Islam giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay. Đây là tôn giáo độc thần xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 7 tại bán đảo Ả Rập, do Muhammad sáng lập. Islam giáo chỉ tôn thờ Allah Đấng Tối Cao, Đấng Duy Nhất (tiếng Ả Rập: الله Allāh). Muhammad là vị Thiên Sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên Kinh Qu'ran (còn viết là Koran) qua Thiên sứ Gabriel.
Hiện nay, ở hầu hết các nước đều dùng thuật ngữ Islam để gọi tên tôn giáo này. Riêng ở Việt Nam cả trong ngôn ngữ đời thường cũng như trong ngôn ngữ sách báo khoa học đều gọi tôn giáo độc thần này là Islam giáo hay Islam giáo. Tìm hiểu bước đầu về vấn đề này chúng tôi được biết tên gọi Islam giáo hay Islam giáo ở Việt Nam có xuất xứ tên gọi một dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu tại khu tự trị Ninh Hạ ở Trung Quốc và tôn giáo của họ là – người Islam . Theo từ điển bách khoa Việt Nam, Islam giáo du nhập vào dân tộc Islam từ Trung Á vào thế kỉ thứ XV. Cũng có ý kiến cho rằng tên gọi Islam giáo – đạo của người Islam Islam có từ thế kỉ thứ VIII – thế kỉ X.
13 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2175 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình hình Islam giáo trên thế giới hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: TÌNH HÌNH ISLAM GIÁO TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY.
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ISLAM GIÁO
Islam giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay. Đây là tôn giáo độc thần xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 7 tại bán đảo Ả Rập, do Muhammad sáng lập. Islam giáo chỉ tôn thờ Allah Đấng Tối Cao, Đấng Duy Nhất (tiếng Ả Rập: الله Allāh). Muhammad là vị Thiên Sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên Kinh Qu'ran (còn viết là Koran) qua Thiên sứ Gabriel.
Hiện nay, ở hầu hết các nước đều dùng thuật ngữ Islam để gọi tên tôn giáo này. Riêng ở Việt Nam cả trong ngôn ngữ đời thường cũng như trong ngôn ngữ sách báo khoa học đều gọi tôn giáo độc thần này là Islam giáo hay Islam giáo. Tìm hiểu bước đầu về vấn đề này chúng tôi được biết tên gọi Islam giáo hay Islam giáo ở Việt Nam có xuất xứ tên gọi một dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu tại khu tự trị Ninh Hạ ở Trung Quốc và tôn giáo của họ là – người Islam . Theo từ điển bách khoa Việt Nam, Islam giáo du nhập vào dân tộc Islam từ Trung Á vào thế kỉ thứ XV. Cũng có ý kiến cho rằng tên gọi Islam giáo – đạo của người Islam Islam có từ thế kỉ thứ VIII – thế kỉ X.
TƯ TƯỞNG HỒI GIÁO:
Tuy cùng một hệ thống nhất thần của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham nhưng giáo lý Islam giáo không chịu ảnh hưởng tư tưởng của Cơ đốc giáo và Do Thái giáo. Thể hiện rõ trong kinh Koran (trong 6219 câu của kinh này đã thể hiện nội dung của kinh Cựu Ước và Tân Ước). Không như những tôn giáo bạn, Islam giáo chỉ có duy nhất một quyển thiên kinh Qu'ran, gồm có 114 chương, 6236 tiết. Đối với các tín đồ Islam giáo, thiên kinh Qu'ran là một vật linh thiêng, vì đó chính là lời phán của Allah Đấng Toàn Năng.
Người Islam giáo tin tưởng các vị sứ giả đến trước sứ giả Muhammad, kể từ Adam đến Jesus xuyên qua Noah, Abraham, Moise, v.v. Họ cũng tin tưởng Cựu ước và Tân ước là kinh sách của Allah nhưng họ không thi hành theo vì sự lệch lạc do người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo tạo ra và thiên kinh Qur'an được Allah mặc khải xuống để điều chỉnh lại những gì đã sai trái ở hai kinh sách đó.
