Đề tài Tình hình chung về thị trường Trung Quốc

Là quốc gia lớn nhất Á, Trung Quốc có biên giới chung với 14 quốc gia. Trung Quốc đứng thứ ba thế giới về diện tích (9,596,960 Km2 chiếm 7% diện tích thế giới) đứng sau Nga và Canada. Về địa hình: một phần hai lãnh thổ của Trung Quốc là núi và chủ yếu phân bố ở miền tây. Ba vùng đất thấp ở phía đông và ở vùng giữa Trung Quốc là các vùng nông nghiệp trù phú, dân cư đông đúc, gồm đồng bằng trung tâm khu vực sông Dương Tử và sông Hoàng Hà, hai vùng còn lại phân bố ở phía Bắc và phía Nam của miền Đông Trung Quốc. Nhờ diện tích rộng lớn nên tài nguyên thiên nhiên ở Trung Quốc phong phú thuộc hàng bậc nhất thế giới. Trung Quốc có lợi thế về :Than đá, Dầu thô, các quặng kim Đa số các quặng có trữ lượng lớn nên công việc khai thác gặp nhiều thuận lợi. Hệ thống sông ngòi tưng đối phủ khắp nước không những giúp giao thông thủy nội địa thuận tiện mà còn cung cấp nước sinh hoạt, công nghiệp cũng như tưới tiêu nông nghiệp. Hệ thống cảng biển ở khu vực Đông Hải, Hoàng Hải và Nam Hải (biển Đông của Việt Nam) rất phát triển nên Trung Quốc là một trong những nước có tiềm năng lớn trong việc mở rộng quan hệ ngoại thương với các nước khác trên thế giới. Có số dân gần 1,3 tỷ người, trong đó người Hán chiếm 92% (cùng với 55 dân tộc thiểu số khác).Theo thông báo của Cơ quan thống kê Quốc gia Trung Quốc, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực thành thị của nước này trong năm 2009 là 17.175 NDT (2.500 USD), trong khi ở nông thôn chỉ là 5.153 NDT.

docx61 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2131 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình chung về thị trường Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương một: Tình hình chung về thị trường Trung Quốc Tổng quan về nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Điều kiện tự nhiên- xã hội: Là quốc gia lớn nhất Á, Trung Quốc có biên giới chung với 14 quốc gia. Trung Quốc đứng thứ ba thế giới về diện tích (9,596,960 Km2 chiếm 7% diện tích thế giới) đứng sau Nga và Canada. Về địa hình: một phần hai lãnh thổ của Trung Quốc là núi và chủ yếu phân bố ở miền tây. Ba vùng đất thấp ở phía đông và ở vùng giữa Trung Quốc là các vùng nông nghiệp trù phú, dân cư đông đúc, gồm đồng bằng trung tâm khu vực sông Dương Tử và sông Hoàng Hà, hai vùng còn lại phân bố ở phía Bắc và phía Nam của miền Đông Trung Quốc. Nhờ diện tích rộng lớn nên tài nguyên thiên nhiên ở Trung Quốc phong phú thuộc hàng bậc nhất thế giới. Trung Quốc có lợi thế về :Than đá, Dầu thô, các quặng kim… Đa số các quặng có trữ lượng lớn nên công việc khai thác gặp nhiều thuận lợi. Hệ thống sông ngòi tưng đối phủ khắp nước không những giúp giao thông thủy nội địa thuận tiện mà còn cung cấp nước sinh hoạt, công nghiệp cũng như tưới tiêu nông nghiệp. Hệ thống cảng biển ở khu vực Đông Hải, Hoàng Hải và Nam Hải (biển Đông của Việt Nam) rất phát triển nên Trung Quốc là một trong những nước có tiềm năng lớn trong việc mở rộng quan hệ ngoại thương với các nước khác trên thế giới. Có số dân gần 1,3 tỷ người, trong đó người Hán chiếm 92% (cùng với 55 dân tộc thiểu số khác).Theo thông báo của Cơ quan thống kê Quốc gia Trung Quốc, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực thành thị của nước này trong năm 2009 là 17.175 NDT (2.500 USD), trong khi ở nông thôn chỉ là 5.153 NDT. Bức tranh kinh tế Trung Quốc: Biểu 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc qua các năm Nguồn: Tổng cục thống kê Trung Quốc Từ đầu thập niên 1980 đến nay, kinh tế Trung Quốc phát triển trung bình gần 10%. Kết quả là hiện nay nước này vươn lên vị trí thứ hai thế giới về GDP và mậu dịch và có lượng dự trữ vàng và ngoại tệ thuộc nhóm những nước có dự trữ nhiều nhất thế giới. Trung Quốc đã trở thành một trong những động lực thúc đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng, với 80% hàng tiờu dựng của thế giới hiện đang được sản xuất tại Trung Quốc. Biểu 2: So sánh GDP giữa Trung Quốc và Nhật Bản qua các năm Nguồn: Ngân hàng thế giới Biểu 3: Dự trữ vàng và ngoại tệ của Trung Quốc 2009 Nền kinh t Nguồn: Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Ngoài ra, Trung Quốc còn mua rất nhiều trái phiếu nước ngoài như một kênh đầu tư an toàn và mang màu sắc chính trị / Kinh tế Trung Quốc có một số đặc điểm sau: - Thứ nhất, đó là quá trình công nghiệp hóa tiến nhanh trên quy mô lớn. Nhiều ngành trong công nghiệp chế biến, chế tác phát triển trên dưới 20% mỗi năm như đồ điện gia dụng, xe hơi, máy tính cá nhân và nhiều loại máy móc khác. Trong nhiều mặt hàng thuộc các ngành này, Trung Quốc chiếm tới trên dưới 40% sản lượng thế giới. Vì vậy mà Trung Quốc  được xem là công xưởng của thế giới. - Thứ hai, phát triển của Trung Quốc ngày càng dựa vào xuất khẩu. Xuất khẩu ngày càng giữ vai trò chủ đạo, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phá triển.Lấy một so sánh: tỉ trọng của xuất khẩu trong GDP là 7 % vào năm 1980 nhưng tăng lên 33% năm 2008. Xuất khẩu của Trung Quốc hiện nay cũng hầu hết là hàng công nghiệp. Vào những năm mới mở cửa, tỉ trọng của hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc chưa tới 50% nhưng từ năm 2001 con số đó đã lên trên 90%. Như vậy trong quá trình phát triển, Trung Quốc ngày càng hướng ngoại và chiếm lĩnh thị trường thế giới bằng hàng công nghiệp, đặc biệt là hàng giá rẻ. - Thứ ba, phát triển của Trung Quốc còn có đặc tính là dựa nhiều vào đầu tư. Trước năm 1992 tỉ lệ của đầu tư trên GDP vào khoảng 30% nhưng năm 2002 tăng lên 40% và mấy năm gần đây lên tới 50%. Các tỉnh cạnh tranh đầu tư và sản xuất hàng công nghiệp, gây nên hiện tượng đầu tư trùng lặp và sản xuất thừa làm kém hiệu suất của toàn nền kịnh tế. Nhưng đối với Việt nam và các nước có nền kinh tế còn nhỏ ở Đông Nam Á, hiện tượng sản xuất thừa của Trung Quốc là một trong những nguyên nhân chính làm tràn ngập hàng công nghiệp giá rẻ vào thị trường các nước này. - Thứ tư, cơ cấu công nghiệp của Trung Quốc ngày càng chuyển dịch lên cao. Khuynh hướng này phản ảnh rõ trong cơ cấu xuất khẩu. Những sản phẩm có hàm lượng công nghệ càng cao càng cần nhiều lao động có kỹ năng cao và do đó để sản xuất và xuất khẩu được những mặt hàng này đòi hỏi nền giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học phải cung cấp đủ nguồn nhân lực có trình độ tương ứng. Năm 2009 có tới trên 30% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc thuộc nhóm hàng công nghiệp cần có kỹ năng và kỹ thuật cao (high skill- high tech) như