Đề tài Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh hiền huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị

Cao su được xem là một trong những nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp hiện đại, chỉ xếp sau dầu mỏ , than đá và sắt thép, được đánh giá như loại “vàng trắng” quý giá . Nó không những mang lại hiệu quả kinh tế mà còn mang lại hiệu quả xã hội và cải thiện môi trường sinh thái. Cây cao su là loại cây lâu năm, ít chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên, lao động ít mang tính thời vụ, sản phẩm có khả năng bảo quản và cất trử được lâu, có điều kiện phát triển kinh doanh tổng hợp vườn cao su. Tuy vậy, để có được vườn cao su khỏe mạnh, cho năng suất cao người sản xuất cao su nói chung đang gặp phải rất nhiều khó khăn vì phải đầu tư rất lớn về vốn, kỹ thuật và nhân công trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. Bước vào giai đoạn kinh doanh, họ lại tiếp tục gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, đây cũng là khó khăn chung của sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Do giá cao su tổng hợp tăng cao và chịu ảnh hưởng của giá dầu thô nên nhiều nước đã chuyển sang sử dụng cao su thiên nhiên. Tuy nhiên, năng lực sản xuất cao su thiên nhiên không đủ đáp ứng theo tốc độ của nhu cầu cùng với mức sống cải thiện và sự tăng trưởng dân số trên thế giới. Tình trạng thiếu cao su thiên nhiên đã được dự đoán từ những thập niên trước đây, nhu cầu cao su thiên nhiên trên thế giới gia tăng đã khuyến khích nhiều nước mở rộng diện tích cao su, thậm chí cả ở những vùng có điều kiện môi trường ít thuận lợi và người trồng đã tăng đầu tư, thâm canh để đạt năng suất cao. Xã Vĩnh Hiền là một xã thuần nông của huyện Vĩnh Linh, diện tích tự nhiên của xã là 675.99ha, và dân số của xã năm 2010 là 2107 người. Xã có rất nhiều lợi thế cho phát triển nông nghiệp như điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ cho sự phát triển của cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày như cây cao su. Tuy nhiên, trong những năm qua sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng trưởng chưa cao, cơ cấu sản xuất chuyển dịch tương đối chậm. Trong những năm gấn đây, theo định hướng phát

pdf56 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh hiền huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN 1 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN  Đề tài: "TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĨNH HIỀN HUYỆN VĨNH LINH TỈNH QUẢNG TRỊ" Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn - Lớp K41A - KTNN Đại học Kin h tế Hu ế Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN 2 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................................... DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ............................................................... Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 5 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 8 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT NÔNG SẢN HÀNG HOÁ................................................................................................................................. 8 1.1. Lý luận chung về sản xuất nông nghiệp hàng hóa ............................................... 8 1.2. Những đặc trưng của sản xuất nông sản hàng hoá ......................................... 10 1.3. Đặc điểm sinh học và các yêu cầu kỹ thuật đối với cây cao su ........................ 13 1.3.1. Đặc điểm sinh học............................................................................................... 13 1.3.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với cây cao su ................................................................... 14 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ cao su ................................. 15 1.4.1. Các nhân tố vĩ mô ............................................................................................... 15 1.4.2. Các nhân tố vi mô ............................................................................................... 16 1.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sao su trên thế giới và tại Việt Nam............... 17 1.5.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới .............................................. 17 1.5.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su tại Việt Nam ............................................ 18 1.5.2.1. Tình hình sản xuất............................................................................................ 18 1.5.2.2. Tình hình tiêu thụ ............................................................................................. 20 1.6. Tình hình phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ......................... 21 1.7. Tình hình phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Vĩnh Linh ...................... 22 1.8. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................ 23 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAO SU TẠI XÃ VĨNH HIỀN - HUYỆN VĨNH LINH – TỈNH QUẢNG TRỊ .......................... 26 2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu....................................................................... 26 2.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................... 