Đề tài Tìm hiểu nhu cầu học tập của giáo viên tiểu học tỉnh Bình Phước

Nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực của nhân cách. Nhu cầu chi phối mãnh liệt đến đời sống tâm lý nói chung, đến hoạt động của con người nói riêng. Nghiên cứu nhu cầu của con người là một việc làm hết sức cần thiết bởi nhu cầu là động lực tạo nên mức độ độc lập, tích cực và sáng tạo của con người . Trong con người tồn tại nhiều loại nhu cầu ở nhiều cấp độ khác nhau. Trong đó, nhu cầu học tập là một loại nhu cầu cấp cao, chi phối mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Đối với người giáo viên, nhu cầu học tập chi phối việc hoàn thiện nhân cách nghề, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục

pdf89 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2636 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu nhu cầu học tập của giáo viên tiểu học tỉnh Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu nhu cầu học tập của giáo viên tiểu học tỉnh Bình Phước Trần Thị Thu Thủy MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực của nhân cách. Nhu cầu chi phối mãnh liệt đến đời sống tâm lý nói chung, đến hoạt động của con người nói riêng. Nghiên cứu nhu cầu của con người là một việc làm hết sức cần thiết bởi nhu cầu là động lực tạo nên mức độ độc lập, tích cực và sáng tạo của con người . Trong con người tồn tại nhiều loại nhu cầu ở nhiều cấp độ khác nhau. Trong đó, nhu cầu học tập là một loại nhu cầu cấp cao, chi phối mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Đối với người giáo viên, nhu cầu học tập chi phối việc hoàn thiện nhân cách nghề, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục. Chất lượng giáo dục là một vấn đề đang được quan tâm hàng đầu trong cuộc cách mạng giáo dục ở nước ta hiện nay. Không ai trong chúng ta có thể phủ nhận rằng nhân tố người thầy ảnh hưởng trực tiếp đến việc đổi mới chất lượng giáo dục. Trong khi chúng ta đã và đang nghiên cứu để làm đổi mới nhiều mặt của quá trình giáo dục (từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện) rồi đem những kết quả đó nhồi nhét vào đầu giáo viên theo hình thức tập huấn ngắn hạn, một chiều. Trong khi đã có không ít công trình nghiên cứu về nhu cầu học tập, về tính tích cực nhận thức của học sinh thì hầu như chưa có ai quan tâm tìm hiểu những đặc điểm tâm lý (đặc biệt là nhu cầu học tập) của người thầy (một trong hai nhân tố quan trọng của quá trình giáo dục: Thầy – Trò) trong giai đoạn mới này. Trong tình hình chung đó, bản thân người giáo viên cũng nhận thức được vai trò quan trọng của mình. Không ít người mong muốn được học tập nhiều hơn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao tầm hiểu biết để đáp ứng kịp thời những yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Nhưng học như thế nào? ở đâu? bằng hình thức nào? vào thời gian nào? không phải người giáo viên nào cũng có thể lựa chọn hay có điều kiện để lựa chọn. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tìm hiểu nhu cầu học tập của họ, những phương thức nào họ mong muốn để thỏa mãn nhu cầu học tập, giúp họ phát triển nhu cầu học tập đã có Có như thế mới thực sự đổi mới toàn diện trong giáo dục. Tóm lại, việc tìm hiểu nhu cầu học tập của giáo viên trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, đặc biệt là nhu cầu học tập của giáo viên tiểu học. Bởi giáo viên tiểu học được xem là người thầy đầu tiên trong bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của lớp trẻ sau này. Muốn đổi mới giáo dục phải đổi mới ngay từ bậc học này. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho các nhà quản lý giáo dục tình Bình Phước quan tâm đúng mức đến nhu cầu học tập của giáo viên tiểu học trong tỉnh. Đồng thời góp phần định hướng cho trường CĐSP tỉnh Bình Phước trong việc phối hợp với các phòng giáo dục, các trường tiểu học địa phương nhằm tạo điều kiện thỏa mãn và phát triển nhu cầu học tập của giáo viên tiểu học trong tỉnh. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Tìm hiểu nhu cầu học tập của giáo viên tiểu học tỉnh Bình Phước”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm hiểu thực trạng nhu cầu học tập của giáo viên tiểu học tỉnh Bình Phước. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp phát triển nhu cầu học tập của giáo viên tiểu học trong tỉnh. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu 329 giáo viên tiểu học thuộc 8 huyện thị trong toàn tình Bình Phước, cụ thể là: Thị xã Đồng Xoài : 40 giáo viên Phước Long : 44 giáo viên Bù Đăng : 48 giáo viên Đồng Phú : 40 giáo viên Chơn Thành : 38 giáo viên Bình Long : 40 giáo viên Lộc Ninh : 44 giáo viên Bù Đốp : 35 giáo viên 3.2. Đối tượng nghiên cứu Nhu cầu học tập của giáo viên tiểu học. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Xuất phát từ mục đích đã nêu, nhiệm vụ cụ thể của đề tài như sau: 4.1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về nhu cầu, nhu cầu học tập, nhu cầu học tập của giáo viên tiểu học, phương thức thỏa mãn nhu cầu 4.2. Khảo sát thực trạng 4.2.1. Thực trạng mức độ biểu hiện của nhu cầu học tập của giáo viên tiểu học tỉnh Bình Phước. 4.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tập của giáo viên tiểu học tỉnh Bình Phước. 4.2.3. Những hình thức học tập mà giáo viên tiểu học tỉnh Bình Phước đã sử dụng và những hình thức học tập mà họ mong muốn để được thỏa mãn nhu cầu học tập của mình. 4.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển nhu cầu học tập của giáo viên tiểu học tỉnh Bình Phước. 5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Nhu cầu học tập của giáo viên tiểu học tỉnh Bình Phước biểu hiện ở mức khá cao, tuy nhiên không đồng đều giữa các nhóm giáo viên (thâm niên, nơi công tác, giới tính) do nhiều nguyên nhân. Từng bước khắc phục những yếu tố gây cản trở việc thỏa mãn nhu cầu học tập sẽ giúp phát triển nhu cầu học tập ở họ. 6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Nội dung: đánh giá thực trạng mức độ nhu cầu họïc tập nâng cao trình độ chuyên môn – nghiệp vụ của giáo viên tiểu học tỉnh Bình Phước, những yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân của thực trạng. Từ đó đề xuất những biện pháp nhằm phát triển nhu cầu học tập ở họ. - Khách thể: 320 giáo viên tiểu học đang công tác tại các trường tiểu học trong tỉnh Bình Phước. - Thời gian: từ tháng 10/2005 đến tháng 10/2006. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích và tổng kết tài liệu nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra bằng phiếu hỏi, đàm thoại. 7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê ứng dụng: sử dụng phần mềm SPSS for Windows 12.0. 8. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU Tháng 10/2005 – tháng 11/2005 lựa chọn và đăng ký đề tài Tháng 11/2005 – tháng 12/2005 sưu tầm tài liệu liên quan đến đề tài Tháng 01/2006 – tháng 02/2006 lập và chỉnh sửa đề cương nghiên cứu, viết cơ sở lý luận cho đề tài Tháng 02/2006 – tháng 4/2006 xây dựng bộ công cụ điều tra Tháng 4/2006 – tháng 5/2006 thu thập số liệu Tháng 5/2006 – tháng 6/2006 nhập và xử lý số liệu Tháng 6/2006 – tháng 7/2006 phân tích số liệu Tháng 7/2006 – tháng 8/2006 viết và chỉnh sửa luận văn Tháng 8/2006 – tháng 9/2006 hoàn chỉnh luận văn, viết tóm tắt Tháng 10/2006 – tháng 11/2006 nộp luận văn và đăng ký bảo vệ. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU VÀ NHU CẦU HỌC TẬP CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC 1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Những nghiên cứu về nhu cầu ở phương Tây Nhu cầu thể hiện sự lệ thuộc của một cơ thể sống vào môi trường bên ngoài, thể hiện thành những ứng xử tìm kiếm khi cơ thể thiếu những điều kiện để tồn tại và phát triển. Từ đầu thế kỷ XIX, Small (người Mỹ) đã thấy những hoạt động tâm lý của cá nhân bắt nguồn từ những nhu cầu của nó (về của cải, quyền lực, về sự tán thành của người khác). Vào giữa thế kỷ XIX, V. Koller, E. Thorndike, N.E. Miller nghiên cứu các kiểu hành vi động vật được thúc đẩy bởi nhu cầu. Họ đã đưa ra thuật ngữ “luật hiệu ứng” để giải thích sự liên hệ giữa kích thích và đáp ứng của cơ thể. Trên cơ sở này, họ đã đề xướng lý thuyết nhu cầu cơ thể quyết định hành vi. Vào cuối thế kỷ XIX, S.Freud và U.Mc. Dougall đã đề cập tới vấn đề nhu cầu trong lý thuyết bản năng của con người và lý thuyết này được kiện toàn vào đầu thế kỷ XX. Theo Freud [12], lực vận động hành vi con người nằm trong bản năng. Ông khẳng định rằng, tất cả hành vi của con người đều hướng tới việc mong muốn thỏa mãn hay phá hủy và xâm lăng. Ông nghiên cứu ở động vật và chứng minh một cách hùng hồn những hành vi hung bạo và phá hủy là phương tiện để thỏa mãn những nhu cầu quan trọng của cuộc sống. Lý thuyết bản năng ngay từ khi ra đời đã trở thành trung tâm của các cuộc tranh luận của các nhà tâm lý học phương Tây. Nhưng cuối cùng họ cũng bế tắc khi sử dụng lý thuyết này để giải thích các hành vi văn hóa và văn minh của con người. Vào những năm 30 của thế kỷ XX, đã xuất hiện một loạt các nghiên cứu về nhu cầu ở con người. Đầu tiên là lý thuyết động cơ hệ do K. Lewin đề xướng. K. Lewin cho rằng, dưới sự tác động của loại nhu cầu nào đó, trạng thái căng thẳng sẽ xuất hiện, đồng thời ở chủ thể cũng xuất hiện sự liên tưởng có liên quan với nhu cầu. Ông cho rằng, những nhân tố thực của hoạt động tâm lý của con người không chỉ xuất phát từ nhu cầu cơ thể mà nó còn được xuất phát từ nhu cầu xã hội. Nhu cầu vừa là nguyên nhân làm xuất hiện hệ thống căng thẳng và đó cũng là nguyên nhân tạo ra sự hoạt động tích cực của con người, hoạt động sẽ làm dịu sự căng thẳng[29] Tiếp theo đó là những công trình của các đại diện cho tâm lý học nhân văn như A. Maslow, G. Ollport, K. Rodzerc và một số người khác. Trong đó điển hình là công trình nghiên cứu của A. Maslow [31]. Ông chứng minh rằng tính xã hội nằm trong chính bản tính của con người. Con người có những nhu cầu chân chính về giao tiếp, về sự lệ thuộc, về tình yêu, về lòng kính trọngNhững nhu cầu này có bản chất bản năng đặc trưng cho giống người. Như vậy theo ông, tính người của nhu cầu được hình thành trong quá trình phát sinh loài người. Ông đã hình dung nhu cầu và sự phát triển của con người theo một chuỗi liên tiếp như chiếc cầu thang. Ông đã đem các loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi và thứ tự phát sinh trước sau của chúng để quy về năm loại, sắp xếp thành năm bậc thang về nhu cầu của con người từ thấp đến cao. Để đi lên đỉnh của chiếc thang phải bắt đầu từ chân thang. Mỗi bậc nhu cầu đòi hỏi con người phải có những nổ lực nhất định để có thể chuyển lên bậc tiếp theo. Mỗi bậc nhu cầu của con người đều phụ thuộc vào bậc nhu cầu trước đó. Nếu một nhu cầu ở bậc thấp cả hệ thống không được đáp ứng, cá nhân đó sẽ khó có thể tiến lên bước phát triển tiếp theo. Theo Maslow, sau khi nhu cầu cấp thấp được thỏa mãn thì nảy sinh đòi hỏi thỏa mãn nhu cầu cấp cao hơn. Ông chỉ rõ, hành vi của con người thường