máy tính, máy móc về viễn thông, về y tế, dược phẩm, v.v.. . Nếu kể cả nhóm hàng dùng nhiều kỹ năng vừa phải (medium skill) như xe hơi, xe máy, đồ điện gia dụng, kim khí, v.v.. thì tỉ trọng của 2 nhóm hàng này chiếm tới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Một điểm đáng chú ý là các mặt hàng có hàm lượng  kỹ năng thấp như may mặc, giày dép, dụng cụ lữ hành, v.v.. vẫn còn chiếm một tỉ trọng lớn. Tỉ trọng trong xuất khẩu của Trung Quốc chỉ giảm đáng kể trong hai lãnh vực nông sản và nguyên liệu. Điều này cho thấy các loại hàng công nghiệp, từ trình độ thấp đến trình độ cao Trung Quốc đều hiện diện trên thị trường thế giới với số lượng lớn. Sự trỗi dậy của Trung Quốc không phải chỉ tạo ra thách thức đối với khu vực Á châu mà còn thế giới.Nhưng bên cạnh đó còn tạo ra cơ hội phát triển cho các nước khác. Trung Quốc phát triển mạnh không phải chỉ nhập khẩu tài nguyên, năng lượng mà còn trở thành một thị trường tiêu thụ hàng công nghiệp nhập khẩu từ nước ngoài. Từ năm 1990 đến 2008, nhập khẩu của Trung Quốc tăng 18 lần. Trong 983 tỉ USD nhập khẩu năm 2008, hàng công nghiệp chiếm trên 60%, đặc biệt riêng các loại máy móc chiếm khoảng 40%. Máy móc là các loại sản phẩm có nhiều bộ phận, linh kiện, công đoạn nên trong nội bộ mỗi ngành, các công ty đa quốc gia (MNCs) triển khai phân công lao động trên qui mô toàn cầu, hình thành các chuỗi cung ứng (supply chain). Từ đầu thập niên 1990, Trung Quốc đã thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tập trung trong các ngành chế tạo các loại máy móc từ trung cấp (như đồ điện gia dụng) đến cao cấp (như máy tính, máy chụp hình kỹ thuật số) làm thành các cụm công nghiệp ở các tỉnh ven biển, nhất là ở tam giác sông Châu Giang tỉnh Quảng Đông. Qua đó, Trung Quốc tham gia mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu, vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu các mặt hàng thuộc nội bộ các ngành này, Hiện nay có hơn 50% kim ngạch xuất và nhập khẩu của Trung Quốc do MNCs thực hiện, nhất là MNCs có gốc Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan. Phân tích ở trên cho thấy Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp trên quy mô lớn và triển khai hầu như toàn diện trong các lãnh vực, từ sản phẩm có hàm lượng công nghệ thấp đến các sản phẩm có hàm lượng kỹ năng cao, công nghệ cao; đồng thời Trung Quốc triển khai phân công hàng ngang (horizontal trade), phân công nội ngành (intra-industry trade) với các nước khác trong các mặt hàng chế tạo các loại máy móc, là những lãnh vực chủ đạo trong mậu dịch quốc tế hiện nay. Với tính chất này, các nước phát triển ở trình độ cao hơn Trung Quốc như Nhật, Hàn Quốc, hoặc các nước đã thành công trong việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu (như Malaysia, Thái Lan,…) có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc những mặt hàng có hàm lượng kỹ năng cao hoặc trung bình. Nhưng đối với các nước ở trình độ phát triển thấp hơn, sự trỗi dậy của Trung Quốc là một thách thức lớn vì vừa bị Trung Quốc cạnh tranh mạnh trong những  mặt hàng có hàm lượng kỹ năng thấp nhưng lại chưa có năng lực triển khai phân công hàng ngang với Trung Quốc trong những nhóm hàng công nghiệp có kỹ năng trung và cao cấp. (Là