Đề tài Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, trải qua hơn 30 năm chiến đấu, hy sinh gian khổ, nhân dân ta đã giành thắng lợi vẻ vang, non sông thu về một mối, đất nước đã được thống nhất, độc lập, hoà bình. Để có được cuộc sống trong hoà bình, phát triển và đổi mới như ngày hôm nay, Tổ quốc, nhân dân ta đời đời tưởng nhớ và biết ơn sự hy sinh to lớn của các liệt sĩ. Bác Hồ từng nói: “Máu đào của các liệt sĩ đã nhuộm lá quốc kỳ vẻ vang càng thêm thắm đỏ, tiếng thơm của các liệt sĩ muôn đời lưu truyền sử xanh”. Chia sẻ nỗi đau cùng các gia đình liệt sĩ, thế hệ hôm nay và mai sau biết ơn những người mẹ, người cha, người vợ vì sự sống còn của dân tộc đã hiến dâng cho Tổ quốc những người con, người chồng, người vợ hết sức thân thương của mình. Cũng trong cuộc đấu tranh sinh tử này, hàng chục vạn đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh một phần xương máu của mình, là những tấm gương sáng về lòng dũng cảm, kiên trung, xứng đáng với truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc. Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn làm hết sức mình để thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng được chăm sóc về vật chất và tinh thần. Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” của cả nước đã trở thành nguồn lực thúc đẩy, động viên các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công vươn lên tự khắc phục khó khăn. Chúng ta luôn trân trọng và tự hào về những thành tựu đã đạt được bởi những việc làm đó đã góp phần thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. “Đền ơn đáp nghĩa”-một phong trào mang đậm nét nhân văn và góp phần ổn định chính trị - xã hội trên cả nước, có tác dụng giáo dục các thế hệ trẻ lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tính nhân văn trong công tác Đền ơn đáp nghĩa chính là sự kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, là truyền thống yêu nước, yêu quê hương; là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là sự đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn, khó khăn.Vì vậy việc đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng người có công có vai trò rất quan trọng trong công tác đền ơn đáp nghĩa này. Từ những vấn đề đó em quyết định chọn đề tài: “Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội”. Nội dung bài viết bao gồm 2 chương: Chương 1: Thực trạng đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng của Bộ Lao động thương binh và xã hội Chương 2: Định hướng và giải pháp đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng người có công của Bộ Lao động thương binh và xã hội trong thời gian tới. Em xin chân thành cảm ơn các thày cô Khoa Đầu tư và các cán bộ trong phòng Đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Vụ Kế hoạch tài chính - Bộ Lao động thương binh và xã hội đã giúp đỡ em trong việc định hướng và cung cấp các tài liệu để em có thể hiểu hơn về công

doc52 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2421 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, trải qua hơn 30 năm chiến đấu, hy sinh gian khổ, nhân dân ta đã giành thắng lợi vẻ vang, non sông thu về một mối, đất nước đã được thống nhất, độc lập, hoà bình. Để có được cuộc sống trong hoà bình, phát triển và đổi mới như ngày hôm nay, Tổ quốc, nhân dân ta đời đời tưởng nhớ và biết ơn sự hy sinh to lớn của các liệt sĩ. Bác Hồ từng nói: “Máu đào của các liệt sĩ đã nhuộm lá quốc kỳ vẻ vang càng thêm thắm đỏ, tiếng thơm của các liệt sĩ muôn đời lưu truyền sử xanh”. Chia sẻ nỗi đau cùng các gia đình liệt sĩ, thế hệ hôm nay và mai sau biết ơn những người mẹ, người cha, người vợ vì sự sống còn của dân tộc đã hiến dâng cho Tổ quốc những người con, người chồng, người vợ hết sức thân thương của mình. Cũng trong cuộc đấu tranh sinh tử này, hàng chục vạn đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh một phần xương máu của mình, là những tấm gương sáng về lòng dũng cảm, kiên trung, xứng đáng với truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc. Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn làm hết sức mình để thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng được chăm sóc về vật chất và tinh thần. Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” của cả nước đã trở thành nguồn lực thúc đẩy, động viên các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công vươn lên tự khắc phục khó khăn. Chúng ta luôn trân trọng và tự hào về những thành tựu đã đạt được bởi những việc làm đó đã góp phần thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. “Đền ơn đáp nghĩa”-một phong trào mang đậm nét nhân văn và góp phần ổn định chính trị - xã hội trên cả nước, có tác dụng giáo dục các thế hệ trẻ lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tính nhân văn trong công tác Đền ơn đáp nghĩa chính là sự kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, là truyền thống yêu nước, yêu quê hương; là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là sự đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn, khó khăn.Vì vậy việc đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng người có công có vai trò rất quan trọng trong công tác đền ơn đáp nghĩa này. Từ những vấn đề đó em quyết định chọn đề tài: “Tình hình đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng người có công Bộ Lao động thương binh và xã hội”. Nội dung bài viết bao gồm 2 chương: Chương 1: Thực trạng đầu tư vào các trung tâm điều dưỡng của Bộ Lao động thương binh và xã hội Chương 2: Định hướng và giải pháp đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng người có công của Bộ Lao động thương binh và xã hội trong thời gian tới. Em xin chân thành cảm ơn các thày cô Khoa Đầu tư và các cán bộ trong phòng Đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Vụ Kế hoạch tài chính - Bộ Lao động thương binh và xã hội đã giúp đỡ em trong việc định hướng và cung cấp các tài liệu để em có thể hiểu hơn về công tác đầu tư cho các trung tâm điều dưỡng người có công hiện nay. Để bài viết được hoàn thiện, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy các cô để bài viết hoàn thiện hơn. CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO CÁC TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 1.1.1. Lịch sử hình thành Ngay sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, tuyên cáo ngày 28/8/1945 về việc thành lập chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký thành lập vộ lao động và Cứu tế xã hội trong tổng số 13 Bộ. Để đảm bảo những nhiệm vụ về lao động – Thương binh và xã hội trong những ngày đầu của chính quyền cách mạng nước ta. Trải qua quá trình lịch sử, xuất phát từ tình hình nhiệm vụ của mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối, chủ trương, nhiệm vụ cho lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội, đồng thời quyết định tổ chức bộ máy ngành đã được toàn quốc, toàn dân xây đắp nên dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ, Trung ương đảng, Chính phru và với sự trực tiếp điều hành của Bộ lao động – thương binh và xã hội và Cứu tế xã hội. Ngày 16/2/1987 Hội đồng nhà nước ban hành quyết định số 782/HĐNN  hợp nhất Bộ Lao đồng và Bộ Thương binh xã hội thành Bộ lao động – thương binh và xã hội. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức Biểu đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Bộ Lao động thương binh và xã hội Tổ chức bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội gồm có: a) Các cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước: 1. Văn phòng Bộ 2. Vụ Lao động – Tiền lương 3. Vụ Bảo hiểm xã hội 4. Vụ Hợp tác quốc tế 5. Vụ bình đẳng giới 6. Vụ kế hoạch tài chính 7. Vụ pháp chế 8. Vụ Tổ chức cán bộ 9. Thanh tra Bộ 10. Tổng cục dạy nghề 11. Cục quản lý Lao động ngoài nước 12. Cục an toàn lao động 13. Cục người có công 14. Cục phòng chống tệ nạn xã hội 15. Cục việc làm 16. Cục bảo trợ xã hội 17. Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em b) Các đơn vị sự nghiệp do Bộ quản lý: 1. Viện Khoa học lao động đề xã hội. 2. Viện Chỉnh hình - phục hồi chức năng 3. Các trường nghiệp vụ, bồi dưỡng cán bộ và các cơ sở nuôi dưỡng, dạy nghề, chỉnh hình - phục hồi chức năng lao động cho thương binh và các đối tượng xã hội đặc thù và các tổ chức khác do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quyết định sau khi thoả thuận với Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Bộ trưởng quản lý ngành có liên quan. Nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và biên chế các đơn vị trên do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quyết định trong phạm vi tổng biên chế được Chính phủ quy định cho Bộ. Đối với các tổ chức để triển khai thực hiện dự án quốc tế tài trợ thì không thuộc tổ chức, biên chế của Nhà nước. Việc thành lập, giải thể tổ chức triển khai thực hiện dự án nói trên do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quyết định. 1.1.3. Chức năng nhiệm vụ Theo nghị định số 186/2007/NĐ-CP ra ngày 31/3/2007 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ LĐTBXH. Căn cứ Luật tổ chức chính phủ ngày 25/12/2001; căn cứ Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 5/8/2002 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ nhất quy định danh sách các bộ và cơ quan ngay bộ của Chính Phủ; căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH và Bộ trưởng Bộ nội vụ: 1.1.3.1. Vị trí và chức năng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, việc làm, an toàn lao động, dạy nghề, chính sách đối với Thương binh, liệt sỹ và người có công, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội (gọi chung là lao động, Thương binh và xã hội) trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. 