Thiên Kinh Qu'ran:
Ngài là Đấng Duy Nhất. Allah Đấng Độc Lập và Cứu Rỗi. Ngài chẳng sinh ra ai và cũng chẳng ai sinh ra Ngài. Không một ai đồng đẳng với Ngài.—.112 : 1-4.
Islam giáo không có Mười Điều Răn như đạo Ki Tô nhưng kinh Qu'ran cũng liệt kê mười điều tương tự:
Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Á Rập là Allah).
Vinh danh và kính trọng cha mẹ.
Tôn trọng quyền của người khác.
Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.
Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt (*).
Cấm ngoại tình.
Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.
Hãy cư xử công bằng với mọi người.
Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.
Hãy khiêm tốn
(*) Trường hợp đặc biệt được phép giết người mà không bị trọng tội là :
1) Trong khi kháng cự hoặc chiến đấu chống lại những kẻ lùng giết người đạo mình nhằm cưỡng bách bỏ đạo. Nhưng nếu chiến thắng, phải noi gương thiên sứ Muhammad, tha thứ và đối xử nhân đạo với phần đông kẻ bại trận.
2) Giết những tên sát nhân để trừ hại cho dân lành.
Ngoài ra tín đồ Islam giáo có một số luật lệ :
Một lần trong đời, họ phải hành hương về thánh địa Mecca, nhưng với điều kiện họ không vay mượn hay xin phí tổn. Trước khi đi, họ phải lo cho gia đình vợ con đầy đủ những nhu cầu cần thiết trong thời gian họ vắng mặt hành hương.
Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi được cắt tiết theo nghi thức; không được ăn thịt lợn vì lợn là con vật bẩn thỉu.
Nghiêm cấm uống rượu và các thức uống lên men.
Nghiêm cấm cờ bạc.
Nghiêm cấm gian dâm và trai gái quan hệ xác thịt trước khi cưới hỏi.
Nghiêm cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chó, mèo, chuột, v.v.).
Người Islam giáo chỉ được ăn thịt halal, tức là thịt đã được giết mổ theo nghi thức của Islam giáo. Tuy nhiên, trong trường hợp tuyệt đối không có gì ăn, họ được ăn mọi thứ để duy trì sự sống.
Hàng năm phải thực hiện tháng ăn chay Ramadan để tưởng nhớ và biết thương xót người nghèo. Tháng này tính theo lịch Mặt Trăng. Trong tháng này, khi còn ánh sáng Mặt Trời, họ không được ăn và uống, đến đêm thì mới ăn. Cũng trong tháng này, con người phải tha thứ và sám hối, vợ chồng không được gần nhau vào ban ngày nhưng ban đêm vẫn có thể ân ái với nhau. Trẻ em và phụ nữ có mang không phải thực hiện Ramadan.
Islam giáo nghiêm cấm kỳ thị chủng tộc và tôn giáo, tín đồ Islam giáo không được phép chỉ trích cũng như phán xét người khác. Đó là việc của Allah Đấng Toàn Năng
Năm điều căn bản của Islam giáo:
Tuyên đọc câu Sahadah: La ila ha il lallah, có nghĩa "Allah là Đấng Duy Nhất để phụng thờ".
Cầu nguyện ngày năm lần: Buổi bình minh, trưa, xế trưa, buổi hoàng hôn và tối.
Bố thí.
Nhịn chay tháng Ramadan.
Hành hương tại Mecca.
Trên phương diện khoa học nhân văn, Islam giáo là một tôn giáo ra đời vào thế kỷ thứ 7, dựa trên những nền tảng có sẵn của Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo. Đôi khi người ta cũng gọi Islam giáo là đạo Muhammad (Muhammadanism), theo tên của đức sáng tổ.
CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ISLAM GIÁO TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY.
