Trước đây, khi Quy chế dân chủ cơ sở chưa được
triển khai, dân chủ chưa được phát huy sâu rộng,
người dân chưa ý thức được đầy đủ quyền và nghĩa
vụ của mình. Ở một số địa phương, thay vì phải khiếu
kiện đúng trình tự thủ tục thì người dân kéo cả đoàn
tới chỗ đông người. Tiêu biểu nhất là đoàn khiếu kiện
từ Sóc Trăng, Long An, Bạc Liêu, Tiền Giang lên TP.
HCM, tập trungtrước cổng Cơ quan thường trực cuả
Văn phòng Chính phủ ( số 7 Lê Duẩn ), trương gần
20 biểu ngữ đòi đất, đòi nhà, đòi đền bù giải toả. Tại
Tp Hồ Chí Minh, cũng có một số vụ khiếu kiện về
việc đền bù giải tỏa tại Rạch Miễu,
23 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2680 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại
thành phố Hồ Chí Minh
NGUYỄN THANH MINH
Trường ĐH Luật TP. HCM
1. Những kết quả đạt được
Trước đây, khi Quy chế dân chủ cơ sở chưa được
triển khai, dân chủ chưa được phát huy sâu rộng,
người dân chưa ý thức được đầy đủ quyền và nghĩa
vụ của mình. Ở một số địa phương, thay vì phải khiếu
kiện đúng trình tự thủ tục thì người dân kéo cả đoàn
tới chỗ đông người. Tiêu biểu nhất là đoàn khiếu kiện
từ Sóc Trăng, Long An, Bạc Liêu, Tiền Giang lên TP.
HCM, tập trung trước cổng Cơ quan thường trực cuả
Văn phòng Chính phủ ( số 7 Lê Duẩn ), trương gần
20 biểu ngữ đòi đất, đòi nhà, đòi đền bù giải toả. Tại
Tp Hồ Chí Minh, cũng có một số vụ khiếu kiện về
việc đền bù giải tỏa tại Rạch Miễu, Nguyễn Văn
Luông, Tân Túc, khiếu nại của các tiểu thương ở chợ
Thiếc... Nguyên nhân của những vụ việc trên hầu hết
đều xuất phát từ hiện tượng mất dân chủ kéo dài,
khiến cho nhân dân giảm niềm tin đối với Đảng và
Nhà nước.
Từ năm 1998 đến nay, nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ của
Thành uỷ và UBND thành phố Hồ Chí Minh, Quy
chế dân chủ cơ sở đã dần dần đi vào cuộc sống và
phát huy được tác dụng tại địa phương. Theo Báo cáo
số 79 của UBND TP.HCM, Báo cáo số 62 của Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM, Báo cáo
số 28 của Ban Dân vận Thành uỷ TP. HCM, việc đưa
Quy chế đến người dân đã đạt được những kết quả
khả quan.
Thứ nhất, đối với những việc chính quyền địa
phương phải thông tin và công khai để dân biết, nếu
như những năm trước đó chỉ tiến hành tại các cuộc
họp ấp, tổ dân phố thì nay đã được thực hiện bằng
nhiều hình thức thông tin đa dạng như tờ tin, bản tin
hàng tháng, tài liệu bướm ( có tài liệu được dịch ra
tiếng Hoa), xe loa, thuyền hoa... Qua đó, UBND
phường, xã, thị trấn phối hợp Mặt trận Tổ quốc đã
truyền tải những nội dung công khai đến tận người
dân, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân biết những
thông tin cần thiết ở địa phương. Riêng Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc còn tổ chức phổ biến pháp luật, chủ
trương của Đảng và Nhà nước trong hệ thống Mặt
trận.
Theo tinh thần dân chủ, các kỳ họp của Hội đồng
nhân dân TP.HCM đã được truyền thanh trực tiếp để
công chúng theo dõi; từ đó dân có thể kiểm tra, giám
sát, đánh giá trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của các
đại biểu Hội đồng nhân dân. Tiếp thu phản ánh của
nhân dân, UBND thành phố đã đưa ra chỉ thị số
15/2001/ CT - UB về quản lý, sử dụng, công khai tài
chính các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp
của nhân dân; do đó tình trạng tham nhũng công quỹ
cũng đã từng bước bị đẩy lùi...
