Đề tài Tìm hiểu sự xuất hiện và tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật

Sinh vật nói chung và động vật nói riêng khi sống trong môi trường phải thường xuyên trao đổi chất và năng lượng với môi trường. Đối với cơ thể đơn bào sự trao đổi chất diễn ra trực tiếp với môi trường ngoài và các chất có thể chuyển dịch giữa tế bào và môi trường xung quanh bằng cơ chế khuếch tán. Tuy nhiên tốc độ khuếch tán tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách. Chẳng hạn để vận chuyển cùng lượng glucose khuếch tán đi 100μm mất 1 giây, 1mm cần 100 giây, 1cm thì cần đến 3 giờ. Đối với động vật đa bào do cơ thể cấu tạo ngày càng phức tạp, hầu hết các tế bào của cơ thể không trực tiếp tiếp xúc với môi trường ngoài, kích thước cơ thể lớn, nhu cầu trao đổi chất mạnh mẽ nên cần thiết phải xuất hiện hệ tuần hoàn giải quyết vấn đề vận chuyển các chất theo khoảng cách xa một cách nhanh chóng. Hệ tuần hoàn có chức năng liên kết môi trường dịch mô của tế bào và dịch cơ thể với cơ quan thực hiện sự trao đổi khí, cơ quan hấp thụ chất dinh dưỡng và cơ quan thải chất dư thừa. Ví dụ, trong phổi của thú, oxy từ không khí hít vào sẽ được khuếch tán qua lớp biểu mô mỏng của phế nang để vào dòng máu, còn CO2 thì khuếch tán từ máu qua biểu mô phế nang vào khí thở ra. Sự vận động của dòng chất dịch trong hệ tuần hoàn do tác động của tim và mạch máu nhanh chóng đưa máu giàu oxy đến các phần của cơ thể và đưa máu chứa các sản phẩm đã trao đổi chất (chất bã thải) đến các cơ quan để thải ra ngoài.

doc29 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 5127 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu sự xuất hiện và tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TIỂU LUẬN MÔN: SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT Đề tài: TÌM HIỂU SỰ XUẤT HIỆN VÀ TIẾN HÓA CỦA HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT Giáo viên hướng dẫn: GS –TS Ngô Đắc Chứng Học viên thực hiện: Lê Thị Ngọc Trâm Lớp: Lý luận và Phương pháp K24 (2015-2017) Huế, tháng 01 năm 2016 MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU Trang I. Lý do chọn đề tài: 4 II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 5 III. Phương pháp nghiên cứu: 5 PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ TUẦN HOÀN Khái niệm hệ tuần hoàn 6 Sự xuất hiện hệ tuần hoàn 6 Cấu tạo chung của hệ tuần hoàn 6 Nguồn gốc của hệ tuần hoàn 7 Vai trò của hệ tuần hoàn 7 CHƯƠNG II: SỰ TIẾN HÓA CỦA HỆ TUẦN HOÀN Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT Các dạng hệ tuần hoàn của động vật không xương sống 9 1.1. Xoang tuần hoàn - tiêu hóa 9 1.2. Hệ tuần hoàn chính thức ở giun vòi 10 1.3. Sự xuất hiện của các đôi “tim bên” của giun đốt 10 1.4. Sự xuất hiện tim chính thức và hệ tuần hoàn hở ở ngành Chân khớp và ngành Thân mềm 11 2. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống 13 2.1. Cấu tạo hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống 13 2.2. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống 13 2.2.1. Hệ tuần hoàn của cá miệng tròn (Cyclostomata) 13 2.2.2. Hệ tuần hoàn của cá sụn (Chondrichthyes) 15 2.2.3. Hệ tuần hoàn của cá xương (Osteichthyes) 16 2.2.4. Hệ tuần hoàn của cá phổi(Dipnoi) 17 2.2.5. Hệ tuần hoàn của lưỡng cư (Amphibia) 18 2.2.6. Hệ tuần hoàn của bò sát (Reptilia) 20 2.2.7. Hệ tuần hoàn của chim (Aves) 23 2.2.8. Hệ tuần hoàn của thú (Mammalia) 25 PHẦN 3: KẾT LUẬN 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Sinh vật nói chung và động vật nói riêng khi sống trong môi trường phải thường xuyên trao đổi chất và năng lượng với môi trường. Đối với cơ thể đơn bào sự trao đổi chất diễn ra trực tiếp với môi trường ngoài và các chất có thể chuyển dịch giữa tế bào và môi trường xung quanh bằng cơ chế khuếch tán. Tuy nhiên tốc độ khuếch tán tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách. Chẳng hạn để vận chuyển cùng lượng glucose khuếch tán đi 100μm mất 1 giây, 1mm cần 100 giây, 1cm thì cần đến 3 giờ. Đối với động vật đa bào do cơ thể cấu tạo ngày càng phức tạp, hầu hết các tế bào của cơ thể không trực tiếp tiếp xúc với môi trường ngoài, kích thước cơ thể lớn, nhu cầu trao đổi chất mạnh mẽ nên cần thiết phải xuất hiện hệ tuần hoàn giải quyết vấn đề vận chuyển các chất theo khoảng cách xa một cách nhanh chóng. Hệ tuần hoàn có chức năng liên kết môi trường dịch mô của tế bào và dịch cơ thể với cơ quan thực hiện sự trao đổi khí, cơ quan hấp thụ chất dinh dưỡng và cơ quan thải chất dư thừa. Ví dụ, trong phổi của thú, oxy từ không khí hít vào sẽ được khuếch tán qua lớp biểu mô mỏng của phế nang để vào dòng máu, còn CO2 thì khuếch tán từ máu qua biểu mô phế nang vào khí thở ra. Sự vận động của dòng chất dịch trong hệ tuần hoàn do tác động của tim và mạch máu nhanh chóng đưa máu giàu oxy đến các phần của cơ thể và đưa máu chứa các sản phẩm đã trao đổi chất (chất bã thải) đến các cơ quan để thải ra ngoài. Vậy hệ tuần hoàn ở động vật xuất hiện như thế nào? Xu hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật ra sao? Để hiểu sâu hơn về những vấn đề trên tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu về sự xuất hiện và tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật” II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Hệ tuần hoàn ở động vật Phạm vi nghiên cứu: chỉ tập trung nghiên cứu: - Giới thiệu chung về khái niệm, sự xuất hiện, cấu tạo, nguồn gốc và vai trò của hệ tuần hoàn ở động vật - Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật không xương sống và động vật có xương sống. III. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu đề tài là phương pháp tổng hợp các tài liệu được lấy từ các nguồn thông tin như sách, báo đài, internet. Dựa vào sự phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu các tài liệu để thực hiện đề tài. PHẦN II NỘI DUNG CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ TUẦN HOÀN 1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ TUẦN HOÀN Hệ tuần hoàn là hệ cơ quan trong cơ thể có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của cơ thể. 2. SỰ XUẤT HIỆN CỦA HỆ TUẦN HOÀN Ở các động vật đơn bào và đa bào bậc thấp chưa xuất hiện hệ tuần hoàn, nhưng đến các nhóm động vật đa bào bậc cao hơn, hệ tuần hoàn xuất hiện như một hệ quả tất yếu, do các lí do sau đây: 1. Diện tích bề mặt cơ thể là nhỏ so với thể tích cơ thể, vì thế, sự khuyếch tán các chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được nhu cầu trao đổi chất của cơ thể 2. Đối với các động vật sống ở trên cạn, bề mặt cơ thể phải là không thấm nước để đảm bảo giữ được lượng nước cần thiết trong cơ thể. Vì vậy, sự thải và lấy các chất trực tiếp qua bề mặt cơ thể là rất khó xảy ra. 3. Các khoảng cách bên trong rất lớn, gây khó khăn cho việc khuyếch tán. Những vấn đề trên có thể khắc phụ được trước tiên nhờ sự xuất hiện các hệ cơ quan chuyên biệt có chức năng như trao đổi khí, tiêu hóa, bài tiết và sau đó là sự liên kết các cơ quan này với nhau thông qua hệ thống tuần hoàn. Hệ thống này có thể vận chuyển nhanh chóng các chất từ nơi này sang nơi khác, do đó mỗi cơ quan chuyên biệt kia có thể thực hiện tốt chức năng của mình. 3. CẤU TẠO CHUNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN Một hệ tuần hoàn cấu tạo hoàn chỉnh bao gồm các thành phần sau: 3.1. Dịch tuần hoàn Dịch tuần hoàn: là chất giúp vận chuyển các chất khí, các hormone, kháng thể, thức ăn và các sản phẩm thải dư thừa. Ở nhiều loài động vật, dịch tuần hoàn còn có các sắc tố đặc biệt, giúp tăng khả năng vận chuyển oxy của máu. Ví dụ: hemoglobin Dịch tuần hoàn có thể là máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô 3.2. Bơm máu Là cơ chế để tạo ra sự chênh lệch về áp lực, giúp dịch tuần hoàn có thể lưu thông trong cơ thể. Có nhiều cơ chế giúp dịch tuần hoàn có thể chảy trong cơ thể. Nhiều loài động vật ở mặt phẳng tiến hóa cao đã hình thành tim có khả năng co bóp tạo áp lực để đẩy máu đi trong mạch. Tuy nhiên, đối với nhiều loài động vật bậc thấp, tim chưa hình thành hoặc chưa phát triển hoàn thiện, chỉ là các mạch co bóp, thì để tạo áp lực đủ lớn giúp dịch tuần hoàn lưu thông thì phải có sự phối hợp với hoạt động vận động cơ để tăng áp lực dòng chảy. 3.3. Mạch máu Là cấu trúc ống, giúp vận chuyển dịch tuần hoàn trong cơ thể, từ tim đến các mô cơ quan rồi lại trở về tim. Ở các nhóm động vật bậc cao, trong mạch máu có thể hình thành các van, đảm bảo cho máu chỉ lưu thông theo một chiều. Trong hệ thống tuần hoàn, các thành phần trên được bố trí sao cho sự trao đổi chất giữa máu và các tế bào của mô diễn ra một cách có hiệu quả. 4. NGUỒN GỐC CỦA HỆ TUẦN HOÀN Hệ tuần hoàn ở hầu hết động vật xuất hiện gần như đồng thời với sự xuất hiện lá phôi thứ 3. Một số trường hợp đặc biệt: Ở Giun vòi: hệ tuần hoàn hình thành do sự hình thành và phát triển nhu mô đệm giữa thể xoang nguyên sinh, phần còn lại của thể xoang nguyên sinh tạo thành hệ tuần hoàn Từ Giun đốt: hệ tuần hoàn hình