2.1. Sơ nét về tín đồ Islam giáo hiện nay.
Ra đời muộn hơn hai tôn giáo khác là Phật giáo và Kitô giáo nhưng Islam giáo có tốc độ phát triển và độ lan tỏa rất nhanh Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, số lượng tín đồ Islam trên thế giới hiện có khoảng hơn 1 tỷ người với tốc độ tăng trưởng nhanh: năm 1950 – 418 triệu, năm 1990 – 1007 triệu, năm 2000 - khoảng 1200 triệu, năm 2020 ước tính 1745 triệu.
- Theo thống kê của Mỹ, tổng số tín đồ Islam giáo trên thế giới vào năm 2006 là 1.596.590.000 người.
Cả thế giới hiện nay có trên 90 nước có tín đồ Islam giáo, trong đó số tín đồ Islam giáo chiếm trên 90% dân số có 26 nước, chiếm trên 80% dân số có 6 nước, chiếm trên 40% dân số có 9 nước. Phần đông các quốc gia Bắc Phi, Tây Nam, Nam và Đông Nam Á, hầu hết các dân tộc Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Bắc ấn và Indonesia theo Islam giáo.
Bảng thống kê số lượng tín đồ Islam trên thế giới
Continent
Population in 2005
Muslim Population in 2005
Muslim Percentage (%)
Africa
906
461.77
48.10
Asia
1043.71
26.39
Europe
727.40
51.19
7.04
North America
329
6.62
2.05
South America
559
1.64
0.30
Oceania
33
0.35
1.09
Total
6313.78
1565.28
23.52
Ở Việt Nam số lượng tín đồ Islam giáo không đông, xếp thứ 6 sau Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo. tuyệt đại đa số tín đồ Islam giáo là người Chăm trong tổng số hơn 64.000 tín đồ, Chăm Islam chiếm hơn 25.000 người, Chăm Bàni chiếm hơn 39.000 người.
Về thành phần tín đồ Islam giáo ở mỗi nước, mỗi khu vực có những sự khác biệt nhất định. Ở các nước Ấn Độ, Pakistan, Băngladet đa số những tín đồ là thợ thủ công và nông dân. Đối với các nước như Thổ Nhĩ Kì, Iran, Malaysia và một số nước Đông Nam Á khác thì các tín đồ Islam giáo phần đông là các cư dân thành thị và các tiểu thương. Tại các nước Châu Phi, tín đồ Islam giáo là những người da đen với nền kinh tế chậm phát triển. Còn tại nơi sinh sản ra Islam giáo – đó là các quốc gia Arab – thì thành phần tín đồ gồm cả những cư dân thành thị và những ngừơi nông dân ở nông thôn có trình độ phát triển cao. Tín đồ Islam giáo ở Châu Âu là đội ngũ trí thức, công nhân lành nghề, các tiểu thương. Họ tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn. Như vậy, xét về thành phần tín đồ, cộng đồng Islam giáo là một cộng đồng tôn giáo đa văn hóa, đa dân tộc với trình độ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội ở các mức độ khác nhau từ thấp đến khá cao và trong lịch sử họ đã từng là những người đi chinh phục và những thương nhân năng động. Hiện nay truyền thống năng động này vẫn được tiếp tục phát huy và lan tỏa không những sang các quốc gia phát triển ở Á- Phi mà cả sang các quốc gia phát triển Âu – Mĩ.
CHƯƠNG 3: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ISLAM GIÁO TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY.
3.1. Islam giáo trên thế giới
Islam giáo có một sức thuyết phục tác động mạnh tới các giá trị đạo đức và hình thành tâm lý ở các xã hội Islam giáo. Các đặc điểm về tôn giáo đã từng là nhân tố cơ bản cho việc phát động phần lớn các phong trào giải phóng dân tộc của các nước Islam giáo.
