Nếu như một vài năm trở về trước, Sữa (dưới góc độ Sữa ngoài) là một khái niệm vô cùng mơ hồ và xa lạ với đại đa số người Việt Nam thì giờ đây, hầu hết người dân Việt Nam đều biết đến sữa như là một loại sản phẩm ngon, bổ và vô cùng tiện dụng.
Nếu như trước đây, việc có được một ly sữa là khá khó khăn dù kho khả năng thanh toán của khách hàng có cao đến đâu thì giờ đây, chỉ với một vài nghìn đồng, mọi khách hàng đều có thể có cho mình một ly sữa thơm ngon và bổ dưỡng.
Sở dĩ có sự chuyển biến trên là do sự phổ biến, đa dạng về mẫu mã, chủng loại cũng như nhãn hiệu các loại sữa trên thị trường Việt Nam trong những năm gần đay.
Tuy nhiên, để có được điều đó, để một ly sữa đến được với tay người tiêu dùng không đơn giản chỉ là một vài thao tác, một vài công đoạn. mà là cả một chu trình, một chuỗi các hoạt động đa dạng, phức tạp, liên hoàn và ẩn chứa không ít rủi ro.
30 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 6259 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của Vinamilk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Contents
Lời mở đầu
Nếu như một vài năm trở về trước, Sữa (dưới góc độ Sữa ngoài) là một khái niệm vô cùng mơ hồ và xa lạ với đại đa số người Việt Nam thì giờ đây, hầu hết người dân Việt Nam đều biết đến sữa như là một loại sản phẩm ngon, bổ và vô cùng tiện dụng.
Nếu như trước đây, việc có được một ly sữa là khá khó khăn dù kho khả năng thanh toán của khách hàng có cao đến đâu thì giờ đây, chỉ với một vài nghìn đồng, mọi khách hàng đều có thể có cho mình một ly sữa thơm ngon và bổ dưỡng.
Sở dĩ có sự chuyển biến trên là do sự phổ biến, đa dạng về mẫu mã, chủng loại cũng như nhãn hiệu các loại sữa trên thị trường Việt Nam trong những năm gần đay.
Tuy nhiên, để có được điều đó, để một ly sữa đến được với tay người tiêu dùng không đơn giản chỉ là một vài thao tác, một vài công đoạn... mà là cả một chu trình, một chuỗi các hoạt động đa dạng, phức tạp, liên hoàn và ẩn chứa không ít rủi ro.
Nhiều doanh nghiệp đã thất bại tuy nhiên cũng có rất nhiều công ty đã thu về không ít thành công nhờ có phương pháp vận hành tốt chuỗi hoạt động hay đúng hơn là chuỗi cung ứng của mình và Tổng công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk là một ví dụ điển hình trong số đó.
Vậy điều gì đã làm nên thành công của Vinamilk nói chung và của Chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của Vinamilk nói riêng?
Xin hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời thông qua bài thảo luận với đề tài:
“Tìm hiểu về chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của Vinamilk” ngay sau đây.
Chương 1: Lý thuyết
Khái niệm
Chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng.
Quản trị chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế, lập kế hoạch, triển khai quản lý các quy trình tích hợp các thành viên trong chuỗi nhằm tối đa hóa giá trị cho toàn chuỗi .
Quản lý chuỗi cung ứng là công việc không chỉ dành riêng cho các nhà quản lý về chuỗi cung ứng. Tất cả những bộ phận khác của một tổ chức cũng cần hiểu về SCM bởi họ cũng trực tiếp ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của chuỗi cung ứng
II. Tổng quan về tình hình chuỗi cung ứng tại Việt Nam
Phát triển chuỗi cung ứng được đánh giá có thể mang lại nhiều lợi ích cho ngành công nghiệp Việt Nam, nhưng đến nay số lượng công ty Việt Nam trong ngành hỗ trợ, có đủ năng lực để tham gia chuỗi cung ứng còn quá ít. Việt Nam vẫn chưa hội nhập vào chuỗi cung ứng của khu vực. Do đó, khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, việc tham gia vào chuỗi cung ứng chính là điều Việt Nam cần chú ý hơn nếu vẫn muốn duy trì năng lực cạnh tranh của mình.
Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam khi đề cập đến chuỗi cung ứng đều có chung câu hỏi “Quản trị chuỗi cung ứng thực chất là gì? Liệu công việc ấy đã được thực hiện trong doanh nghiệp chúng tôi hay chưa? Nếu chưa chúng tôi phải làm gì đầu tiên?”
Quả đúng như vậy, trong bối cảnh mà quản trị chuỗi cung ứng và logistics đang trở thành một xu hướng quan trọng, có ý nghĩa về mặt chiến lược với doanh nghiệp thì việc hiểu đúng và đi đúng sẽ là bước quan trọng đầu tiên.
Về bản chất, quản trị chuỗi cung ứng là việc quy về một mối và thống nhất quản lý và cộng tác giữa các bộ phận. Trước đây, để bán một sản phẩm phải trải qua rất nhiều phòng ban, từ mua hàng, đến bộ phận sản xuất, đến logistics và dịch vụ khách hàng... Công việc ấy vẫn đang diễn ra ở tất cả các công ty, tuy nhiên người ta nhận ra rằng việc không phối hợp giữa phòng ban sẽ làm chuỗi cung ứng trở lên phức tạp. Điều đặc biệt, công việc tối ưu khi đó sẽ trở thành tối ưu cục bộ, dẫn đến lãng phí trong tổng thể doanh nghiệp. Nó chẳng khác gì làm cầu mà không có đường thông xe, chẳng khác gì mua nguyên vật liệu giá rẻ chất đống ở đấy để rồi sản xuất thì cầm chừng.
Quan trọng hơn, bấy lâu nay, logistics và chuỗi cung ứng là những vùng đất mà rất ít doanh nghiệp Việt Nam đụng đến. Hoặc có “đụng” thì chỉ là những lướt nhẹ hơn là một cuộc đào xới, và tìm kiếm thực sự. Điều này cũng dễ giải thích bởi hai nguyên nhân chính mà nhiều chuyên gia cho rằng đó là “chuyện thường ngày ở huyện”. Thứ nhất, các nhà điều hành (CEO, tổng giám đốc, ..) nghĩ rằng cần tập trung hơn cho marketing, cho bán hàng, cho khai phá thị trường. Đặc biệt là trong bối cảnh doanh nghiệp đang yếu toàn diện từ marketing, đến bán hàng, đến phát triển thị trường, kênh phân phối... Chưa nói đến dòng xoáy cạnh tranh không ngừng nghỉ với đối thủ, những kẻ quấy rối quan trọng nhất. Và doanh nghiệp vô tình quên mất một vũ khí cạnh tranh thầm lặng - chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng thực sự có thể giúp nhiều hơn ta tưởng trong cuộc chiến cạnh tranh đó. Nguyên nhân thứ hai là thiếu thông tin, thiếu sự minh bạch trong toàn chuỗi cung ứng. Khi hỏi một nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp về mức độ hiệu quả của chuỗi cung ứng mà họ đang vận hành, thường thì câu trả lời là “Tốt, tôi chẳng thấy có vấn đề gì cả”. Nhưng khi hỏi thêm “Tốt ở mức độ nào? Cơ sở nào anh cho là tốt?” thì câu trả lời sẽ rất chung chung. Đấy cũng là căn bệnh chung của nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng của công ty cố phần sữa Việt Nam (VINAMILK)
2.1 Vài nét khái quát về công ty Vinamilk và chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của Vinamilk
Công ty có tên đầy đủ là: Công ty cổ phần sữa Việt Nam
Tên viết tắt: VINAMILK
Tên giao dịch Quốc tế là : Vietnam dairy Products Joint – Stock Company.
Công ty được thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy Sữa của chế độ cũ để lại . Công ty có trụ sở chính tại Số 10 phố Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ cấu tổ chức gồm 17 đơn vị trực thuộc và 1 Văn phòng. Tổng số CBCNV 4.500 người. Chức năng chính : Sản xuất sữa và các chế phẩm từ Sữa. Nhiều năm qua, với những nỗ lực phấn đấu vượt bậc, Công ty trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trên tất cả các mặt. Thành tựu của Công ty đã đóng góp tích cực vào sự phát triển sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phó mát. Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các sản phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất.
Theo Euromonitor, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam trong 3 năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị trường.
Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu“Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007.
Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam mà theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từ năm 1997 đến 2007. Đa phần sản phẩm được sản xuất tại chín nhà máy với tổng công suất khoảng 570.406 tấn sữa mỗi năm. Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn trên cả nước, đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi đưa sản phẩm đến số lượng lớn người tiêu dùng.
Tổng doanh thu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 35% qua 5 năm:
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh khoảng 40% thị phần sữa Việt Nam.Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới nhà phân phối dày đặc, tính đến hết năm 2011, Vinamikl 232 có nhà phân phối phân bố trên tất cả các tỉnh thành trong nước và 178.000 điểm bán lẻ, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á
Vinamilk luôn mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng, bổ dưỡng và ngon miệng nhất cho sức khoẻ của bạn. Bạn sẽ không phải lo lắng khi dùng sản phẩm của Vinamilk.
Trang thiết bị hàng đầu, phòng thí nghiệm hiện đại bậc nhất, Vinamilk tự hào cùng các chuyên gia danh tiếng trong và ngoài nước đồng tâm hợp lực làm hết sức mình để mang lại những sản phẩm dinh dưỡng tốt nhất, hoàn hảo nhất. Biết bao con người làm việc ngày đêm. Biết bao tâm huyết và trách nhiệm chắt chiu, gửi gắm trong từng sản phẩm. Tất cả vì ước nguyện chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cho tương lai thế hệ mai sau.
Đạt được được những thành tựu to lớn và vị trí đặc biệt cùng thương hiệu nổi bật Vinamilk trong nước và trên trường quốc tế như ngày nay, lãnh đạo và cán bộ công nhân viên toàn công ty đã thể hiện đầy đủ bản lĩnh chính trị và trình độ chuyên môn cùng những kiến thức được kiểm nghiệm trên thương trường là những đặc điểm tạo nên giá trị của một thương hiệu nổi tiếng suốt 35 năm qua.Tổng thể trong suốt chặng đường 35 năm qua, Công ty Cổ phần Sữa Việt nam với nhiều thế hệ được vun đắp, trưởng thành; với thương hiệu VINAMILK quen thuộc nổi tiếng trong và ngoài nước đã làm tròn xuất sắc chức năng của một đơn vị kinh tế đối với Nhà nước, trở thành một điểm sáng rất đáng trân trọng trong thời hội nhập WTO. Bản lĩnh của công ty là luôn năng động, sáng tạo, đột phá tìm một hướng đi, một mô hình kinh tế có hiệu quả nhất, thích hợp nhất nhưng không đi chệch hướng chủ trương của Đảng. Đó chính là thành tựu lớn nhất mà tập thể cán bộ công nhân viên Công ty tự khẳng định và tự hào. Đó là sức mạnh, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể và toàn Công ty Cổ phần sữa Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục dày công vun đắp, thực hiện, phát huy .
2.2 Mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của công ty sữa Vinamilk
Hộ nông dân, trang tại nuôi bò(HCM, Lâm ĐỒng, Long An, Tuyên Quang, Lầm Đồng, Thanh Hóa, Nghệ An)
Đại lý, cúa hàng:220 nhà phân phối, trên 140.000 điểm bán hàng
Công ty, Nhà máy sản xuất(Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình ĐỊnh, Cần Thơ
Người tiêu dùng
Trung tâm thu mua sữa tươi, làm lạnh 40C
Phân phối (Phú Thái)
Nhập khẩu nguyên liệu sữa
: dòng sản phẩm
: dòng thông tin
: dòng tài chính
Phân tích các thành viên và vai trò trong chuỗi cung ứng
Khâu cung ứng đầu vào
Khâu cung ứng đầu vào của công ty sữa Vinamilk gồm: nguồn nguyên liệu nhập khẩu và nguồn nguyên liệu thu mua từ các hộ nông dân nuôi bò, nông trại nuôi bò trong nước. Đây là thành viên đầu tiên trong chuỗi cung ứng. Các hộ nông dân nuôi bò, nông trại nuôi bò có vai trò cung cấp nguyên liệu sữa đầu vào cho sản xuất thông qua trạm thu gom sữa. Sữa được thu mua từ các nông trại phải luôn đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng được ký kết giữa công ty Vinamilk và các nông trại sữa nội địa. Sữa tươi nguyên liệu phải trải qua quá trình kiểm tra gắt gao khi tiếp nhận các chỉ tiêu sau:
- Cảm quan: thơm ngon tự nhiên, đặc trưng của sữa tươi, không có bất kỳ mùi vị nào.
