Ngô, bắp hay bẹ (danh pháp hai phần: Zea mays L. ssp. mays) là một
loại cây lương thực được thuần canh tại khu vực Trung Mỹ và sau đó lan tỏa ra
khắp châu Mỹ. Ngô lan tỏa ra phần còn lại của thế giới sau khi có tiếp xúc của
người châu Âu với châu Mỹ vào cuối th ế kỷ 15, đ ầu thế kỷ 16.
Ngô là cây lương thực được gieo trồng nhiều nhất tại châu Mỹ (Ch ỉ
riêng tại Hoa Kỳ thì sản lượng đã là khoảng 270 triệu tấn mỗi năm). Các giống
ngô lai ghép được các nông dân ưa chuộng hơn so với các giống, thứ ngô thông
thường do có năng suất cao vì có ưu thế giống lai. Trong khi một vài giống, thứ
ngô có thể cao tới 7 m (23 ft) tại một số nơi,
[1]
thì các giống ngô thương phẩm
đã được tạo ra với chiều cao chỉ khoảng 2,5 m (8 ft).Ngô ngọt (Zea
mays var. rugosa hay Zea mays var. saccharata) thông thường thấp hơn so với
các thứ, giống ngô khác.
23 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2548 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài TÌM HIỂU TIỀM NĂNG SINH KHỐI LIÊN QUAN ĐẾN NGÔ CỦA TỈNH THÁI BÌNH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
──────── * ───────
BÀI TẬP LỚN MÔN
CÔNG NGHỆ KHAI THÁC CHẾ BIẾN
DẦU & THAN ĐÁ
TÊN ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU TIỀM NĂNG SINH KHỐI LIÊN
QUAN ĐẾN NGÔ CỦA TỈNH THÁI BÌNH
(BÀI TẬP CÁ NHÂN)
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Văn Đình Sơn Thọ
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hải Thanh –20106217
(Nhóm Thái Bình)
Lớp: KTCN – K55
HÀ NỘI 04-2013
Công nghệ khai thác chế biến Corn Corp – Thái Bình
dầu & than đá 2013
Trang 2
MỤC LỤC
CHƯƠNG II. TIỀM NĂNG SINH KHỐI Ở TỈNH THÁI BÌNH _____________ 3
2.1. Thống kê sản lượng sinh khối Corn Crop __________________________________________ 8
2.2. Chọn địa điểm và nguyên tắc chọn: _______________________________________________ 9
2.3. Thiết lập sản lượng sinh khối và năng lượng điện có thể sản xuất: _____________________ 10
a) Thiết lập theo cự ly: _________________________________________ 10
b) Thiết lập theo khả năng có thể thu thập được nguồn Biomass: ________ 12
CHƯƠNG III . KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ ___________________________ 17
Công nghệ khai thác chế biến Corn Corp – Thái Bình
dầu & than đá 2013
Trang 3
Chương II. Tiềm năng sinh khối ở tỉnh Thái Bình
Tỉnh Thái Bình
Diện tích 6.768,9 ha.
Dân số 196.075 người (2013)
Ngô, bắp hay bẹ (danh pháp hai phần: Zea mays L. ssp. mays) là một
loại cây lương thực được thuần canh tại khu vực Trung Mỹ và sau đó lan tỏa ra
khắp châu Mỹ. Ngô lan tỏa ra phần còn lại của thế giới sau khi có tiếp xúc của
người châu Âu với châu Mỹ vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16.
Ngô là cây lương thực được gieo trồng nhiều nhất tại châu Mỹ (Chỉ
riêng tại Hoa Kỳ thì sản lượng đã là khoảng 270 triệu tấn mỗi năm). Các giống
ngô lai ghép được các nông dân ưa chuộng hơn so với các giống, thứ ngô thông
thường do có năng suất cao vì có ưu thế giống lai. Trong khi một vài giống, thứ
ngô có thể cao tới 7 m (23 ft) tại một số nơi,[1] thì các giống ngô thương phẩm
đã được tạo ra với chiều cao chỉ khoảng 2,5 m (8 ft).Ngô ngọt (Zea
mays var. rugosa hay Zea mays var. saccharata) thông thường thấp hơn so với
các thứ, giống ngô khác.