Thông qua việc xây dựng các chương trình, kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cải cách
hành chính, sửa đổi lề lối làm việc, thái độ, tác phong
tiếp dân... nhân dân đã góp phần xóa bỏ tệ nạn quan
liêu, mệnh lệnh, áp đặt của từng địa phương, làm cho
việc xây dựng Đảng và chính quyền ngày càng trong
sạch, vững mạnh. Việc công khai trên báo về quy
hoạch xây dựng nhà cửa như quy hoạch quận 7 - khu
vực phát triển đô thị mới phía Nam1 - là một trong
những kết quả có ý nghĩa, khẳng định tác dụng tốt
cuả việc thực hiện Quy chế dân chủ. Tình trạng dân
chúng phải “ lo lót” cho cán bộ phòng quản lý đô thị
để biết thông tin không còn; người dân yên tâm
chuyển nhượng đất đai, xin phép xây dựng nhà cửa
đúng pháp luật; hiện tượng một số cán bộ lợi dụng
chức quyền trục lợi đất quy hoạch mà họ biết trước
thông tin giảm. Từ đó, niềm tin của dân chúng vào
Đảng, Nhà nước ngày càng tăng hơn.
Thứ hai, những việc nhân dân bàn bạc, tham gia ý
kiến và quyết định ở cơ sở đã được đông đảo dân
chúng quan tâm. Nhiều dự án, chương trình của Nhà
nước trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định đã
được nhân dân góp ý với ý thức trách nhiệm cao (như
công trình Đại lộ Đông - Tây của thành phố). Đặc
biệt, ở kỳ bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
nhiệm kỳ 1999- 2004, nhân dân đã tham gia tích cực
vào việc mạn đàm, bàn bạc về nhân sự, ứng cử viên,
bầu cử nghiêm túc (thành phố đạt tỷ lệ 99,84% cử tri
đi bầu). Thực hiện phương châm “Nhà nước và dân
cùng làm”, dân ở nhiều phường, xã đã đóng góp tiền
bạc, sức lực duy tu hoặc làm mới các ngõ hẻm, hệ
thống thoát nước, cột điện, đèn đường, nhà tình
nghĩa, nhà tình thương, chốt dân phòng, trường học.
Tại khu phố 1 phường 5, Quận 5 sau khi xây dựng
Quy ước tổ dân phố và thảo luận dân chủ tại các buổi
họp, nhân dân đã phản ánh những bức xúc của họ về
tình trạng buôn bán các loại hàng “lạc xoong” như
phụ tùng xe máy, ốc vít, hàng điện tử cũ lấn chiếm
lòng lề đường Nguyễn Chí Thanh2. Việc buôn bán
này đã tạo điều kiện cho những tội xâm phạm quyền
sở hữu phát triển (vì mọi loại phụ tùng ăn cắp được
bán tại đây) và làm mất vẻ mỹ quan cuả đô thị. Lúc
đầu do lợi ích kinh tế, nhiều gia đình giữ xe đã cho
những người bán hàng chạy vào nhà mình tạm lánh
công an khi họ bị truy quét. Do dân không hợp tác
nên cái chợ trôi nổi này sau khi xoá xong lại hoạt
động như cũ. Sau đó, nhờ các Đảng viên, cán bộ khu
phố và bà con xung quanh vận động, các hộ dân giữ
xe đã cùng công an kiên quyết “giải phóng” vỉa hè,
trả lại vẻ đẹp vốn có của tuyến đường này.
- Những việc nhân dân giám sát, kiểm tra. Qua phản
ánh của nhân dân, UBND thành phố đã cho biết: hiện
nay, tại thành phố có hơn 50 dự án đang có khiếu
kiện. Trong đó, riêng 6 vụ khiếu kiện đông người đã
được Đoàn công tác liên ngành của Chính phủ kiểm
tra và kết luận (khu siêu thị An Lạc, khu du lịch Bạch
Đàn, khu dân cư Rạch Miễu, khu chế xuất Tân
Thuận, dự án chợ An Khánh và dự án đường xa lộ
song hành Hà Nội), thành phố đã tổ chức thực hiện
theo kết luận; ban hành chính sách sửa đổi, bổ sung
và chỉ đạo giá đền bù theo chính sách mới. Tuy
nhiên, trong các dự án vẫn còn một số hộ dân khiếu
nại3. Còn về công trình đường liên cảng A5, UBND
đã cho biết kết quả thanh tra: có 20 sai sót, vi phạm;
thanh tra đã buộc đơn vị thi công nộp ngân sách Nhà
nước 862,9 triệu đồng, đồng thời khiển trách 8, cảnh
cáo 3, chuyển công tác khác với mức lương thấp hơn
5, cho nghỉ việc 1, phê bình rút kinh nhiệm 3 đối với
các cá nhân vi phạm. Về hình sự, đã chuyển hồ sơ
cho cơ quan điều tra vụ việc tiêu cực xảy ra tại Công
ty xây dựng giao thông Sài Gòn trong khi thi công
đường liên cảng A5... Gần đây nhất, nhân dân đã đưa
ra ánh sáng về “sự cố hầm chui Văn Thánh 2”4, và
gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh những đơn vị thi
công không có trách nhiệm. Ngay sau đó, báo Tuổi
Trẻ đã vào cuộc; nhờ bài phỏng vấn của phóng viên
bản báo đối với Tiến sĩ Nguyễn Văn Đạt - chuyên
viên cao cấp ngành xây dựng sau khi ông trực tiếp
khảo sát thực địa - chúng ta mới được rõ: vì bên thi
công dùng cừ tràm (thay vì phải dùng bê tông cốt
thép đúc sẵn) để đóng móng công trình nên dẫn đến
sự cố hầm lún nứt và có khả năng sập hầm chui trong
vòng 6 tháng tới (trong khi đây là công trình vĩnh
cửu, được thiết kế có sức chịu tải H30, tức cho đoàn
xe 30 tấn )5.
