Trong một thời gian dài ấp 1xã Bình Phong Thạnh đã có những nổ lực nhất định trong thực hiện những chương trình, mục tiêu cấp quốc gia về xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, đồng thời với các chương trìng trọng điểm mà tỉnh, huyện đã đề ra như: chương trình dân sinh vùng lũ, Chương trình phát triển thủy hải sản, chương trình đào tạo và phát huy nguồn nhân lực, đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những năm gần đây tỷ lệ hộ nghèo có giảm nhưng thực sự chưa phải là dấu ấn về hiêu quả đạt được (số lượng, tính bền vững). Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo (ngưỡng nghèo) còn tương đối cao so với một số ấp khác trong xã. nhưng có thể từ những ảnh hưởng và tác động khách quan như về thời tiết diễn biến phức tạp, về các loại dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi, về giá cả thị trường biến động.v.v. và cả về những nguyên nhân chủ quan đã tác động làm giảm hiệu quả trong công tác XĐGN.
Nguy cơ tái nghèo sau thoát nghèo, ranh giới giữa nghèo và cận nghèo thật mong manh trong điều kiện cụ thể của ấp 1 xã Bình Phong Thạnh, và việc phát sinh hộ nghèo mới là điều “ không khó”.
Trước những nguy cơ này, đòi hỏi chúng ta cần quan tâm nắm bắt, phân tích và đánh giá tình hình nhằm xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra những giải pháp để từng bước đẩy lùi tình trạng nghèo khó. Đây cũng chính là những yêu cầu đặt ra với đề tài nghiên cứu này.
Như chúng tôi đã đề cập một phần ở trên, nguyên nhân để dẫn đến nghèo đói thì có nhiều, nhưng mỗi khu vực, vùng miền đều có những đặc thù riêng về nền sản xuất, về điều kiện địa lý, đất đai, về những tiềm năng.v.v.vấn đề là ở chỗ những người có trách nhiệm trực tiếp (bản thân người nghèo, hộ nghèo- chính quyền sở tại) hoặc gián tiếp không phải chỉ nêu lên những con số đơn thuần, riêng lẽ về hoàn cảnh hoặc thực trạng nghèo khó tại địa phương, cơ sở, gia đình mình, mà cần thiết phải có những đánh giá, phân tích sâu sắc và cặn kẽ nhằm tìm ra, nhận biết những yếu tố ảnh hưởng, tác động- những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nghèo khó kéo dài trong một bộ phận dân cư tại địa bàn. Và nếu được điều này, cũng chỉ là giải quyết phần ngọn của vấn đề, như thế sẽ không đạt được sự bển vững như yêu cầu đặt ra trong nhiệm vụ XĐGN
22 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3418 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân nghèo đói của người dân tại ấp 2 xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
Trong một thời gian dài ấp 1xã Bình Phong Thạnh đã có những nổ lực nhất định trong thực hiện những chương trình, mục tiêu cấp quốc gia về xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, đồng thời với các chương trìng trọng điểm mà tỉnh, huyện đã đề ra như: chương trình dân sinh vùng lũ, Chương trình phát triển thủy hải sản, chương trình đào tạo và phát huy nguồn nhân lực, đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những năm gần đây tỷ lệ hộ nghèo có giảm nhưng thực sự chưa phải là dấu ấn về hiêu quả đạt được (số lượng, tính bền vững). Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo (ngưỡng nghèo) còn tương đối cao so với một số ấp khác trong xã. nhưng có thể từ những ảnh hưởng và tác động khách quan như về thời tiết diễn biến phức tạp, về các loại dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi, về giá cả thị trường biến động.v.v. và cả về những nguyên nhân chủ quan đã tác động làm giảm hiệu quả trong công tác XĐGN.
Nguy cơ tái nghèo sau thoát nghèo, ranh giới giữa nghèo và cận nghèo thật mong manh trong điều kiện cụ thể của ấp 1 xã Bình Phong Thạnh, và việc phát sinh hộ nghèo mới là điều “ không khó”.
Trước những nguy cơ này, đòi hỏi chúng ta cần quan tâm nắm bắt, phân tích và đánh giá tình hình nhằm xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra những giải pháp để từng bước đẩy lùi tình trạng nghèo khó. Đây cũng chính là những yêu cầu đặt ra với đề tài nghiên cứu này.