Thân cây ngô trông tương tự như thân cây của các loài tre và các khớp
nối (các mấu hay mắt) có thể có cách nhau khoảng 20–30 cm (8–12 inch). Ngô
có hình thái phát triển rất khác biệt; các lá hình mũi mác rộng bản, dài 50–
Công nghệ khai thác chế biến Corn Corp – Thái Bình
dầu & than đá 2013
Trang 4
100 cm và rộng 5–10 cm (2–4 ft trên 2-4 inch); thân cây thẳng, thông thường
cao 2–3 m (7–10 ft), với nhiều mấu, với các lá tỏa ra từ mỗi mấu với bẹ nhẵn.
Dưới các lá này và ôm sát thân cây là các bắp. Khi còn non chúng dài ra
khoảng 3 cm mỗi ngày. Từ các đốt ở phía dưới sinh ra một số rễ.
Các bắp ngô (bẹ ngô) là các cụm hoa cái hình bông, được bao bọc trong
một số lớp lá, và được các lá này bao chặt vào thân đến mức chúng không lộ ra
cho đến khi xuất hiện các râu ngô màu hung vàng từ vòng lá vào cuối của bắp
ngô. Râu ngô là các núm nhụy thuôn dài trông giống như một búi tóc, ban đầu
màu xanh lục và sau đó chuyển dần sang màu hung đỏ hay hung vàng. Khi
được gieo trồng để làm cỏ ủ chua cho gia súc thì người ta gieo hạt dầy dặc hơn
và thu hoạch khi cây ngô bắt đầu xuất hiện các bắp non, do vậy tỷ lệ bắp là
thấp. Một vài giống ngô cũng được tạo ra với tỷ lệ bắp non cao hơn với mục
đích tạo nguồn cung cấp các loại "ngô bao tử" được sử dụng trong ẩm thực của
một số quốc gia tại châu Á.
Ngô là loại thực vật cần thời gian ban đêm dài và ra hoa trong một
lượng nhất định ngày nhiệt độ tăng trưởng > 10 °C (50 °F) trong môi trường
mà nó thích nghi.[2] Biên độ ảnh hưởng mà thời gian ban đêm dài có đối với số
ngày cần phải có để ngô ra hoa được quy định theo di truyền và được điều
chỉnh bởi hệ thống sắc tố thực vật.[3] Tính chu kỳ theo ánh sáng có thể bị sai
lệch ở các giống cây trồng cho khu vực nhiệt đới, nơi mà thời gian ban ngày
kéo dài ở các cao độ lớn làm cho cây sẽ phát triển rất cao và chúng không đủ
thời gian để ra hoa, tạo hạt trước khi bị chết vì sương giá. Tuy nhiên, đặc tính
này là hữu ích khi sử dụng ngô làm nguồn cung cấp nhiên liệu sinh học[4].
Trên đỉnh của thân cây là cụm hoa đuôi sóc hình chùy chứa các hoa đực,
được gọi là cờ ngô. Mỗi râu ngô đều có thể được thụ phấn để tạo ra một hạt
ngô trên bắp. Các bắp ngô non có thể dùng làm rau ăn với toàn bộ lõi và râu,
nhưng khi bắp đã già (thường là vài tháng sau khi trổ hoa) thì lõi ngô trở nên
cứng và râu thì khô đi nên không ăn được. Vào cuối mỗi vụ mùa, các hạt ngô
cũng khô và cứng, rất khó ăn nếu không được làm mềm bằng cách luộc. Các kỹ
Công nghệ khai thác chế biến Corn Corp – Thái Bình
dầu & than đá 2013
Trang 5
thuật hiện đại trong trồng trọt tại các nước phát triển thông thường dựa trên
việc gieo hạt dày hơn, tạo ra trung bình khoảng 0,9 bắp.[5]
Các hạt ngô là các dạng quả thóc với vỏ quả hợp nhất với lớp áo hạt, là
kiểu quả thông thường ở họ Hòa thảo (Poaceae). Nó gần giống như một loại
quả phức về cấu trúc, ngoại trừ một điều là các quả riêng biệt (hạt ngô) không
bao giờ hợp nhất thành một khối duy nhất. Các hạt ngô có kích thước cỡ
hạt đậu Hà Lan, và bám chặt thành các hàng tương đối đều xung quanh một lõi
trắng để tạo ra bắp ngô. Mỗi bắp ngô dài khoảng 10 – 25 cm (4 - 10 inch), chứa
khoảng 200 - 400 hạt. Các hạt có màu như ánh đen, xám xanh, đỏ, trắng và
vàng. Khi được nghiền thành bột, ngô tạo ra nhiều bột và ít cám hơn so với lúa
mì. Tuy nhiên, nó không có gluten như ở lúa mì và như thế sẽ làm cho các thức
ăn dạng nướng có độ trương nở nhỏ hơn.
