Đề tài Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - Xã hội ở Đại Lộc, Quảng Nam

Qua 20 năm đổi mới, sự phát triển KT-XH đất nước ta đạt được những thành tựu rực rỡ, kinh tế luôn đạt mức tăng trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước và phát triển tương đối toàn diện; vốn đầu tư toàn xã hội tăng khá nhanh; cơ cấu kinh tế cả nước tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng CN và DV; nông nghiệp, nông thôn được xác định là mục tiêu trọng tâm trước mắt và đã đạt được một số kết quả bước đầu. Tuy nhiên, đi kèm với những thành tựu đó là những yếu kém, hạn chế như: Tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với khả năng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm; “khoảng cách về thu nhập, mức sống giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các vùng có xu hướng doãng ra” [6, tr.63] và đang đặt ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết, trong đó “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân” [6, tr.68] là vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách. Nhìn chung các huyện ở nước ta hiện nay, nông nghiệp vẫn chiếm phần chủ yếu trong cơ cấu kinh tế. CN, DV tuy đã có những bước đi tạo nên những chuyển biến tích cực, nhưng so với yêu cầu phát triển chung vẫn còn rất xa. Trong khi đó, các công cụ đòn bẩy kinh tế như thuế, tài chính, tiền tệ, tín dụng ngân hàng. chưa đủ mạnh để phát huy hết vai trò của mình đối với sự phát triển KT-XH khu vực nông nghiệp nông thôn. Tại nhiều địa phương cơ chế chính sách đôi khi chưa thật sự tương thích với hoạt động của các công cụ này, vai trò của tín dụng ngân hàng đôi khi bị bỏ qua hoặc xem nhẹ. Đại Lộc (Quảng Nam) là một huyện trung du, có đến 3/4 diện tích tự nhiên là đất rừng, núi. Qua 2 cuộc chiến tranh, vùng đất này bị tàn phá dữ dội, để lại di chứng nặng nề cả về mặt thiên nhiên, đất đai, con người, xã hội. Qua 20 năm đổi mới, Đảng bộ và nhân dân huyện Đại Lộc đã vượt lên trên những khó khăn mất mát để biến nơi đây thành một vùng đất đầy sôi động với nhiều chương trình dự án đã và đang xúc tiến mạnh mẽ thu hút đầu tư. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIX đã xác định phấn đấu xây dựng huyện cơ bản trở thành huyện công nghiệp vào những năm 2010 – 2015. Để đạt được mục tiêu đó trước hết phải phát huy các nguồn nội lực ở huyện, kết hợp nội lực với ngoại lực để tạo ra hợp lực của sự phát triển KT-XH. Một trong những nguồn lực cần huy động cho sự phát triển KT-XH ở huyện Đại Lộc là nguồn vốn tiền tệ nhàn rỗi trong dân cư trên địa bàn thông qua hệ thống tín dụng ngân hàng, kết hợp với nguồn vốn huy động được trong huyện với ngoài huyện, ngoài tỉnh, ngoài nước Tuy vậy, trên thực tế ở nước ta nói chung, Đại Lộc nói riêng, việc nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển KT-XH huyện đang còn nhiều bất cập. Là người nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, gắn bó với địa bàn nông nghiệp, nông thôn, tác giả luận văn nhận thấy, trong giai đoạn hiện nay việc nghiên cứu để nhận thức đúng vị trí, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển KT-XH đang là vấn đề nóng, không chỉ của riêng ngành Ngân hàng, mà còn là của xã hội. Từ những lý do trên, tác giả chọn “Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xó hội ở Đại Lộc, Quảng Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học Kinh tế chính trị, với lòng mong muốn góp phần làm rõ vị trí, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với chiến lược phát triển KT-XH, đề xuất những quan điểm, giải pháp đúng đắn sử dụng công cụ tín dụng ngân hàng và nâng cao vai trò của nó để tác động vào quá trình phát triển KT-XH, không chỉ trên địa bàn huyện Đại Lộc mà còn có thể áp dụng cho các huyện trung du, đồng bằng có điều kiện tương tự.

doc99 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1891 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - Xã hội ở Đại Lộc, Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van chinh thuc.doc
  • docBia Luan van.doc
Luận văn liên quan