Như chúng tôi đã đề cập một phần ở trên, nguyên nhân để dẫn đến nghèo đói thì có nhiều, nhưng mỗi khu vực, vùng miền đều có những đặc thù riêng về nền sản xuất, về điều kiện địa lý, đất đai, về những tiềm năng.v.v.vấn đề là ở chỗ những người có trách nhiệm trực tiếp (bản thân người nghèo, hộ nghèo- chính quyền sở tại) hoặc gián tiếp không phải chỉ nêu lên những con số đơn thuần, riêng lẽ về hoàn cảnh hoặc thực trạng nghèo khó tại địa phương, cơ sở, gia đình mình, mà cần thiết phải có những đánh giá, phân tích sâu sắc và cặn kẽ nhằm tìm ra, nhận biết những yếu tố ảnh hưởng, tác động- những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nghèo khó kéo dài trong một bộ phận dân cư tại địa bàn. Và nếu được điều này, cũng chỉ là giải quyết phần ngọn của vấn đề, như thế sẽ không đạt được sự bển vững như yêu cầu đặt ra trong nhiệm vụ XĐGN. Đây cũng chính là lý do khiến chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu về nghèo đói ở ấp 1 xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hoá để làm thực tập.
Là đề tài mới và khó, bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn và nghiên cứu về lý luận chính vì vậy mà trong quá trình viết không tránh khỏi sự sai sót , rất mong sự thông cảm và đóng góp của bạn đọc để đề tài hoàn thiện hơn . Thông qua thực tập này xin chân thành cảm ơn sự tận tình giúp đỡ và hướng dẫn của thầy : Vũ Mộng Đóa đã giúp bản thân hòan hành thực tập này .
Xin chân thành cảm ơn !
PHẦN I: HỒ SƠ CỘNG ĐỒNG
1. Địa hình địa lý:
1.1. Vị trí địa lý – địa hình:
ấp 1 xã Bình Phong Thạnh là ấp vùng sâu của xã bình phong thạnh nói riêng và của huyện Mộc Hóa nói chung trong đó ấp 1 có đặc điểm như của các ấp trong xã , ấp cách trung tâm huyện 24 km, vị trí địa lý khá thuận lợi tuy đất rộng người thưa. Phía đông giáp xã Thạnh Phước huyện Tân Thạnh tình Long An, phía tây giáp xã Bình Hòa Đông huyện Mộc Hóa, phía nam giáp xã Tân Thành Huyện Mộc Hóa, phía bắc giáp xã Bình Thạnh huyện Mộc Hóa.
Với diện tích tự nhiên 1678.1 ha trong đó: lúa: 894.1 ha, cây công nghiệp ngắn ngày: 418 ha, rừng tràm: 366ha
* Giao thông chủ yếu đường thủy và đường bộ.
1.2. Khí hậu, nguồn nước:
1.2.1. Khí hậu:
- Mùa mưa từ tháng 3 đến tháng 11 hàng năm
- Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 11
- Mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 5, nhìn chung thời tiết thất thường, phân mùa không rõ rệt.
1.2.2. Nguồn nước: thường xuyên bị ô nhễm bởi chất độc hại từ sản xuất nông nghiệp như thuốc trừ sâu rầy, phân bón, hoá chất. Bệnh tật xuất phát từ đây.
2. Dân số dân cư:
2.1. Dân số:
- Tổng số dân 1634 (nam 813, nữ 821). Tổng số hộ 360.
2.2. Dân cư: Chủ yếu là dân bản địa, chiếm 87,5 %, Dân di cư đến chiếm 12,5%
- Mật độ dân cư trung bình: 1,1 người/ha
3. kinh tế: Nông nghiệp chiếm 89% ấp có 2 điểm làm kinh tế là đan lát lục bình và kết cườm, có18 hộ buôn bán nhỏ lẻ, mức thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp bình quân khoảng 18 triệu trên 1 năm, hộ nghèo có 6/360 hộ chiếm 1,66%.