26 Đại học Kin h tế Hu ế Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN 3 2.1.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................... 26 2.1.1.2. Địa chất, địa hình ..................................................................................................26 2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu ..................................................................................................27 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................... 28 2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai ................................................................................ 28 2.1.2.2. Tình hình dân số, lao động............................................................................... 30 2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng.................................................................................... 31 2.2. Hiện trạng phát triển cây cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền ........................... 33 2.3. Tình hình sản xuất cao su hàng hóa của các hộ điều tra.................................. 34 2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra................................................................. 34 2.3.2. Chi phí sản xuất của các hộ điều tra ................................................................... 36 2.3.2.1. Chi phí đầu tư cho 1 ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản ................................. 36 2.3.2.2. Chi phí đầu tư 1 ha cao su thời kỳ kinh doanh ................................................ 38 2.3.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất cao su của các hộ điều tra .................................... 40 2.3.3.1. Kết quả sản xuất cao su của các hộ điều tra.................................................... 40 2.3.3.2. Hiệu quả sản xuất cao su của các hộ điều tra.................................................. 42 2.4. Tình hình tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền ....................................... 44 2.5. Tỷ suất hàng hóa của các hộ điều tra năm 2010 ............................................... 45 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĨNH HIỀN - HUYỆN VĨNH LINH – TỈNH QUẢNG TRỊ........................................................................... 46 3.1. Định hướng phát triển cây cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền ......................... 46 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền ......................................................................................... 47 3.2.1. Giải pháp về sản xuất .......................................................................................... 47 3.2.2. Giải pháp về tiêu thụ ........................................................................................... 49 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................. 51 1. KẾT LUẬN.............................................................................................................. 51 2. KIẾN NGHỊ............................................................................................................. 51 Đại học Kin h tế Hu ế Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng Tên bảng 1 Các nước sản xuất và xuất khẩu cao su năm 2008 – 2009 2 Diện tích, Sản lượng cao su Việt Nam qua các năm 2002 – 2010 3 Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam từ 2008 – 2010 4 Diện tích và sản lượng cao su của tỉnh Quảng Trị từ 2005 - 2009 5 Biến động diện tích cao su của huyện qua các năm 6 Quy mô, cơ cấu diện tích các loại đất của xã từ 2008 - 2010 7 Tình hình dân số và lao động của xã năm 2010 8 Hệ thống thủy lợi của Xã 9 Tình hình phát triển cây cao su của xã Vĩnh Hiền từ 2008 - 2010 10 Đặc điểm sản xuất của hộ điều tra. 11 Tình hình sử dụng đát của các hộ điều tra 12 Chi phí 1 ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản 13 Chi phí sản xuất thời kỳ kinh doanh cho 1ha cao su 14 Kết quả sản xuất cao su hàng hóa của các hộ 15 Kết quả và hiệu quả kinh tế trên một ha cao su của các hộ điều tra 16 Cơ cấu hàng hóa bình quân trên 1ha của các hộ trong năm 2010 Đại họ Kin h tế Hu ế Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN 5 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TLSX Tư liệu sản xuất USD Đô la Mỹ Ha Hecta UBNN Ủy ban nhân dân GO Tổng giá trị sản xuất TC Tổng chi phí sản xuất Kg Kilogam IC Chi phí trung gian TSCĐ tài sản cố định VA Giá trị gia tăng MI Thu nhập hổn hợp Pr Lợi nhuận kinh tế T Thuế LN Lợi nhuận Km kilomet Mm milimet DTĐTN Diện tích đất tự nhiên NN Nông nghiệp SXNN Sản xuất nông nghiệp SX Sản xuất % Tỷ lệ phầm trăm SD Sử dụng ĐVT Đơn vị tính LĐ Lao động M Mét Kv Kilovon KvA Kilovon Ampe M2 Mét vuông KTCB Kiến thiết cơ bản TKKD Thời kỳ kinh doanh BVTV Bảo vệ thực vật Đại học Kin h tế Hu ế Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN 6 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp của vấn đề nghiên cứu Cao su được xem là một trong những nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp hiện đại, chỉ xếp sau dầu mỏ , than đá và sắt thép, được đánh giá như loại “vàng trắng” quý giá . Nó không những mang lại hiệu quả kinh tế mà còn mang lại