2. Một số tồn tại và hướng giải quyết
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Quy
chế dân chủ cơ sở tại TP Hồ Chí Minh vẫn còn một
số tồn tại cần phải khắc phục kịp thời. Ở đây, sau khi
nêu lên từng vướng mắc cụ thể, chúng tôi mạnh dạn
đưa ra một số giải pháp ban đầu.
- Những việc chính quyền địa phương phải thông tin
và công khai để dân biết:
Khoản 6 Điều 4 quy định phải công khai dự toán và
quyết toán ngân sách xã hàng năm. Nhưng trên thực
tế, việc công khai tài chính trên thường chỉ mới được
thông qua tại Hội đồng nhân dân phường xã và cũng
chỉ nêu lên tỷ lệ phần trăm hoặc nêu chung chung
ngân sách năm nay cao hơn năm trước. Cách báo cáo
này chính là kẽ hở để tham nhũng có cơ hội phát
triển. Vì vậy UBND thành phố nên quy định: nếu
không thuộc bí mật Nhà nước, người có thẩm quyền
báo cáo bắt buộc phải có trách nhiệm đưa ra những
số liệu cụ thể, chi tiết và chính xác để dân biết.
Khoản 7 Điều 4 quy định: chính quyền địa phương
phải thông tin “dự toán và quyết toán thu chi các quỹ,
dự án, các khoản huy động đóng góp xây dựng cơ sở
hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng của xã
thôn, làng, ấp, bản và kết quả thực hiện”. Việc thiếu
đồng bộ giữa cấp trên và cơ sở, nhất là trong lĩnh vực
xây dựng, giải tỏa, giao thông công chánh, mức thuế
của các hộ kinh doanh... dẫn đến tình trạng khiếu
kiện ở các quận 2, 7, 9, Phú Nhuận, Bình Thạnh,
Bình Chánh. Việc chặt tỉa bớt nhánh cây xanh, đào
đường, do không thông báo công khai cho người dân
biết trước nên đã làm ảnh hưởng đến việc đi lại và
sinh hoạt của dân như ở quận 1, 4, 8...Ở đây, vấn đề
nổi cộm là chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các
bộ phận chỉ đạo, thiếu thông tin giữa cơ quan chức
năng này và cơ quan chức năng kia, giữa cơ quan nhà
nước và nhân dân. Nếu UBND các cấp thống nhất chỉ
đạo qua các cuộc giao ban liên ngành, đưa những
thông tin này công khai trên báo, đài phát thanh, hoặc
thông báo đến từng tổ dân phố có liên quan đến vụ
việc thì tình trạng trên sẽ phần nào được hạn chế.
- Những việc nhân dân bàn bạc, tham gia ý kiến và
quyết định ở cơ sở:
Theo nhận xét của luật sư Nguyễn Hữu Danh - Phó
trưởng ban Dân chủ và pháp luật tại Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam TP.HCM - những nội dung về
những việc nhân dân bàn bạc, tham gia ý kiến, quyết
định ở cơ sở về cơ bản là hợp lòng dân, được nhân
dân nhiệt tình hưởng ứng; tuy nhiên, việc xây dựng
hương ước, quy ước làng văn hoá... chưa được nhân
dân thực sự quan tâm. Nhiều nơi rập khuôn quy ước
tổ dân phố mẫu trên đưa xuống áp dụng cho địa
phương mình. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến
địa phương vì quy ước mẫu không phù hợp với tình
hình khu phố và nhu cầu người dân. Riêng quận 10 là
cơ sở đáng hoan nghênh, ngay cả việc bầu trưởng khu
phố cũng được nhân dân bỏ phiếu kín tín nhiệm.