1.1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau: 1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lao động, Thương binh và xã hội. 2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về lĩnh vực lao động, Thương binh và xã hội và các chương trình, dự án quan trọng của Bộ. 3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt về lao động, Thương binh và xã hội; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 5. Về lao động, việc làm: a, Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: - Chính sách lao động, tiền lương, tiền công khu vực sản xuất, kinh doanh, bảo hiểm xã hội; - Chính sách về việc làm, xuất khẩu lao động và chuyên gia, lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và một số quan hệ lao động khác; - Chương trình và quỹ quốc gia về việc làm, quỹ quốc gia về trợ cấp mất việc làm, chỉ tiêu tạo việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước; - Quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm; b, Thống nhất quản lý về xuất khẩu lao động và chuyên gia; cấp và thu hồi giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia. 6. Về an toàn lao động: a, Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: - Chính sách, chế độ về bảo hộ lao động, điều kiện lao động; trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân đối với người lao động; bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; - Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; - Quy trình, quy phạm về an toàn lao động; b, Ban hành danh mục công việc nặng nhọc độc hại, đặc biệt nặng nhọc độc hại; danh mục máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; quy định và hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định của Bộ luật Lao động; c, Phối hợp với Bộ Y tế ban hành danh mục các loại bệnh nghề nghiệp; d, Thống nhất quản lý việc khai báo, điều tra, thống kê báo cáo về tai nạn lao động. 7. Về dạy nghề: a,Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: - Chính sách, chế độ về dạy nghề và học nghề; - Quy định về điều kiện, thủ tục thành lập các cơ sở dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề; b, Ban hành điều lệ mẫu của cơ sở dạy nghề; c, Thống nhất quản lý tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề, danh mục nghề đào tạo; chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo; quy chế thi tuyển, quy chế cấp các loại văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp; đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề; đánh giá chất lượng dạy nghề; d, Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong việc chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của các cơ sở dạy nghề. 8. Về Thương binh, liệt sỹ và người có công: a, Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: - Chính sách, chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, Thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến và người có công giúp đỡ cách mạng; - Quy hoạch, quy tập mộ, nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm và các công trình ghi công liệt sỹ; b, Chỉ đạo và kiểm tra việc nuôi dưỡng, điều dưỡng đối với Thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng; việc cung cấp chân tay giả, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện trợ giúp khác cho Thương binh, bệnh binh và người có công. 9. Về bảo trợ xã hội: a, Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ : - Chính sách xóa đói, giảm nghèo, cứu trợ xã hội, trợ giúp xã hội; - Chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo; - Quy hoạch mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội; tổ chức và hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội; b, Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo; cứu trợ xã hội, trợ giúp xã hội đối với người tàn tật, trẻ mồ côi, trẻ lang thang, người già cô đơn không nơi nương tựa, người gặp thiên tai, lũ lụt, nạn nhân trong chiến tranh. 10. Về phòng, chống tệ nạn xã hội: a, Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: - Chính sách và giải pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy; tổ chức và hoạt động của các cơ sở chữa trị, cai nghiện; - Quy hoạch mạng lưới cơ sở chữa trị, cai nghiện cho đối tượng ma túy; b, Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện tổ chức chữa trị, cai nghiện, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, tái hòa nhập cộng đồng cho đối tượng mại dâm và nghiện ma túy. 11. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động, Thương binh và xã hội theo quy định của pháp luật 12. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực lao động, Thương binh và xã hội. 13. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công trong lĩnh vực lao động, Thương binh và xã hội theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ. 14. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. 15. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực lao động, Thương binh và xã hội theo quy định của pháp luật. 16. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm theo thẩm quyền về lao động, Thương binh và xã hội. 17. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 18. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật; tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc thẩm quyền. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động, Thương binh và xã hội ở địa phương. 19. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật. 1.