Đề tài Tình hình hoạt động của công ty chứng khoán ACB

Đường lối và chiến lược phát triển kinh tế của nước ta là “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa” đòi hỏi phải có một nguốn lực lớn mà cụ thể là phải huy động được một nguồn vốn lớn để đầu tư phát triển kinh tế. Thấy được yêu cầu cấp thiết đó vậy nên thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động từ năm 2000. Mục tiêu đặt ra là phải phát triển thị trường chứng khoán cả về quy mô và chất lượng hoạt động nhằm tạo ra kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam; duy trì trật tự, an toàn mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng bước năng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế.Trải qua hơn gần 10 năm đi vào hoạt động, với bao thăng trầm thử thách, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Quy mô thị trường ngày một mở rộng thể hiện ở sự gia tăng số lượng các công ty niêm yết, tỷ lệ vốn hoá thị trường, sự gia tăng số tài khoản của các nhà đầu tư. Cùng với sự phát triển của thị trường, số lượng CTCK ra đời cũng ngày một nhiều hơn. Cho đến nay đã có khoảng 100 CTCK được cấp phép thành lập và đi vào hoạt động. Sự cạnh tranh giữa các CTCK đang ngày càng trở nên quyết liệt hơn đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế hiện nay. Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển thì các CTCK không còn cách nào khác là phải tự mình nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ phục vu khách hàng. Một trong những công ty chứng khoán đầu tiên tham gia thị trường, có tiềm lực mạnh, mạng lưới phủ rộng, hệ thống quản trị hiện đại, đã có những thành công vượt bậc những năm qua và tạo nguồn lợi nhuận chính của ngân hàng ACB, một trong những ngân hàng tốt nhất Việt Nam những năm gần đây là công ty TNHH chứng khoán ACB (ACBS).

doc46 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 4877 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình hoạt động của công ty chứng khoán ACB, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Đường lối và chiến lược phát triển kinh tế của nước ta là “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa” đòi hỏi phải có một nguốn lực lớn mà cụ thể là phải huy động được một nguồn vốn lớn để đầu tư phát triển kinh tế. Thấy được yêu cầu cấp thiết đó vậy nên thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động từ năm 2000. Mục tiêu đặt ra là phải phát triển thị trường chứng khoán cả về quy mô và chất lượng hoạt động nhằm tạo ra kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam; duy trì trật tự, an toàn mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng bước năng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế.Trải qua hơn gần 10 năm đi vào hoạt động, với bao thăng trầm thử thách, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Quy mô thị trường ngày một mở rộng thể hiện ở sự gia tăng số lượng các công ty niêm yết, tỷ lệ vốn hoá thị trường, sự gia tăng số tài khoản của các nhà đầu tư. Cùng với sự phát triển của thị trường, số lượng CTCK ra đời cũng ngày một nhiều hơn. Cho đến nay đã có khoảng 100 CTCK được cấp phép thành lập và đi vào hoạt động. Sự cạnh tranh giữa các CTCK đang ngày càng trở nên quyết liệt hơn đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế hiện nay. Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển thì các CTCK không còn cách nào khác là phải tự mình nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ phục vu khách hàng. Một trong những công ty chứng khoán đầu tiên tham gia thị trường, có tiềm lực mạnh, mạng lưới phủ rộng, hệ thống quản trị hiện đại, đã có những thành công vượt bậc những năm qua và tạo nguồn lợi nhuận chính của ngân hàng ACB, một trong những ngân hàng tốt nhất Việt Nam những năm gần đây là công ty TNHH chứng khoán ACB (ACBS). Ngày càng đa dạng hóa và hoàn thiện hơn các sản phẩm dịch vụ, ACBS đang ngày càng khẳng định vị thế mình trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Bài luận được hoàn thiện với mục tiêu như sau: Thứ nhất, giới thiệu và hệ thống các vấn đề lý thuyết về công ty chứng khoán. Thứ hai, tìm hiểu thực trạng của CTCK ACBS , qua đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là tình hình hoạt động công ty chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. Phạm vi nghiên cứu là kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2008 và năm 2009. Chương 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1. Khái niệm công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán là một tổ chức kinh doanh chứng khoán, có tư cách pháp nhân, có vốn riêng hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế, hoạt động theo giấy phép của Ủy Ban Chứng Khoán (UBCK) Nhà nước cấp. 1.2. Chức năng. Công ty chứng khoán có các chức năng của người môi giới, người chuyên viên và người bảo lãnh chứng khoán. Để trở thành thành viên của Sở giao dịch, Công ty chứng khoán cũng phải hội đủ những điều kiện do luật định và phải đăng ký kinh doanh chứng khoán trong Sở giao dịch chứng khoán. Để được cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam, công ty cần đáp ứng đủ những điều kiện sau: · Có phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và phát triển ngành chứng khoán. · Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật cho kinh doanh chứng khoán. · Có mức vốn pháp định theo từng loại hình kinh doanh. 1.3. Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán. Trên thế giới hiện nay có 2 loại mô hình hoạt động của công ty chứng khoán: ( Công ty chuyên doanh chứng khoán. Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận; các ngân hàng không được trực tiếp tham gia kinh doanh chứng khoán. Ưu điểm của mô hình này: ( Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng. ( Tạo điều kiện cho TTCK phát triển do tính chuyên môn hóa cao hơn. Mô hình này được áp dụng ở nhiều nước như Mỹ, Nhật, Canada… ( Công ty đa năng kinh doanh tiền tệ và chứng khoá. Theo mô hình này, các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ. Mô hình này có ưu điểm là ngân hàng có thể đa dạng hóa, kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro cho hoạt động kinh doanh chung, khả năng chịu đựng các biến động của TTCK là cao. Mặt khác, ngân hàng tận dụng được thế mạnh về vốn để kinh doanh chứng khoán; khách hàng có thể sử dụng được nhiều dịch vụ đa dạng và lâu năm của ngân hàng. Tuy nhiên, mô hình này bộc lộ một số hạn chế như không phát triển được thị trường cổ phiếu do các ngân hàng có xu hướng bảo thủ, thích hoạt động tín dụng truyền thống hơn là bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Mặt khác, theo mô hình này, nếu có biến động trên TTCK sẽ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, dễ dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính. Do những hạn chế trên mà trước đây Mỹ và nhiều nước khác đã áp dụng mô hình này, nhưng sau cuộc khủng hoảng năm 1933, đa số các nước đã chuyển sang mô hình chuyên doanh chứng khoán, chỉ có Đức vẫn duy trì đến ngày nay. Tại Việt Nam, do quy mô các ngân hàng thương mại nói chung là rất nhỏ bé, và đặc biệt vốn dài hạn rất thấp, hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực tính dụng thương mại ngắn hạn, trong hoạt động của TTCK thuộc lĩnh vực vốn dài hạn. Khả năng khắc phục những điểm yếu này của ngân hàng Việt Nam còn rất lâu dài. Do đó, để bảo vệ an toàn cho các ngân hàng, Nghị định 144/CP về chứng khoán và TTCK quy định các Ngân hàng thương mại muốn kinh doanh chứng khoán phải tách ra một phần vốn tự có của mình thành lập một Công ty chứng khoán chuyên doanh trực thuộc, hạch toán độc lập với ngân hàng. 1.4. Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán. 1.4.1 Môi giới chứng khoán. . Là một hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong đó công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó. Tùy theo quy định cua rmỗi nước, cách thức hoạt động của từng Sở giao dịch chứng khoán mà người ta có thể phân chia thành nhiều loại nhà môi giới khác nhau như sau: (Môi giới dịch vụ (Full Service Broker) Là loại môi giới có thể cung cấp đầy đủ dịch vụ như mua bán chứng khoán, giữ hộ cổ phiếu, thu cổ tức, cho khách hàng vay tiền, cho vay cổ phiếu để bán trước, mua sau và nhất là có thể cung cấp tài liệu, cho ý kiến cố vấn trong việc đầu tư. ( Môi giới chiết khấu ( Discount Broker) Là loại môi giới chỉ cung cấp một số dịch vụ như mua bán hộ chứng khoán. Đối với môi giới loại này thì khoản phí và hoa hồng nhẹ hơn môi giới toàn dịch vụ vì không có tư vấn, nghiên cứ thị trường. ( Môi giới ủy nhiệm hay môi giới thừa hành . Đây là những nhân viên của một công ty chứng khoán thành viên của một Sở giao dịch, làm việc hưởng lương của một công ty chứng khoán và được bố trí để thực hiện các lệnh mua bán cho các công ty chứng khoán hay cho khách hàng của công ty trên sàn giao dịch. Vì thế họ có tên chung là môi giới trên sàn (Floor Broker). Các lệnh mua bán được chuyển đến cho các nhà môi giới thừa hành này có thể từ văn phòng công ty, cũng có thể từ các môi giới đại diện (Registered Reprensentative). ( Môi giới độc lập hay môi giới 2 đô la. Là các môi giới làm việc cho chính họ và hưởng hoa hồng hay thù lao theo dịch vụ. Họ là một thành viên tự bỏ tiền ra thuê chỗ tại Sở giao dịch (sàn giao dịch) giống như các công ty chứng khoán thành viên. Họ chuyên thực thi các lệnh cho các công ty thành viên khác của Sở giao dịch. Sở dĩ có điều này là tại các Sở giao dịch nhộn nhịp, lượng lệnh phải giải quyết cho khách hàng của các công ty chứng khoán đôi khi rất nhiều, các nhân viên môi giới của các công ty này không thể làm xuể hoặc vì một lý do nào đó vắng mặt. Lúc đó, các công ty chứng khoán sẽ hợp đồng với các nhà môi giới độc lập để thực hiện lệnh cho khách hàng của mình và trả cho người môi giới này một khoản tiền nhất định. Ban đầu các nhà môi giới độc lập được trả 2 đôla cho một lô tròn chứng khoáng (100 cổ phiếu) nên người ta quen gọi là “môi giới 2 đô la”. ( Nhà môi giới chuyên môn. Các sở giao dịch chứng khoán thường quy định mỗi loại chứng khoán chỉ được phép giao dịch tại một điểm nhất định gọi là quầy giao dịch (Post), các quầy này được bố trí liên tiếp quanh sàn giao dịch (floor). Trong quầy giao dịch có một số nhà môi giới được gọi là nhà môi giới chuyên môn hay chuyên gia. Các chuyên gia này chỉ giao dịch một số loại chứng khoán nhất định. Nhà môi giới chuyên môn thực hiện 2 chức năng chủ yếu là thực hiện các lệnh giao dịch và lệnh thị trường. 