Theo luật sư Nguyễn Hữu Danh thì cần phải tuyên
truyền, phổ biến cho nhân dân để họ hiểu được quyền
lợi của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng dân cư nếu
lập được quy ước tổ dân phố sát với tình hình địa
phương.
Việc nhân dân thảo luận, bàn bạc còn lệ thuộc vào
việc nhận thức, vận dụng của cấp ủy, chính quyền cơ
sở tại địa bàn cư trú và chính bản thân người dân. Cơ
sở nào có nhiều cán bộ hưu trí mạnh dạn hơn thì việc
phát biểu, phê phán những biểu hiện quan liêu, làm
giàu bất chính của cán bộ; nhưng ở những nơi khác,
các ý kiến đóng góp của người dân chỉ có tính chất
chiếu lệ, thái độ còn dè dặt. Đơn cử như trường hợp
tuyến cống hộp ở phường 15 quận 10 - tuyến cống
hộp Kim Ngân - Bắc Hải - Bao Ngạn. Dự án cải tạo
hệ thống thoát nước cống hộp phường 15, quận 10 do
UBND TP.HCM phê duyệt ngày 11/9/1993 với tổng
vốn vốn đầu tư 15.238.000.000 đồng, ngân sách
thành phố cấp6. Công trình do Sở GTCC TP.HCM
làm chủ đầu tư, Công ty tư vấn xây dựng công trình
GTCC đảm nhiệm việc thiết kế và Công ty TNHH
xây dựng công trình Hùng Vương là đơn vị thi công.
Ngay từ giai đoạn đầu thi công, đã có hơn 150 hộ dân
gửi đơn kiến nghị với HĐND về việc không có biện
pháp hữu hiệu để thoát nước sinh hoạt và xin lắp đặt
hệ thống cống phụ nhưng không được giải quyết.
Tiếp đó nhân dân đã gửi đơn tố cáo lên HĐND Q. 10
về việc đơn vị thi công vòi vĩnh dân mỗi hộ phải “
bồi dưỡng từ 400.000 - 600.000 cho việc lắp đặt cống
từ nhà vào cống hộp nhưng lời tố giác của nhân dân
vẫn không được xem xét. Ngày 21/12/1995 công
trình được nghiệm thu. Tháng 4/2001, UBND Q10 có
quyết định đầu tư tuyến đường trên cống hộp. Chính
trong quá trình “giám sát” thi công tuyến đường trên,
bằng cách tự chui xuống lòng cống, chụp hình, quay
phim, người dân đã phát hiện những sai phạm
nghiêm trọng của công trình cống hộp. Theo kết quả
của thanh tra thì toàn bộ công trình có tổng cộng
2.291 vị trí hư hỏng do thi công7. Tuy nhiên tại hội
thảo ngày 9.4.2002 tại Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
TP.HCM, các cán bộ hưu trí vẫn chưa đồng ý với kết
quả trên. Theo ông Trần Nhật Đức, kỹ sư cầu đường
đã nghỉ hưu và ông Hoàng Trọng Trạch phải có đến
3094 điểm hư hỏng. Một công trình vĩnh cửu mà mới
đưa vào sử dụng hơn 5 năm đã gần như bị phá hủy
hoàn toàn. Ông Hoàng Trọng Trạch, Trần Bình Đẳng,
Hoàng Quốc Tín... và những người khác trong hội
thảo đã tỏ ra nghi ngờ về kết quả của thanh tra và họ
cũng thể hiện rõ thái độ của mình đối với công trình
này.
- Những việc nhân dân giám sát, kiểm tra:
Qua đánh giá, khâu kiểm tra là khâu yếu nhất trong
toàn bỏ. Đối với các công trình tại cộng đồng nơi
người dân sinh hoạt, việc giám sát tương đối tốt.