thành do sự phát triển thể xoang thứ sinh. Thể xoang thứ sinh khi hình thành và phát triển sẽ chèn ép thể xoang nguyên sinh có từ trước đó, phần còn lại của thể xoang nguyên sinh sẽ hình thành hệ tuần hoàn. 5. VAI TRÒ CỦA HỆ TUẦN HOÀN - Hệ tuần hoàn chứa dịch tuần hoàn, đảm bảo mối liên hệ giữa các phần của cơ thể. - Vận chuyển chất trong cơ thể + Vận chuyển các chất khí: vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến các tế bào và CO2  từ các tế bào đến cơ quan hô hấp để thải ra ngoài. + Vận chuyển các chất dinh dưỡng hấp thụ được từ các cơ quan tiêu hóa đến các mô và tế bào của cơ thể, vận chuyển các chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết để bài tiết ra ngoài. + Vận chuyển các hormone từ tuyến tiết đến các cơ quan đích. Điều chỉnh sự cân bằng của môi trường trong cơ thể: - Do máu có tỉ lệ H2O cao, giúp điều hòa thân nhiệt ổn định. - Các thành phần máu giúp ổn định cân bằng các yếu tố của môi trường trong cơ thể: Hemoglobin và hệ đệm giúp ổn định pH; ổn định áp suất thẩm thấu, - Bảo vệ cơ thể: + Các tế bào máu đóng vai trò bảo vệ cơ thể giúp chống lại các vật lạ xâm nhập: đại thực bào, các tế bào limpho B và limpho T. + Do sự lưu thông liên tục của dịch tuần hoàn trong hệ mạch mà các tế bào và các kháng thể có thể di chuyển đến vị trí bị nhiễm một cách nhanh chóng, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân trên - Điều hòa hoạt động cơ thể: +Dịch tuần hoàn còn giúp vận chuyển các hormone từ cơ quan tiết đến các cơ quan đích, góp phần điều hòa các hoạt động của cơ thể. CHƯƠNG II. TIẾN HÓA CỦA HỆ TUẦN HOÀN Ở NHÓM ĐỘNG VẬT 1. CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN CỦA ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG Hệ tuần hoàn của động vật không xương sống rất đa dạng, tùy thuộc vào kích thước và hình dạng cơ thể. Môi trường sống khác nhau cũng gây ra sự biến đổi của hệ tuần hoàn. 1.1. Xoang tiêu hóa- tuần hoàn Những động vật đơn giản như hải miên, ruột khoang chưa có hệ tuần hoàn thực sự. Thành cơ thể của chúng chỉ gồm 2 lớp tế bào bao lấy một xoang ở trung tâm gọi là xoang tiêu hóa- tuần hoàn. Xoang này vừa để tiêu hóa, vừa để phân phối các chất cho cơ thể. Các chất dịch trong xoang thông với môi trường ngoài qua một lỗ duy nhất. Sự tiêu hóa bắt đầu trong xoang và các chất đang tiêu hóa dở dang sẽ hấp thụ vào các tế bào ở lớp trong túi để tiếp tục tiêu hóa nội bào sau đó các chất dinh dưỡng được khuếch tán ra lớp ngoài với một khoảng cách ngắn. Nước vào qua lỗ Nước ra ngoài Tế bào cổ áo Xoang trung tâm Thành ngoài Hình 1.1 . Xoang tiêu hóa - tuần hoàn ở hải miên ( nguồn : Ở giun dẹp, xoang vị hay ruột phân nhánh cùng với cấu tạo cơ thể dẹp giúp tối ưu hóa cho bề mặt khuếch tán. 1.2. Hệ tuần hoàn chính thức ở giun vòi (Nemertini) Đối với các động vật có cấu tạo phức tạp hơn, gồm nhiều lớp tế bào thì xoang tiêu hóa – tuần hoàn không đủ để vận chuyển các chất cho toàn bộ cơ thể vì khoảng cách khuếch tán quá lớn. Hệ tuần hoàn chính thức xuất hiện ở giun vòi (Nemertini). chúng có một mạch máu lưng hai mạch máu bụng chạy dọc cơ thể và được nối với nhau ở các mạch máu ngang Hình 1.2. Hệ tuần hoàn ở giun vòi (Nguồn: https://www.cals.ncsu.edu/course/zo150/mozley/fall/studyaids.html) Như vậy, giun vòi đã có hệ tuần hoàn chính thức nhưng còn đơn giản và chưa hoàn thiện, cụ thể hệ tuần hoàn ở nhóm động vật này chưa có tim để đẩy máu đi khắp cơ thể. Hệ mạch đơn giản, chưa có hệ thống mao mạch. 1.3. Sự xuất hiện của các đôi “tim bên” ở giun đốt Ở giun đốt, hệ tuần hoàn đã có cấu tạo phức tạp hơn: Một mạch máu lưng, mạch bụng và mạch dưới thần kinh. Đặc biệt, có các đôi “ tim bên” bơm máu vào các mạch, thực chất đây là 5 đôi mạch vòng có cấu tạo từ các yếu tố cơ . Máu lưu chuyển là nhờ sự co bóp của mạch lưng và các đôi “tim bên”. Máu được chuyển từ mạch lưng xuống mạch bụng, giữa 2 mạch máu chính có các mạch máu nhỏ dẫn đến thành cơ thể, máu có màu. Huyết sắc tố phân tán trong huyết tương. Hình 1.3. Hệ tuần hoàn ở giun đất (Nguồn : https://www.msu.edu/course/lbs/144/s07/hw3_hearts.html) Như vậy ở giun đốt có hệ tuần hoàn kín với áp suất máu cao, do đó sự vận chuyển máu cung cấp chất dinh dưỡng cho nhu cầu trao đổi chất cao trong các mô và tế bào. 1.4. Sự xuất hiện tim chính thức và hệ tuần hoàn hở ở ngành chân khớp và ngành thân mềm Ở chân khớp và đa số thân mềm, hệ tuần hoàn phát triển yếu vì một phần chức năng vận chuyển khí đã được hệ hô hấp đảm nhận. Cấu tạo hệ tuần hoàn gồm các buồng tim nằm dọc ở mặt lưng, phía trước có động mạch đầu là phần kéo dài của động mạch chủ. Mỗi buồng tim có 1 đôi lỗ tim. Sự hoạt động của buồng tim do các cơ duỗi của mặt lưng và mặt bụng. Các cơ này làm co giãn xoang lưng và xoang bụng để đưa máu ra hay vào buồng tim, kết hợp với sự co giãn của cơ buồng tim. Máu di chuyển từ thể xoang vào buồng tim qua đôi lỗ tim (do cơ duỗi co đã làm giãn xoang bao tim). Tiếp theo thành ống tim co để đẩy máu lên động mạch đầu và vào nội quan. Cơ màng bụng co làm cho máu từ vùng đầu chuyển ra nội quan phía sau rồi tập trung vào các khe xoang hổng trước khi trở về xoang bao tim. Số lượng buồng tim thay đổi tuỳ loài (gián có 13 buồng, côn trùng thấp có ít hơn). Số lần co bóp cũng khác nhau tuỳ nhóm và tuỳ trạng thái hoạt động của cơ thể. Hình 1.4. Hệ tuần hoàn ở chân khớp (Nguồn : https://www.msu.edu/course/lbs/144/s07/hw3_hearts.html) Máu của côn trùng phần lớn không có màu hay có thể có màu vàng nhạt hay màu xanh (thay đổi tuỳ loài và theo giới tính như ở ấu trùng bướm Lymantria). Máu gồm huyết tương lỏng và huyết thể. Thành phần huyết tương của máu thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển khác nhau như lột xác, hoá nhộng, hoá trưởng thành...bao gồm muối vô cơ, chứa nhiều chất dinh dưỡng các chất thải, men và sắc tố, trong đó hàm lượng nước giao động khoảng 75 – 90%. Các huyết thể (tế bào máu) gồm các tế bào amip bơi lội tự do trong huyết tương, có khả năng thực bào, các