Các phong trào Islam giáo bắt đầu giành được nhiều ghế trong Quốc hội, Hội đồng thành phố và các nghiệp đoàn, nắm vai trò lãnh đạo phần lớn các hoạt động xã hội, tình nguyện và công ích. Các phong trào Islam giáo cũng từng là cột sống của các cuộc tấn công chống lại sự chiếm đóng ở Palestine, Afghanistan, Lebanon, của các phong trào độc lập, tự vệ ở Kosovo, Trung Á, Nga, Philippines, Myanmar và các khu vực khác trên thế giới
Một vấn đề khác của thế giới Islam giáo là sự khác biệt trong chính sách đối ngoại và các tổ chức chính trị giữa các quốc gia. Sự khác biệt này dẫn đến việc các nước Islam giáo có chính sách và lập trường mâu thuẫn với nhau, làm tăng thêm những bất đồng và chia rẽ giữa các quốc gia Islam giáo.
Mặc dù vậy, thế giới Islam giáo vẫn có thể trở thành một lực lượng mang tầm cỡ thế giới về kinh tế và chiến lược mà không cần phải có thêm những nguồn tài nguyên và các điều kiện bổ sung cho những gì đang có hiện nay. Điều mà thế giới Islam giáo cần đó là ý chí chính trị và biết sử dụng một cách hợp lý các nguồn tài nguyên và tiềm năng của mình, chứ không cần thêm đến sức mạnh quân sự, không cần tiến hành các cuộc chiến tranh, xung đột, các cuộc phiêu lưu quân sự và chính trị.
3.2. Quan niệm của các tổ chức chính trị - tôn giáo thuộc Islam giáo về chính trị - xã hội và kinh tế.
Trong các xã hội Islam giáo không có sự phân biệt rạch ròi giữa tôn giáo với chính trị và luật pháp. Kinh Koran, sách Hađith (sách ghi chép những truyền thuyết về nhà tiên tri Mohamet) luật Shariah (luật Islam giáo) không chỉ thực thi trong đời sống tôn giaó mà còn được áp dụng trong đời sống xã hội ở các nước lấy Islam giáo làm quốc giáo. Điều này có nguồn gốc lịch sử ngay từ lúc tôn giáo này mới ra đời. Ngay từ khi còn đang phát triển cộng đồng tín đồ Islam giáo của mình tại Medina, nhà tiên tri Mohamet không chỉ đóng vai trò một thủ lĩnh tôn giáo mà còn là một thủ lĩnh chính trị và một nhà lập pháp. Kinh Koran đã cung cấp một bộ khung luật pháp cho việc tổ chức bộ máy chính quyền nhà nước và xác lập nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các “công dân” tín đồ trong một xã hội Islam giáo. Trong suốt quá trình lịch sử phát triển Islam giáo kinh Koran, sách Hadith, Luật Shariah luôn được các học giả và giới chức Islam giáo diễn giải mà họ đang sống.
Trong những thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX, quá trình “Islam hóa chính trị” và “chính trị hóa Islam” đã diễn ra rất mạnh mẽ. Kéo theo quá trình này trong đời sống chính trị - tư tưởng và văn hóa ở các nước Islam giáo đã gia tăng một cách đáng kể những ấn phẩm về Islam giáo. Phần lớn các sách Islam giáo và các sách nói về chính trị, xã hội và văn hóa.
Đại bộ phận các chế độ cầm quyền ở các nước Islam giáo đang cố gắng củng cố chính sách đối nội và đối ngoại của mình bằng các tín điều tôn giáo. Các nhà hoạt động tôn giáo đã hợp tác với nhà nước để đưa ra những khẩu hiệu chính trị dựa trên các luận cứ tín đồ Islam giáo. Mỗi lực lượng chính trị Islam giáo khi đưa ra những khẩu hiệu chính trị xã hội của mình đều phê phán những người khác và chỉ có họ mới theo đúng tinh thần của Islam giáo, chỉ có họ mới là những lực lượng Islam giáo chân chính.
Ở đại bộ phận các nước Trung Cận Đông, Islam giáo được công nhận là quốc giáo và điều này được đưa vào hiến pháp và các văn bản pháp luật khác . Đồng thời các nhà lãnh đạo các quốc gia này thường nêu lên những quan điểm hoặc đưa ra những chương trình thuần túy Islam giáo trong việc giải quyết các vấn đề chính trị -xã hội và kinh tế.