Nhưng đối với những công trình có quy mô lớn (do
thành phố và quận đầu tư) thì chức năng giám sát của
dân chưa thật sự đạt được hiệu quả. Một mặt, số
người tham gia giám sát còn ít, những người chủ yếu
được cử vào Ban quản lý giám sát công trình, thanh
tra nhân dân... thường chỉ là trưởng hoặc phó khu
phố, ấp, tổ dân phố. Mặt khác, cơ chế để nhân dân
tham gia và nội dung thực hiện giám sát, kiểm tra
chưa được quy định rõ nên hình thức và nội dung
giám sát, kiểm tra của nhân dân trong thời gian qua
hiệu quả chưa cao. Tuy nhiên, thông qua các vụ việc
tiêu cực mà người dân phản ảnh như đường liên cảng
A5, quốc lộ 15 huyện Nhà Bè, dự án bãi rác Đông
Thạnh, Hóc Môn, kết nạp Đảng lầm đối tượng tại
phường 14 quận 5... ta cũng thấy được tấm lòng yêu
nước, yêu chế độ của nhân dân đối với đất nước.
Khoản 6 Điều 11 quy định nhân dân được kiểm tra
kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình do nhân
dân đóng góp xây dựng và các chương trình dự án do
Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư tài trợ trực
tiếp cho xã. Theo quy định của Nhà nước người giám
sát công trình phải có trình độ chuyên môn. Nhưng
khi người giám sát không có trình độ chuyên môn;
hoặc phản ánh của nhân dân mâu thuẫn với kết luận
của thanh tra chuyên ngành thì giải quyết như thế nào
cho thỏa đáng? Theo chúng tôi có thể có hai cách giải
quyết: (1) ngay từ lúc đầu, nên chọn người có chuyên
môn ở lĩnh vực họ tham gia giám sát; (2) để cho
người giám sát có chuyên môn cao hơn và thanh tra
chuyên ngành cấp trên giải quyết tiếp vụ việc nếu nếu
ý kiến của giám sát đại diện cho dân mâu thuẫn với
thanh tra chuyên ngành.
Khoản 1 Điều 12 quy định “nhân dân giám sát hoạt
động và tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân, các
thành viên Ủy ban nhân dân. Có quyền kiến nghị,
khiếu nại, tố cáo các hành vi xâm phạm quyền làm
chủ của nhân dân, vi phạm pháp luật, tham nhũng,
tiêu cực của đại biểu Hội đồng nhân dân và các thành
viên Ủy ban nhân dân”. Theo đó, người dân có quyền
khiếu nại, tố cáo nhưng Quy chế chưa nêu rõ cơ quan
nào giải quyết, biện pháp chế tài thế nào nếu cơ quan
có trách nhiệm không giải quyết thoả đáng hoặc
không trả lời. Ở đây, theo chúng tôi, cơ quan có trách
nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân phải là
HĐND hoặc UBND cấp cao hơn, thậm chí có thể là
Tòa án.
Khoản 2 Điều 12 có quy định “Các kỳ họp của
HĐND xã mời đại diện các tổ chức đoàn thể tham dự
và mời đại diện nhân dân dự thính”. Tuy nhiên, nên
quy định cụ thể cách thức, tiêu chí của đại diện nhân
dân dự thính, quyền hạn và trách nhiệm của đại diện
nhân dân dự thính để chất lượng kì họp cao hơn.
- Về hình thức thực hiện Quy chế và trách nhiệm của
những cá nhân, tổ chức liên quan:
Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế, một số
cán bộ vẫn còn thái độ bàng quan, ỷ lại, chưa nhận
thức rõ vai trò của mình; Quy chế chưa thực sự trở
thành một hoạt động thường xuyên, có lúc, có nơi
còn bị kẻ xấu lợi dụng để gây rối. Muốn khắc phục
được thực trạng này, phải tăng cường vai trò lãnh đạo
của Đảng, nâng cao ý thức trách nhiệm và tính gương
mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, chú trọng vai trò
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, phối hợp nhịp
nhàng giữa các ban ngành đoàn thể, nâng cao chất
lượng hoạt động dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp
thông qua hoạt động của Hội đồng nhân dân và đại
biểu Hội đồng nhân dân, xử lý thích đáng những
hành vi lợi dụng dân chủ để gây rối theo pháp luật...
