Nghệ thuật làm bánh kẹo đã ra đời cách đây rất lâu, theo những nguồn sử liệu
Ai Cập cổ đại thì nghệ thuật làm bánh kẹo đã tồn tại cách đây khoảng 3500 năm. Lúc đó người
ta làm bánh kẹo dựa trên thành phần nguyên liệu chính là mật ong hoặc dùng nước mía thô
cho bốc hơi.
Đến thế kỉ XVI, ngành sản xuất đường ra đời tại Persia đặt nền tảng cho ngành
bánh kẹo sau này. Sau đó ngành đường mía tiếp tục phát triển và lan rộng trên toàn thế giới và
ngành bánh kẹo bắt đầu phát triển từ đó nhưng chỉ ở qui mô nhỏ và không đa dạng về chủng
loại
Khi ngành sản xuất đường mía bắt đầu đi vào lĩnh vực thương mại thì công
nghệ làm bánh kẹo bắt đầu phát triển mạnh, người ta biết cho thêm vào bánh kẹo các thành
phần khác để tạo ra nhiều chủng loại bánh kẹo phong phú và đa dạng.
Cùng với sự phát triển của xã hội, mức sống của con người ngày càng nâng cao và nhu cầu
về bánh kẹo ngày một tăng. Bánh kẹo không chỉ được làm ở qui mô gia đình mà còn ở qui mô
công nghiệp và dần giữ một vị trí quan trọng trong nền công nghiệp thế giới.
11 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3209 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu phụ gia trong sản xuất kẹo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
VIÊN CÔNG NGHỆ SINH HỌC – THỰC PHẨM
TIỂU LUẬN
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG – BÁNH – KẸO
ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU PHỤ GIA TRONG SẢN
XUẤT KẸO
GVHD : HỒ XUÂN HƯƠNG
SVTH : Nhóm 18
LỚP : ĐHTP5LT
: Phạm Hồng Hiếu
: Nguyễn Trần Thanh Hải
: Trần Đại Nhựt
: Nguyễn Thị Thu
: Bá Thị Nhã
TP. HỒ CHÍ MINH
03/2011
I. MỞ ĐẦU
Nghệ thuật làm bánh kẹo đã ra đời cách đây rất lâu, theo những nguồn sử liệu
Ai Cập cổ đại thì nghệ thuật làm bánh kẹo đã tồn tại cách đây khoảng 3500 năm. Lúc đó người
ta làm bánh kẹo dựa trên thành phần nguyên liệu chính là mật ong hoặc dùng nước mía thô
cho bốc hơi.
Đến thế kỉ XVI, ngành sản xuất đường ra đời tại Persia đặt nền tảng cho ngành
bánh kẹo sau này. Sau đó ngành đường mía tiếp tục phát triển và lan rộng trên toàn thế giới và
ngành bánh kẹo bắt đầu phát triển từ đó nhưng chỉ ở qui mô nhỏ và không đa dạng về chủng
loại
Khi ngành sản xuất đường mía bắt đầu đi vào lĩnh vực thương mại thì công
nghệ làm bánh kẹo bắt đầu phát triển mạnh, người ta biết cho thêm vào bánh kẹo các thành
phần khác để tạo ra nhiều chủng loại bánh kẹo phong phú và đa dạng.
Cùng với sự phát triển của xã hội, mức sống của con người ngày càng nâng cao và nhu cầu
về bánh kẹo ngày một tăng. Bánh kẹo không chỉ được làm ở qui mô gia đình mà còn ở qui mô
công nghiệp và dần giữ một vị trí quan trọng trong nền công nghiệp thế giới.
Nhu cầu về bánh kẹo không chỉ để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng về hương vị và
giải trí mà còn có giá trị dinh dưỡng và một số mục đích khác (cung cấp vitamin, kháng
sinh…).
Kẹo chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể như cacbonhydrat, chất béo, chất khoáng, sinh
tố…Cacbonhydrat chủ yếu là polysaccarit, disaccarit ( saccarose, mantose…) mà dạ dày có
thể hấp thu khá dễ dàng, đặc biệt trẻ em sử dụng rất thích hợp. Monosaccarit cũng tồn tại khá
phổ biến trong bánh kẹo, thường các loại kẹo được chế biến từ mật tinh bột hoặc đường
chuyển hóa chứa nhiều glucose và fructose.
Đường chiếm một tỉ lệ khá cao trong kẹo và cung cấp 4,2 kcal/g đường. Ngoài ra chất
béo cũng có mặt tương đối nhiều trong các loại kẹo, mỗi gam chất béo cung cấp khoảng 9,3
kcal.
Albumin cũng là chất dinh dưỡng quan trọng nhưng thường bị thiếu hụt trong cơ thể.
Hàm lượng albumin trong kẹo khá cao có thể bù đắp sự thiếu hụt trong cơ thể người cả về số
lượng và chất lượng. Albumin trong kẹo có thể là albumin động vật như sữa, trứng…hay
albumin thực vật như lạc, vừng…Trẻ em trong thời kì tăng trưởng, phụ nữ có thai, người ốm
có thể dùng bánh kẹo chứa albumin để điều tiết dinh dưỡng.
Những năm gần đây các nhà máy bánh kẹo đã sản xuất được nhiều loại kẹo dinh
dưỡng cung cấp thêm một lượng nhất định các sinh tố và chất khoáng cần thiết cho cơ thể như
vitamin C trong kẹo cứng hoa quả hoặc kẹo sôcôla; vitamin A, B, D trong kẹo bơ, kẹo sữa;
canxi, photpho, sắt trong kẹo thanh và kẹo mềm…Các loại kẹo này không những là thực phẩm
thông thường mà còn là thuốc điều trị một số bệnh suy dinh dưỡng.