Giống ngô tích lũy nhiều đường hơn tinh bột trong bắp (ngô ngọt) được
tiêu dùng chủ yếu dưới dạng rau.
Thân cây ngô non tích lũy một chất kháng sinh mạnh là DIMBOA (2,4-
dihydroxy-7-methoxy-1,4-benzoxazin-3-on). DIMBOA là thành viên của nhóm
các axít hydroxamic (còn gọi là các benzoxazinoit) có khả năng phòng chống
tự nhiên đối với một loạt các loài gây hại như côn trùng, nấm và vi khuẩn gây
bệnh. DIMBOA cũng được tìm thấy trong một số loài “cỏ” có họ hàng gần, cụ
thể là lúa mì. Giống ngô đột biến (bx) thiếu DIMBOA rất dễ bị các loài rệp và
nấm gây bệnh. DIMBOA cũng là chất có tác dụng đề kháng tương đối của ngô
non đối với sâu ngô bore châu Âu (họ Crambidae). Khi ngô trở nên già hơn thì
hàm lượng DIMBOA cũng như khả năng đề kháng trước sâu bore cũng giảm
đi.
Ngoài việc được sử dụng làm lương thực ra , các bộ phận khác của ngô
cung được sử dụng rất hiệu quả.
Ứng dụng của các phụ phẩm từ ngô :
a, Sản xuất bột giấy từ thân cây ngô:
Công nghệ khai thác chế biến Corn Corp – Thái Bình
dầu & than đá 2013
Trang 6
Công ty TNHH Việt Sáng (Vĩnh Phúc) vừa sản xuất thành công bột giấy
từ thân cây ngô bằng công nghệ sinh học, tiết kiệm năng lượng, lại không gây ô
nhiễm môi trường.
Mô tả quy trình công nghệ : Sản xuất bột giấy bằng phương pháp cơ học
Sử dụng enzym để tẩy trắng Không dùng sút
Ưu điểm công nghệ : thân thiện với môi trường
Dây chuyền sản xuất được triển khai tại xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh
Tường với công suất lên tới 1.800 - 2.000 tấn/năm.
Dự tính, mỗi năm công ty sẽ thu mua từ 5.000-5.400 tấn thân cây ngô
sau thu hoạch cho người nông dân các xã ven sông Hồng, đồng thời giúp các
doanh nghiệp trong ngành sản xuất giấy giảm lượng bột nhập khẩu, giảm chi
phí đầu vào, giảm giá thành cho các sản phẩm giấy in, giấy viết trong nước.
b, Sử dụng lõi ngô cho sản xuất năng lượng sinh học không làm suy giảm
chất lượng đất:
Công nghệ khai thác chế biến Corn Corp – Thái Bình
dầu & than đá 2013
Trang 7
Tồn dư của ngô được giữ lại trên các cánh đồng đã thu hoạch để đảm
bảo chất lượng đất, nhưng chúng có thể trở thành một nguồn vật liệu thô quan
trọng trong sản xuất ethanol cellulosic.
Nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã chỉ ra rằng, chất lượng
đất sẽ không suy giảm nếu tồn dư lõi ngô sau thu hoạch được loại bỏ ra khỏi
các cánh đồng.
Công trình nghiên cứu này do Brian Wienhold - nhà khoa học về đất tại
Cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp (ARS) thực hiện, hỗ trợ ưu tiên của USDA
về phát triển các nguồn năng lượng sinh học mới.
Wienhold cùng với đơn vị nghiên cứu Quản lý Hệ sinh thái nông nghiệp
trực thuộc ARS tại Lincoln, Nebraska và là tác giả chính của nghiên cứu đã so
sánh tỷ lệ dòng chảy và sự lãng phí các chất lắng từ các cánh đồng trồng ngô
không làm đất – những cánh đồng loại bỏ hoặc giữ lại các tồn dư sau thu
hoạch. Các nhà khoa học cũng đã loại bỏ lõi ngô tại một nửa các lô thử nghiệm
được bảo vệ bởi các tồn dư này.
Sau khi thiết lập các lô thử nghiệm, các nhà khoa học đã tạo ra hai lượng
mưa mô phỏng. Mô phỏng đầu tiên diễn ra khi các cánh đồng này bị khô hạn,
và mô phỏng tiếp theo diễn ra 24 giờ sau khi đất gần như đã hoàn toàn bão hòa.
Trong mô phỏng đầu tiên, trên mảnh đất loại bỏ dư lượng, dòng chảy bắt
đầu xuất hiện khoảng 200 giây sau khi "mưa" xuống. Dòng chảy từ các lô đất
được bảo vệ bởi tồn dư sau thu hoạch chỉ xảy ra khoảng 240 giây sau khi bắt
đầu "mưa".
Dòng chảy từ những mảnh đất không có tồn dư sau thu hoạch chứa chất
lắng đọng nhiều hơn 30% so với dòng chảy từ tất cả các lô đất được bảo vệ bởi
tồn dư sau thu hoạch. Tuy nhiên, có hay không có lõi bắp trên các mảnh đất
Công nghệ khai thác chế biến Corn Corp – Thái Bình
dầu & than đá 2013
Trang 8
được bảo vệ bởi tồn dư thực vật sau thu hoạch ảnh hưởng không đáng kể đến tỷ
lệ tổn thất chất lắng.
Nhóm nghiên cứu của Wienhold kết luận rằng: mặc dù tồn dư lõi ngô đã
gây trì hoãn khởi đầu của dòng chảy một chút, tỷ lệ thất thoát chất lắng không
bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện hay không hiện diện của lõi ngô. Kết quả cho
thấy lõi ngô có thể bị loại bỏ khỏi các tồn dư khác và được sử dụng làm nguyên
liệu năng lượng sinh học mà không phải can thiệp bằng vai trò của tồn dư thực
vật sau thu hoạch trong việc bảo vệ đất.
Trong một nghiên cứu liên quan, Wienhold đã kiểm tra cách loại bỏ lõi
ngô đã ảnh hưởng như thế nào tới hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất. Trong
suốt một năm, việc lấy mẫu của ông đã cho thấy rằng lõi ngô là một nguồn kali
cho đất, nhưng chúng không phải là một nguồn quan trọng của bất kỳ chất dinh
dưỡng thực vật nào khác.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu nông nghiệp, số ra tháng
1/2013.
2.1. Thống kê sản lượng sinh khối Corn Crop
a) Mật độ : Dựa theo những quan sát từ phần mềm Geospatial Toolkit ta có
thể đưa ra những số liệu về sản lượng sinh khối Corn Crop toàn tỉnh như sau:
Mức sản lượng này của tỉnh Thái Bình thuộc trong nhóm các tỉnh có
mức sản lượng sinh khối Corn Crop ở mức trung bình (60 000 – 130 000
tấn/năm )
Công nghệ khai thác chế biến Corn Corp – Thái Bình
dầu & than đá 2013
Trang 9
b) Trữ lượng: Dựa vào hình dưới ta thấy Mật độ sản lượng sinh khối trung
bình của toàn tỉnh là 99566,63 tấn /năm.