Điều 14 của Quy chế có quy định hội nghị thôn, làng,
ấp, bản được tổ chức 6 tháng 1 lần hoặc bất thường
gồm toàn thể cử tri hoặc các chủ hộ do trưởng thôn
phối hợp với ban công tác mặt trận, các đoàn thể triệu
tập. Trong trường hợp chủ hộ không dự được nên cho
phép đại diện hộ đi dự thay (đại diện hộ là những
người có năng lực hành vi dân sự và không phạm
pháp, không đang ở trong giai đoạn bị truy tố hoặc
chấp hành án phạt tù...) và nên quy định hội nghị
được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số hộ trong tổ dân
phố, ấp dự họp. Nội dung họp là kiểm điểm công tác
của chủ tịch HĐND, UBND xã, phường và những
vấn đề khác. Về thực tiễn, theo luật sư Nguyễn Hữu
Danh, tuy 6 tháng mới có một lần họp nhưng các
phường chưa thực hiện việc kiểm điểm chủ tịch
UBND.... Đây là bước dân chủ nhưng rất khó thực
hiện. Theo chúng tôi, thời gian họp xã, phường, ấp,
nên cách nhau 3 tháng/ lần thay vì 6 tháng/ lần như
Điều 14 đã quy định.
Điều 16 của Quy chế dân chủ quy định “hương ước,
quy ước do dân xây dựng, chủ tịch HĐND xã đề nghị
và chủ tịch UBND huyện phê duyệt hương ước, quy
ước đó”. Thực tiễn cho thấy không nhất thiết phải
thông qua HĐND xã, và chủ tịch UBND huyện phê
duyệt vì mất rất nhiều thời gian. Nên chăng cho phép
chủ tịch UBND quận, huyện ủy quyền hoặc giao hẳn
cho chủ tịch UBND phường, xã quyết định công
nhận quy ước tổ dân phố - ấp, hương ước, quy ước
của xã...và quy định trách nhiệm cuả chủ tịch UBND
xã đối với việc này. Ngoài ra, theo chúng tôi cần có
những hướng dẫn cụ thể về chuyên môn của ngành
liên quan đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở
phường - xã - thị trấn như công tác hòa giải, công tác
giám sát, công tác thanh tra để địa phương có thể
thực hiện thống nhất.
Trong toàn bộ nội dung Quy chế, nhân dân chỉ có
quyền yêu cầu, đề nghị các cá nhân, tổ chức thực
hiện những quy định liên quan tới mình nhưng Quy
chế lại không có chế tài cụ thể đối với các cá nhân, tổ
chức liên quan nếu họ không thực hiện đúng các quy
định. Theo chúng tôi đây là hạn chế lớn nhất của Quy
chế, dẫn đến thái độ bàng quan của chính quyền đối
với việc của dân, vì không thực hiện họ cũng không
bị ảnh hưởng gì. Vì vậy cần phải sửa đổi, bổ sung
Quy chế theo hướng quy định cụ thể chế tài cho
những đối tượng có liên quan.
Cuối cùng, theo điều tra xã hội học của chúng tôi,
không ít người dân tại TP.HCM mới chỉ biết khẩu
hiệu mang nội dung dân chủ “dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra”; còn nội hàm của từng khái niệm
thì họ chưa hiểu tường tận. Vì vậy, phải tiếp tục
tuyên truyền, phổ biến nội dung Quy chế dân chủ cơ
sở, làm cho nhân dân ý thức được việc thực hiện Quy
chế là vì mình, vì một xã hội tốt đẹp; hạn chế tới mức
tối đa việc hiểu và vận dụng sai tinh thần Quy chế,
huy động quá khả năng đóng góp về vật chất và tinh
thần của nhân dân. ·
1 Huy Giang, Quy hoạch chung quận 7 - Khu vực
phát triển đô thị mới phía Nam, Báo Tuổi Trẻ
16.4.2002.
2 Hàn Ni, Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở- Quy
ước tổ dân phố phải đi vào cuộc sống, Báo Sài Gòn
giải phóng 5.4.2002.
3 Vũ Thượng, Đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM làm
việc với UBND TP.HCM: Các vụ tiêu cực đã xử lý
đến đâu?, Báo Tuổi Trẻ, 25.4.2002
4 Tự Trung - V.T - H.G, Qua sự cố hầm chui cầu Văn
Thánh 2: Không thể chấp nhận cách làm ăn qua quýt,
Báo Tuổi Trẻ 16.4.2002.
5 Phạm Oanh, Hầm chui Văn Thánh 2: Lún nứt do
đóng cừ tràm, Báo Tuổi Trẻ 25.4.2002
6 Ngọc Linh, Công trình xây dựng cống hộp P15,
Q10: Sai phạm nhiều nhưng không ai bị đề nghị xử
lý, Báo Phụ nữ 8.12.2001
7 Kim Long, Kết quả thanh tra tuyến cống hộp Kim
Ngân- Bắc Hải- Bao Ngạn, Báo Người lao động
24.10.2001