Nếu như lúc đầu chỉ có một số tổ chức như hội những người anh em Muslim thì sau đó ở các nước Trung Cận Đông đã xuất hiện một loạt các nhóm phái chính trị - tôn giáo khác nhau: các chiến binh của thánh Alla, phong trào giải phóng Islam giáo, đội Phalanger của Mohamet (ở Siri), ở Maroc có hội thanh niên Islam giáo và các nhóm nhỏ lấy tên từ lịch sử của Islam giáo như Medina, Mohamed… Ở Tuynidi có phong trào phục hưng Islam giáo, nhóm khuynh hướng Islam giáo, đảng hội đồng Islam giáo, Đội tiền phong Islam giáo, Đảng giải phóng Islam giáo; ở Irac có đảng bí mật Lời kêu gọi hay đảng Islam giáo kêu gọi; ở Aicap có tổ chức thanh niên Mohamed, hội huynh đệ thánh chiến, tổ chức thánh chiến (Jihad); Ở Arab xeut có các tổ chức Cảnh báo về một phiên tòa khủng khiếp, những lời kêu gọi phong trào Islam ở bán đảo Arab…. Đây mới chỉ là một sự liệt kê rất chưa đầy đủ về các tổ chức đảng phái Islam giáo phi chính phủ hình thành ở các quốc gia Arab – Trung Cận Đông tính đến những năm cuối thế kỉ XX.
3.2. Islam tại khu vực Đông Nam Á
3.2.1. Khái quát về Islam ở Đông Nam Á
Về quá trình du nhập Islam vào Đông Nam Á, có ý kiến cho rằng sự du nhập và phát triển Islam ở Đông Nam Á diễn ra trong một thời gian rất dài, từ thế kỉ X, XI cho đến tận ngày nay, sớm nhất là bán đảo Malacca và Bắc Indonesia, thế kỉ X, XI và muộn nhất là vùng phía Đông Indonesia giữa thế kỉ XX, sau khi Indonesia giành được độc lập. Lại có ý kiến cho rằng Islam đến Đông Nam Á hơi muộn: đến vương quốc cổ Chămpa vào thế kỉ XIII, từ Chămpa phổ biến sang Java (Indonesia) khoảng thế kỉ XIV, tiếp đó là các nơi khác ở Đông Nam Á, từ thế kỉ XV. Ở Việt Nam, theo tài liệu mới nhất mà tiến sĩ Phú Văn Hẳn nghiên cứu có thể Islam vào Việt Nam khoảng thế kỷ VII. Ông nói có dấu tích văn bia viết bằng tiếng Ảrập ở Phan Rang mà bây giờ nó ở bên Malaysia.
Hiện nay Đông Nam Á là một trong những khu vực phát triển của Islam, có tới hơn 3/5 dân số ở đây theo Islam. Nếu tính theo dân số mỗi nước: Indonesia 85%, Brunei 65%, Malaysia 55%, Singapore 17%, Philippines 8%, Campuchia 7%, Myanmar 5%,Thái Lan 4%, Việt Nam tỷ lệ này không đáng kể.
Islam đến Đông Nam Á không phải bằng con đường gươm giáo, bằng những cuộc chiến tranh “thần thánh” như đã từng diễn ra ở Trung Cận Đông và Ấn Độ mà bằng con đường hoà bình thông qua các thương nhân và các nhà truyền giáo Ảrập, Ấn Độ, Ba Tư, v.v… Vì thế, ngay từ đầu Islam đã được cư dân địa phương dễ dàng tiếp nhận và không gặp trở ngại gì đáng kể. Trên thực tế, Islam càng ngày càng gây nhiều ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á hải đảo.