4. giáo dục y tế:
4.1. Giáo dục:
Toàn ấp có 2 điểm trường với 12 phòng học kiên cố hóa (gồm 2 điểm tiều học, 1 điểm mẫu giáo), được công nhận hoàn thành Phổ cập THCS vào cuối năm 2007.
4.2. Y tế - DSKHHGĐ:
* Y tế: tại trung tâm ấp có một phòng khám đa khoa khu vực, không có cơ sở y tế tư nhân, mạng lưới y tế cơ sở được cũng cố thường xuyên, thực hiện tốt các chương trình chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
* Dân số -KHHGĐ: có một cán bộ chuyên trách và 7 cộng tác viên, hoạt động chính là truyền thông dân số kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc bà sức khỏe sức khoẻ sinh sản…..Có các câu lạc bộ không sinh con thứ 3 góp phần giảm tỉ lệ tăng dân số tại địa phương.
5. Văn hóa- xã hội:
Địa bàn rộng, việc tổ chức lễ hội không được thường xuyên, chỉ tổ chức vào những năm chẵn và vào những ngày lễ lớn. Hằng năm đều tổ chức thăm viếng và tặng quà cho gia đình chính sách ( ấp có 2 bà mẹ Việt Nam Anh Hùng, 21 liệt sĩ, 32 thương binh.
6. Cơ sở hạ tầng:
6.1. Đường giao thông: Hệ thống giao thông chủ yếu là đường thủy, có nhiều kênh rạch chằng chịt chia cắt và nằm giáp địa bàn ấp .
Ngoài ra còn có lộ liên ấp và giáp với xã bình thạnh nằm dọc theo sông rạch Ba hồng minh, nhìn chung giao thông thủy bộ thuận lợi.
- Xây dựng 1 tuyến dân cư vượt lũ tạo điều khiện cho hộ nghèo ổn định chỗ ở.
6.2. Điện nước:
- ấp sử dụng điện đạt 98%.
- Hộ nhân dân dùng nước sạch đạt 95%.
6.3. Phương tiện giao thông: Tàu thuyền là chủ yếu chiếm 68%, còn lại là sử dụng xe gắn máy, xe đạp.
6.4. Thông tin liên lạc:
ấp có 103 máy điện thoại thuê bao trong xã, trong đó:
+ Số máy công: 1máy.
+Số máy hộ gia đình: 102 máy
+ Số máy di động (ước lượng): 1.012 máy.
Ngoài ra, ấp có phủ sóng phát thanh và truyền hình Trung ương.
Từ đó giúp người dân tạo điều kiện thông tin liên lạc được thông súôt
7. Tổ chức và thể chế chính trị:
Trước đây ấp 1 Bình Phong Thạnh là vùng nông thôn bình yên, môi trường lý tưởng, an ninh trật tự xã hội ổn định, nhưng ngững năm gần đây xuất hiện nhiều vấn đề xã hội nổi cộm như lập băng nhóm đánh nhau, tai nạn giao thông gây chết người, tình trạng mê tín dị đoan, trộm cắp tài sản công dân gây hoang mang, bức xúc cho xã hội.
Ấp 1 Xã Bình phong Thạnh là xã nông thôn hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, trồng đay, hoa màu. Những năm gần đây hình thành chợ Ba Hồng Minh tại trung tâm xã, buôn bán tương đối sung túc, toàn địa bàn có trên 18 hộ kinh doanh buôn bán vừa và nhỏ, tập trung một số nghề như: kinh doanh giải khát, dịch vụ photo coppy, dịch vụ uốn tóc, buôn bán tạp hoá, thu nhập bình quân 10.2 triệu đồng/ người/ năm.
Để tăng cường phúc lợi và nâng cao đời sống của người dân, bênh cạnh chương trình xóa đói giảm nghèo, các ban ngành đòan thể, các tổ chức xã hội phối hợp tổ chức thực hiện các chương trình như sau:
- Trợ cấp vốn, quỹ xóa đói giảm nghèo cho nông dân và người buôn bán nhỏ.
- Cho phụ nữ nghèo vay vốn theo chương trình tín dụng tiết kiệm
- Khám cấp thuốc miễn phí
- Tổ chức nấu cháo từ thiện tại trạm y tế
- Tổ chức bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ em
- Tổ chức chăm sóc sức khỏe cho nhân dân: giới thiệu khám mổ mắt, đưa các em khuyết tật đi khám chữa bệnh và phẫu thuật chỉnh hình do các tổ chức xã hội tài trợ.
