Đề tài Tình hình hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần VPBank chi nhánh Thanh Xuân

Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, phát triển kinh tế theo xu hướng hội nhập quốc tế. Tại đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng và Nhà nước một lần nữa xác định mục tiêu vô cùng quan trọng của sự nghiệp này đối với sự phát triển kinh tế. Với nhiệm vụ phấn đấu tới năm 2020 cơ bản hoàn thành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề quan trọng, trong đó nhu cầu vốn cho đầu tư và phát triển là rất cần thiết. Vốn tự có của các doanh nghiệp thường rất nhỏ, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước lại rất hạn thường xuyên bị thậm hụt, vì vậy cần phải có một tổ chức đứng ra hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp đó là các tổ chức tín dụng mà trong đó chủ yếu là hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM). Mỗi ngân hàng đều có những cách thức tổ chức quản lý và hoạt động khác nhau sao cho phù hợp với đặc điểm và lợi thế riêng của mình. Trong nhà trường các sinh viên chỉ được học trên lý thuyết mà chưa có thực tế, vì vậy để hoàn thiện kiến thức, trang bị cả về lý thuyết và thực tế cho các sinh viên khi ra trường thì việc đi thực tập, học hỏi thực tế là điều rất cần thiết tạo điều kiện cho các sinh viên khi ra trường có thể tiếp cận công việc một cách nhanh chóng. Là một sinh viên chuyên ngành ngân hàng, được sự giới thiệu của nhà trường Em đã đến thực tập tại NHTMCP VPBank Thăng Long - CN Thanh Xuân Hà Nội, thời gian bắt đầu từ ngày 02/01/2008, trong thời gian 4 tuần thực tập tại ngân hàng, qua quá trình tìm hiểu về tổ chức quản lý và quá trình hoạt động cùng với sự chỉ bảo tận tình của giám đốc cùng các anh chị trong phòng tín dụng và kế toán đã giúp tôi có được cái nhìn thực tiễn về tổ chức và hoạt động của NHTM VPBank chi nhánh Thanh Xuân. Thông qua báo cáo tổng hợp tôi xin trình bày một số vấn đề cơ bản sau: Báo cáo gồm có 2 phần: phần 1: giới thiệu tổng quan về NHTMCP VPBank Phần 2: tình hình hoạt động của NHTMCP VPBank CNThanh Xuân

doc24 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2383 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần VPBank chi nhánh Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục Lời Nói Đầu………………………………………………………………2 Phần1. Giới thiệu tổng quan về NHTMCP VPBank…………………3 1.1. lịch sử hình thành và phát triển………………………..……...3 1.1.1. Thông tin chung về VPBank…………………………………………3 1.1.2. Quá trình phát triển VPBank………………………………………..3 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của VPBank…………………………………………6 1.2. Môi trường hoạt động kinh doanh……………………………9 1.2.1. Môi trường kinh tế……………………………………………………9 1.2.2. Môi trường pháp lý…………………………………………………..10 1.2.3. Môi trường tự nhiên………………………………………………….10 1.3. Các sản phẩm dịch vụ và hoạt động chính của ngân hàng .10 1.3.1. Nhận tiền gửi…………………………………………………………10 1.3.2. Cho vay………………………………………………………………..11 1.3.3. Bảo lãnh……………………………………………………………….12 1.3.4. Các sản phẩm thanh toán ………………………………………….12 1.3.5. Các sản phẩm ngoại hối…………………………………………….12 1.4. Kết quả hoạt động một số năm gần đây của VPBank chi nhánh Thanh Xuân…………………………………………………….12 1.5. Phương hướng hoạt động kinh doanh trong thời gian tới...14 Phần2. Tình hình hoạt động của VPBank chi nhánh Thanh Xuân.17 2.1. Huy động vốn………………………………………………......17 2.2. Hoạt động tín dụng ……………………………………………19 2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế………………………………..21 Kết Luận…………………………………………………………………23 Lời Nói Đầu Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, phát triển kinh tế theo xu hướng hội nhập quốc tế. Tại đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng và Nhà nước một lần nữa xác định mục tiêu vô cùng quan trọng của sự nghiệp này đối với sự phát triển kinh tế. Với nhiệm vụ phấn đấu tới năm 2020 cơ bản hoàn thành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề quan trọng, trong đó nhu cầu vốn cho đầu tư và phát triển là rất cần thiết. Vốn tự có của các doanh nghiệp thường rất nhỏ, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước lại rất hạn thường xuyên bị thậm hụt, vì vậy cần phải có một tổ chức đứng ra hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp đó là các tổ chức tín dụng mà trong đó chủ yếu là hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM). Mỗi ngân hàng đều có những cách thức tổ chức quản lý và hoạt động khác nhau sao cho phù hợp với đặc điểm và lợi thế riêng của mình. Trong nhà trường các sinh viên chỉ được học trên lý thuyết mà chưa có thực tế, vì vậy để hoàn thiện kiến thức, trang bị cả về lý thuyết và thực tế cho các sinh viên khi ra trường thì việc đi thực tập, học hỏi thực tế là điều rất cần thiết tạo điều kiện cho các sinh viên khi ra trường có thể tiếp cận công việc một cách nhanh chóng. Là một sinh viên chuyên ngành ngân hàng, được sự giới thiệu của nhà trường Em đã đến thực tập tại NHTMCP VPBank Thăng Long - CN Thanh Xuân Hà Nội, thời gian bắt đầu từ ngày 02/01/2008, trong thời gian 4 tuần thực tập tại ngân hàng, qua quá trình tìm hiểu về tổ chức quản lý và quá trình hoạt động cùng với sự chỉ bảo tận tình của giám đốc cùng các anh chị trong phòng tín dụng và kế toán đã giúp tôi có được cái nhìn thực tiễn về tổ chức và hoạt động của NHTM VPBank chi nhánh Thanh Xuân. Thông qua báo cáo tổng hợp tôi xin trình bày một số vấn đề cơ bản sau: Báo cáo gồm có 2 phần: phần 1: giới thiệu tổng quan về NHTMCP VPBank Phần 2: tình hình hoạt động của NHTMCP VPBank CNThanh Xuân Phần 1 Giới thiệu tổng quan về NHTMCP VPBank 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 1.1.1. Thông tin chung về VPBank - Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. - Tên tiếng Anh: Việtnam Join – Stock Comercial Bank for Private Enterprises. - Tên viết tắt: Ngân hàng ngoài quốc doanh. - Tên giao dịch: VPBank 1.1.2. Quá trình phát triển VPBank. Ngân hàng cổ phần thương mại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 thời gian hoạt động là 99 năm, hội sở chính đặt tại 18b Lê Thánh Tông Hà Nội. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 09 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993. Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VNĐ. Sau đó do nhu cầu phát triển, VPBank đã tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ VNĐ theo quyết định số 193/QĐ-NH5 ngày 12 tháng 9 năm 1994 và tiếp tục tăng lên 174,9 tỷ VNĐ theo quyết định số 53/QĐ-NH5 ngày 18 tháng 3 năm 1996. Đến cuối năm 2004, VPBank được nhận quyết định số 689 /QĐ-HNN7 của NHNN chấp nhận tăng vốn điều lệ lên 198,4 tỷ VNĐ. Trong quý I năm 2005, theo công văn chấp thuận số 134/NHNN-HNN7 theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ, tháng 8 năm 1994 vốn điều lệ tăng lên 174,9 tủ VND. Đến tháng 6 năm 2007 VPBank có mức vốn điều lệ 750 tỷ VND, tổng tài sản hơn 12 ngàn tỷ đồng. nguồn vốn huy động 10.800 tỷ đồng, dư nợ cho vay hơn 7.600 tỷ đồng, với trên 70 chi nhánh và phòng giao dịch, hơn 1.800 CBNV. hiện nay VPBank có mức vốn điều lệ là 1500 tỷ VND, và dự kiến đến năm 2010 sẽ tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ. Bảng 1.1. Quá trình phát triển của VPBank qua các năm. Năm  1993  1994  1996  2004  2005  2006  2007   vốn điều lệ  20  70  174.9  198.4  309  750  1500    Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn với tiêu chí đưa ngân hàng đến với người dân, tạo cảm giác