không chỉ do một nhu cầu nào đó thúc đẩy mà là kết quả của rất nhiều tác động. Theo ông, mọi nhu cầu thuộc hệ thống thứ bậc cũng đều có liên quan đến cấu trúc cơ thể của con người và đều được dựa trên một nền tản di truyền nhất định. Ông đã NC tự thể hiện NC về sự tự trọng NC được thừa nhận NC về an ninh và sự an tồn NC sinh lý mô tả các động cơ của con người mang tính vô thức và vượt qua ý chí của con người đã quy định hành vi của nó. Thuyết của ông phủ định sự cần thiết phải hình thành một cách có mục đích các nhu cầu của con người. [17, tr.176-182] Đáng lưu ý là nghiên cứu của nhà tâm lý học người Mỹ – Herry Murray. Theo Murray, nhu cầu được hiểu là một tổ chức cơ động, nó tổ chức và hướng dẫn các quá trình nhận thức, tưởng tượng và hành vi. Nhờ nhu cầu mà hoạt động mang tính chất có mục đích, do đó hoặc là đạt được sự thỏa mãn nhu cầu hoặc là ngăn ngừa sự đụng độ khó chịu với môi trường. Theo ông, nhu cầu là một động lực xuất phát từ cơ thể và sự thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi phải có sự tác động qua lại với các tình huống xã hội, phải có sự cải tổ chúng nhằm mục đích đạt được sự thích ứng. Học thuyết của Murray chịu nhiều ảnh hưởng của S. Freud nhưng theo ông nếu chỉ giải thích như S. Freud thì quá đơn giản. Theo thuyết của ông, những nhu cầu tâm lý xác định được ở con người là những nhu cầu mà mọi người đều cảm thấy nhưng ở những mức độ khác nhau và cường độ mạnh yếu khác nhau ở từng người. Tuy nhiên ông, không hề đả động trực tiếp đến vấn đề nội dung của các nhu cầu, động cơ của nhân cách, tính quy định xã hội của các nhu cầu và động cơ đã gây ra hành động. H.Murray đã xây dựng bảng phân loại các nhu cầu (gồm 20 loại nhu cầu) [17, tr.172-174]. Đây là một trong những bảng phân loại phổ biến nhất ở phương Tây. H. Murray đã chia các nhu cầu thành nhu cầu nguyên phát và nhu cầu thứ phát. Nhu cầu nguyên phát là những nhu cầu tự nhiên của con người với tư cách là một cơ thể sống. Nhu cầu thứ phát là loại nhu cầu đặc trưng cho con người như là một tồn tại xã hội và bắt nguồn từ sự giao tiếp của con người. Ông còn phân biệt những nhu cầu tường minh và nhu cầu tiềm tàng. Nhu cầu tường minh được thể hiện tự do ra bên ngoài. Nhu cầu tiềm tàng không thể hiện trong những hành động thích ứng mà chỉ trong tưởng tượng, trong giấc mơ và trò chơi. Ông cho rằng, nhu cầu càng ít được thỏa mãn trong đời sống thực bao nhiêu thì nó càng giữ vị trí to lớn trong tưởng tượng bấy nhiêu. Vào nữa cuối thế kỷ XX, có rất nhiều quan niệm khác nhau về nhu cầu của con người được bổ sung và được trình bày trong các công trình nghiên cứu của Mc. Clelland, Carl Rogers, Rom Harré Mc. Clelland cho rằng động cơ thúc đẩy con người có thể hiểu theo nghĩa “nhu cầu” chứ không phải “sinh lý”. Thay vào đó Mc.Clelland nhấn mạnh tầm quan trọng của nhu cầu xã hội, nhất là nhu cầu thành tựu và nhu cầu hội nhập. Mc. Clelland cho rằng động cơ thúc đẩy thành tựu là lý do giải thích tại sao một số người có vẻ làm rất thành thạo trong khi người khác tỏ ra lưỡng lự, không có vẻ thành công. [30, tr. 503-504] Lý thuyết của Carl Rogers nhấn mạnh tầm quan trọng của khái niệm cái tôi và sự phát triển cá nhân, cho rằng cả hai yếu tố này đều cần thiết trong việc phát triển nhân cách khỏe mạnh. Rogers cho rằng con người ai cũng có hai nhu cầu cơ bản. Thứ nhất là nhu cầu thể hiện đầy đủ tiềm năng của mình, mà Rogers xem là sự phấn đấu tích cực đối với sự phát triển cá nhân. Thể hiện đầy đủ tiềm năng của mình là tạo ra những khía cạnh cái tôi có thực. Rogers xem nhu cầu này là nhu cầu cơ bản ở mọi con người, phải được thỏa mãn nếu không sẽ sinh ra rối loạn