Thành lập Ban Chỉ đạo xoá đói giảm nghèo có 7 người, trong đó trưởng ban chỉ đạo là đ/c phó chủ tịch UBND xã phụ trách KT-XH kiêm trưởng ban chỉ đạo, các thành viên còn là trưởng các đoàn thể, Ban chỉ đạo xây dựng và hoạt độngt heo qui chế, phân công thành viên Ban chỉ đạo theo dõi phụ trách từng trường hợp cụ thể để tham mưu với cấp uỷ, chính quyền có giải pháp giải quyết kịp thời đối với nhu cầu của hộ nghèo, cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo, đa số là trình độ học vấn thấp, tiếp cận chính sách còn hạn chế, từ đó công tác tuyên truyền vận động giúp đỡ hộ nghèo lại càng khó khăn hơn, chế độ chính sách cho đội ngũ nầy không hợp lý từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo tại địa phương, vì thế tỉ lệ hộ nghèo chiếm 1.66% so với các ấp trên địa bàn xã đây là tỉ lệ chưa cao nhưng rất đáng quan tâm. tôi chỉ tập trung tìm hiểu phân tích một số những yếu tố, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo khó của một bộ phận hộ nghèo tại ấp 1 xã Bình Phong Thạnh.
8. Những chuyển biến của cộng đồng:
Trong khoảng 5 đến 10 năm trở lại đây có thể nói đời sống của người dân ấp 1 được nậng lên rõ rệt từ cật chất lẫn tinh thần đặc biệt là số hộ nghèo giảm đáng kể: nếu như năm 2002 số hộ nghèo của ấp là 27/346 chiếm 7,80% đến nay còn 8/360 chiếm 1,66%.
Nguyên nhân: Nhà nước ta có nhiều chính sách ưu đãi với hộ nghèo, giao thông nông thôn được cải thiện, trình độ canh tác sản xuất của người dân được nâng lên thông qua các buổi tập huấn ngằn ngày, sự chuyển dịch và thay đổi nền kinh tế có ảnh hưởng tốt với người dân đặc biệt là tinh thần tự lực phấn đấu vương lên thông qua sự hỗ trợ và giúp đở của cộng đồng.
PHẦN II: CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP:
I. NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ VÀ ĐÁNH GIÁ NHU CẦU
Ấp 1 Xã Bình Phong Thạnh là một trong những ấp vùng sâu của huyện Mộc Hoá. Trong nữa đầu thập niên 90, tuy dân số ấp không cao so với các ấp, song nhìn chung công cuộc làm ăn và sinh sống của người dân trong ấp còn nhiều bấp bênh và manh mún, thiếu ổn định. Nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với thế độc canh cây lúa, ấp có nhiều kinh rạch lớn, nhỏ chằn chịt, (lợi thế trong nuôi trồng thủy sản) nhưng chưa có điều kiện để phát huy tác dụng của tiềm năng này. Giá trị sản xuất hàng hóa không lớn, lao động nông nghiệp dôi dư trong nhiều năm liền (lúa chỉ 1 vụ / năm, phần lớn đất sản xuất nhiễm phèn nặng). Từ đó, một số hộ gia đình gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và đời sống, và nghèo khó là điều không tránh khỏi trong một bộ phận dân cư trong ấp. Từ khi Đảng và Nhà nước đề ra và thực thi các chủ trương, chương trình, chính sách về xoá đói giảm nghèo, vấn đề người nghèo và hộ nghèo đói nói chung đã trở thành vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn xã. Nhiều năm trở lại đây, với những chính sách và cơ chế thông thoáng của Nhà nước, đại bộ phận người dân được tiếp cận và hưởng lợi từ các chương trình về phát triển kinh tế-xã hội, điều này đã có tác dụng và mang lại những hiệu quả thiết thực trong đổi mới bộ mặt nông thôn. Thực tế trên địa bàn ấp 1 Bình Phong Thạnh, kinh tế-xã hội đã có những bước phát triển đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, từ nhiều nguyên nhân khác nhau, một bộ phận nhân dân trong ấp vẫn còn nghèo khó. Theo các báo cáo sơ tổng kết về xóa đói giảm nghèo của các cấp chính quyền và ngành chức năng có liên quan tại địa phương, cơ sở chỉ mới đưa ra những con số thống kê về thực trạng nghèo đói và những nguyên nhân chung nhất dẫn đến tình trạng nghèo đói. Vấn đề mà chúng tôi muốn tìm hiểu và nghiên cứu ở đây là đi sâu tìm hiểu những yếu tố nào, những nguyên nhân nào là chủ yếu dẫn đến thực trạng nghèo đói tại ấp 1 xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hoá, tỉnh Long An. Qua tìm hiểu cho thấy nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở ấp 2 chủ yếu là thiếu đất thiều vốn, bệnh tật, lười lao động…
* Về phương tiện sản xuất: Đã có 5 hộ/tổng số 8 hộ không có bất cứ một phương tiện nào (xuồng hoặc máy bơm, phương tiện cày xới…) chiếm tỷ lệ cao là 62.5%. Số hộ có phương tiện chiếm 37,5%. Qua phỏng vấn và quan sát ngay tại gia đình các hộ này, chúng tôi ghi nhận thực tế phương tiện nếu có, duy nhất chỉ là xuồng (trung bình sức tải từ trên dưới một tấn), hoàn toàn không có phương tiện máy móc sản xuất. Vào mùa vụ, họ chỉ việc đi thuê mướn máy móc và trả tiền mướn bằng một phần công sức làm mướn làm thuê của mình.
Đối với những hộ nghèo khó, việc mua sắm phương tiện làm ăn nói chung quả là điều khó khăn. Xét về mặt nhu cầu là chính đáng song không phải hộ nào cũng thực hiện được. Thực ra trong sinh hoạt gia đình ở một vùng sông nước như ấp 1 Bình Phong Thạnh, chỉ việc cần có chiếc xuồng nhỏ để phục vụ sinh hoạt gia đình đã là việc khó khăn.
Trường hợp chị Nguyễn Thị Tiên, 36 tuổi, , khi chúng tôi đến thăm nhà, chồng, con chị đều đi vắng, quan sát chúng tôi thấy, ngoài căn nhà dột nát không vách phên, nhìn lên nóc ( thấy ông trời) nằm trên gò đất chơi vơi giữa biển nước, còn có chiếc giường cũ kỷ, đã sắp gảy 1 chân, đặc ngay giữa nhà, tôi không dám ngồi lâu, chị tâm sự với chúng tôi là gia đình chị có 0,4 ha đất nhưng vị trí rất xa, muốn đến ruộng cũng mất hàng gìơ đồng hồ và đi lại bằng xuồng nhưng gia đình chị đã từ lâu không mua nổi vì rất nghèo cho nên để đi làm ruộng, chồng chị phải ngủ đêm hàng tháng ở đó. Chị còn nói, nghèo khổ thiếu đất không phương tiện sản xuất đã đành, đằng nầy muốn có chiếc xuồng nhỏ để làm phương tiện đi lại mà mơ cũng không có, theo chị trước đây chính quyền xã có xét cấp cho gia đình gia đình 1 chiếc xuồng để đi lại giăng câu, giăng lưới trong mùa lũ, nhưng năm tháng qua đi, chiếc xuồng hư hỏng không thể sử dụng, rồi chị đưa tay ra biển nước mênh mông nói: ‘” Không có xuồng chúng tôi như cụt mất đôi chân”. Nếu như có giông bảo, sự cố ốm đau, không biết lấy gì để lánh nạn, đi trị bệnh.
* Ghi nhận thêm về nguồn gốc đất sản xuất của hộ nghèo tại ấp 1 Bình Phong Thạnh: Trong số 40 hộ được chọn làm mẫu nghiên cứu chỉ có 5 hộ là người địa phương khác đến định cư sinh sống sau giai đoạn cải tạo nông nghiệp (tập đoàn, chia đất sản xuất theo đầu người/ hộ) các hộ này đến định cư sau này nên không có đất để xét cấp.