nước lân cận với Trung Quốc , Việt Nam càng gặp khó khăn nhiều hơn khi các ngành kinh tế công nghiệp còn non trẻ. Về nhiều mặt, Việt Nam ở trình độ phát triển thấp hơn Trung Quốc. GDP đầu người của Việt Nam năm 2009 chỉ bằng 1/3 của Trung Quốc, chất lượng giáo dục, trình độ phát triển khoa học, công nghệ cũng đi sau nước này. Thêm vào đó, về qui mô, kinh tế Trung Quốc lớn áp đảo, tốc độ phát triển cũng nhanh hơn Việt Nam. Thách thức của sự trỗi dậy của Trung Quốc đối với con đường phát triển của Việt Nam là vô cùng lớn. Việt Nam cần nghiên cứu sâu tác động của sự trỗi dậy của Trung Quốc để có chiến lược, chính sách phát triển thích hợp, tránh tình trạnh mất cân bằng thương mại diễn ra trong một thập kỷ qua. Xuất nhập khẩu của Trung Quốc:         Theo số liệu công bố của Tổng cục Hải quan Trung Quốc ngày 10/8, trong 7 tháng đầu năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc đạt 1.617,05 tỷ USD, tăng 40,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 850,49 tỷ USD, tăng 35,6%; nhập khẩu đạt 766,56 tỷ USD, tăng 47,2%; Thặng dư thương mại đạt 83,93 tỷ USD, giảm 21,2%. Quan hệ thương mại song phương của Trung Quốc với các bạn hàng chủ yếu 7 tháng đầu năm 2010: Kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc với EU đạt 263,16 tỷ USD, tăng 36,6%. Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ đạt 207,23 tỷ USD, tăng 30,6%. Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với Nhật Bản đạt 161,71 tỷ USD, tăng 34,9%. Trong đó, Trung Quốc xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 65,15 tỷ USD, tăng 24,7%; Trung Quốc nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 96,56 tỷ USD, tăng 42,8%; Trung Quốc nhập siêu từ Nhật Bản là 31,41 tỷ USD, mức tăng gấp đôi. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc với ASEAN đạt 161,0 tỷ USD, tăng 49,6%. Trong đó, Trung Quốc xuất khẩu sang ASEAN đạt 76,74 tỷ USD, tăng 43,2%; Trung Quốc nhập khẩu từ ASEAN đạt 84,26 tỷ USD, tăng 56,1%; Trung Quốc nhập siêu từ ASEAN là 7,52 tỷ USD, trong khi đó vào cùng kỳ của năm 2009 mức độ nhập siêu của Trung Quốc chỉ là 0,4 tỷ USD. Kim ngạch xuất nhập khẩu song phương giữa Trung Quốc với Việt Nam trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2010 đạt lần lượt là 2,54 tỷ USD và 15,36 tỷ USD, tăng lũy kế 48,9%; Trong đó, Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam đạt lần lượt là 1,86 tỷ USD và 11,72 tỷ USD, tăng lũy kế 50,4%; Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam đạt lần lượt là 0,68 tỷ USD và 3,63 tỷ USD, tăng lũy kế 44,5%. Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc trong 7 tháng là 8,09 tỷ USD. Điều đáng chú ý là Brasil đã thay thế Nga để trở thành bạn hàng lớn thứ 10 của Trung Quốc. Trong 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc với Brasil đạt 32,51 tỷ USD, tăng 54,6%. Trong các mặt hàng xuất khẩu, sản phẩm cơ điện là mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí chủ đạo. Trong 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng cơ điện đạt 500,69 tỷ USD, tăng 36,2%, cao hơn 0,6 điểm % so với tốc độ tổng thể xuất khẩu của Trung Quốc, chiếm đến 58,9% tổng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc trong 7 tháng. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm điện khí và điện tử đạt 202,63 tỷ USD, tăng 34,7%; xuất khẩu thiết bị máy móc đạt 169,67 tỷ USD, tăng 36,6%. Cũng trong 7 tháng đầu năm 2010, tốc độ xuất khẩu các mặt hàng có số lượng lớn truyền thống nói chung có phần tăng nhanh so với 6 tháng đầu năm. Trong đó, xuất khẩu hàng may mặc đạt 66,83 tỷ USD, tăng 17,4%, tốc độ tăng 1,4 điểm % so với 6 tháng đầu năm; xuất khẩu sợi dệt và hàng dệt đạt 42,84 tỷ USD, tăng 32,8%, tốc độ tăng thêm 0,5 điểm % so với 6 tháng đầu năm; xuất khẩu dụng cụ gia đình đạt 18,54 tỷ USD, tăng 34,9%, tốc độ tăng thêm 1,9 điểm % so với 6 tháng đầu năm; xuất khẩu giày dép đạt 19,42 tỷ USD, tăng 23,6%, tốc độ tăng thêm 2,8 điểm % so với 6 tháng đầu năm; xuất khẩu hàng nhựa đạt 10,18 tỷ USD, tăng 30,2%, tốc độ tăng thêm 2 điểm % so với 6 tháng đầu năm; xuất khẩu va ly, túi xách đạt 9,13 tỷ USD, tăng 30,7%, tốc độ tăng thêm 5,7 điểm % so với 6 tháng đầu năm; riêng xuất khẩu đồ chơi đạt 4,75 tỷ USD, tăng 30%, nhưng tốc độ chậm lại 0,5 điểm % so với 6 tháng đầu năm. Trong các mặt hàng nhập khẩu , đại đa số lượng nhập khẩu các mặt hàng có số lượng lớn đều tăng với mức độ khác nhau, giá nhập khẩu bình quân đều tăng trở lại với tốc độ nhanh. Qua số liệu thống kê của hải quan cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2010, nhập khẩu quặng sắt đạt 360 triệu tấn, tăng 1,5%, giá nhập khẩu bình quân là 116USD/tấn, tăng 53,3%; nhập khẩu đậu tương đạt 30,76 triệu tấn, tăng 16,2%, giá nhập khẩu bình quân là 439USD/tấn, tăng 4%. Ngoài ra, nhập khẩu sản phẩm cơ điện đạt 360,28 tỷ USD, tăng 42,8%, trong đó nhập khẩu ô tô đạt 459.000 chiếc, tăng 1,5 lần.    Tình hình cung cầu của thị trường Trung Quốc Biểu 4: Các mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc năm 2008 Nguồn: Tổng cục thống kê Trung Quốc Biểu 5: Các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc năm 2008 Nguồn: Tổng cục thống kê Trung Quốc Trung Quốc có mối quan hệ thương mại với hầu hết tất cả các nước trên thế giới. Hiếm có một quốc gia nào mà hàng Trung Quốc không hiện diện tại đó. Thị trường Trung Quốc rộng lớn bậc nhất thế giới với 1,3 tỷ dân. Thêm vào đó, chênh lệch giàu nghèo rõ rệt trong tần lớp dân cư ở Trung Quốc cũng tạo ra sự đa dạng phân khúc trong thị trường. Thị trường Trung Quốc không khó tính như thị trường các nước phát triển. Về cung cầu trong nước, Trung Quốc tự chủ hầu như tất cả các mặt hàng tiêu dùng. Nước này nhập chủ yếu hàng nông sản, khoáng sản thô, máy móc thiết bị hiện đại không tự sản xuất được… Chính nhờ tự chủ trong sản xuất mà Trung Quốc luôn là nước xuất siêu trong hàng chục năm qua. Như bảng thống kê ở trên, 45% giá trị nhập khẩu của Trung Quốc là các mặt hàng nguyên liệu thô hoặc qua sơ chế. Ngành công nghiệp phụ trợ Trung Quốc phát triển rất mạnh do có sự đầu tư từ nhà nước. Chính sách trải thảm đỏ đón nhận luồng đầu tư quốc tế vào nước này những năm cải cách cùng với cam kết cung cấp đầy đủ các nguyên liệu đầu vào cho những nhà đầu tư này đã giúp cho Trung Quốc có thể tự lực trong những ngành công nghiệp cơ bản. Nổi bật trên lĩnh vực xuất khẩu là các mặt hàng máy móc và phương tiện vận tải chiếm đến 47% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Đều này càng chứng tỏ công nghiệp