gần gũi, thân thiện trong giao dịch, VPBank đã không ngừng mở mạng lưới hoạt động ra khắp các tỉnh thành trong cả nước. Cuối năm 1993, Thống đốc NHNN ký giấy phép số 0018-GCT ngày 16/12/1993 chấp thuận cho VPBank mở chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 19/11/1994, VPBank được mở thêm chi nhánh mới tại Hải Phòng theo giấy phép số 0020-GCT ngày 20/7/1995, chi nhánh Đà Nẵng theo giấy phép số 0026-GCT. Đến năm 2002, theo quyết định số 481/2002/QĐ-HĐQT có hiệu lực ngày 19/7/2002 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của các chi nhánh VPBank, thay thế quyết định số 299-2001/QĐ thì ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là một pháp nhân duy nhất, bao gồm: Hội sở, chi nhánh cấp I và các văn phòng đại diện. Các chi nhánh cấp II Các chi nhánh cấp III Các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh. Năm 2004, VPBank được NHNN cho phép mở thêm ba chi nhánh cấp I mới đó là chi nhánh Hà nội (trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở khi đó là số 4 Dã Tượng) theo công văn chấp thuận số 1128/NHNN-CNH ngày 06/10/2004, chi nhánh Huế theo công văn chấp thuận số 1106/NHNN-CNH ngày 01/10/2004, chi nhánh Sài Gòn theo công văn chấp thuận số 1350/NHNN-CNH ngày 23/11/2004. Đầu năm 2005, VPBank tiếp tục được chấp thuận mở thêm bốn chi nhánh cấp I là chi nhánh Cần Thơ (theo công văn chấp thuận số 227/NHNN-CNH ngày 23/03/2005), chi nhánh Quảng Ninh (theo công văn chấp thuận số 227/NHNN-CNH ngày 2303/2005),chi nhánh Vĩnh Phúc ( theo công văn chấp thuận số 682/NHNN-CNH ngày 16/05/2005 , chi nhánh Bắc Giang (theo công văn chấp thuận số 986/QĐ-NHNN ngày 06 tháng 07 năm 2005). Cũng trong năm 2005 được sự chấp thuận của NHNN. Ngày 05/01/2006 VPBank đã khai trương chi nhánh cấp I Bắc Giang. Đây là một tỉnh tuy mới tách lập nhưng có nhiều triển vọng phát triển trong tương lai bởi vì ở địa bàn này ít các chi nhánh của các ngân hàng cổ phần khác thành lập nên nó được hi vọng phát triển nhanh chóng và vững chắc. Như vậy tính đến tháng 01/2006 VPBank có 12 chi nhánh cấp I nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Huế, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ với Hội sở chính đặt tại số 8 Lê Thái Tổ Hà Nội. Tổng cộng trên toàn mạng lưới hoạt động VPBank có 31 điểm giao dịch. Ngày 30/04/2007 VPBank có mạng lưới hoạt động gồm: Hội sở đặt tại số 8 Lê Thái Tổ Hà Nội, 16 chi nhánh trực thuộc Hội sở, 57 chi nhánh cấp II và phòng giao dịch. Việc VPBank nhanh chóng mở rộng mạng lưới hoạt động chứng tỏ VPBank đang phát triển vững chắc và để phục vụ cho chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ lớn nhất Việt Nam trong tương lai VPBank tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động của mình ra khắp các tỉnh thành trong cả nước. Cùng với việc gia tăng vốn điều lệ, mở rộng các chi nhánh VPBank cũng không ngừng phát triển và đào tạo nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Ngày đầu khi mới thành lập cả ngân hàng mới chỉ có 18 cán bộ nhân viên, đến 31/12/1998 con số này là 231 người. Tới ngày 31/12/2000, số lượng cán bộ nhân viên đã là 254 và tiếp tục tăng lên 358 tính đến tháng 1/2004. Tính đến cuối năm 2005 VPBank có số lượng cán bộ nhân viên là 782 trong đó nữ là 440 người chiếm 56,26%, nam là 342 người chiếm 342 người chiếm 43,74% , độ tuổi trung bình của toàn bộ nhân viên trong ngân hàng là 29. Về trình độ có 15 người trình độ trên đại học, 602 người có trình độ đại học chiếm 78% nhân sự của VPBank. Đến cuối năm 2006, số cán bộ nhân viên của VPBank là 1.325 người và tính tới 19/06/2007 con số này đã tăng hơn 2000. Với đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao sẽ là tiền đề để giúp VPBank phát triển mạnh mẽ và vững chắc trong tương lai. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của VPBank. Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của VPBank.  Trong đó: Đại hội cổ đông giống như một công ty cổ phần, Đại hội cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông biểu quyết, là cơ quan có quyết định cao nhất trong ngân hàng. Đại hội cổ đông có quyền và nhiệm vụ sau: quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát xem xét và xử lý vi của Hội đồng quản trị và ban kiểm soát gây thiệt hại cho ngân hàng và cổ đông của ngân hàng, quyết định tổ chức lại và giải thể ngân hàng, quyết định sửa đổi bổ sung điều lệ ngân hàng, trừ trường hợp điều chỉnh vốn do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán tại Điều lệ ngân hàng, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, thông qua định hướng phát triển của ngân hàng. Hội đồng quản trị là cơ quản lý ngân hàng, có quyền nhân danh ngân hàng quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hội đồng tín dụng và ban tín dụng đều có nhiệm vụ xem xét, phê duyệt các quyết định cấp tín dụng với các hạn mức tín dụng. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính , thẩm định các báo cáo tài chính hàng năm của ngân hàng, báo cáo với hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ký kiến của hội đồng quản trị trước khi trình các báo cáo, quyết định và kiến nghị lên Đại hội cổ động. Cơ cấu phòng ban trong mỗi chi nhánh cấp I bao gồm: Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ: Chức năng kiểm tra chủ yếu của phòng này là kiểm tra, kiểm toán nội bộ các chứng từ, hồ sơ các nghiệp vụ phát sinh để kiến nghị kịp thời các biện pháp khắc phục những tồn tại thiếu sót trong hoạt động kinh doanh bảo đảm an toàn hiệu quả. Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp (A/O doanh nghiệp): Thực hiện chức năng nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng, đề xuất chính sách tiếp thị sản phẩm cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng, hướng dẫn khách hàng, thu thập thông tin và tổ chức theo dõi sự chuyển biến ngành nghề của khách hàng đồng thời có chức năng kiểm tra giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Phòng phục vụ khách hàng cá nhân (A/O cá nhân): Có các chức năng nhiệm vụ sau: Hướng dẫn triển khai, thực hiện các sản phẩm dịch vụ cá nhân thống nhất trong toàn chi nhánh, lập kế hoạch cho vay, thu nợ tín dụng cá nhân của toàn chi nhánh, thực hiện nhiệm vụ phân tích món vay, cho vay và kiểm tra tín dụng cá nhân của chi nhánh cấp dưới và phòng giao dịch trực thuộc, chỉ đạo đôn đốc việc thu hồi nợ, xử lý nợ quá hạn đối với các khoản vay cá nhân trong toàn chi nhánh, đề xuất đìều chỉnh quy định về hợp đồng tín dụng cho phù hợp với thực tế trên địa bàn chi nhánh hoạt động. Phòng thẩm định tài sản đảm bảo thực hiện việc thẩm định và đánh giá các tài sản cầm cố, thế chấp kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tài sản cầm cố thế chấp. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực trong việc định giá tài sản cầm cố thế chấp cho phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo an toàn cho ngân hàng, lập các hợp đồng thế chấp cầm cố bảo đảm nợ vay và thực hiện công chứng, định kỳ đánh giá lại tài sản cầm cố thế chấp, thường xuyên có kế hoạch kiểm tra các tài sản cầm cố thế chấp và có trách nhiệm đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh để bảo đảm an toàn tín dụng. Phòng giao dịch kho quỹ: thực hiện các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng như chào đón, giới thiệu, tư vấn, tiếp nhận tiền gửi của khách hàng, tiền huy động vốn của ngân hàng, thu đổi ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến giải ngân, thu vốn, thu lãi, hạch toán chuyển nợ quá hạn, quản lý các loại tài khoản dùng trong giao dịch khách hàng. Phòng thu hồi nợ: lập kế hoạch và thực hiện thu hồi nợ quá hạn đã được duyệt, liên hệ với các cơ quan, toà án, viện kiểm soát, phòng thi hành án, công an, luật sư… trong việc xử lý, giải quyết các vấn đề thu hồi nợ của chi nhánh. Tiếp nhận và quản lý các hồ sơ vay, bảo lãnh có vấn đề hoặc các khoản nợ quá hạn do phòng A/O cá nhân và A/O doanh nghiệp chuyển lên, thẩm định, đề xuất các ý kiến về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc xử lý và thu hồi nợ quá hạn cho chi nhánh. Phòng kế toán ngân quỹ: tổ chức hạch toán theo dõi các quỹ, vốn tập trung trong ngân hàng, thực hiện hạch toán các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay và các nghiệp vụ kinh doanh khác. Phòng thanh toán quốc tế và kiều hối: thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn về bảo lãnh, thanh toán quốc tế như tín dụng, nhờ thu, bảo lãnh ngân hàng, chuyển tiền điện, thanh toán séc…định kỳ phân tích, tổng hợp tình hình thực hiện thanh toán quốc tế và kiều hối trong toàn chi nhánh. Phòng tổng hợp và quản lý chi nhánh: có trách nhiệm phối hợp với các phòng ban của ngân hàng để thực hiện công tác tổ chức, quản lý và phát triển nguồn nhân lực, công tác văn thư, hành chính, lễ tân, đảm bảo phương tiện di chuyển, vận chuyển tiền an toàn. Các tổ chức đoàn thể: Các chi nhánh lớn tập lập các chi bộ riêng, các chi bộ hoạt động độc lập theo đảng bộ địa phương. Không có đảng bộ của toàn VPBank. Tại Hà Nội chi bộ do tổng giám đốc làm Bí thư chi bộ. Hàng năm khuyến khích kết nạp thêm Đảng viên mới. Tại Hội sở và mỗi chi nhánh đều có tổ chức Công đoàn. Công đoàn Hội sở đã ký kết thoả ước lao động tập thể với đại diện người sử dụng lao động. Công đoàn hoạt động bằng kinh phí được giữ lại, kinh phí hỗ trợ thêm từ ngân hàng và nguồn khác (cổ tức, hoa hồng bảo hiểm…). Các chi nhánh đều có đoàn thanh niên. Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động văn hoá thể thao, thực hiện các hoạt động khác do VPBank và tổ chức đoàn phát động. VPBank chi nhánh Thanh Xuân là một chi nhánh cấp II của NHTMCP VPBank được NHNN cho phépthành lập trong năm 2005, chi nhánh cấp I là VPBank Thăng Long. Cơ cấu tổ chức của VPBank Thanh Xuân gồm có một giám đốc, phòng tín dụng và phòng giao dịch kho quỹ. Phòng tín dụng gồm có 7 cán bộ nhân viên trong đó có 1 trưởng phòng tín dụng và 7 nhân viên tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng đối với khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp. Phòng giao dịch gồm có 8 cán bộ nhân viên trong đó có 1 trưởng phòng giao dịch, 6 giao dịch viên và 1 thủ quỹ thực hiện các nghiệp vụ như, chào đón khách hàng, giới thiệu, tư vấn, nhận tiền gửi, huy động vốn, thu vốn, thu lãi, hạch toán chuyển nợ quá hạn,quản lý các loại tài khoản trong giao dịch khách hàng. 1.2. Môi trường hoạt động kinh doanh. 1.2.1. Môi trường kinh tế. Trước khi đổi mới, nền kinh tế nước ta bị chi phối mạnh bởi chính sách kinh tế của Nhà nước, vì vậy gây ra rất nhiều khó khăn cho các tổ chức kinh tế trong nước. Sau khi đổi mới, đất nước ta đi theo nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô, sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế ở mức độ vừa phải, và vẫn có những yếu tố thị trường tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế, tạo ra sự cạnh tranh giữa các tổ chức kinh tế trong nước. Đầu năm 2007, Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngoài sự cạnh tranh giữa các tổ chức kinh tế trong nước còn sự cạnh tranh với các tổ chức kinh tế nước ngoài, trong đó lĩnh vực tài chính là lĩnh vực có sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất. Vì vậy các tổ chức kinh tế nói chung, ngân hàng VPBank nói riêng cần phải gia tăng sức cạnh tranh của mình bằng việc nâng cao hiệu quả trong hoạt động, đổi mới công nghệ đã lạc hậu.. về phía Nhà nước cần phải tạo ra một môi trường kinh tế lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức kinh tế phát triển. 