hiệu quả xã hội và cải thiện môi trường sinh thái. Cây cao su là loại cây lâu năm, ít chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên, lao động ít mang tính thời vụ, sản phẩm có khả năng bảo quản và cất trử được lâu, có điều kiện phát triển kinh doanh tổng hợp vườn cao su. Tuy vậy, để có được vườn cao su khỏe mạnh, cho năng suất cao người sản xuất cao su nói chung đang gặp phải rất nhiều khó khăn vì phải đầu tư rất lớn về vốn, kỹ thuật và nhân công trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. Bước vào giai đoạn kinh doanh, họ lại tiếp tục gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, đây cũng là khó khăn chung của sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Do giá cao su tổng hợp tăng cao và chịu ảnh hưởng của giá dầu thô nên nhiều nước đã chuyển sang sử dụng cao su thiên nhiên. Tuy nhiên, năng lực sản xuất cao su thiên nhiên không đủ đáp ứng theo tốc độ của nhu cầu cùng với mức sống cải thiện và sự tăng trưởng dân số trên thế giới. Tình trạng thiếu cao su thiên nhiên đã được dự đoán từ những thập niên trước đây, nhu cầu cao su thiên nhiên trên thế giới gia tăng đã khuyến khích nhiều nước mở rộng diện tích cao su, thậm chí cả ở những vùng có điều kiện môi trường ít thuận lợi và người trồng đã tăng đầu tư, thâm canh để đạt năng suất cao. Xã Vĩnh Hiền là một xã thuần nông của huyện Vĩnh Linh, diện tích tự nhiên của xã là 675.99ha, và dân số của xã năm 2010 là 2107 người. Xã có rất nhiều lợi thế cho phát triển nông nghiệp như điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ cho sự phát triển của cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày như cây cao su. Tuy nhiên, trong những năm qua sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng trưởng chưa cao, cơ cấu sản xuất chuyển dịch tương đối chậm. Trong những năm gấn đây, theo định hướng phát Đại học Ki h tế Hu ế Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN 7 triển kinh tế của huyện, diện tích cây cao su trên địa bàn Xã phát triển khá nhanh, góp phần không nhỏ đến việc cải thiện đời sống của nhân dân, cũng như thay đổi diện mạo nông thôn. Đến nay diện tích trồng cao su của xã đã đạt 300ha. Mô hình trồng cây cao su trên địa bàn xã đã đạt được những thắng lợi, thu nhập từ cây cao su chiếm một phần quan trọng trong tổng thu nhập của người dân, tuy nhiên việc sản xuất cây cao su ở Xã vẫn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức như ảnh hưởng của tập quán canh tác, thiếu kiến thức về kỹ thuật, điều kiện kinh tế khó khănít nhiều đã ảnh hưởng tới việc sản xuất cây cao su trên địa bàn. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: “Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng cũng như kết quả, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cao su trong thời gian tới. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Do nội dung nghiên cứu rộng nhưng thời gian hạn chế nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề: + Đối tượng: Sản xuất và tiêu thụ cao su. + Phạm vi: Đối tượng trực tiếp là các hộ nông dân trồng cao su trên địa bàn. Tiến hành điều tra phỏng vấn 60 hộ nông dân thuộc 7 thôn trên tổng số 8 thôn thuộc địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành chuyên đề này, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp duy vật biện chứng để xem xét các hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. - Phương pháp phân tích chuổi cung để phân tích quá trình tiêu thụ của nông hộ. Đại học Kin h tế H ế Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN 8 - Phương pháp điều tra thống kê nhằm thu thập số liệu có liên quan đến đề tài. Số liệu thứ cấp được thu thập từ chính quyền và các ban nghành địa phương. Số liệu sơ cấp thu thập qua phỏng vấn các hộ trồng cao su tiểu điền. - Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Đây là phương pháp được sử dụng để tham khảo các ý kiến của các chuyên gia nông nghiệp, cán bộ nông trường, cán bộ phòng kỹ thuật, các chủ hộ trồng cao su giỏi... và tra cứu các công trình nghiên cứu đã được công bố. Đại học Kin h tế Hu ế Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN 9 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN 1.1. Lý luận chung về sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản của đời sống xã hội, đem lại lương thực, thực phẩm cho con người và cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp. Tùy trình độ và khả năng phát triển, tùy hình thức tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội, mà nông nghiệp có hai trạng thái phát triển là: nông nghiệp tự cung tự cấp và nông nghiệp hàng hóa. Trong hoạt động của kinh tế nông nghiệp, sản phẩm được sản xuất ra không phải để thõa mãn nhu cầu cá nhân của người sản xuất mà là để trao đổi trên thị trường thì gọi là sản phẩm hàng hóa. Nông nghiệp hàng hóa là một bộ phận của nền kinh tế hàng hóa, là kiểu tổ chức kinh tế - xã hội sản xuất ra nông sản phẩm không phải để tự mình tiêu dùng mà để trao đổi, mua bán trên thị trường, nhằm vừa thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng xã hội, vừa có lợi nhuận cho người sản xuất ra nó để tái sản xuất mở rộng và hiện đại hóa nền nông nghiệp. Một nền nông nghiệp được coi là phát triển khi có sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hộ, trên cơ sở hướng ra thị