Hiện có bốn văn bản chính quy định về quy trình, thủ tục tiến hành Kỳ họp Quốc hội (nói cách khác là việc tiến hành các công việc của Quốc hội tại kỳ họp). Đó là Hiến pháp; Luật tổ chức Quốc hội; Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội; Nội quy kỳ họp Quốc hội. Trong đó, Nội quy kỳ họp Quốc hội là văn bản quy định cụ thể, chi tiết, đầy đủ nhất về quy trình, thủ tục tiến hành kỳ họp. Ngoài ra, còn có một số quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội Trên cơ sở các quy định về quy trình, thủ tục tiến hành kỳ họp Quốc hội của các văn bản này và qua hoạt động thực tiễn trong những năm qua, bài viết phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện một số quy trình, thủ tục quan trọng nhất tại kỳ họp Quốc hội, đó là: việc quyết định tổ chức bộ máy, nhân sự cấp cao của Nhà nước, thông qua dự án luật và hoạt động chất vấn.
8 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1877 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu sửa đổi quy trình, thủ tục tiến hành kỳ họp Quốc hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sửa đổi quy trình, thủ tục tiến hành kỳ họp Quốc hội
Hiện có bốn văn bản chính quy định về quy trình, thủ tục tiến hành Kỳ họp Quốc hội (nói cách khác là việc tiến hành các công việc của Quốc hội tại kỳ họp). Đó là Hiến pháp; Luật tổ chức Quốc hội; Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội; Nội quy kỳ họp Quốc hội. Trong đó, Nội quy kỳ họp Quốc hội là văn bản quy định cụ thể, chi tiết, đầy đủ nhất về quy trình, thủ tục tiến hành kỳ họp. Ngoài ra, còn có một số quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội…Trên cơ sở các quy định về quy trình, thủ tục tiến hành kỳ họp Quốc hội của các văn bản này và qua hoạt động thực tiễn trong những năm qua, bài viết phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện một số quy trình, thủ tục quan trọng nhất tại kỳ họp Quốc hội, đó là: việc quyết định tổ chức bộ máy, nhân sự cấp cao của Nhà nước, thông qua dự án luật và hoạt động chất vấn.
1. Quy trình, thủ tục quyết định tổ chức bộ máy nhà nước, bầu và phê chuẩn các chức danh cấp cao trong bộ máy nhà nước.
Đây là công việc chủ yếu của kỳ họp thứ nhất mỗi khoá Quốc hội. Theo pháp luật hiện hành, Quốc hội lần lượt bầu, quyết định, phê chuẩn các chức danh và bộ máy như sau:
- Bầu Chủ tịch, các phó Chủ tịch, các ủy viên ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH);
- Bầu Chủ tịch nước;
- Bầu Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bầu Chủ tịch, các phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng Dân tộc; bầu Chủ nhiệm, các phó Chủ nhiệm và các ủy viên ủy ban của Quốc hội;
- Quyết định việc thành lập các Bộ, cơ quan ngang Bộ; phê chuẩn việc bổ nhiệm các phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;
- Phê chuẩn Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng Quốc phòng.
Việc bầu, quyết định, phê chuẩn các chức danh và bộ máy được tiến hành theo quy trình luật định. Dưới đây là ba trong sáu cuộc nói trên.
1.1 Bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên UBTVQH
Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên UBTVQH theo thủ tục, quy trình sau:
- UBTVQH khoá trước trình Quốc hội xem xét quyết định số phó Chủ tịch Quốc hội, số ủy viên UBTVQH.
- Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn ĐBQH. UBTVQH khoá trước báo cáo với Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn.
- Quốc hội thảo luận và quyết định số Phó Chủ tịch, số ủy viên UBTVQH.
- Quốc hội tiến hành bầu:
+ UBTVQH khoá trước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các phó Chủ tịch và các ủy viên UBTVQH trong số các đại biểu Quốc hội.
Ngoài danh sách trên, nếu đại biểu Quốc hội còn giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử thì UBTVQH khoá trước trình Quốc hội quyết định.
+ Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn. UBTVQH khoá trước báo cáo kết quả thảo luận. Quốc hội thảo luận tại hội trường, thông qua danh sách để bầu các chức danh trên.
+ Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
Quốc hội tiến hành bầu bằng cách bỏ phiếu kín. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu.
+ Chủ tịch Quốc hội khoá mới thay mặt UBTVQH phát biểu nhậm chức.