1.2.2. Môi trường pháp lý. Đây là cơ sở pháp lý cho hoạt động hợp pháp cho các thành phần kinh tế. Nó chính là hệ thống pháp luật chi phối hoạt động của các thành phần kinh tế. Môi trường pháp lý ở Việt Nam còn yếu, hành lang pháp lý thiếu rõ ràng, ý thức chấp hành pháp luật còn kém. Yêu cầu được đặt ra là phải có sự thống nhất và phù hợp giữa các bộ luật, các văn bản pháp quy để tạo lên sự chặt chẽ có hiệu lực của pháp luật. Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ sẽ tạo nên kẽ hở để kẻ xấu có thể lơi dụng khai thác hay tạo nên các mâu thuẫn,làm mất đi tính hiệu lực của pháp luật hoặc gây lên khó khăn trong quá trình xử lý vi phạm pháp luật phát sinh. Ngân hàng là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến hầu hết các văn bản pháp luật, ngân hàng phải nắm được quy định trong rất nhiều các lĩnh vực, phải quan tâm đến nhiều vấn đề mà vấn đề quan trọng hàng đầu đối với ngân hàng đó là hồ sơ pháp lý. 1.2.3. Môi trường tự nhiên. Có thể nói rằng yếu tố tự nhiên ngày càng có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động ngân hàng nhất là các ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, xuất khẩu…Ở nước ta những năm gần đây thường xảy ra hàng loạt các cơn bão lũ lụt lớn ở miền Trung, ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, dịch bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên cả nước… gây thiệt hại rất lớn đến đời sồng của bà con nông dân, mùa màng bị phá huỷ và Nhà nước phải thực hiện các biện pháp khoanh nợ, xoá nợ hàng ngàn tỷ đồng, đồng thời đẩy nhanh tiến độ giải ngân nhằm khắc phục hậu quả thiên tai và khôi phục, phát triển các hoạt động của ngân hàng. 1.3. Các sản phẩm dịch vụ và hoạt động chính của ngân hàng. 1.3.1. Nhận tiền gửi. Nếu như hoạt động cho vay là hoạt động sinh lời cho ngân hàng thì huy động tiền gửi được coi là tiền đề tạo nên sự hình thành và phát triển của nghiệp vụ cho vay, vì vậy mà các ngân hàng rất trú trọng vào hoạt động huy động tiền gửi. Một nguồn quan trọng đó là các khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư thông qua hình thức như huy động tiết kiệm…Khi thực hiện huy động vốn ngân hàng phải bỏ các khoản chi phí như: chi trả lãi, chi phí bảo quản và phải trả gốc và lãi đúng hạn hoặc trả gốc và một phần lãi (nếu có) khi khách hàng rút tiền trước thời hạn trong hợp đồng. Để thu hút được khách hàng gửi tiền ngân hàng đã có nhiều hình thức khuyến mãi cho người gửi tiền như hình thức tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm dự thưởng…Đây được coi là nghiệp vụ quan trọng nhất trong việc tạo nguồn vốn của ngân hàng. 1.3.2. Cho vay. Cho vay từng lần: Đối tượng khách hàng có nhu cầu vốn không thường xuyên hoặc có chu kỳ kinh doanh dài. Mỗi nhu cầu vay vốn được lập hồ sơ, quản lý, theo dõi theo một hợp đồng tín dụng riêng. việc giải ngân có thể thực hiện làm nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định. Khách hàng không thể vừa trả nợ vừa tiếp tục rút vốn vay xen kẽ nhau. Cho vay theo hạn mức tín dụng: Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và vay vốn của khách hàng. Mỗi lần rút vốn khách hàng không cần ký HĐTD mà chỉ cần lập “ giấy đề nghị giải ngân kiêm khế ước nhận nợ kèm theo chứng từ về mục đích sử dụng vốn vay. Mỗi khế ước thời hạn tối đa là 12 tháng nhưng không được vượt quá 3 tháng s
Luận văn liên quan