- Đảm bảo chất khô chất béo lớn hơn
- Độ tươi
- Độ acid
- Chỉ tiêu vi sinh
- Hàm lượng kim loại nặng
- Thuốc trừ sâu, thuốc thú y
- Nguồn gốc (không sử dụng sữa của bò bệnh).
Riêng để sản xuất sữa tươi tiệt trùng, sữa tuơi phải đảm bảo nghiêm ngặt về độ tươi, không bị tủa bởi cồn 75 độ.
*Đối với nguyên liệu sữa tươi từ các nông trại nuôi bò thì quy trình thu muasữa của công ty Vinamilk diễn ra như sau:
* Các trang trại lớn, như: trang trại của công ty cổ phần DELTA (Tp.HCM) quy mô đàn:1000 con, doanh nghiệp thương mại chăn nuôi bò sữa Phương Bình quy mô đàn: 120 con.
Công ty có 4 trang trại bò sữa tai Tuyên Quang, Lầm Đồng, Thanh Hóa, Nghệ An với hệ thống trang thiết bị kĩ thuật hiện đại. Mỗi con bò được đeo chip điện tử để kiểm tra sản lượng sữa chính xác từng cá thể.
Và rất nhiều các hộ chăn nuôi, hợp tác xã nuôi bò ở Bình ĐỊnh, HCM, Lâm ĐỒng, Long An cung cấp nguồn sữa tươi cho công ty.
Trung tâm thu mua sữa tươi có vai trò mua nguyên liệu sữa tươi từ các hộ nông dân, nông trại nuôi bò, thực hiện cân đo khối lượng sữa, kiểm tra chất lượng sữa, bảo quản và vận chuyển đến nhà máy sản xuất. Từ trung tâm có thể thông tin cho hộ nông dân về chất lượng, giá cả và nhu cầu khối lượng nguyên vật liệu. Đồng thời trung tâm thu mua sẽ thanh toán tiền cho các hộ nông dân nuôi bò.
Trong năm 2011, Vinamilk đã thu mua 144 nghìn tấn sữa tươi, tăng 11% so với năm 2010. Trong đó, thu mua trong dân tăng 8% và thu mua trang trại của Vinimilk tăng 52%. Tháng 12/2011, tổng đàn bò sữa giao cho Vinamilk là 61 nghìn con, tăng 1.100 con so với tháng 12/2010, trong đó bò vắt sữa chiếm 49% tổng đàn bò.
Đối với nguyên liệu sữa nhập khẩu thì có thể được nhập thông qua trung gian hoặc tiến hành nhập khẩu trực tiếp rồi được chuyển đến nhà máy sản xuất. Một số nhà cung cấp nguyên liệu sữa nhập khẩu cho công ty Vinamilk như:
- Fonterra là tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực về sữa và xuất khẩu các sản phẩm sữa, tập đoàn này nắm giữ 1/3 khối lượng mua bán trên toàn thế giới.
- Hoogwegt International là một đối tác lớn chuyên cung cấp bột sữa cho nhà sản xuất và người tiêu dùng ở châu Âu nói riêng và trên toàn thế giới nói chung cũng như công ty Vinamilk
- Ngoài ra Perstima Bình Dương Việt Nam, cùng với nhiều công ty khác trong nước cũng là nhà cung cấp chiến lược cho Vinamilk trong hơn 10 năm qua.
Danh sách một số nhà cung cấp lớn của Cty Vinamilk
Name of Supplier
Product(s) Supplied
· Fonterra (SEA) Pte Ltd
Milk powder
· Hoogwegt International BV
Milk powder
· Perstima Binh Duong,
Tins
· Tetra Pak Indochina
Carton packaging and packaging machines
Chuỗi cung ứng đầu vào có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nên một sản phẩm chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng chính vì vậy xây dựng mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững đối với các nhà cung cấp chiến lược nsw trong và ngoài nước là mục tiêu chính của Vinamilk nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu thô không ngừng ổn định về chất lượng cao cấp mà còn ở giá cả rất cạnh tranh.