Sản lượng này là số liệu chung , không có sự khác biệt lớn gì giữa các huyện
2.2. Chọn địa điểm và nguyên tắc chọn:
a) Chọn địa điểm: Xây dựng nhà máy chế xuất Corn Crop (ngô) tại huyện
Hưng Hà – Thái Bình.
Latitude : 20.5974
Longitude: 106.2234
b) Nguyên tắc chọn: Với sản lượng sinh khối Corn Crop cho nên việc chọn
và xây dựng nhà máy sản xuât đảm bảo các yêu cầu sau:
Công nghệ khai thác chế biến Corn Corp – Thái Bình
dầu & than đá 2013
Trang 10
Tổng tiểm năng năng lương cao nhất toàn tỉnh : 2,140,992,000 MJ
Lương điện tiềm năng cao : 118944.0 MWh
(phạm vi : 25 km)
- Gần đường lưu thông đẻ thuận tiện cho việc lưu thông hàng
hóa,..thuận tiện hơn.
- Đảm bảo gần vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy
- Khảo sát và xem xét kỹ các công việc cần và đủ , lên kế hoạch cho nhà
máy trước và sau khi hoạt động và đề ra các giải pháp sẵn để dự phòng
Thái Bình là tỉnh có sản lượng sinh khối ở mức trunh bình cho nên việc xây
dựng nhà máy sản xuất Corn Crop là hợp lý . Nếu xây dựng nhà máy chê biến
thì nên ngô tìm được nguồn cung câp nguyên liệu liên tục sẽ góp phần làm cho
nhà máy phát triển và làm cho nên kinh tế của tỉnh phát triển đổng thời giải
quyết được nhu cầu công việc cho người dân trong tỉnh .
2.3. Thiết lập sản lượng sinh khối và năng lượng điện có thể sản xuất:
a) Thiết lập theo cự ly:
Mặc định 100% Obtainable, thay đổi Buffer Distance ( Km):
Latitude : 20.5974
Longitude: 106.2234
Công nghệ khai thác chế biến Corn Corp – Thái Bình
dầu & than đá 2013
Trang 11
_Bảng kết quả với Buffer Distance : 100 km_
Buffer Distance (km) Net Potential
Energy(MJ)
Potential (MWh)
25 2 126 829 600 118157,2
50 6 735 691 200 374205,07
75 10 867 836 000 603768,67
100 19 147 178 400 1063732,13
_Biểu đồ quan hệ giữa sản lượng sinh khối với năng lượng điện theo cự ly(%
Obtainable : 100)_
Công nghệ khai thác chế biến Corn Corp – Thái Bình
dầu & than đá 2013
Trang 12
0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
1 2 3 4
0
5000000000
10000000000
15000000000
20000000000
25000000000
Potential (MWh)
Net Potential Energy(MJ)
_Biểu đồ quan hệ giữa sản lượng sinh khối với năng lượng điện theo cự ly(%
Obtainable : 100)_
b) Thiết lập theo khả năng có thể thu thập được nguồn Biomass:
Giữ nguyên Buffer Distance ( Km) và thay đổi % Obtainable:
Mặc định Buffer Distance ( 25km) và thay đổi % Obtainable (
10% – 90%):
Latitude : 20.5125
Longitude: 106.396
% Obtainable MWh Potential MW Potential
10% 10054,43 1,43
20% 20108,85 2,87
30% 30163,28 4,3
40% 40217,71 5,74
50% 50272,13 7,17
60% 60326,56 8,61
70% 70380,99 10,04
80% 80435,41 11,48
90% 90489,84 12,91
Công nghệ khai thác chế biến Corn Corp – Thái Bình
dầu & than đá 2013
Trang 13
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
80000
90000
100000
10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%
0
2
4
6
8
10
12
14
MWh Potential
MW Potential
_Biểu diễn mức độ thay đổi 2 tiềm năng MWh và MW phạm vi 25km _
Mặc định Buffer Distance ( 50km) và thay đổi % Obtainable (
10% – 90%):
% Obtainable MWh Potential MW Potential
10% 25831,77 3,69
20% 51663,55 7,37
30% 77495,32 11,06
40% 103327,09 14,74