trường, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nền sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta trong thời gian qua là một nền sản xuất vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều chỉnh của chính phủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đứng trước vận hội mới của đất nước, nền sản xuất hàng hóa nông nghiệp ở nước ta có những thuận lợi nhất định và những khó khăn không nhỏ. * Về thuận lợi: Là một nền kinh tế đang lên với tốc độ phát triển cao, tạo được niềm tin với các nhà đầu tư và bạn bè quốc tế. Việt Nam có giá nhân công rẻ, trình độ Đại học Kin h tế Hu ế Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN 10 dân trí khá cao, thị trường lớn với dân số đông, một đất nước ổn định về chính trị và một quyết tâm đổi mới mạnh mẽ của chính phủ. * Về khó khăn - Sản xuất nông nghiệp đang còn mang tính chất manh mún, dàn trải thiếu sự tập trung thành từng cùng chuyên canh lớn gắn với thâm canh cao. Đây là một nguyên nhân đã và đangcản trở rất lớn đến sản xuất hàng hóa hiện nay. Hầu như cơ sở địa phương nào cũng gieo trồng đủ các loại cây và nuôi đủ các loại con. Nhận thức này, tập quán này là sản phẩm quá khứ để lại vẫn đang còn tồn tại ở một số địa phương. - Công tác quy hoạch và kế hoạch chưa tiến kịp với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. Công tác quy hoạch và kế hoạch của chúng ta còn mang nặng yếu tố kinh nghiệm, truyền thống mà thiếu tính năng đông, sáng tạo, khẳ năng kết hợp giữa khoa học và năng lực chủ quan của con người trong quá trình sản xuất. Công tác quy hoạch và kế hoạch chậm đổi mới, mang nặng tư duy củ, chưa bắt kịp những thông tin mới trong quá hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay của cơ chế thị trường trong phạm vi cả nước và toàn cầu. - Chưa tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật đủ vào các vùng có tiềm năng lớn để khai thác mới tài nguyên ở đó. Trong nông nghiệp từ lâu nay đang tập trung đầu tư, khai thác mạnh ở vùng đồng bằng ven biển. Gần đây có đâu tư ở vùng Trung du – miền núi nhưng chưa nhiều, chưa đủ. Tiềm năng lớn trong nông nghiệp hiện nay để sản xuất nhiều hàng hóa chính là vùng trung du - miền núi. Phần đất còn ở trong vùng này rất lớn nhưng nhiều nơi đang khai thác đất canh tác tùy tiện làm mất rừng và gây hư hỏng đất. Vì thế, đã đến lúc sản xuất nông nghiệp muốn có nhiều hàng hóa phải tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật đủ mạnh vào vùng trung du - miền núi, đây chính là vùng có nhiều tiềm năng lớn cả về trồng trọt lẫn chăn nuôi. - Sản xuất hàng hóa chưa thật sự gắn liền với công nghệ chế biến và thị trường đầu ra .Khi có chủ trương hay một dự án trồng loại cây gì, nuôi con gì, qui mô, sản phẩm, thời gian thu hoạch và chế biến v.v thì đồng thời với việc đẩy mạnh sản xuất cần phải xây dựng các nhà máy chế biến, thu mua sản phẩm cho nông dân. Đại học Kin h tế Hu ế Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN 11 Sản xuất hàng hoá khác với kinh tế tự cấp tự túc, do sự phát triển của phân công lao động xã hội làm cho sản xuất được chuyên môn hóa ngày càng cao, thị trường ngày càng mở rộng, mối liên hệ giữa các nghành, các vùng ngày càng chặt chẽ. Sự phát triển của sản xuất hàng hóa đã xóa bỏ tính bảo thủ, trì trệ của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản xuất. Nó có những đặc trưng và ưu thế như sau: - Do mục đích của sản xuất hàng hóa không phải để thõa mãn nhu cầu của bản thân người sản xuất như trong kinh tế tự nhiên mà để thõa mãn nhu cầu của người khác, của thị trường nên cần phải tập trung các nguồn lực sản xuất với quy mô nhất định để sản xuất ra nhiều hàng hóa hơn, từ đó lao động sẽ được chuyên môn hóa và năng suất lao động sẽ cao hơn. - Cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc mỗi người sản xuất hàng hóa phải năng động trong sản xuất – kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm tiêu thụ được hàng hóa và thu được lợi nhuận ngày càng nhiều hơn. Cạnh tranh đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. - Sự phát triển của sản xuất xã hội với tính chất “mở” của quan hệ hàng hóa tiền tệ làm cho giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các địa phương trong nước và quốc tế ngày càng phát triển. Từ đó tạo điều kiện ngày càng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân. 1.2. Những đặc trưng của sản xuất và tiêu thụ nông sản * Giá cả dễ biến động nhanh Giá cả của sản phẩm nông sản có thể thay đổi đáng kể và đột ngột trong vòng một ngày hoặc một tuần. Mức độ biến động giá do cung cầu điều phối kém hoặc do không thể bảo quản lâu mà phải bán ngay. Do đó, giá của sản phẩm nông sản có xu hướng giảm nhiều vào cuối ngày hoặc khi có một lượng nông sản lớn đột ngột xâm nhập làm cung vượt quá cầu thị trường. Cao su là cây công nghiệp dài ngày có quá trình sản xuất và thu hoạch kéo dài, nguồn cung khá ổn định nên trong một thời gian ngắn thì giá cả không biến động hoặc chỉ là biến động với mức độ thấp. Tuy nhiên, cũng do yếu Đại học Kin h tế Hu ế Sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn xã Vĩnh Hiền – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị Sinh viên thực tập: Hoàng Văn Sơn – K41A KTNN 12 tố này chi phối nên khi có rủi ro xảy ra như bão, lụt, hạn hán..., hay nhu cầu về sản phẩm tăng cao do một lý do nào đó
Luận văn liên quan