Như vậy,
* Ưu điểm của khâu cung ứng đầu vào:
Sữa bò được thu mua từ nông dân Việt Nam, qua nhiều khâu kiểm tra tại các trạm thu mua, trung chuyển. Có đội ngũ chuyên viên hỗ trợ bà con nông dân về kỹ thuật nuôi bò, thức ăn, vệ sinh chuồng trại, cách vắt sữa, cách bảo quản và thu mua sữaSữa tươi nguyên liệu sau khi được thu mua và trữ lạnh trong các xe bồn, khi đến nhà máy lại được kiểm tra nhiều lần trước khi đưa vào sản xuất, tuyệt đối không chấp nhận sữa có chất lượng kém, chứa kháng sinh
*Hạn chế của chuỗi cung ứng đầu vào:
Bột sữa, chất béo sữa(sử dụng trong sản xuất sữa hồn nguyên, sữa tiệt trùng, sữa chuavà các loại sản phẩm khác): được nhập khẩu từ nguồn sản xuật hàng đầu và có uy tín trên thế giới như Mỹ, Úc, New Zealand chính vì vậy mà giá thành rất cao.
Khâu sản xuất của Công ty Vinamilk
Sau khi sữa được vận chuyển về các nhà máy chế biến các nhà máy chế biến sữa, và được kiểm tra nhiều lần mới cho sữa vào dây chuyền sản xuất.
Qui trình sản xuất sữa Vinamilk
Sữa nguyên liệu
Chuẩn hóa
Bài khí
Puree quả
Chất ồn định
Phối trộn
Hương liệu
Đồng hóa
Thanh trùng
Rót sản phẩm
Bảo quản nhiệt độ phòng
Tại nhà máy sản xuất: Có vai trò tiếp nhận nguyên liệu sữa từ trung tâm thu mua sữa hoặc từ các nhà cung cấp nguyên liệu sữa nhập khẩu và thực hiện các giai đoạn sản xuất. Nguyên liệu sữa được trải qua một quá trình chuẩn hóa, bài khí, đồng hóa và thanh trùng được đóng gói tạo ra sữa thành phẩm.
Chuẩn hóa:
+ Mục đích: Điều chỉnh hàm lượng chất béo. Do nhu cầu khách hàng ngày càng nâng cao, hị đòi hỏi sự an toàn khi tiêu dùng sản phẩm, hàm lượng béo là một trong những điều mà họ quan tâm hàng đầu, nếu hàm lượng chất béo trong cơ thể quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe và có thể gây ra bệnh béo phì ở trẻ em.
+ Nguyên tắc thực hiện: Nếu hàm lượng béo thấp thì tiến hành tính toán và bổ sung thêm cream. Nếu hàm lượng béo cao thì tiến hành tính toán và tách bớt cream ra.
Bài khí:
+ Mục đích: Trong sữa có nhiều khí lạ cần được loại trừ nếu không sẽ vỡ mùi hương đặc trưng của sữa. Khi trong sữa có nhiều khí nó sẽ làm giảm khả năng truyền nhiệt nghĩa là làm tăng chi phí cho quá trình sản xuất như bước thanh trùng, đồng hóa Trong trường hợp thanh trùng sau khi đã đóng hộp, tại nhiệt độ thanh trùng thể tích của khí sẽ tăng lên làm vỡ hộp.
+ Nguyên tắc thực hiện: Kết hợp giữa nhiệt độ với áp lực chân không.
+ Thông số kỹ thuật: T= 70oC, áp suất tương ứng.
+ Thiệt bị gia nhiệt: Ống lồng ống, bản mỏng tác nhân gia nhiệt là hơi nước.
Phối trộn:
+ Mục đích: Tạo ra các sản phẩm có hương vị khác nhau
+ Nguyên tắc thực hiện: Phối trộn với hàm lượng vừa đủ, đảm bảo chất lượng, hương vị tự nhiên của các sản phẩm
Đồng hóa:
+ Mục đích: ổn định hệ nhủ tương, hạn chế hiện tượng tách pha.
+ Nguyên tắc thực hiện: sử dụng áp lực ca.
+ Thông số kỹ thuật: T= 55-70oC, P= 100-200 bar.
+ Phương pháp thực hiện: đồng hóa toàn phần: 1 cấp hoặc 2 cấp, đồng hóa một phần: dòng cream (10% max), dòng sữa gầy.
+ Thiệt bị: rất đơn giản chỉ cần có sự thay đổi tiết diện đột ngột tạo nên sự va đập, hiện tượng chảy rối, hiện tượng xâm thực.