50% 129158,87 18,43
60% 154990,64 22,12
70% 180822,41 25,8
80% 206654,19 29,49
90% 232485,96 33,17
Công nghệ khai thác chế biến Corn Corp – Thái Bình
dầu & than đá 2013
Trang 14
0
50000
100000
150000
200000
250000
10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%
0
5
10
15
20
25
30
35
MWh Potential
MW Potential
_Biểu diễn mức độ thay đổi 2 tiềm năng MWh và MW phạm vi 50km _
Mặc định Buffer Distance ( 75km) và thay đổi % Obtainable (
10% – 90%):
% Obtainable MWh Potential MW Potential
10% 46292,96 6,61
20% 92585,92 13,21
30% 138878,88 19,82
40% 185171,84 26,42
50% 231464,8 33,03
60% 277757,76 39,63
70% 324050,72 46,24
80% 370343,68 52,85
90% 416636,64 59,45
Công nghệ khai thác chế biến Corn Corp – Thái Bình
dầu & than đá 2013
Trang 15
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
350000
400000
450000
10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%
0
10
20
30
40
50
60
70
MWh Potential
MW Potential
_Biểu diễn mức độ thay đổi 2 tiềm năng MWh và MW phạm vi 75km _
Mặc định Buffer Distance ( 100km) và thay đổi % Obtainable ( 10%
– 90%)
% Obtainable MWh Potential MW Potential
10% 82313,75 11,75
20% 164627,49 23,49
30% 246941,24 35,24
40% 329254,99 46,98
50% 411568,73 58,73
60% 493882,48 70,47
70% 576196,23 82,22
80% 658509,97 93,97
90% 740823,72 105,71
Công nghệ khai thác chế biến Corn Corp – Thái Bình
dầu & than đá 2013
Trang 16
0
100000
200000
300000
400000
500000
600000
700000
800000
10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%
0
20
40
60
80
100
120
MWh Potential
MW Potential
_Biểu diễn mức độ thay đổi 2 tiềm năng MWh và MW phạm vi 100km _
Công nghệ khai thác chế biến Corn Corp – Thái Bình
dầu & than đá 2013
Trang 17
Chương III . KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
Ngô ngoài việc cây lương thực được gieo trồng nhiều , có giá trị dinh
dưỡng cao thì ngô còn có nhiều ứng dụng khác trong ngành Công nghệp như :
chúng ta có thể Sản xuất bột giấy từ thân cây ngô . Hay Sử dụng lõi ngô cho
sản xuất năng lượng sinh học phục vụ trồng trọt .
Nhiều quốc gia đã sử dụng năng lượng sinh học để vận hành ô tô con và
xe tải, thường là dưới dạng pha lẫn với xăng hoặc dầu điezen. Hai loại nhiên
liệu từ cây trồng chính được sử dụng ở Mỹ hiện nay là etanon từ ngô và dầu
điezen sinh học từ đậu nành.
Thị trường của các loại nhiên liệu này được dự báo là sẽ tăng trưởng
mạnh trong tương lai. Do nhu cầu đối với nhiên liệu dạng lỏng ở Mỹ sẽ tăng
lên trong vòng 25 năm tới, nên năng lượng sinh học có thể giúp thu hẹp khoảng
cách cung cầu, theo nhận định của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ.
châu Âu, châu Á, Trung và Nam Mỹ có xu hướng dựa ngày càng nhiều hơn
vào nguồn nhiên liệu này.
Năng lượng sinh học có vai trò đặc biệt vì nó có thể tái tạo – đơn giản là
thông qua việc trồng cây nông nghiệp. Chúng ta không thể tái tạo dầu mỏ –
nguồn nhiên liệu hàng đầu được sử dụng nhiều nhất trong giao thông vận tải
hiện nay. Các nhà kinh tế học nói rằng khi nguồn cung dầu mỏ giảm thì giá dầu
mỏ sẽ tăng. Các chuyên gia dự báo rằng, năng lượng sinh học sẽ là câu trả lời
cho nguồn cung năng lượng trong thế kỉ 21.