1.2 Quốc hội bầu Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các ủy viên Hội đồng dân tộc; bầu Chủ nhiệm, các Phó chủ nhiệm và ủy viên của mỗi ủy ban của Quốc hội; số thành viên của Đoàn thư ký kỳ họp.
Quốc hội tiến hành bầu các chức danh nêu trên theo thủ tục, quy trình sau:
- Chủ tịch Quốc hội trình Quốc hội xem xét, quyết định số Phó chủ tịch, số lượng các ủy viên Hội đồng Dân tộc; số phó Chủ nhiệm và ủy viên ủy ban của Quốc hội và số thành viên Đoàn thư ký kỳ họp.
- Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn. Chủ tịch Quốc hội báo cáo trước Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn.
- Quốc hội thảo luận, quyết định số lượng ứng cử viên cho các chức danh cấp phó và số lượng ủy viên ủy ban, ủy viên Hội đồng Dân tộc và Đoàn thư ký.
- Quốc hội tiến hành bầu:
+ Chủ tịch Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu các chức danh và Trưởng Đoàn thư ký.
Ngoài danh sách do Chủ tịch giới thiệu, nếu đại biểu Quốc hội giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử thì UBTVQH trình Quốc hội quyết định.
+ Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn. Chủ tịch Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận trước Quốc hội. Quốc hội thảo luận tại hội trường, thông qua danh sách để Quốc hội bầu các chức danh nói trên.
+ Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
+ Quốc hội tiến hành bầu bằng cách bỏ phiếu kín. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu.
Như vậy là cả hai quy trình bầu cử trên đây đều có hai công đoạn. Công đoạn một là xác định số lượng các chức danh có từ hai người trở lên; công đoạn hai là hoàn chỉnh số lượng, nhân sự cụ thể và bầu.
1.3 Quốc hội quyết định số Phó Thủ tướng, việc thành lập các Bộ, cơ quan ngang Bộ của Chính phủ.
Quốc hội tiến hành công việc này theo thủ tục, quy trình sau:
- Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội các nội dung trên. Đại diện ủy ban Pháp luật trình bày báo cáo thẩm tra. Hội đồng Dân tộc và các ủy ban khác có thể có báo cáo thêm.
- Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn. UBTVQH báo cáo kết quả thảo luận trước Quốc hội.
- Thủ tướng Chính phủ báo cáo với Quốc hội về việc tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội.
- Quốc hội thảo luận, quyết định số lượng phó Thủ tướng; thông qua nghị quyết về việc thành lập các Bộ, các cơ quan ngang Bộ của Chính phủ.
- Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ:
+ Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ theo danh sách đề cử chức vụ từng người.
+ Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn. UBTVQH báo cáo kết quả thảo luận trước Quốc hội. Thủ tướng Chính phủ báo cáo với Quốc hội về việc tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội.
+ Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
+ Quốc hội tiến hành phê chuẩn bằng cách bỏ phiếu kín. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu.
+ Quốc hội thảo luận, thông qua nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ để gửi đến Chủ tịch nước bổ nhiệm.
+ Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ phát biểu nhậm chức.
Quy trình này khác với hai quy trình trên là Quốc hội phải ra nghị quyết về việc thành lập các cơ quan Chính phủ rồi mới phê chuẩn nhân sự. Các chức danh sau khi được Quốc hội phê chuẩn thì chưa có hiệu lực ngay, mà phải có sự bổ nhiệm của Chủ tịch nước.