Cũng như mọi tôn giáo độc thần khác, Islam cho dù được truyền bá bằng con đường chiến tranh hay hoà bình thì “muốn cắm rễ vào lòng dân, phải làm ngơ hay chấp nhận các tín đồ của mình theo các tôn giáo truyền thống”. Vì lí do trên, khi truyền bá đến Đông Nam Á, Islam không còn giữ nguyên tính chất nguyên thuỷ như nơi nó sinh ra. Các nước Đông Nam Á đã tiếp thu Islam một cách có chọn lọc, phù hợp với lối sống, phong tục, tập quán bản địa, đặc biệt họ đã bớt đi những sự rườm rà, phức tạp và cứng nhắc trong những nghi lễ và tập tục Islam nguyên thuỷ.
Lương Ninh trong một nghiên cứu về Islam, đã nhận xét: “Islam giáo đơn giản và kiệm ước (cấm rượu bia và sắc dục), đòi hỏi tín đồ lòng tin và sự phục tùng tuyệt đối ở thánh Allah, và nhà tiên tri (nôbi) là người đại diện duy nhất của Allah, khuyên người ta tin vào số phận (gador) do Allah sắp đặt, biết nhẫn (Sabr) trong đời, nhưng mặt khác lại mở ra khả năng được Allah phù hộ và được dựa vào sự đùm bọc, giúp đỡ của cộng đồng (ummu) Islam giáo” và chính đặc điểm trên của Islam có thể là một trong những nguyên nhân “tạo thêm khả năng thu hút rộng rãi quần chúng lao động nghèo khổ và tạo nên sức mạnh chinh phục của Islam giáo” khiến tôn giáo này không chỉ được phổ biến ở vùng Trung Cận Đông và Bắc Phi mà còn được truyền bá đến nhiều nơi trên thế giới, trong đó có khu vực Đông Nam Á.
3.2.1. Ảnh hưởng của Islam giáo đối với Indonesia:
Hiện nay, Islam giáo không được xem là quốc giáo, nhưng vị trí, vai trò của nó trong đời sống xã hội Inđônêxia không hề bị giảm đi mà ngược lại, ngày càng được nâng cao. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, Inđonêxia là nước đứng đầu về xuất bản các tài liệu về Islam giáo, nhất là tài liệu giáo dục dành cho trẻ em. ở Inđônêxia tín đồ Islam giáo sau khi tốt nghiệp đại học đa số được nắm giữ các chức vụ trọng yếu của đất nước như làm việc trong các bộ nội vụ, tư pháp, ngoại giao, tài chính… Các học giả Islam giáo Inđônêxia tham gia tích cực vào cải cách giáo dục Islam giáo và hài lòng nhận thấy vị trí của người Islam giáo trong nền kinh tế Inđônêxia ở khu vực kinh tế truyền thống cũng như khu vực kinh tế hiện đại ngày càng cao .
Ôû Inñoâneâsia cuoäc baàu cöû ngaøy 5 – 4 – 2004 cuõng theå hieän xu höôùng oân hoøa cuûa Hoài giaùo chính trò nöôùc naøy. Hieän nay Inñoâneâsia laø quoác gia coù soá daân theo ñaïo Hoài lôùn nhaát theá giôùi (chieám 90% daân soá treân 200 trieäu ngöôøi) nhöng boä phaän lôùn trong soá hoï laïi khoâng thöïc söï suøng ñaïo, ñaïo Hoài taïi Inñoâneâsia chæ laø lôùp vecni moûng phuû beân ngoaøi 1 neàn vaên hoùa hoãn dung.
3.2.2. Ảnh hưởng của Islam giáo đối với Philippin
Philippines phần đông là một quốc gia theo Thiên chúa Giáo, nhưng nhân dân tại các hải đảo ở miền Nam nước này đại đa số theo Islam Giáo. Trong nhiều thế kỷ nay, các tín đồ Islam Giáo đã phàn nàn là bị chính phủ quốc gia ở thủ đô Manila ngược đãi. Trong hơn 30 năm nay, một cuộc nổi dậy đòi li khai bằng đường lối bạo động đã cướp đi 120 ngàn sinh mạng ở miền Nam nước này.