1.4.2. Tự doanh chứng khoán. Là nghiệp vụ mà trong đó công ty chứng khoán thực hiện mua và bán chứng khoán cho chính mình. Công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ tự doanh nhằm mục đích thu lợi hoặc đôi khi nhằm mục đích can thiệp điều tiết giá trên thị trường. Chứng khoán tự doanh có thể là chứng khoán niêm yết hoặc chưa niêm yết trên TTCK. Ngoài ra công ty chứng khoán có thể tự doanh chứng khoán lô lẻ của khách hàng, sau đó tập hợp lại thành lô chẵn để giao dịch trên TTCK. 1.4.3. Nghiêp vụ quản lý danh mục đầu tư. Là hoạt động quản lý vốn của khách hàng thông qua việc mua, bán, và nắm giữ các chứng khoán vì quyền lợi khách hàng theo hợp đồng được ký kết giữa công ty chứng khoán và khách hàng. Nghiệp vụ này đươc thực hiện khi một số nhà đầu tư tổ chức hoặc cá nhân muốn tham gia TTCK nhưng họ không có đủ điều kiện về thời gian hoặc kiến thức chuyên môn để quyết định đầu tư, vì vậy, họ ủy thác cho công ty chứng khoán đầu tư kèm theo thỏa thuận lãi, lỗ. Người ủy thác đầu tư thường không can dự vào việc đầu tư của công ty chứng khoán và trả một khoản phí cho công ty chứng khoán theo thỏa thuận. 1.4.4. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. Là việc bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết. 1.4.5. Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán. Là dịch vụ mà công ty chứng khoán cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực tư vấn đầu tư chứng khoán; tư vấn tái cơ cấu tài chính, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp; tư vấn cho doanh nghiệp trong việc phát hành và niêm yết chứng khoán. 1.4.6. Các nghiệp vụ hỗ trợ khác. · Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán.: là công việc đầu tiên để các chứng khoán có thể giao dịch trên thị tường tập trung – việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán – được thực hiện thông qua các thành viên lưu ký của thị trường giao dịch chứng khoán. · Cho vay cầm cố chứng khoán: là một hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay dùng số chứng khoán sở hữu hợp pháp của mình làm tài sản cầm cố để vay kiếm tiền nhằm mục đích kinh doanh, tiêu dùng… · Cho vay bảo chứng: là một hình thức tín dụng mà khách hàng vay tiền để mua chứng khoán, sau đó dùng số chứng khoán mua được từ tiền vay để làm tài sản cầm cố cho khoản vay. · Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán: là việc công ty chứng khoán ứng trước tiền bán chứng khoán của khách hàng được thực hiện tại TTGDCK. Chương 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ACBS. 2.1. Lịch sử hình thành. Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) là công ty TNHH 100% vốn của Ngân hàng TMCP Á Châu, được thành lập vào tháng 6/2000, cùng lúc với sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM. Là một trong những Công ty Chứng khoán đầu tiên tham gia thị trường, ACBS đã không ngừng phát triển và lớn mạnh cả về tiềm lực tài chính, mạng lưới hoạt động và chất lượng sản phẩm dịch vụ, trở thành một thương hiệu mạnh và uy tín đối với các nhà đầu tư. Các cổ đông chính của công ty:  ( Nagarjuna Int’l Vietnam Ltd.    ( Công ty CP Thủy Tạ    ( Công ty may Phương đông    ( Công ty CP Tơ tằm Á châu    ( Eximbank    ( Giadinh bank    ( Công ty dược phẩm 3 tháng 2    ( Viconship    ( Saigon tourist    ( Công ty Thủy sản Việt Long    ( Công ty CP địa ốc Gò Môn    ( Ngân hàng Đại Á    ( Công trái giáo dục    ( Công ty TNHH đào tạo ngân hàng    ( Công ty TNHH Tân Tạo    ( Ngân hàng Việt Á    ( Công ty CP Chuyển mạch tài chánh quốc gia    ( Công ty CP ĐT PT Bình Thắng    ( Golf Hoa Việt    ( Golf sông Bé    ( Công ty CP khu công nghiệp Đức Hoà 3    ( Công ty CP Đại Cát Hoàng Long    ( Công ty CP phát triển hạ tầng dệt may Phố Nối    ( Công ty CP khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang    ( Công ty CP địa ốc ACB   2.2. Qúa trình phát triển. 