Một số vấn đề cần được xem xét để sửa đổi cho hợp lý hơn
- Về các quy trình bầu cử nhân sự cấp cao của các cơ quan Quốc hội:
Đã nhiều khoá Quốc hội, nhất là từ khoá IX lại đây, ủy viên UBTVQH kiêm nhiệm luôn Chủ tịch Hội đồng Dân tộc hoặc Chủ nhiệm ủy ban (gọi chung là Chủ nhiệm ủy ban). Theo quy trình bầu cử, thì Quốc hội bầu ủy viên UBTVQH trước, sau đó mới bầu Chủ nhiệm ủy ban. Như vậy, có thể xảy ra trường hợp một nhân sự nào đó trúng cử ủy viên UBTVQH nhưng đến khi bầu Chủ nhiệm lại không trúng cử. Ngược lại, giả sử một ứng cử viên tự ứng cử và trúng cử Chủ nhiệm một ủy ban nào đó thì có phải bầu bổ sung ngay người này vào UBTVQH không? (riêng chức danh Chủ nhiệm ủy ban Pháp luật khoá X có hai ứng cử viên, một người do Chủ tịch Quốc hội giới thiệu, một người tự ứng cử). Như vậy, khi bầu các Chủ nhiệm ủy ban, nếu có đại biểu được giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử và được Quốc hội chấp thuận để bầu và đại biểu đó trúng cử thì có phải bầu bổ sung đại biểu đó vào UBTVQH không? Một vấn đề khác nữa được đặt ra là chức danh Chủ nhiệm ủy ban có nhất thiết phải do ủy viên UBTVQH kiêm nhiệm không? Luật không quy định việc này vì đây là hai chức danh khác nhau trong bộ máy nhà nước, có danh xưng và có mức lương khác nhau. Theo chế độ tiền lương năm 1993 thì ủy viên UBTVQH có hệ số lương là 8,4 (cao hơn hệ số lương của Bộ trưởng), còn Chủ nhiệm các ủy ban có hệ số lương là 8,2 (bằng hệ số lương của Bộ trưởng). Theo chế độ tiền lương năm 2004 thì ủy viên UBTVQH có hai bậc lương, bậc 1 có hệ số là 9, 8 và bậc 2 có hệ số là 10,4 (cả 2 bậc đều cao hơn hệ số lương của Bộ trưởng). Còn Chủ nhiệm ủy ban cũng có 2 bậc, bậc 1 có hệ số là 9, 7 và bậc 2 có hệ số là 10,3 (cả 2 bậc đều bằng 2 bậc tương ứng của Bộ trưởng). Hai chức danh (ủy viên UBTVQH và Chủ nhiệm ủy ban) có vị trí độc lập tương đối, có nhiệm vụ riêng được Luật tổ chức Quốc hội quy định cụ thể, rõ ràng. UBTVQH có 11 nhiệm vụ (Điều 7 Luật tổ chức Quốc hội) mà các ủy viên UBTVQH cùng tập thể thường vụ có trách nhiệm thực hiện; còn Chủ tịch Hội đồng Dân tộc có 6 nhiệm vụ (khoản 2, Điều 24) và Chủ nhiệm các ủy ban có 5 nhiệm vụ (khoản 2, Điều 25). Trước đây, do khối lượng công việc chưa nhiều, Quốc hội cho kiêm nhiệm; nay khối lượng công việc quá lớn thì cần cân nhắc có nhất thiết cứ phải kiêm nhiệm không. Ngoài ra, cũng lưu ý là việc kiêm nhiệm cũng chưa được pháp luật hiện hành quy định.
Giữa việc kiêm nhiệm cho gọn nhẹ bộ máy với việc thực hiện đúng luật định “việc ai nấy làm”, bảo đảm làm hết việc với chất lượng cao thì phải cân nhắc lựa chọn. ở nhiều khoá trước đây, nhiều ủy viên UBTVQH chỉ làm nhiệm vụ ủy viên, không kiêm nhiệm chức vụ nào của các cơ quan Quốc hội. Khoá IV, UBTVQH có 26 thành viên, ngoài Chủ tịch, 5 phó Chủ tịch và Tổng thư ký còn 19 ủy viên không kiêm chức vụ nào của các cơ quan Quốc hội. Trong 5 ủy ban của Quốc hội có 3 Chủ nhiệm ủy ban không phải là ủy viên UBTVQH. Khoá V, UBTVQH có 22 thành viên thì ngoài Chủ tịch, 6 phó Chủ tịch và Tổng thư ký còn 14 ủy viên không kiêm chức vụ nào của các cơ quan Quốc hội. Trong 6 ủy ban của Quốc hội có 3 Chủ nhiệm ủy ban không phải là ủy viên UBTVQH... Việc kiêm nhiệm đòi hỏi phải trực tiếp xử lý nhiều công việc đã làm cho người kiêm nhiệm “quá tải”... Từ giữa khoá X đã xuất hiện tình trạng, nếu làm tốt công việc của ủy ban thì khó làm tròn nhiệm vụ của ủy viên UBTVQH và ngược lại. Tình trạng này đang ngày càng phát triển. Theo ghi chép của chúng tôi, thì rất nhiều phiên họp của UBTVQH khoá XI không đủ 2/3 số thành viên theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội, vì nhiều Chủ nhiệm còn phải giải quyết công việc của ủy ban (tuy nhiên về tâm lý, một số không nhỏ các ủy viên UBTVQH vẫn muốn kiêm Chủ nhiệm ủy ban).