tâm lý. Nhu cầu thứ hai là nhu cầu tôn trọng tích cực – tình cảm thương yêu hay tôn trọng từ người khác. Rogers xem sự phát triển nhân cách khỏe mạnh xảy ra thông qua các mối quan hệ, cung cấp cho cá nhân sự tôn trọng tích cực không điều kiện. Ông khẳng định nếu muốn tâm lý khỏe mạnh cả hai nhu cầu này phải được thỏa mãn. [30, tr. 505] Rom Harré cho rằng được người khác trong xã hội tôn trọng là một tác nhân thúc đẩy quan trọng ở con người. Chân giá trị con người cho dù xuất hiện ở đâu đều là yếu tố quyết định trong sự tương tác ở con người. Ông cho rằng đối với con người tránh bị người khác cười hay nhìn với vẻ chế giễu là điều quan trọng hơn các điều khác. Nhu cầu tôn trọng xã hội do Harré nhận dạng cũng liên kết với khía cạnh động cơ thúc đẩy xã hội khác. [30, tr. 506] 1.1.2. Những nghiên cứu về nhu cầu ở Xô Viết Dựa vào học thuyết của các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mac –Lênin, các nhà tâm lý học Xô Viết đã nhấn mạnh ý nghĩa căn bản của nhu cầu, coi nó là động lực thúc đẩy con người hoạt động. Về vấn đề này, F, Anghen từng viết: “Người ta quy cho trí óc, cho sự mở mang và hoạt động của bộ óc tất cả công lao làm cho xã hội phát triển được nhanh chóng, và đáng lẽ người ta phải giải thích rằng hoạt động của mình là do nhu cầu của mình quyết định (mà những nhu cầu đó quả thực đã phản ánh vào đầu óc của người ta và làm cho họ có ý thức đối với những nhu cầu đó) thì người ta lại quen giải thích rằng hoạt động của mình là do tư duy của mình quyết định” [6, tr. 493] Mác cũng đánh giá cao vai trò của nhu cầu trong sự tồn tại và phát triển của con người. Con người sinh ra, để tồn tại và phát triển phải tìm mọi cách để thỏa mãn những nhu cầu của bản thân (từ nhu cầu cấp thấp đến nhu cầu cấp cao). Việc hướng đến tìm mọi phương thức thỏa mãn nhu cầu giúp con người ngày càng tạo ra nhiều của cải vật chất phục vụ cho bản thân và cho sự phát triển của xã hội. Trong tâm lý học Xô Viết, người đầu tiên đề cập một cách khá sâu sắc tới vấn đề nhu cầu là D.N. Uznatze. Trong cuốn Tâm lý học đại cương xuất bản năm 1940, ông đã chú ý tới khái niệm nhu cầu và ý nghĩa của nó đối với hoạt động của cơ thể ngoài nhu cầu của con người. Theo ông, nhu cầu là yếu tố đặc trưng cho một cơ thể sống, là cội nguồn của tính tích cực và nó phát triển tương ứng với sự phát triển của con người. Khi có một nhu cầu cụ thể nào đó xuất hiện, chủ thể hướng sức lực của mình vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu đó. Theo D.N. Uznatze, ở con người tồn tại hai dạng nhu cầu cơ bản: nhu cầu sống (nhu cầu tồn tại – đói, khát, tình dục) –-+ nhu cầu cấp thấp và nhu cầu cấp cao (nhu cầu đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ). Trong những hành vi hàng ngày của mình, con người không chỉ mong muốn thỏa mãn những nhu cầu cấp thấp mà còn mong muốn thỏa mãn những nhu cầu cấp cao. Ý nghĩa của các loại nhu cầu ở những con người khác nhau là khác nhau. Ở những người này nhu cầu cấp cao có ý nghĩa nhưng ở những người khác lối sống được xác định một phần lớn bởi nhu cầu cơ thể. Theo ông, sự trội hơn của nhu cầu cấp cao hay nhu cầu cấp thấp phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, vào giáo dục và ấn tượng, vào sự thể nghiệm mà con người thấy có ý nghĩa. X.L.Rubinstêin đã tạo ta một hệ thống tri thức phong phú, trong đó có lý thuyết về nhu cầu, dựa trên quan điểm triết học Mac – Lênin. Theo ông, con người có nhu cầu sinh vật nhưng bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, vì vậy cần xem xét đồng thời các vấn đề cơ bản của con người với nhân cách. Ông cho rằng, nhu cầu là một thành tố
Luận văn liên quan