2.2.1 Ngành nghề kinh doanh. Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) được Ủy Ban Chứng Khoán Nhà nước cấp phép hoạt động kinh doanh từ tháng 6/2000 cho tất cả các nghiệp vụ chứng khoán, bao gồm: ( Môi giới chứng khoán; ( Tự doanh chứng khoán; ( Bảo lãnh phát hành chứng khoán; ( Tư vấn đầu tư và lưu ký chứng khoán; Ngoài ra, ACBS còn cung cấp các sản phẩm khác về Tư vấn Tài Chính Doanh Nghiệp, bao gồm: ( Tư vấn mua lại và sáp nhập doanh nghiệp (M&A); ( Tư vấn bảo lãnh và phát hành chứng khoán; ( Tư vấn niêm yết Chứng khoán; ( Tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp quốc doanh; ( Tư vấn chuyển đổi hình thức hoạt động doanh nghiệp (từ Công ty TNHH thành Công ty cổ phần và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành Công ty cổ phần); ( Tư vấn tái cấu trúc Tài chính doanh nghiệp. 2.2.2. Tăng trưởng về vốn. Với số vốn điều lệ khá khiêm tốn khi thành lập là 43 tỷ đồng, đến nay, trải qua nhiều đợt tăng vốn,  hiện ACBS có số vốn điều lệ là 1.500 tỷ đồng. 2.2.3. Tăng trưởng về nhân sự. Vào thời điểm mới thành lập, đội ngũ cán bộ công nhân viên của ACBS chỉ khoảng 30 người. Trải qua gần 10 năm hoạt động, tính đến nay, đội ngũ nhân sự của ACBS đã đạt đến khoảng trên 270 người. ACBS thường xuyên chú trọng bồi dưỡng phát triển chuyên môn của đội ngũ nhân viên, tất cả nhân viên đều được tham dự các khóa học về Chứng khoán và Thị trường Chứng khoán. Tính đến hiện tại đã có khoảng 150 nhân viên đủ điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán, hơn 23 nhân viên có chứng chỉ đại diện sàn. Ngoài ra, ACBS còn thu hút được nhân sự quản lý cấp cao và cấp trung gian được đào tạo ở nước ngoài và có nhiều kinh nghiệm làm việc trong các Tập đoàn tài chính lớn của Việt Nam. 2.2.4 Tăng trưởng về mạng lưới. Dù trong tình hình thị trường khó khăn, nhưng ACBS vẫn duy trì nhịp độ phát triển, đặc biệt là trong việc mở rộng hệ thống mạng lưới các Chi nhánh, Đại lý nhận lệnh, tạo sự thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư. Nếu như cuối năm 2007, ACBS chỉ có 5 chi nhánh, 1 phòng giao dịch, 6 đại lý nhận lệnh trên toàn quốc thì đến thời điểm hiện tại, hệ thống mạng lưới ACBS đã phát triển mạnh mẽ đến 8 Chi nhánh và 24 Đại lý nhận lệnh. Ngày 07 tháng 07 năm 2008, ACBS đánh dấu bước phát triển mới bằng việc thực hiện chuyển đổi thành công trụ sở chính từ số 09 Lê Ngô Cát, Phường 7, Quận 3, TP.HCM sang trụ sở mới được xây dựng là Hội sở 107N Trương Định, Phường 6, Quận 3, TP.HCM với diện tích sử dụng trên 1.500 m2, giúp quản lý tập trung và hiệu quả trong việc vận hành bộ máy hoạt động. 2.3. Cơ cấu nhân sự. Quyền Tổng Giám Đốc: Ông Nguyễn Ngọc Chung: Ông có nhiều năm kinh nghiệm đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám Đốc của ACBS và hiện đang phụ trách Khối nghiệp vụ Môi giới và Tư vấn Đầu tư. Quyền Phó Tổng Giám Đốc: Bà Lê Thị Phương Dung: Bà có nhiều năm kinh nghiệm lãnh đạo ở những vị trí quan trọng tại Ngân hàng ACB. Với bề dày kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về vận hành trong hệ thống Ngân hàng ACB. hiện nay, Bà Lê Thị Phương Dung đang giữ chức vụ Quyền Phó Tổng Giám Đốc ACBS – phụ trách Khối Vận hành. Hội đồng thành viên ACBS bao gồm 04 thành viên, bao gồm 01 chủ tịch Hội đồng thành viên và 03 thành viên Hội đồng thành viên. Chủ tịch Hội đồng thành viên: ông Lê Vũ Kỳ: Ông Kỳ là Tiến sĩ Toán Lý, Đại học Tổng hợp Maxcơva. Ông đã có hơn 13 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực điện, viễn thông, xuất nhập khẩu và hơn 10 kinh nghiệm trong ngành