Số 8 hộ nghèo còn lại, nguồn gốc đất chỉ yếu là đất nhà nước xét cấp (số diện tích được cấp có thể lớn hơn so với thời điểm hiện nay khi chúng tôi thực hiện cuộc nghiên cứu này).
Trường hợp Hộ bà Trần Thị Mới, 68 tuổi,, hiện bà sống một mình, hoàn cảnh neo đơn. Bà kể: Bà có 5 người con đã lập gia đình và đều ở riệng. Trước đây gia đình có đất sản xuất (khi các con chưa ra riêng), về sau các con tự chia chát số đất này khoảng 3ha khi lập gia đình. Có thể do mâu thuẫn trong nội bộ gia đình, hiện tại không có người con nào trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng bà. Còn chút sức khoẻ, hàng ngày (nếu có ai gọi mướn) bà Mới đi lột vỏ củi tràm để kiếm tiền đong gạo, ước thu nhập 200.000đ / tháng. Chính quyền và các đoàn thể đã nhiều lần trợ giúp cứu đói, nhất là vào mùa nước lũ. Bà được đưa vào diện hộ nghèo từ năm 2005 cho đến nay. Việc tạo diều kiện để bà Mới thoát nghèo trước mắt là điều không thể.
Trường hợp Hộ ông Nguyễn Văn Hải, 31 tuổi (phiếu khảo sát số 15), ngụ ấp 1. Gia đình ông là người gốc địa phương. Theo lời ông kể: Bố mẹ ông trước đây thuộc dạng nghèo khó và đông con (9 người con), sau khi lập gia đình ở riêng, ông không được chia cho đất sản xuất, sinh sống tự lập là chính. Gia đình ông có 2 con còn nhỏ, một đã nghỉ học đi phụ làm mướn, thu nhập hàng tháng khoảng 500.000đ. Ông kể tiếp: Tuy đi làm mướn nhưng việc làm lại không có thườg xuyên, thậm chí có những ngày phải mượn gạo nấu.
II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
“ Giúp người dân nghèo có việc làm ổn định ”
* Địa điểm: Ấp 1 xã bình phong thạnh
* Người thực hiện: Nhóm cộng đồng nghèo
* Nội dung:
- Tập hợp những người có sức lao động trong các hộ nghèo liên kết thành 1 nhóm để cung cấp dịch vụ lao động cho cộng đồng bắt đầu địa bàn ấp sau đó đến địa bàn và trong huyện ( vì lịch canh tác trong mùa không đồng đều nhau dẫn đến lúc thiếu lao động lúc thừa lao động)
- Tạo Việc làm cho người không có sức lao động bằng cách đi theo đi theo đòan nấu cơm và giữ trẻ cho người có sức lao động
- Mở lớp dạy nghề cho người dân để có việc làm ổn định hướng tới có thu nhập cao và thoát nghèo.
* Tổ chức thực hiện:
- Trên cơ sở thực tế nhóm người nghèo bầu ra nhóm trưởng phụ trách công việc chung như: Ngoại giao, tiếp nhận hợp đồng sau đó lên lịch phân bổ lao động chó các thành viên
- Các thanh viên tổ chức hợp mỗi tuần 1 lần để ổng kết đánh giá rút kinh nghiệm, đề xuất với chính quyền những vấn đề khó khăn cần trợ giúp.
III. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
“ Giúp người dân nghèo có việc làm ổn định ”
Để người dân có việc làm ổn định cần thực hiện như sau:
* Về cơ chế chính sách:
- GQVL-GN là chủ trương, chính sách lớn có ý nghĩa và nội dung mang tính chiến lược lâu dài. Cần thiết phải có định xuất biên chế cán bộ chuyên trách để có thể tập trung thời gian, công sức trong thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở.
- Tạo điều kiện về nguồn vốn tín dụng ( TW-tỉnh-huyện) với cơ chế phù hợp hỗ trợ vốn cho hộ nghèo chuộc lại đất để sản xuất đối với những hộ đã đem đất cầm cố.
- Về đào tạo nghề: một lợi thế lớn là ở huyện Mộc Hóa có trường trung cấp và đào tạo nghề Đồng Tháp Mười. Có được chính sách và giải pháp trọn gói nhằm đào tạo nghề cho đối tượng là người nghèo theo hướng vừa học vừa làm (hỗ trợ toàn bộ kinh phí đào tạo và một phần sinh hoạt phí thích hợp).