tế bào tham gia vào chức năng bài tiết (tế bào quanh tim, tế bào vàng). Máu của côn trùng không có sắc tố hoạt tải ô xy hay cố định khí cacbonic. Riêng ấu trùng muỗi Chironomus máu có chứa sắc tố hemoglobin, khi nồng độ ôxy trong nước giảm, lượng sắc tố cũng giảm. Như vậy, hệ tuần hoàn của chân khớp đã có buồng tim tuy nhiên đây là hệ tuần hoàn hở, một phần máu lưu thông bên ngoài hệ mạch (máu đổ vào xoang bao quanh các cơ quan) máu trộn lẫn với dịch mô và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào của cơ thể, máu lưu thông trong động mạch dưới một áp lực thấp, khả năng phân phối và điều hòa máu tới các phần của cơ thể còn yếu. 2. CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN CỦA ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG 2. 1. Cấu tạo hệ tuần hoàn của động vật có xương sống Gồm hệ máu kín và hệ bạch huyết hở. a. Hệ máu - Máu gồm huyết tương và các tế bào máu, trong đó, hồng cầu có chứa các sắc tố hemoglobin làm chúng có màu đỏ. - Tim: là phần phình của động mạch chủ, có cấu tạo cơ tim và các ngăn tim: tâm thất, tâm nhĩ. - Mạch máu gồm có động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. b. Hệ bạch huyết - Gồm mạch bạch huyết thông với tĩnh mạch, thể xoang và tuyến bạch huyết. Mạch bạch huyết lớn có thành mạch rõ ràng, còn các mạch nhỏ đi tới các cơ quan không có thành nên đổ trực tiếp vào khe các tế bào. Mạch bạch huyết có chỗ phình rộng thành xoang bạch huyết, tích trữ bạch huyết. Tuyến bạch huyết là nơi sản sinh ra bạch cầu. Tuyến này có thể liên hệ trực tiếp với mạch bạch huyết như hạch bạch huyết; hoặc có thể liên hệ gián tiếp với mạch thông qua tỳ hay lá lách. Bạch huyết được vận chuyển đi khắp cơ thể nhờ vào: Sự co bóp của các tim bạch huyết Do sức ép của các nội quan 2.2. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống Hệ tuần hoàn của động vật có xương sống gồm có tim, hệ động mạch, hệ tĩnh mạch và mao mạch được tổ chức trên một sơ đồ chung. Trong quá trình tiến hóa từ cá đến động vật có xương sống bậc cao kể cả người, hệ tuần hoàn có những biến đổi thể hiện ở cấu tạo tim và do sự biến đổi trong cơ chế hô hấp từ mang sang phổi. 2.2.1. Hệ tuần hoàn của cá miệng tròn (Cyclostomata). Hệ tuần hoàn của cá miệng tròn có cấu tạo điển hình của các loài có xương sống ở nước, bao gồm: - Tim: gồm 2 ngăn: một tâm thất và một tâm nhĩ. Ngoài ra còn có thêm xoang tĩnh mạch. - Hệ động mạch (ĐM): Động mạch bụng, có bầu chủ ĐM, mỗi bên mang có 8 động mạch phânh nhánh đến mang, 8 ĐM rời mang, ĐM chủ lưng phân nhánh tới các nội quan. - Tĩnh mạch: Tĩnh mạch đuôi, hai tĩnh mạch chính sau, xoang tĩnh mạch, hai tĩnh mạch chính trước, tĩnh mạch gánh gan, tĩnh mạch gan, xoang tĩnh mạch. Hệ tuần hoàn chưa có ống Cuvier và hệ gánh thận như ở các nhóm cá khác. Chú thích : 1. Động mạch tới mang 2. Động mạch rời mang 3. Động mạch rời mang của nửa mang thứ nhất 4. Động mạch đuôi 5. Động mạch cảnh ngoài 6. Động mạch cảnh trong 7. Động mạch bụng 