Tài chính – Ngân hàng. Hiện nay ông đang đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Á Châu. Thành viên: Ông Trịnh Kim Quang: Ông là Cử nhân Kinh tế có hơn 10 năm giảng dạy tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM và hơn 15 năm kinh nghiệm đảm nhận những chức vụ quan trọng tại Ngân hàng TMCP Á Châu và Công ty Chứng khoán ACB. Ông Quang hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Á Châu. Thành viên: Ông Đỗ Minh Toàn: Ông đã có hơn 12 kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng và giữ những chức vụ quan trọng tại Ngân hàng TMCP Á Châu và Công ty Chứng khoán ACB. Hiện nay ông Toàn đang đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc của Ngân hàng TMCP Á Châu. Thành viên: Ông Trần Hùng Huy: Ông tốt nghiệp Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh - Tài Chính, Đại học Chapman, Hoa Kỳ và có nhiều năm kinh nghiệm đảm đương những chức vụ quan trọng tại Ngân hàng TMCP Á Châu và Công ty Chứng khoán ACB. Ông Huy hiện đang đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám Đốc Ngân hàng TMCP Á Châu. 2.4. Các sản phẩm dịch của ACBS. 2.4.1. Ngân hàng đầu tư. 2.4.1.1. Tư vấn tài chính doanh nghiệp, gồm: ( Tư vấn phát hành chứng khoán. ACBS thực hiện tư vấn tất cả các loại hình phát hành chứng khoán, bao gồm: ( Phát hành riêng lẻ. ( Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO). ( Phát hành thêm chứng khoán để huy động vốn. Các dịch vụ điển hình ACBS cung cấp bao gồm: ( Kết hợp với doanh nghiệp xây dựng phương án phát hành phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và mang lại hiệu quả tài chính cao nhất. ( Tiến hành định giá chứng khoán làm cơ sở xác định giá phát hành cho các đối tượng liên quan. (Xây dựng Bản cáo bạch/Bản công bố thông tin giới thiệu doanh nghiệp và đợt phát hành. ( Hoàn tất các thủ tục, hồ sơ cần thiết và thúc đẩy tiến trình đăng ký chào bán với cơ quan chức năng trong thời gian sớm nhất. ( Tư vấn và thực hiện giới thiệu doanh nghiệp và đợt phát hành (roadshow) đến công chúng đầu tư. ( Giới thiệu các nhà đầu tư tiềm năng cho tổ chức phát hành. ( Thực hiện phân phối chứng khoán đến các đối tượng của đợt phát hành, bao gồm tổ chức bán đấu giá, và thực hiện các công việc liên quan sau đợt phát hành. ( Tư vấn thực hiện báo cáo kết quả phát hành cho cơ quan chức năng theo quy định của phá luật hiện hành.   ( Bảo lãnh phát hành chứng khoán. Dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán của ACBS đảm bảo sự thành công chắc chắn của đợt phát hành cũng như đảm bảo nguồn vốn huy động cho kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Là một trong những công ty chứng khoán có năng lực về vốn lớn nhất Việt Nam, ACBS luôn tự tin về năng lực thực hiện những đợt bảo lãnh phát hành chứng khoán. ( Tư vấn niêm yết chứng khoán. ACBS đã thực hiện tư vấn niêm yết cho một số lượng lớn các Công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung (Sở giao dịch chứng khoán TPHCM và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội).    Nội dung chính của dịch vụ tư vấn niêm yết chứng khoán bao gồm: ACBS sẽ phối hợp với doanh nghiệp tiến hành:  Rà soát và chuẩn hóa các điều kiện liên quan đến niêm yết chứng khoán.  Chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký niêm yết theo quy định.   Nộp bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền.   Thực hiện đăng ký lưu ký chứng khoán và mở tài khoản giao dịch cho các cổ đông.   Tư vấn doanh nghiệp tổ chức phiên giao dịch đầu tiên trên thị trường tập trung.   Tư vấn doanh nghiệp niêm yết công bố thông ti