- Cơ chế về trách nhiệm được ủy thác từ ngân hàng chính sách xã hội với chính quyền, đoàn thể ở cơ sở cần phải được cụ thể hóa tối đa trong quá trình tổ chức triển khai, xét duyệt, thẩm định, đề xúất (trước vay), việc sử dụng nguồn vốn vay đúng hay không đúng mục đích ( sau khi vay) nhằm tránh tình trạng không có khả năng hoàn vốn khi đáo hạn và những hệ lụy khác khi hộ nghèo được vay vốn nhưng không sử dụng đúng mục đích (nợ chồng nợ- nghèo lại càng nghèo).
- Việc điều tra khảo sát, bình xét đưa vào diện hộ nghèo hoặc thoát nghèo hằng năm, hiện nay còn tồn tại những bất cập mặc dù về tiêu chí đã được quy định cụ thể. Có hay không vấn đề áp đặt chỉ tiêu “vào” hay “ra” (vì lợi ích cục bộ) là vấn đề cần được xem xét nghiên cứu. Từ đó mới có thể đề ra những cơ chế, những quy định xác hợp với tình hình tại cơ sở nói chung.
- Trong các kế hoạch, chương trình về phát triển kinh tế tại địa phương, cơ sở nhất thiết phải đi đôi với việc nâng cao chất lương cuộc sống của người dân nói chung đồng thời giải quyết tốt các cấn đề an sinh xã hội, trong đó việc xạy dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn ngoài những hạn mục cơ bản phải tập trung ở khu vực trung tâm, cần đặc biệt chú ý đến các khu vực, những điểm do điều kiện tự nhiên không thụân lợi nhưng có đông dân cư đẻ người dân được thụ hưởng những tiện ích công cộng (cầu, cống, lộ giao thông…) tạo điều kiện thuận lợi trong làm ăn sinh sống cho người dân.
* Về phát huy nguồn lực tại chỗ:
- Ngoài việc vận động gây quỹ “ ngày vì người nghèo” hằng năm, thông qua hoạt động của các tổ chức đoàn thể tại cơ sở, phát huy và nhân rộng mô hình gây quỹ cho vay xoay vòng trong từng chi tổ hội . Việc làm tuy nhỏ nhưng mang lại hiệu quả thiết thực.
- Tạo thêm ngành nghề mới, rà soát lại các ngành nghề truyền thống còn phù hợp với đặc điểm của tình hình địa phương nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân tại chỗ trong lúc nông nhàn.
- Cũng cố và đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức đoàn thể tại cơ sở đặc biệt là trên từng địa bàn ấp với những phương thức phù hợp, trong đó làm tốt công tác phát triển đoàn viên, hội viên, nhất là đối với người nghèo, hộ nghèo, tuyệt đối không để họ là những “ hộ trắng”. Điều này giúp các hộ gia đình nói chung có điều kiện tiếp cận dễ dàng với các chủ trương, chíng sách của Đảng và nhà nước, đồng thời tạo được môi trường thuận lợi trong sinh hoạt cộng đồng, để từ đó hình thành được những mối quan hệ hỗ trợ trong sản xuất và đời sống.
- Qua khảo sát, phỏng vấn sâu hộ nghèo và chính quyền địa phương để tìm nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của người dân ấp 1 xã Bình Phong Thạnh thì thực trạng quy mô gia đình phần lớn ít người dừng lại ở 1 và 2 con. Do đó qui mô gia đình không phải nguyên nhân chính gây ra thực trạng nghèo đói nhưng cũng không phải không có tác động đến cái nghèo của nhóm hộ nghèo. Song chưa có gì để đảm bảo tới đây hộ nghèo dừng lại hoặc chấp nhận quy mô gia đình ít con và biết đâu được khi chính quyền xử lý xong nguyên nhân lại phải tiếp tục xử lý nguyên nhân mới phát sinh. Làm cho công tác xoá đói-giảm nghèo chậm hoặc không đạt mục tiêu. Để giải quyết một cách triệt để, căn cơ vững chắc sắp tới chính quyền địa phương phải có biện pháp vừa thực hiện xoá đó