8. Động mạch mạc treo 9. Ống liên hệ giữa tĩnh mạch chính trước và sau 10. Động mạch chủ lưng 11. Động mạch chủ bụng 12. Động mạch phân tiết 13. Động mạch mang 14. Tâm thât 15. Bầu chủ động mạch 16. Xoang tĩnh mạch 17. Tâm nhĩ 18. Tĩnh mạch chính trước 19. Tĩnh mạch chính sau 20. Tĩnh mạch đuôi 21. Hệ gánh gan 22. Tĩnh mạch gan 23. Tĩnh mạch cảnh dưới 24. Tĩnh mạch dưới ruột Hình 2.1. Sơ đồ hệ tuần hoàn của cá miệng tròn Các đặc điểm tiến hóa : - Xuất hiện thêm xoang tĩnh mạch là nơi tập trung máu từ các tĩnh mạch trước khi máu đổ vào tâm nhĩ. Sự xuất hiện xoang tĩnh mạch này góp phần đảm bảo cho máu lưu thông liên tục trong vòng tuần hoàn theo các nhịp đều đặn nhau. - Xuất hiện bầu chủ động mạch là nơi chứa máu trước khi máu được đẩy vào các động mạch rời tim. - Xuất hiện tĩnh mạch gánh gan (TM cửa gan) và tĩnh mạch gan: có thể thấy, có sự chuyên hóa rõ ràng hơn. - Xuất hiện hệ thống các động mạch cảnh có nhiệm vụ dẫn máu đi nuôi phần đầu và tĩnh mạch cảnh dẫn máu đã trao đổi khí từ phần đầu trở về tim. Tĩnh mạch gánh gan dẫn lưu máu từ lách, tụy và ruột non nhờ đó mà gan có thể tiếp cận được nguồn dinh dưỡng cũng như các sản phẩm phụ của quá trình tiêu hóa thức ăn. Tĩnh mạch gan là tĩnh mạch dẫn máu từ gan, đổ trực tiếp vào tĩnh mạch chủ dưới, là mạch dẫn máu từ gan sau khi đã thực hiện trao đổi chất. à Ở cá miệng tròn, ta thấy đã bắt đầu có sự phân hóa của hệ mạch thành các mạch đến các phần riêng biệt, làm tăng hiệu quả trao đổi chất. 2.2.2. Hệ tuần hoàn của Cá sụn (Chondrichthyes) - Tim: Gồm 4 phần: xoang tĩnh mạch, tâm nhĩ, tâm thất và côn chủ động mạch. - Hệ động mạch (ĐM): ĐM chủ bụng, các ĐM tới mang và rời mang, rễ ĐM chủ lưng, ĐM chủ lưng, ĐM cảnh. - Hệ tĩnh mạch: Tĩnh mạch chính sau, Tĩnh mạch cảnh, Hệ tĩnh mạch gánh thận, ống Cuvier, Hệ tĩnh mạch gánh gan và tĩnh mạch gan, các tĩnh mạch bên. Hình 2.2. Sơ đồ hệ tuần hoàn của cá sụn Các đặc điểm tiến hóa: - Xuất hiện côn chủ động mạch thay thế cho bầu chủ động mạch. Côn chủ động mạch được xem là một bộ phận của tâm thất vì có yếu tố cơ, có thể co bóp tự động và đặc biệt là có van giúp máu di chuyển theo một chiều. - Xuất hiện hệ tĩnh mạch gánh thận. - Xuất hiện hệ tĩnh mạch bên dẫn máu từ các chi chẵn về ống Cuvier, trong đó, từ chi trước có các động mạch và tĩnh mạch dưới đòn. - Xuất hiện ống Cuvier là nơi các tĩnh mạch từ các phần cơ thể đổ vào trước khi máu đổ vào xoang tĩnh mạch. Có 2 ống Cuvier nhận máu từ tĩnh mạch hai bên cơ thể. Hình 2.3. Dòng máu chảy trong cá sụn à Từ Cá sụn, ta đã thấy hệ mạch có sự phân hóa rõ ràng thành các mạch riêng biệt dẫn máu đến và đi từ các phần riêng biệt của cơ thể. Điều này sẽ làm tăng hiệu qua trao đổi chất và khí ở các cơ quan. Các đặc điểm trên giúp Cá sụn có thể thích nghi với đời sống di chuyển nhanh nhẹn, săn bắt mồi động vật, kích thước cơ thể lớn. 2.2.3. Hệ tuần hoàn ở Cá xương(Osteichthyes) - Tim có 3 ngăn: Một tâm thất, một tâm nhĩ và xoang tĩnh mạch. Ở
Luận văn liên quan