Thanh trùng:
+ Mục đích: tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và ức chế hoạt động của các vi sinh vật khác
+ Phương pháp thực hiện: HTST (high temperate short time): 72-75oC trong vòng 15-20s
+ Thiết bị thanh trùng: ống lồng ống, bản mỏng
Rót sản phẩm:
+ Bao bì thường được sử dụng: nhựa, giấy, bao bì Tetre Pak và Combibloc nổi tiếng thế giới về độ an toàn thực phẩm.
+ Yêu cầu bao bì: - Kín
-phải vô trùng
+ Thiết bị rót: cũng phải vô trùng.
Bảo quản:
+ Mục đích: bảo quản tốt được chất lượng sản phẩm
+ Yêu cầu: sản phẩm sau khi đóng gói được chuyển vào nơi bảo quản theo đúng tiêu chuẩn chất lượng.
Điểm nổi bật về quy trình sản xuất của Vinamilk: dây truyền sản xuất kín, từ lâu Vinamilk đã triển khai áp dụng các hệ thống quản lý ISO và an toàn thực phẩm HACCP tại tất cả các nhà máy trong hệ thống. Quá trình xử lý nhiệt được theo dõi nghiêm ngặt. Các chế độ xử lý nhiệt được lựa chọn, cân nhắc để đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm đồng thời giữ gìn giá trị dinh dưỡng của sữa ở mức cao nhất. Ưu tiên chọn các chế độ xử lý nhiệt cao trong thời gian cực ngắn, đây là những công nghệ tiên tiến trên thế giới.
* Nhà máy chế biến sữa:
Sau 30 năm ra mắt người tiêu đung, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà máy và 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, gồm:
Công ty cổ sữaVinamilk
Văn phòng công ty
Chi nhánh Cần Thơ
Chi nhánh Đà Nẵng
Chí nhánh Hà Nội
Xí nghiệp kho vận
Nhà máy sữa Bình Định
Nhà máy sữa Nghệ An
Nhà máy sữa Cần Thơ
Nhà máy sữa Hà Nội
Nhà máy sữa Trường Thọ
Nhà máy sữa Thống Nhất
Nhà máy sữa Dieclac
Nhà máy sữa Sài Gòn
Nhà máy sữa DIELAC, khu Công nghiệp Biên Hòa- Tỉnh Đồng Nai, chyên sản xuất: sữa bột dành cho trẻ em và người lớn, bột dinh dưỡng cho trẻ em.
nhà máy sữa Trường Thọ, 32 Đặng Văn Bi, Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh. Chuyên sản xuất: Sữa đặc có đường, Sữa tươi tiệt trùng, Sữa đậu nành, Sữa chua, Nước ép trái cây, Phô mai.
Nhà máy sữa Thồng Nhất, 12 Đặng Văn Bi, Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, chuyên sản xuất: sữa đặc có đường, sữa tươi tiệt trùng, kem, sữa chua, sữa chua uống.
Nhà máy sữa Hà Nội, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội, chuyên sản xuất: sữa đặc có đường, sữa tươi tiệt trùng, Kem, sữa đậu nành, sữa chua, sữa chua uống.
Nhà máy sữa Bình Định, 09 Phan Chu Trinh, Tp. Qui Nhơn, chuyên sản xuất: sữa tươi tiệt trùng, kem, sữa chua, sữa chua uống.
Nhà máy sữa Nghệ An, đường Sào Nam, xã Nghi Thu, Thi xã Cửa Lò, Nghệ An, chuyên sản xuất: sữa đặc, sữa tươi, sữa chua.
Nhà máy sữa Sài Gòn, khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, Q.12, Tp. HCM, chuyên sản xuất: sữa tươi, sữa chua, sữa chua uống.
Nhà máy sữa Cần Thơ, khu Công nghiệp Trà Nóc, Cần Thơ, chuyên sản xuất: sữa tươi, sữa chua, kem bánh.
Xí nghiệp Kho Vận, 32 Đặc Văn Bi, quận Thủ Đức, tp HCM, chuyên: vận chuyển, giao nhận
Tất cả các phòng thí nghiệm tại các nhà máy của Vinamilk đều đạt chứng nhận ISO 17025 cho lĩnh vực hóa học và sinh