Loại kẹo được cấu tạo chủ yếu từ đường và mang nhiều đặc điểm đặc trưng của đường
ở trạng thái vô định hình là kẹo cứng. Kẹo cứng được làm từ rất lâu đời và là một trong những
loại kẹo được sản xuất đầu tiên, sau đó để thay đổi khẩu vị người ta đã sản xuất kẹo mềm, rồi
tiếp theo là kẹo dẻo với đủ hình dạng bắt mắt. Ngày nay việc sử dụng phụ gia để tăng chất
lượng cảm quan và tăng thời gian bảo quản cho kẹo là điều cần thiết và việc tìm hiểu phụ gia
sử dụng trong công nghệ sản xuất kẹo rất có ý nghĩa và không thể thiếu trong hầu hết các nhà
máy sản xuất bánh kẹo trên toàn thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách tham khảo:
1. Hồ Hữu Long, Kỹ thuật sản xuất kẹo, NXB khoa học kỹ thuật, 1982
2. Lê Thị Hồng Ánh – Bài giảng công nghệ sản xuất bánh kẹo – trường cao đẳng CNTP
TP.HCM
3. Giáo trình phụ gia và bao gói thực phẩm, Đại Học Công Nghiệp TP.HCM, 2007.
websites:
1.
2.
3.
PHỤ LỤC (MỘT SỐ QUY TRÌNH SẢN XUẤT KẸO VÀ HÌNH ẢNH)
Phụ lục 1: quy trình sản xuất kẹo vừng, lạc thanh.
Phụ lục 2: quy trình sản xuất kẹo mè xửng.
Phụ lục 3: quy trình sản xuất kẹo chuối
Phụ lục 4: Một số phẩm màu thông dụng dùng trong chế biến thực phẩm công nghiệp
Theo Quyết Định số 3742 năm 2001 của Bộ Y tế
Số thứ tự phụ gia 265; Tên tiếng Việt: Vàng Curcumin (vàng nghệ)(*); INS:100i; Tên tiếng
Anh: Curcumin; ADI:0-0,1; Chức năng: Phẩm màu
TT Nhóm thực phẩm ML
Ghi
chú
1 Đồ uống có sữa, có hương liệu hoặc lên men(VD:sữa sôcôla, sữa cacao,
bia trứng, sữa chua uống, sữa đặc)
150
2 Pho mát đã chế biến 200
3 Thức ăn tráng miệng có sữa(VD: kem, sữa lạnh, bánh putding, sữa chua
hoa quả hoặc có hương liệu...)
150
4 Bơ và bơ cô đặc MP
5 Margarin và các sản phẩm tương tự(VD: hỗn hợp Margarin và bơ) 10
6 Mứt, mứt cô đặc, mứt hoa quả 500
7 Hoa quả ngâm đường 200
8 Cacao, socola và các sản phẩm tương tự 300
9 Kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo nuga... 300
10 Kẹo cao su 500
11 Nước chấm và các sản phẩm tương tự 500
12 Nước quả ép thanh trùng Pasteur đóng hộp hoặc đóng chai GMP
13 Nécta quả thanh trùng Pasteur đóng hộp hoặc đóng chai GMP
14 Nước giải khát có hương liệu, bao gồm cả nước uống dành cho thể thao,
nước uống có hàm lượng khoáng cao và các loại nước uống khác
100
15 Rượu trái cây 200
Chú thích:
Loại chất màu: Phẩm màu tự nhiên
Chỉ số màu:C.I.(1975) No.75300
Nhóm chất màu:
Tên khác: CI Natural Yellow
Số thứ tự phụ gia 266
Tên Tiếng Việt : Vàng Erythrosin (Erythosin) (*); INS: 127
Tên Tiếng Anh: Erythrosine; ADI: 0-0,1
Chức năng : Phẩm màu
TT Nhóm thực phẩm ML Ghi chú
1 Đồ uống có sữa, có hương liệu hoặc lên men(VD: sữa socola, sữa
cacao, bia trứng, sữa chua uống, sữa đặc)
300
2 Sữa lên men( nguyên kem), không xử lý nhiệt sau lên men 300
3 Sữa lên men( nguyên kem), có xử lý nhiệt sau lên men 27
4 Thức ăn tráng miệng có sữa(VD: kem, sữa lạnh, bánh putding, sữa
chua hoa quả hoặc có hương liệu...)
300
5 Mỡ lợn, mỡ động vật, dầu động vật khác GMP
6 Margarin và các sản phẩm tương tự(VD: hỗn hợp Margarin và bơ) GMP
7 Mứt, mứt cô đặc, mứt hoa quả 400
8 Hoa quả ngâm đường 300
9 Kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo nuga... 300
10 Kẹo cao su 200
11 Sản phẩm dùng để trang trí thực phẩm 300
12 Các loại bánh nướng 300
13 Sản phẩm thịt, thịt gia cầm và thịt thú xay nhỏ 30
14 Thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản đông lạnh, kể cả nhuyễn thể, giáp xác, 300
da gai
15 Thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản hun khói, sấy khô, lên men hoặc ướp
muối,kể cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai
300
16 Đường trắng và đường vàng dạng: saccaroza, fructoza, glucoza,
xyloza
300
17 Nước chấm không có sữa(VD: tương cà chua, tương ớt, nước chấm
có kem)
300
18 Nước giải khát có hương liệu, bao gồm cả nước uống dành cho thể
thao, nước uống có hàm lượng khoáng cao và các loại nước uống
khác
300
19 Snack được chế biến từ ngũ cốc 300