Theo chúng tôi, nếu nhất thiết phải kiêm nhiệm cho gọn bộ máy, thì phải luật hoá và chỉ nên bầu một lần (chỉ bầu thành viên UBTVQH). Việc ai làm Chủ nhiệm ủy ban nào thì do sự phân công trong UBTVQH. Có thể tham khảo thêm tổ chức UBTVQH Trung Quốc. Số thành viên UBTVQH nước này chiếm khoảng 8% tổng số đại biểu Quốc hội (hiện nay là 250 người), bao gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch Quốc hội; các Chủ nhiệm và một số phó Chủ nhiệm các ủy ban và một số thành viên chỉ là ủy viên UBTVQH không kiêm nhiệm chức danh khác. Các Chủ nhiệm, các phó Chủ nhiệm đều hưởng chế độ ủy viên ủy ban thường vụ, còn làm Chủ nhiệm hay Phó Chủ nhiệm chỉ là phân công.
- Về quy trình, thủ tục quyết định bộ máy Chính phủ và phê chuẩn nhân sự trong bộ máy của Chính phủ:
+ Thực tế từ Quốc hội khoá IX đến nay cho thấy, việc trình, nghiên cứu, thảo luận và quyết định việc thành lập các Bộ, cơ quan ngang Bộ là công việc vô cùng lớn và khá phức tạp nhưng chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, đại biểu Quốc hội chưa nắm bắt đầy đủ thông tin đã phải quyết định, do đó tính hình thức còn nặng. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá IX, do việc chuẩn bị chưa kỹ, thông tin được cung cấp chưa đầy đủ, giải trình thiếu tính thuyết phục nên Quốc hội không tán thành việc sáp nhập Bộ Lâm nghiệp vào Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Bộ Lâm nghiệp tiếp tục tồn tại cho đến tháng 9 năm 1997.
Để khắc phục tình trạng này thì trong quy trình, thủ tục quyết định bộ máy Chính phủ nên cho đại biểu Quốc hội được tiếp cận sớm với đề án thành lập các Bộ, cơ quan ngang Bộ và phải có thời gian thoả đáng để đại biểu nghiên cứu cặn kẽ, chi tiết các vấn đề được đặt ra trong đề án. Hoặc khi xây dựng Luật tổ chức Chính phủ, trong Luật phải quy định rõ số lượng và tên các Bộ và cơ quan ngang Bộ (giống như số lượng và tên các ủy ban trong Luật tổ chức Quốc hội), vì chỉ có khi xây dựng luật thì Quốc hội mới có đủ điều kiện cân nhắc kỹ càng cấu trúc bộ máy.
+ Việc phê chuẩn nhân sự Chính phủ, gồm các phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình cũng đã có những sự cố do khiếm khuyết của quy trình, thủ tục. Như trên đã nói, ở khoá IX do việc chuẩn bị thành lập Bộ Nông nghiệp chưa thật chu đáo, Thủ tướng lại chỉ chuẩn bị nhân sự Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, trong khi Bộ Lâm nghiệp tiếp tục tồn tại thì chưa có nhân sự Bộ trưởng, phải đến kỳ họp thứ 2 Quốc hội mới phê chuẩn được nhân sự Bộ trưởng bộ này. Như vậy trong quy trình, thủ tục cần quy định có phương án dự phòng (hoặc là có các phương án khác nhau). Tương tự như vậy, ở khoá X, nhân sự Bộ trưởng Bộ giao thông - vận tải chỉ được 48% số phiếu phê chuẩn, nên đến kỳ họp sau Quốc hội mới phê chuẩn được nhân sự mới.
Vấn đề được đặt ra là trong quy trình, thủ tục bầu hoặc phê chuẩn các chức danh cấp trưởng cần quy định có phương án dự phòng hoặc phương án 2, hoặc một chức danh phải có 2 ứng cử viên để Quốc hội xem xét nhằm tránh các sự cố như trên.
Nhân đây xin được nói về việcN, có một số đại biểu Quốc hội yêu cầu Chính phủ và một số cơ quan khác phải tuyên thệ trước Quốc hội. Việc này có hai chi tiết cần chú ý. Một là, Quốc hội hơn ai hết khi tiến hành các công việc trọng đại phải dựa vào các căn cứ pháp lý được thể hiện thành quy trình, thủ tục. Nếu luật pháp không quy định tuyên thệ thì không nhất thiết phải tuyên thệ. Hai là, tuyên thệ hay phát biểu nhậm chức thì nội dung cũng tương tự như nhau. Luật pháp đã quy định (thể hiện thành trình tự, thủ tục) và Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ các khoá vừa qua đều đã phát biểu nhậm chức, do đó không nhất thiết phải sử dụng thuật ngữ “tuyên thệ”.