Đa số dân Iran là người Islam giáo; 90% thuộc nhánh Shi'a , Islam giáo tôn giáo chính thức của quốc gia và khoảng 9% thuộc nhánh Sunni (đa số họ là người Kurds). Số còn lại là thiểu số theo các tôn giáo phi Islam giáo, chủ yếu là Bahá'ís, Mandeans
3.3.3. Ảnh hưởng của Islam giáo đối với Thái Lan:
Tình hình bạo động ở miền Nam Thái Lan, tình trạng bạo lực tại cực Nam Thái Lan đã kéo dài từ tháng 1/2004 đến nay. Làm chết hàng ngàn người dân vô tội tại đây và đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực cho người dân Thái Lan nói chung. Càng tăng thêm xung đột giữa người dân với chính quyền, giữa các tôn giáo với nhau. Do hành động thô bạo của lực lượng an ninh đã làm xúc phạm đến niềm tự hào văn hóa của dân theo Islam giáo.
Tuy nhiên những cố gắng của Chính phủ bị cộng đồng người theo Islam giáo ngờ vực , người dân cảm thấy bị lừa dối vì Chính phủ không chú trọng đến đặc thù văn hóa và tín ngưỡng của miền Nam.
Như vậy đối với họ sự phát triển tinh thần cũng quan trọng như phát triển kinh tế.
Những giải pháp cho chính sách chính trị ở Thái Lan: Cần phải quan tâm thực hiện sớm, có hiệu quả của các chính sách tổng thể .Đặc biệt quan trọng là thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc. Chính phủ cần quan tâm cải thiện đời sống kinh tế, vật chất tinh thần của họ, giảm bớt sự phân hóa và phân biệt đối xử với các dân tộc ít người, không nên tuyệt đối hóa chính sách đàn áp để giải quyết vấn đề dân tộc tôn giáo .
3.3.4. Ảnh hưởng của Islam giáo đối với Brunei: Chính phuû trôï giuùp cho söï giöõ gìn söï töï do tín ngöôõng ôû Brunei bôûi vieäc ñaûm baûo raèng toøa aùn Hoài giaùo chæ xöû trí nhöõng vaán ñeà ngöôøi Hoài giaùo. Chính phuû Brunei quy ñònh Thuû töôùng phaûi laø ngöôøi Brunei goác Malay thoâng thaïo veà Hoài giaùo thuoäc heä phaùi Shafeite gioáng nhö quoác vöông.Hoài giaùo ôû Brunei coù vò trí quan troïng, trong Hieán phaùp quy ñònh vua laø ngöôøi ñöùng ñaàu nhaø nöôùc, coù quyeàn löïc tuyeät ñoái, vua ñöôïc hoäi ñoàng giuùp ñôõ. Ñoù laø Hoäi ñoàng toân giaùo coá vaán cho vua veà caùc vaán ñeà coù lieân quan ñeán Islam .Noùi chung treân theá giôùi hieän nay coù 2 xu höôùng ñoäc toân vaø oân hoøa, vaø phaàn lôùn ngöôøi ta ñi theo xu höôùng dung hoøa ñaøm phaùn.
3.2.5. Ảnh hưởng của Islam giáo đối Malaysia
Malaysia là một quốc gia đa tôn giáo. Đạo Islam là tôn giáo chính thống của người Mãlai và là quốc giáo của nước Malaysia .Trên 50% dân số theo Đạo Islam bao gồm người Mãlai, một số người Ấn và Arập.
Khi xem xét ảnh ưởng của Islam trong nền văn hóa Malaysia thường bắt đầu từ thời Mecca (đầu thế kỷ XV). Đóng góp chủ yếu của Malacca cho nền văn hóa Malaysia là sự kết hợp tư tưởng Islam với nền văn hóa truyền thống của người Mã Lai đưa nó trở thành một nền văn hóa phát triển và độc đaó trong khu vực. Văn hoá của người Malaysia kết hợp với Islam giáo tạo thành một "lối sống" của người Islam Malaysia, mà người ta thường gọi là " Masuk Melayu", có