Đề tài Tìm hiểu về thơ trữ tình của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương
Thơ ca có một sức hấp dẫn kì lạ đối với con người. Thơ ca có thể nói hộ những điều mà có khi trong giao tiếp hàng ngày con người ta không dám bộc bạch. Thơ ca lại còn có thể giúp chúng ta đi từ chân trời của một người đến chân trời của tất cả mọi người. Thơ ca mỗi nước có một hành trình phát triển dài lâu với những biến đổi, những cách tân không ngừng cả về hình thức và nghệ thuật. Ở Việt Nam, thơ ca không ngừng vươn mình phát triển, và đặc biệt, những người yêu thơ và nghiên cứu thơ được chứng kiến sự đổi thay mạnh mẽ nhất của thơ ca bắt đầu từ cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX cho đến 1930-1945. Đánh một dấu mốc quan trọng trong công cuộc đổi mới thơ ca ấy là sự phát triển của thơ trữ tình điệu nói. Bên cạnh những thành tựu về mặt nội dung, người ta nhận thấy thơ ca còn có sự cách tân về hình thức biểu hiện, mà quan trọng nhất là chuyển đổi hình thức thơ từ thơ trữ tình điệu ngâm (cổ - trung đại) sang thơ trữ tình điệu nói (cận - hiện đại). Sự thay đổi về hình thức câu thơ đó có nguyên nhân chính từ sự biến đổi trong nguyên tắc phản ánh thực tại của các nhà thơ. Đó cũng chính là sự hiện đại hoá tư duy thơ (bao gồm quan niệm nghệ thuật và thi pháp sáng tác - trong đó có sự nảy nở của cái tôi cá nhân). Nghiên cứu thơ trữ tình điệu nói cũng là nghiên cứu sâu thêm một quy luật vận động của ngôn ngữ văn học Việt Nam: từ công thức ước lệ dần dần hướng về sự giản dị, dân dã, tạo nên cái hiện thực hàng ngày trong thơ. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương là những tác giả lớn của văn học trung đại Việt Nam. Đó là những tác giả có đóng góp mang ý nghĩa cách tân, một trong những biểu hiện là thơ trữ tình điệu nói. Qua thơ trữ tình điệu nói của ba tác giả, người đọc thấy được vai trò tiếp nối của ba tác giả từ trung đại đến hiện đại.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV Chau - sua2.doc
- THD CHUAN.rar