Trung Quốc không hề thua kém bất cứ nước phát triển nào khi cơ cấu xuất khẩu sản phẩm xuất khẩu mang tính công nghệ cao như trên. Từ những số liệu xuất nhập khẩu trên, chúng ta thấy được thị trường Trung Quốc là một thị trường gần như không có chổ đứng cho các hàng hóa nước ngoài ở lĩnh vực công nghiệp chế biến hang tiêu dùng. Đây là thế mạnh của quốc gia tỷ dân này. Vì thế, để thâm nhập thành công vào thị trường này, chúng ta cần tránh xuất những mặt hàng có thể coi là thừa thải như hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị công nghệ trung bình… Luật thương mại cơ bản của Trung Quốc Theo những cam kết gia nhập WTO, Trung Quốc đã loại bỏ hình thức cấp phép hạn ngạch nhập khẩu với hàng xăng dầu, cao su tự nhiên, săm lốp ô tô, xe máy ứng với một số mã thuế quan nhất định và các linh kiện bắt đầu từ tháng 01 tháng 01 năm 2004. Hiện tại, chỉ có 5 chủng loại hàng còn quản lý hạn ngạch nhập khẩu và giấy phép. Đồng thời, các thành viên WTO cũng đã bỏ những hạn chế đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc (ví dụ như dệt may), Trung Quốc cũng đã xoá bỏ những yêu cầu về hạn ngạch và giấy phép cho những mặt hàng xuất khẩu liên quan. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã tiến hành quản lý quy trình nhập khẩu đối với sản phẩm nông nghiệp. Những sản phẩm nông nghiệp như lúa mì, lúa gạo, và bông thường phải chịu sự quản lý hoàn toàn bằng hạn ngạch thì hiện được quản lý hạn ngạch theo tỷ suất thuế. Trong dài hạn, các biện pháp quản lý hành chính như hạn ngạch và giấy phép sẽ được bãi bỏ vì Trung Quốc đã là thành viên của WTO.  Vào tháng 12 năm 2001, Trung Quốc đã ban hành một loạt các biện pháp quản lý hành chính đối với nhập khẩu phù hợp với các cam kết của WTO bao gồm những quy định của nước cộng hoà Nhân Dân Trung Hoa về quản lý hành chính đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, Các biện pháp quản lý hàng nhập khẩu Cơ Khí và hàng hóa Điện tử và Luật thương mại sửa đổi có hiệu lực từ tháng 4 năm 2004. Các quy tắc này đã tạo ra một không quản lý để quản lý hạn ngạch và giấy phép đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Luật ngoại thương Trung Quốc cơ bản giống như luật thương mại của các nước trên thế giới. (Xem phần phụ lục các điều luật cơ bản của luật ngoại thương Trung Quốc) Trong phạm vi tiểu luận, nhóm xin đưa ra thông tin về các biện pháp mà Trung Quốc áp dụng để quản lý các mặt hàng xuất nhập khẩu. Quản lý bằng hạn ngạch và giấy phép Trung Quốc cho phép xuất nhập khẩu tự do hàng hoá và công nghệ ( trừ những hàng hoá phải tuân theo những quy định và luật lệ khác). Đối với hàng hoá nhập khẩu phải tuân theo những hạn chế của Chính phủ, Trung Quốc thực thi quota và giấy phép. Năm 2001, có 33 loại hàng hoá phải chịu quản lý quota và giấy phép. Trong số đó, 14 loại hàng hoá phải chịu quota thông thường và giấy phép thông thường, 12 loại máy móc và sản phẩm điện tử phải có quota và giấy phép, 7 loại hàng hoá chỉ chịu quota nhưng không chịu giấy phép. PRIVATE Hàng hoá chịu quota và giấy phép nhập khẩu  Hàng hoá thông thường (14)  Dầu đã qua chế biến, sợi polyester, sợi acrylic, polyester chips, cao su tự nhiên, lốp xe ô tô, sodium cyanide, đường tinh chế, thuốc lá, thuốc trừ sâu, cellulose diacetate fiber tows cotton và Trichloroethane (methylchloro form).  