2. Quy trình, thủ tục thông qua dự án luật
Xin không nhắc lại trình tự các quy trình, thủ tục này mà chỉ nêu lên một vài khiếm khuyết cần được đổi mới, cải tiến.
Theo các quy định hiện hành thì “các dự án luật phải được gửi đến đại biểu Quốc hội chậm nhất là 20 ngày, các báo cáo và các dự án khác phải được gửi đến đại biểu Quốc hội chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp” (Điều 8 của Nội quy kỳ họp Quốc hội, Điều 72 của Luật tổ chức Quốc hội). Quy định này có nghĩa là khi đại biểu về dự kỳ họp thì cơ bản đã nắm chắc nội dung các dự án luật và các nội dung quan trọng khác của kỳ họp. Nhưng thực tế từ năm 1992 đến nay, chúng ta hầu như chưa thực hiện được việc này và ngày càng không thực hiện được. Nghĩa là không thể gửi tài liệu đến đại biểu trước 20 ngày hoặc 10 ngày và do đó, đại biểu cũng khó có thể nghiên cứu trước được. Lý do đơn giản là quy định này đã quá bất cập so với thời gian và thực tiễn tốc độ xây dựng luật. Quốc hội từ khóa I đến khóa VIII, 7 khóa, 42 năm chỉ xây dựng được 29 luật (tất nhiên từ khóa I đến khóa IV là thời gian chiến tranh, hoạt động của Quốc hội vô cùng khó khăn), nhưng 3 khóa sau chiến tranh cũng không xây dựng được nhiều luật. Khóa VII (1981-1987) cũng chỉ ban hành được 10 luật, còn khóa VI (1976-1981) chỉ ban hành được 1 luật, khóa V (1975-1976) không ban hành được luật nào. Trong điều kiện những năm 1960 -1987, bình quân mỗi năm Quốc hội chỉ thông qua một, hai luật thì quy định như Điều 8 Nội quy kỳ họp Quốc hội và Điều 72 của Luật tổ chức Quốc hội là hoàn toàn hợp lý. Nhưng những quy định đó đến nay đã trải qua 5 lần sửa đổi Luật tổ chức Quốc hội (1960, 1981, 1992, 2001, 2007) mà vẫn giữ nguyên, trong khi số lượng luật được thông qua tăng lên rất nhanh. Khóa VII thông qua được 10 luật, Khóa VIII: 31 luật, Khóa IX: 41 luật, khóa X: 35 luật, Khóa XI: 88 luật, 3 quy chế và 1 nội quy (quy chế và nội quy phải thực hiện như thực hiện dự án luật). Một năm thông qua khoảng 10 luật và năm cao nhất tới 28 luật thì việc quy định thời gian gửi các dự án luật cho đại biểu như trên không còn phù hợp. Gần đây tình hình bức xúc tới mức đến sát ngày khai mạc kỳ họp, nhiều dự án luật vẫn chưa được chuẩn bị xong, nói chi đến việc gửi cho đại biểu trước 20 ngày.
Có nhiều biện pháp khắc phục tình hình này, nhưng trước hết là phải đổi mới quy trình xây dựng luật mà nhiều luật gia, các nhà quản lý đã kiến nghị. Trong đó, đáng lưu ý nhất là việc chuẩn bị các dự án luật khi được chuyển đến UBTVQH thì chủ yếu phải là Hội đồng Dân tộc và các ủy ban chịu trách nhiệm chuẩn bị (Hội đồng Dân tộc, các ủy ban phải chịu trách nhiệm tới mức đạt được yêu cầu trình ra Quốc hội). Nếu một năm thông qua 20 dự án luật thì bình quân mỗi ủy ban, Hội đồng chỉ phải đảm nhiệm 2 dự án, do đó sẽ không đến nỗi cập rập lắm. Tuy nhiên, không thể không tính toán khối lượng công việc xây dựng luật để quy định lại thời gian cho mỗi công đoạn phù hợp với thực tế. Thứ hai là cách chuẩn bị ý kiến của đại biểu Quốc hội trước khi về dự kỳ họp, nên chăng trong mỗi dự án luật, UBTVQH chỉ yêu cầu đại biểu nghiên cứu chuẩn bị vài ba vấn đề then chốt nhất, gay cấn nhất, mà không nhất thiết phải chuẩn bị cả dự án luật (trên thực tế, nhiều đại biểu đã thực hành như vậy)...
