Đề tài Tìm hiểu thực trạng các nguồn nước sinh hoạt của người dân xã Thượng Đình, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Nhằm thực hiện thành công công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn của Đảng và nhà nước đề ra thì một số yêu cầu có tính then chốt là vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Trong đó vấn đề cung cấp nước sinh hoạt cho người dân là một trong những yếu tố tiền đề quan trọng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn. Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người có thể sử dụng, là vật phẩm quý giá nhất mà tạo hóa đã ban cho hành tinh của chúng ta và chính nó là khởi nguồn của sự sống: mọi sinh vật không có nước không thể tồn tại và con người cũng không phải là ngoại lệ, có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển, đặc biệt là trong sự phát triển của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, không riêng gì con người, bất cứ một ngành hay lĩnh vực nào cũng cần đến nước để làm nguyên liệu sản xuất hay phụ trợ.

doc56 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 3902 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu thực trạng các nguồn nước sinh hoạt của người dân xã Thượng Đình, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT KHOA KỸ THUẬT NÔNG LÂM ----------@&?--------- DƯƠNG BÁ TUYẾN BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Tên đề tài: “TÌM HIỂU THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN XÃ THƯỢNG ĐÌNH, HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN” Hệ đào tạo : Cao đẳng chính quy Chuyên ngành : Quản lý môi trường Khóa học : 2013 -2016 Thái Nguyên, năm 2016 TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT KHOA KỸ THUẬT NÔNG LÂM -------------@&?------------- DƯƠNG BÁ TUYẾN BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Tên đề tài: “ TÌM HIỂU THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN XÃ THƯỢNG ĐÌNH, HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN” Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Duy Lam Thái nguyên, năm 2016 LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là thời gian trau dồi kiến thức, củng cố, bổ sung lý thuyết tích lũy trên giảng đường và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi sinh viên. Theo chương trình và kế hoạch đào tạo, được sự phân công của bộ môn Quản lý đất đai; Khoa Kỹ thuật Nông lâm – Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật, tôi tiến hành thực tập tại UBND xã Thượng Đình, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Nhân dịp đề tài hoàn thành, tôi xin thành cảm ơn thầy giáo: TS. Nguyễn Duy Lam người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi suốt thời gian thực tập khóa luận. Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật, Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo trong khoa Kỹ thuật Nông lâm. Các thầy cô đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cô, các chú, các bác, các anh chị đang công tác tại UBND xã Thượng Đình, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp tôi trong quá trình thực tập và viết khóa luận. Trong thời gian học tập và làm khóa luận, mặc dù đã cố gắng hết mình nhưng do chưa có kinh nghiệm và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô bạn bè, người thân để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 28 tháng 5 năm 2016 Sinh viên Dương Bá Tuyến MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu của đề tài 2 3. Ý nghĩa của đề tài 2 3.1. Trong học tập và nghiên cứu 2 3.2. Trong thực tiễn 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 1.1.1. Tầm quan trọng của nước 4 1.1.2. Khái niệm về nước 4 1.1.3. Khái niệm về nước sinh hoạt 5 1.1.4. Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt 5 1.1.5. Các thông số đánh giá chất lượng các nguồn nước cung cấp cho mục đích sinh hoạt 6 1.1.5.1. Các chỉ tiêu về lý học 6 1.1.5.2. Các chỉ tiêu về hóa học 8 1.1.5.3. Chỉ tiêu về sinh học 10 1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài 10 1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 11 1.3.1. Những bất cập trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước 11 1.3.2. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt trên thế giới và ở Việt Nam 12 1.3.2.1. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt trên toàn thế giới 12 1.3.2.2. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt tại Việt Nam 14 Chương 2:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 18 2.2. Nội dung nghiên cứu 18 2.3. Phương pháp thực hiện của đề tài 18 2.3.1. Các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Thượng Đình 18 2.3.2. Chỉ tiêu và phương pháp điều tra, khảo sát thực địa về các nguồn nước sinh hoạt của người dân 18 2.3.3. Thống kê, tổng hợp, đánh giá 19 Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20 3.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội của xã Thượng Đình, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 20 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 20 3.1.1.1. Vị trí địa lý 20 3.1.1.2. Địa hình 20 3.1.1.3. Khí hậu 21 3.1.1.4. Thổ nhưỡng 21 3.1.1.5. Sinh vật 22 3.1.1.6. Các điều kiện khác 22 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 23 3.1.2.1. Kinh tế – xã hội 23 3.1.2.2. Văn hóa xã hôi 24 3.2. Tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt ở xã Thượng Đình, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 26 3.2.1. Hiện trạng môi trường nước ở xã Thượng Đình 26 3.2.1.1. Nguồn nước mặt 26 3.2.1.2. Nước ngầm 27 3.2.1.3. Các công trình cấp nước của huyện 28 3.2.1.4. Các công trình thoát nước và xử lý nước thải 28 3.2.2. Nguồn cấp nước sinh hoạt trên địa bàn xã Thượng Đình, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 29 3.2.3. Lưu lượng nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt trên địa bàn xã Thượng Đình 30 3.3. Chất lượng nước sinh hoạt tại xã Thượng Đình, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 31 3.4. Đề xuất các giải pháp cải thiện nguồn cấp nước sinh hoạt cho người dân xã Thượng Đình 34 3.4.1. Đảm bảo chất lượng nguồn nước 34 3.4.2. Xây dựng mô hình chứa nước mưa 35 3.4.3 Tham gia của cộng đồng 38 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41 1. Kết luận 41 2. Kiến nghị.....41 TÀI LIỆU THAM KHẢO.43 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Kết quả cấp nước sinh hoạt theo vùng tính đến năm 2013.14 Bảng 1.2: Tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước sạch qua từng năm15 Bảng 3.1: Các loại đất chính xã Thượng Đình21 Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động trên địa bàn xã Thượng Đình, huyện Phú Bình từ năm 2013 đến năm 2015.....25 Bảng 3.3: Các nguồn cấp nước sinh hoạt của xã Thượng Đình..29 Bảng 3.4: Lưu lượng nước sử dụng từ các nguồn nước xã Thượng Đình...30 Bảng 3.5: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.............31 Bảng 3.6: Chất lượng các nguồn nước sinh hoạt xã Thượng Đình.33 Bảng 3.7: Tổng hợp chất lượng nước từ các nguồn nước sinh hoạt34 DANH MỤC BẢNG HÌNH Hình 3.1: Các nguồn cấp nước sinh hoạt cho người dân xã Thượng Đình.29 Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện lưu lượng sử dụng của xã Thượng Đình..31 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa COD : Nhu cầu oxy hóa học DS : Hàm lượng chất rắn hòa tan DO : Hàm lượng oxygen hòa tan SS : Lượng chất rắn lơ lửng TS : Tổng hàm lượng chất rắn VS : Hàm lượng các chất dễ bay hơi UBND : Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhằm thực hiện thành công công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn của Đảng và nhà nước đề ra thì một số yêu cầu có tính then chốt là vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Trong đó vấn đề cung cấp nước sinh hoạt cho người dân là một trong những yếu tố tiền đề quan trọng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn. Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người có thể sử dụng, là vật phẩm quý giá nhất mà tạo hóa đã ban cho hành tinh của chúng ta và chính nó là khởi nguồn của sự sống: mọi sinh vật không có nước không thể tồn tại và con người cũng không phải là ngoại lệ, có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển, đặc biệt là trong sự phát triển của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, không riêng gì con người, bất cứ một ngành hay lĩnh vực nào cũng cần đến nước để làm nguyên liệu sản xuất hay phụ trợ. Tình trạng thiếu nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày là nguyên nhân chủ yếu gây ra những hậu quả nặng nề về sức khỏe đối với đời sống con người. Người dân ở xã Thượng Đình sử dụng nguồn nước chủ yếu từ giếng, suối.... Tuy nhiên trong những năm gần đây, do ý thức của người dân và công tác quản lý của chính quyền địa phương còn nhiều yếu kém, do vậy nguồn nước tại địa bàn xã giảm về cả số lượng và chất lượng không được đảm bảo cho sinh hoạt. Chất lượng nước bị suy giảm đến mức có một số nguồn nước khác không thể sử dụng làm nước sinh hoạt vì đã bị ô nhiễm. Khu vực nông thôn vùng trung du, miền núi phía Bắc mang đầy đủ các đặc trưng của khu vực nông thôn Việt Nam và có những đặc thù riêng như: địa hình không bằng phẳng, dân cư phân bố rải rác, trình độ dân trí thấp và kinh tế xã hội thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước. Xã Thượng Đình, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên do đặc thù của khu vực, nằm trong vùng dân cư khu vực trung du miền núi, cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn. Cơ sở vật chất, mặt bằng kỹ thuật chưa được đầu tư mạnh mẽ cho vấn đề nước sinh hoạt nông thôn. Để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo chất lượng môi trường thì việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới là điều hết sức cần thiết. Trong đó, việc đảm bảo chất lượng nước sạch và vệ sinh môi trường là một trong những tiêu chí đặt lên hàng đầu. Xuất phát từ những vấn đề trên được sự đồng ý của Ban giám hiệu, các thầy cô bộ môn trong Khoa Kỹ thuật nông lâm trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, dưới sự hướng dẫn của giảng viên TS. Nguyễn Duy Lam, em tiến hành đánh giá và nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu thực trạng các nguồn nước sinh hoạt của người dân tại xã Thượng Đình, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu của đề tài - Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có quan hệ với sử dụng nước sinh hoạt của người dân tại xã Thượng Đình, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Xác định được thực trạng các nguồn nước sinh hoạt của người dân tại xã Thượng Đình, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất một sô giải pháp cải thiện nguồn nước đạt vệ sinh môi trường cho người dân ở xã Thượng Đình, huyện Phú Bình, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Trong học tập và nghiên cứu - Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo và là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu liên quan. - Nâng cao kiến thức và tích lũy được kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này của bản thân. 3.2. Trong thực tiễn Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo có ý nghĩa để cơ quan chức năng ở địa phương có các giải pháp về quản lý, tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn nước sinh hoạt cũng như nâng cao nhận thức của người dân về môi trường sống trong cộng đồng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nước sinh hoạt tại xã Thượng Đình, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi nghiên cứu: Các nguồn nước sinh hoạt. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Tầm quan trọng của nước Nước là nguồn tài nguyên tái tạo, bao phủ ¾ bề mặt Trái Đất. Trong đó, 97% nước trên bề mặt trái đất là nước mặn, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm và chỉ còn lại một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí. Nước là tài nguyên vật liệu quan trong nhất của loài người và sinh vật trên trái đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2000 lít nước cần cho nông nghiệp. Nước chiếm 99% trong lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người. Để sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần 1000 tấn nước (Thụy Phương, 2014)[7]. Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn mang năng lượng (hải triều, thủy năng) chất mang vật liệu và tác nhân điều hóa khí hậu, thực hiện các chu trình vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật sống trên trái đất đều phụ thuộc vào nước. 1.1.2. Khái niệm về nước Liên quan đến nước nói chung, tác giả Hoàng Thị Thanh Hiền (2015)[3] cho biết: Nước là một tập hợp chất hóa học của oxy và hidro, có công thức hóa học là H2O. Với các tính chất lý học đặc biệt (tính lưỡng cực, liên kết hidro và tính bất thường của khối lượng riêng) nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và đời sống. Tài nguyên nước là một dạng tài nguyên thiên nhiên đặc biệt, vừa vô hạn vừa hữu hạn và chính bản thân nước có thể đáp ứng cho các nhu cầu của cuộc sống ăn uống, sinh hoạt, hoạt động công nghiệp, năng lượng, nông nghiệp, giao thông vận tải thủy, du lịch (Hoàng Thị Thanh Hiền,2015)[3]. 1.1.3. Khái niệm về nước sinh hoạt Nước sinh hoạt là nước sạch hoặc nước dùng cho ăn uống, vệ sinh của con người. Nước sạch là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch, có thể là được hiểu là nước trong không màu, không mùi, không vị. 1.1.4. Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt - “ Nước mặt” là nước trong sống, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất. Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác. Các yếu tố này như khả năng chứa của các hồ, vùng đấp ngập nước và các hồ chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới có thể chứa nước này, các đặc điểm của dòng chảy mặt trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước. Các hoạt động của con người có thể tác động lớn hoặc đôi khi phá vỡ các yếu tố này. Con người thường tăng khả năng trữ nước bằng cách xây dựng các bể chứa và giảm trữ nước bằng cách tháo khô các vùng đất ngập nước. Con người cũng làm tăng lưu lượng và vận tốc của dòng chảy mặt ở các khu vực lát đường và dẫn nước bằng các kênh. - “Dòng chảy ngầm” trên suốt dòng sông, lượng nước chảy về hạ nguồn bao gồm hai dạng là dòng chảy trên mặt và chảy thành dòng ngầm trong các đá bị nứt nẻ (không phải nước ngầm) dưới các con sông. Đối với một số thung lũng lớn, yếu tố không quan sát được này có thể có lưu lượng lớn hơn rất nhiều so với dòng chảy mặt. - “Nước ngầm” là dạng nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗ rỗng của đất và đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước bên dưới mực nước ngầm. Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm nông, nước ngầm sâu và nước chôn vùi. Nguồn cung cấp nước cho nước ngầm là nước mặt thấm vào tầng chứa. Các nguồn thoát nước tự nhiên như suối và thấm vào các đại dương. 1.1.5. Các thông số đánh giá chất lượng các nguồn nước cung cấp cho mục đích sinh hoạt Đề cập về chất lượng nước, tác giả Đào Đoàn Mạnh (2012)[4] đã tổng hợp từ những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, tóm tắt như sau: 1.1.5.1. Các chỉ tiêu về lý học * Độ pH của nước: Định nghĩa về mặt toán học: pH = -log[H+]. pH là thong số đánh giá chất lượng nguồn nước, nó quyết định đến tính axit, bazơ cũng như khả năng hòa tan của các chất tan trong nước, sự thay đổi của độ pH dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng cacbonat,..), các quá trình sinh học trong nước. pH dưới 7 là có tính axit và độ pH trên 7 có tính bazơ. pH được xác định bằng máy đo pH hoặc bằng phương pháp chuẩn độ. * Nhiệt độ (0C): Nhiệt độ của nước có ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học và sinh học xảy ra trong nước. Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh, vào thời gian trong ngày, vào mùa trong năm. Nhiệt độ cần được xác định tại chỗ (tại nơi lấy mẫu). * Độ màu của nước: Nước nguyên chất không màu. Màu sắc gây nên bởi các tạp chất trong nước (thường là do chất hữu cơ: chất mùn hữu cơ, acid humic; một số ion như sắt..; một số loài thủy sinh vật). Độ màu thường được xác định bằng phương pháp so màu với các dung dịch chuẩn là Clorophantinat Coban. Đơn vị Pt – Co. * Độ đục: Độ đục gây nên bởi các hạt rắn lơ lửng trong nước. Các chất lơ lửng trong nước có thể có nguồn gốc vô cơ, hữu cơ hoặc các vi sinh vật, thủy vật có kích thông thường từ 0,1 – 10m. Độ đục làm giảm khả năng truyền sang của nước, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp. Độ đục được đô bằng máy đo độ đục (Đục kế - Turbidimeter). Đơn vị đo độ đục theo các máy do Mỹ sản xuất là NTU (Nephelometric Turbidity Unit). * Tổng hàm lượng chất rắn (TS): Các chất rắn trong nước có thể là những chất tan hoặc không tan, bao gồm cả những chất vô cơ lẫn các chất hữu cơ. Tổng hàm lượng các chất rắn (TS) là lượng khô tính bằng mg của phần còn lại sau khi làm bay hơi 1 lít mẫu nước trên nồi cách thủy sấy khô ở 1050C cho tới khi khối lượng không đổi (đơn vị tính bằng mg/l). * Lượng chất rắn lơ lửng (SS): Các chất rắn lơ lửng (các chất huyền phù) là những chất rắn không tan trong nước. Hàm lượng các chất lơ lửng (SS) là lượng khô của phần chất rắn còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy khô ở 1050C cho tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/l. * Hàm lượng chất rắn hòa tan (DS): Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan là những chất tan được trong nước, bao gồm cả chất vô cơ lẫn hữu cơ. Hàm lượng các chất hòa tan (DS) là lượng khô của phần dung dịch lọc khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc có giấy lọc sợi thủy tinh rồi sấy khô ở 1050C cho tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/l. Công thức tính hàm lượng chất rắn hoad tan như sau: DS = TS – SS. Trong đó: TS - Tổng hàm lượng chất rắn; SS - Lượng chất rắn lơ lửng, * Hàm lượng các chất dễ bay hơi (VS): Hàm lượng các chất rắn lơ lửng dễ bay hơi (VSS) là lượng mất đi khi nung lượng chất rắn huyền phù (SS) ở 5500C cho đến khi khối lượng không đổi (thường được quy định trong một khoảng thời gian nhất định). Hàm lượng các chất rắn hòa tan dễ bay hơi (VDS) là lượng mất đi khi nung lượng chất rắn hòa tan (DS) ở 5500C cho đến khi khối lượng không đổi (thường được quy định trong một khoảng thời gian nhất định). 1.1.5.2. Các chỉ tiêu về hóa học * Độ kiềm toàn phần: Là tổng hàm lượng các ion HCO3, CO32-, OH- có trong nước. Độ kiềm trong nước tự nhiên thường gân nên bởi các muối của acid yếu, đặc biệt các muối carbonat và bicarbonat. * Độ cứng của nước: Là tổng hàm lượng của các ion Ca2+ và Mg2+. Độ cứng của nước gây nên bởi các ion đa hóa trị có mặt trong nước. Chúng phản ứng với một số anion tạo thành kết tủa. Các ion hóa trị 1 không gây nên độ cứng của nước. * Hàm lượng oxygen hòa tan (DO): Là hàm lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước. DO trong nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như áp suất, nhiệt độ, thành phần hóa học của nguồn nước, số lượng vi sinh, thủy vật Khi DO xuống đến khoảng 4 – 5mg/l, số sinh vật có thể sống trong nước giảm mạnh. Nếu hàm lượng DO quá thấp nước sẽ có mùi và trở nên đen do trong nước lúc này diễn ra chủ yếu là các quá trình phân hủy yếm khí, các vi sinh vật không thể sống được trong nước này nữa. Đơn vị mg/l. * Nhu cầu oxygen hóa học (COD – nhu cầu oxy hóa học): Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. COD giúp phần nào đánh giá được lượng chất hữu cơ trong nước có thể bị oxid hóa bằng các chất hóa học (tức là đánh giá mức độ ô nhiễm của nước). COD được khi xác định bằng phương pháp KMnO4 và K2Cr2O7. Đơn vị mg/l. * Nhu cầu oxygen sinh hóa (BOD – nhu cầu oxy sinh hóa): Là lượng oxygen cần thiết để vi khuẩn có trong nước phân hủy các chất hữu cơ. BOD dùng để xác định mức độ nhiễm bẩn của nước. Đơn vị mg/l. * Một số chỉ tiêu hóa học khác trong nước: - Sắt: chỉ tồn tại dạng hòa tan trong nước ngầm dưới dạng muối Fe2+ của HCO3-, SO42-, Cl-, còn trong nước bề mặt, Fe2+ nhanh chóng bị oxid hóa thành Fe3+ và bị kết tủa dưới dạng Fe(OH)3. Nước thiên nhiên thường chứa hàm lượng sắt lên đến 30 mg/l. Với hàm lượng sắt lớn hơn 0,5 mg/l nước có mùi tanh khó chịu, làm vàng quần áo khi giặt Các cặn kết tủa của sắt có thể gây tắc nghẽn đường ống dẫn nước. Trong quá trình xử lý nước, sắt được loại bằng phương pháp thông khí và kêu tụ. - Các hợp chất clorua: clor tồn tại trong nước dưới dạng Cl-. Nói chung ở mức nồng độ cho phép th