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO CÁC TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Đảng và nhà nước ta đưa ra rất nhiều chính sách ưu đãi, điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công nhằm thực hiện phong trào đền ơn đáp nghĩa. Không chỉ dừng lại ở đó, các chính sách đã được đưa vào thực tiễn, đó chính là việc đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho các trung tâm điều dưỡng và nuôi dưỡng người có công trên khắp cả nước. Các trung tâm này đã đang và sẽ là nơi để chăm sóc sức khoẻ cho hơn 8 triệu đối tượng người có công trên cả nước, là nguồn động viên, an ủi cho các đối tượng này về mặt vật chất cũng như tinh thần. 1.2.1. Chính sách của Nhà nước về điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công 1.2.1.1. Các vấn đề chung: Để áp dụng được chính sách của nhà nước đối với người có công, trước hết chúng ta cần hiều rõ về đối tượng được quy định là người có công 1.2.1.1.1. Người có công: Các đối tượng được coi là người có công và được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi bao gồm: - Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945: Là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945. - Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945: Là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945. - Liệt sĩ: Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”. - Bà mẹ Việt nam anh hùng: Bà mẹ Việt Nam anh hùng là những phụ nữ Việt Nam có nhiều cống hiến, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động: Là người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” theo quy định của pháp luật, người được nhà nước tuyên dương “Anh hùng Lao động” vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến. - Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh: Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động tự 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh”. - Bệnh binh:Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh”. - Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học, bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hoá học. - Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày: Là những người được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận trong thời gian bị tù đày không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, không làm tay sai cho địch. - Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế: Là người tham gia kháng chiến được nhà nước tặng Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến - Người có công giúp đỡ cách mạng: Là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm: 1.2.1.1.2. Điều dưỡng, nuôi dưỡng Theo định nghĩa của Hiệp hội Điều dưỡng Mỹ (American Nurses’ Association; ANA, 1980, 9): điều dưỡng là chẩn đoán và điều trị các đáp ứng con người tới các vấn đề sức khỏe thực sự hoặc tiềm tàng. Nuôi dưỡng là việc nuôi nấng, chăm sóc sức khoẻ để duy trì sự sống và phát triển cơ thể. Đối tượng được điều dưỡng a, Đối tượng được điều dưỡng mỗi năm một lần: - Người hoạt động cách mạng trước năm 1945. - Người hoạt động cách mạng trước cách mạng tháng Tám năm 1945. - Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. - Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (bao gồm cả những thương binh loại B được công nhận từ trước ngày 31/12/1993) và bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên đang an dưỡng tại gia đình. - Người có công giúp đỡ cách mạng trước cách mạng tháng Tám năm 1945 được tặng Bằng "có công với nước" đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. b, Đối tượng được điều dưỡng luân phiên: - Thân nhân liệt sĩ (kể cả thân nhân của 2 liệt sĩ) đang hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng. - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. - Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày nhiều năm sức khoẻ yếu hoặc người đã bị địch tuyên án tử hình. - Người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến già yếu cô đơn không nơi nương tựa, đang hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng. Phương thức, thời gian và mức chi a, Phương thức: Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao, các địa phương tổ chức đưa đối tượng đi điều dưỡng tập trung hoặc điều dưỡng tại gia đình. b, Thời gian điều dưỡng tập trung: Thời gian 10 ngày (không kể thời gian đi và về). c, Mức chi điều dưỡng: c1) Mức chi điều dưỡng tập trung: 800.000 đồng tính cho 01 người điều dưỡng 10 ngày; bao gồm: - Tiền ăn sáng và 2 bữa chính: 500.000 đồng - Thuốc bổ và thuốc bệnh thông thường: 50.000 đồng - Quà tặng đối tượng khi về gia đình: 50.000 đồng - Chi tiền điện, nước cho nhà nghỉ: 80.000 đồng - Chi khác (gồm: khăn mặt, xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng, giấy vệ sinh, nghe chuyện thời sự, văn nghệ, tham quan, chụp ảnh, báo chí, thể thao, phục hồi chức năng ...):120.000 đồng Trong thời gian điều dưỡng tập trung nếu bị ốm đau đột xuất thì được giới thiệu đi khám và điều trị tại bệnh viện gần nhất theo chế độ bảo hiểm y tế hiện hành. c2) Mức chi điều dưỡng tại gia đình: 600.000 đồng/01 người. Nguồn kinh phí điều dưỡng - Kinh phí chi theo tiêu chuẩn điều dưỡng do Ngân sách Nhà nước đảm bảo theo kế hoạch được thông báo hàng năm. - Kinh phí đưa đón và chi khác (nếu có) cho người đi điều dưỡng tập trung do Ngân sách địa phương cấp từ nguồn chi đảm bảo xã hội được giao hàng năm. - Kinh phí chi điều dưỡng được cấp phát, sử dụng, quyết toán theo quy định hiện hành của Nhà nước. Tổ chức thực hiện Hàng năm, căn cứ vào tổng mức kinh phí điều dưỡng được Nhà nước thông báo và thực tế đối tượng thuộc diện điều dưỡng của từng
Luận văn liên quan