàng thắt chặt tín dụng nên doanh số cho vay giảm đột ngột.
Về dư nợ cuối kì: dư nợ cuối kì của chi nhánh, năm 2010 đạt 732.480 triệu đồng. Năm 2011, dư nợ giảm nhẹ và ở mức 722.345 triệu đồng, giảm 10.135 so với năm 2010, tương đương mức giảm 1,38%. Bước sang năm 2012, dư nợ cuối kì ở mức thấp nhất trong ba năm, cụ thể giảm 25,21% so với năm 2011, tương đương mức giảm 182.092 triệu đồng.
Về nợ quá hạn và nợ xấu: chi nhánh luôn duy trì ở mức an toàn cao (nhỏ hơn 5%). Nợ xấu của chi nhánh trong năm 2010 là 1.002 triệu đồng, đến năm 2011, tỷ lệ nợ xấu tăng rõ rệt, cụ thể tăng 1.496 triệu đồng, đến năm 2012, tỷ lệ nợ xấu giảm 41,6% tương ứng mức giảm là 1.038 triệu đồng.
Kết quả tài chính
Bảng 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Navibank Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2012
(ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Số tiền
TL (%)
Số tiền
TL (%)
Thu nhập
114.322
138.508
199.726
24.186
21,16
61.218
44,20
Thu lãi
112.302
135.338
197.484
23.036
20,51
62.146
45,92
Thu dịch vụ
1.330
2.340
2.160
1.010
75,94
(180)
(7,69)
Thu khác
690
830
82
140
20,29
(748)
(90,12)
Chi phí
103.734
117.868
176.864
14.134
13,63
58.996
50,05
Trả lãi
80.999
93.556
143.273
12.557
15,50
49.717
53,14
Chi từ hoạt động dịch vụ
555
560
750
5
0,90
190
33,93
Chi hoạt động
22.099
23.748
32.802
1.649
7,46
9.054
38,13
Chi khác
81
4
39
(77)
(95,06)
35
875
Lợi nhuận
10.588
20.640
22.861
10.052
94,94
2.221
10,76
(Nguồn: Báo cáo Tài chính Navibank Đà N