3. Quy trình, thủ tục chất vấn và trả lời chất vấn.
Trong quy trình, thủ tục chất vấn và trả lời chất vấn có các điểm sau đây cần được nghiên cứu sửa đổi:
- Về việc gửi chất vấn, theo quy định tại Điều 43 của Nội quy kỳ họp Quốc hội và Điều 49 của Luật tổ chức Quốc hội thì đại biểu gửi chất vấn trong thời gian Quốc hội họp để chuyển đến người bị chất vấn.
Theo trình tự này thì những chất vấn gửi vào cuối kỳ họp sẽ rất khó xử lý tại kỳ họp (chỉ còn cách là chuyển về phiên họp UBTVQH để thực hiện sau). Nhưng nếu phải gửi ngay từ đầu kỳ họp thì phần lớn các chất vấn được hình thành từ các cuộc tiếp xúc cử tri và tình hình thực tế của địa phương nên nội dung nhiều chất vấn thường mang tính cục bộ. Qua nhiều kỳ họp của nhiều khóa Quốc hội cho thấy, quá trình thảo luận các vấn đề kinh tế, xã hội, tư pháp, quốc phòng, an ninh mới xuất hiện nhiều vấn đề ở tầm vĩ mô đáng phải chất vấn. Theo ghi chép của chúng tôi thì có tới 40-45% các chất vấn có nguồn gốc từ kỳ họp và phần lớn có nội dung xác đáng. Bởi vậy, thời gian tới có thể quy định các chất vấn gửi đến Chủ tịch Quốc hội (qua Đoàn thư ký kỳ họp) chậm nhất là sau khi kết thúc thảo luận các vấn đề kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và tư pháp.
- Có những vấn đề đã được quy định nhưng chưa có cơ chế thực hiện. Ví dụ “trong trường hợp đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền đề nghị Chủ tịch Quốc hội đưa ra thảo luận tại phiên họp toàn thể hoặc phiên họp của UBTVQH” (khoản 3, Điều 42 của Nội quy kỳ họp Quốc hội). Đã có nhiều trường hợp đại biểu Quốc hội không đồng ý với trả lời của người bị chất vấn, nhưng chưa bao giờ thực hiện được quy định trên. Nếu đưa ra thảo luận tại phiên họp toàn thể thì phiên họp toàn thể nào? Chương trình kỳ họp đã được thông qua, “giờ nào việc nấy” cả rồi; không thể dừng chất vấn và trả lời chất vấn đối với người sau để lấy thời gian thảo luận “vấn đề ách tắc” của người trước; càng khó có thể biểu quyết kéo dài thời gian kỳ họp. Bởi vậy, sau này khi sửa đổi các luật có liên quan đến việc này, phải làm rõ cơ chế, thủ tục thực hiện, hoặc khi thông qua chương trình kỳ họp thì ngoài 3 ngày tiến hành chất vấn chính thức, cần quy định thêm thời gian dự phòng.
- Vừa qua, việc sử dụng thời gian quy định cho người chất vấn (không quá 3 phút), người trả lời chất vấn (không quá 15 phút cho một vấn đề) đều bị vi phạm ở mức độ tương đối phổ biến, cần phải lưu ý để thực hiện cho đúng.
Nhân đây xin nói thêm, việc quy định cho đại biểu chỉ được phát biểu 7 phút hay 10 phút đều trái với các quy định hiện hành là “Thời gian phát biểu lần thứ nhất không quá 15 phút, thời gian phát biểu lần thứ hai về cùng một vấn đề không quá 5 phút” (Khoản 2 Điều 16 của Nội quy kỳ họp Quốc hội). Theo chúng tôi, phải phân loại các loại ý kiến để quy định thời gian cho mỗi lần phát biểu. Phát biểu thảo luận kinh tế, xã hội, thu chi ngân sách; cho ý kiến lần đầu về các dự án luật thì có thể tối đa 15 phút như quy định hiện hành; thảo luận các báo cáo hàng năm về lĩnh vực tư pháp, về một số dự án khác... thì khoảng 10 phút; phát biểu thảo luận một điều luật khi thông qua dự án luật, hoặc phát biểu lại một vấn đề... thì chỉ nên 5