Chịu sự điều chỉnh của Cục Ngoại thương và hợp tác kinh tế, cơ quan có quyền cấp giấy phép và quota nhập khẩu đối với hàng hoá thông thường    Máy móc và hàng điện tử  Ô tô và những phụ tùg chính, xe máy và động cơ, khung xe, TV màu, radio và máy ghi â,, tủlạnh và máy nén khí, thiết bị quay video và phụ tùng chính, cameras và những bộ phận liên quan, đồng hồ, trục ô tô, khung gầm ôtô, máy điều hoà, and air-flow looms.  Xin giấy phép nhập khẩu của Phòng Ngoại thương và Hợp tác kinh tế, trên cơ sở của Giấy chứng nhận quota do Phòng quản lý quốc gia phụ trách về xuất nhập khẩu máy móc và sản phẩm điện tử.   Hàng hoá không chịu điều chỉnh của quota nhưng phải có giấy phép nhập khẩu  Ngũ cốc, dầu thực vật, đồ uống có cồn, nguyên lịêu nhạy cảm với màu, hoá chất chịu sự kiểm soát ( trong đó có 12 loại hoá chất được sử dụng như vũ khí hoá học, 14 loại mang vũ khí hoá học và 17 loại nguyên liệu thô để chế tạo vũ khí hoá học), hoá chất có thể được sử dụng để sản xuất ma tuý, và thiết bị sản xuất CD và VCD.   1) 2) 3) 4)     Lưu ý: 1) Để nhập khẩu ngũ cốc, dầu thực vật , đồ uống có cồn, các chất nhạy cảm với màu, nhà nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu trên cơ sở nộp đăng ký xin giấy chứng nhận nhập khẩu hàng hoá đặc biệt và những tài liệu khác do Phòng đăng ký nhập khẩu cấp. 2) Để nhập khẩu hoá chất bị giám sát và kiểm soát, nhà nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu của Phòng Ngoại thương và Hợp tác kinh tế trên cơ sở phê chuẩn chứng từ của Uỷ ban Thương mại và Kinh tế Quốc gia. 3) Để nhập khẩu hoá chất sử dụng để sản xuất dược phẩm, nhà nhập khẩu phải xin Giấy phép nhập khẩu của Phòng Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế trên cơ sở phê chuẩn chứng từ của Phòng này. 4) Để nhập khẩu thíết bị sản xuất CD và VCD, nhà nhập khẩu phải xin Giấy phép nhập khẩu của Phòng Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế trên cơ sở sự phê chuẩn chứng từ của Cục Xuất bản và In ấn Quốc gia và Giấy chứng nhận đăng ký nhập khẩu máy móc và sản phẩm điện tử Quản lý phi quota đối với máy móc và sản phẩm điện tử Trung Quốc thực hiện quản lý phi quota đối với máy móc và sản phẩm điện tử nhập khẩu (máy móc và thiết bị, các sản phẩm điện tử, các phụ tùng và phụ kiện) không thuộc sự quản lý của quota. Những mặt hàng này có thể được nhập thông qua chế độ đấu thầu quốc tế. Ở đây, người ta sử dụng hệ thống đăng ký tự động, trong đó tất cả các nhà nhập khẩu phải điền vào form đăng ký. Phòng Xuất nhập khẩu Máy móc và Sản phẩm Điện tử quốc gia chịu trách nhiệm quản lý những mặt hàng nhập khẩu này. Đăng ký tự động đối với nhập khẩu một số sản phẩm đặc biệt Để thắt chặt quản lý vĩ mô đối với một số nguyên liệu thô quan trọng và những hàng hoá nhạy cảm, Trung Quốc thực thi chế độ đăng ký tự động đối với một số mặt hàng đặc biệt, như ngũ cốc, dầu thực vật, đồ uống có cồn, dầu thô, asbestos, nguyên liệu nhạy cảm với màu, thuốc diệt cỏ, nguyên liệu nhựa thô, cao su nhân tạo, vải sợi hoá học, thép cuốn... và 14 loại kim loại phi sắt (

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBi 2TT Trung qu7889c.docx
  • pdfthi truong Trung Quoc.pdf
Luận văn liên quan