“Nhiên liệu sinh học đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc
thay thế nhiên liệu từ dầu mỏ”, theo lời phát biểu của ông John Urbanchuk,
chuyên gia năng lượng sinh học của trung tâm tư vấn LEGC – một hãng
chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, có văn phòng đại diện trên khắp thế giới. Thay
vào đó, nếu nước Mỹ chỉ thay thế 5% lượng dầu diezen hiện nay bằng nhiên
Công nghệ khai thác chế biến Corn Corp – Thái Bình
dầu & than đá 2013
Trang 18
liệu tái tạo thì quốc gia này sẽ không cần phải nhập dầu thô từ Irắc để sản xuất
dầu diezen, theo nhận định của Cơ quan quốc gia về dầu diezen sinh học, nơi
mà Urbanchuk đang làm công tác tư vấn.
Urbanchuk nói thêm: “Và còn có những lợi ích khác nữa. Nhiên liệu
sinh học mang lại thu nhập từ thương mại cho người nông dân, một nguồn thu
nhập vô cùng quan trọng đối với họ. Nếu bạn có thể cung cấp nguồn thu từ thị
trường giúp làm giảm mức trợ cấp của Chính phủ dành cho nông nghiệp, thì số
tiền đó có thể sử dụng vào những mục đích khác”. Cụ thể là những người trồng
ngô đang được hưởng lợi từ việc sản xuất năng lượng sinh học, do Chính phủ
Mỹ có chính sách gia tăng lượng etanon trong hỗn hợp xăng. Trong năm 2008,
toàn bộ nước Mỹ đã bổ sung thêm hơn 34 tỷ kilôlít etanon vào dầu hỏa, sử
dụng 3,2 tỷ giạ ngô (1 giạ ~ 30 kilôgam ngũ cốc). Mục tiêu của chính quyền
liên bang là sẽ tăng gấp bốn lần sản lượng etanon vào năm 2022. Khi quy mô
sản xuất mở rộng, người ta sẽ cần nhiều ngô hơn. Vào năm 2018, sản xuất
etanon có thể sử dụng tới 35% sản lượng ngô của Hoa Kỳ, theo đánh giá của
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
Ngô là nguyên liệu phù hợp để sản xuất năng lượng sinh học tại Mỹ vì
“chúng tôi giỏi việc trồng ngô và chế biến ngô hơn mọi việc khác” Urbanchuk
nói. Ngô là một loại ngũ cốc được sản xuất rộng rãi nhất trên đất nước Hoa Kỳ
và hiện nước Mỹ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để tìm ra những cách thức trồng
ngô hiệu quả hơn. Năm ngoái, Hoa Kỳ đã sản xuất 13,2 tỷ giạ ngô – sản lượng
lớn nhất từ trước đến nay – và trên diện tích ít hơn 5 triệu mẫu vuông (2,02
triệu hécta) so với năm trước.
Cây đậu nành, cây trồng chính dùng để sản xuất diezen sinh học cũng
đang được trồng rộng rãi ở Mỹ. Nước Mỹ là nhà sản xuất và nhà xuất khẩu đậu
nành lớn nhất trên thế giới, với khoảng gần 400.000 nông dân tại 29 bang trồng
đậu nành. Nước Mỹ bán diezen sinh học dạng nguyên chất hoặc pha với xăng
với tổng lượng bán ra là 1,7 triệu kilôlít trong năm 2009. Vì một giạ đậu nành
Công nghệ khai thác chế biến Corn Corp – Thái Bình
dầu & than đá 2013
Trang 19
có thể sản xuất ra 1,4 galon (5,3 lít) dầu diezen sinh học từ đậu nành nên chỉ
trong năm 2009, nông dân Mỹ đã cung cấp gần 328 triệu giạ đậu nành để sản
xuất diezen sinh học tái tạo.