Đề tài Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại phường Hương Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Đất đai là sản phẩm của thiên nhiên ban tặng cho con người, là tài nguyên quý giá của mọi quốc gia, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất. Đất đai là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn sinh sống của dân cư, là nơi xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá-xã hội, quốc phòng an ninh. Bởi vậy việc sử dụng đất đai có hiệu quả và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai bền vững, lâu dài là vô cùng cần thiết. Đối với ngành công nghiệp và xây dựng thì đất đai là địa điểm, là chỗ đứng, là nền tảng không gian để thực hiện quá trình lao động. Nhưng đặc biệt đối với ngành nông nghiệp, đất đai không chỉ là nơi để thực hiện quá trình sản xuất mà còn là công cụ lao động - là tư liệu sản xuất chủ yếu đặt biệt và không thể thay thế được, như C.Mác đã nói: "Không kể bản thân con người và lao động của họ, đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng mức độ cao nhất, là tư liệu sản xuất duy nhất đặc biệt." ("Các học thuyết về giá trị thặng dư", Tư bản, quyển 4, tập 2). Ngày nay, nước ta đang bước vào thời kỳ CNH-HĐH đất nước nhiệm vụ đặt ra cho nền sản xuất nông nghiệp và nền kinh tế nông thôn nói chung rất lớn. Một xu hướng có tính quy luật là phát triển nông nghiệp luôn diễn ra theo hướng tập trung hoá, chuyên môn hoá trên cơ sở tập trung nhất định về quy mô diện tích ruộng đất. Bên cạnh đó diện tích đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do đất dành cho các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng tăng. Do đó sự tập trung ruộng đất cho phát triển của một nhóm hộ nông dân này tất yếu sẽ kéo theo sự giảm bớt đất đai của nhóm nông hộ khác. Điều này sẽ dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa các hộ nông dân. Yêu cầu đặt ra là làm sao nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, đặc biệt là những hộ có ít đất sản xuất. Việt Nam có tổng diện tích đất đai tự nhiên 32,924.1 nghìn ha, là nước có quy mô trung bình, xếp thứ 59 trong tổng số 200 nước trên thế giới. Nhưng chúng ta lại có dân số đông, đứng thứ 13 trên thế giới nên bình quân diện tích đất đai trên đầu người thấp Đại học Kinh tế Huế2 (0,45ha/người). Hiện nay nước ta đang ở trong thời kỳ điều chỉnh mạnh cơ cấu kinh tế và công nghiệp, dịch vụ Với yêu cầu phát triển kinh tế ở mức độ cao sẽ càng gây áp lực mạnh mẽ đến việc khai thác và sử dụng đất

pdf51 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1837 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại phường Hương Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ii MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN...................................................................................................................i MỤC LỤC ........................................................................................................................i TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................................................iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ...................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................. vii PHẦN I ............................................................................................................................1 ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................................4 1.1.1 Khái niệm về đất và độ phì của đất ........................................................................4 1.1.2 Vai trò và đặc điểm của đất đai ..............................................................................5 1.1.3. Phân loại đất ..........................................................................................................7 1.1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất ..................................................8 1.1.5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, các phương pháp nghiên cứu...............................................................................................................8 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỂN ..............................................................................................10 1.2.1. Thực trạng đất nông nghiệp ở Việt Nam .............................................................10 1.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp của toàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế .............................................................................................................11 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG HƯƠNG LONG - THÀNH PHỐ HUẾ .......................................................13 2.1. Tình hình cơ bản của phường Hương Long ...........................................................13 2.1.1 Vị trí địa lý............................................................................................................13 2.1.2. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................13 2.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội........................................................................................14 2.1.4. Đánh giá chung về tình hình cơ bản phường Hương Long .................................20 Đại học Kin h tế Hu ế iii 2.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của phường Hương Long giai đoạn 2008-2010......................................................................................................................21 2.2.1. Thực trạng về đất đai của phường Hương Long .................................................21 2.2.2. Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phường Hương Long....................25 2.3.3. Đánh giá chung tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở phường Hương Long......33 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP...................................................................................................36 3.1. Định hướng chung về việc sử dụng đất của phường Hương Long ........................36 3.2. Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của phường Hương Long - TP Huế......................................................................................37 3.2.1 Đối với cơ quan quản lý .......................................................................................37 PHẦN III:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................42 1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................42 2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ...............................................................................................43 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................45 Đại học Kin h tế Hu ế iv TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Chuyên đề “Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phường Hương Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế” được nghiên cứu nhằm mục đích: -Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng. -Tìm hiểu, đánh giá tình hình sử dụng đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng của phường Hương Long. Trong đó đi sâu đánh giá hiệu quả tình hình sử dụng đất nông nghiệp phường Hương Long trong giai đoạn 2008-2010. -Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phường Hương Long trong thời gian tới. Để hoàn thành đề tài của mình, trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng một số phương pháp sau: -Phương pháp thu thập thông tin -Phương pháp xử lý thông tin Trong quá trình nghiên cứu tôi tiến hành thu thập thông tin liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình sử dụng đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng. Các thành tựu của những người nghiên cứu trước đó, các số liệu thống kê, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của ngành, địa phương liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các báo cáo của phường được thu thập từ địa chính phường, thống kê phường Hương Long. Bên cạnh đó tôi tiến hành thu thập thực tế ở địa phương, từ các sách, báo, tạp chí, mạng internet để lấy thêm thông tin và số liệu. Qua nghiên cứu tôi xin tóm tắt một số nội dung chính sau: Hương Long là một phường thuộc thành phố Huế, cách trung tâm thành phố Huế 7km về phía Tây Bắc. Với tổng diện tích tự nhiên là 719,45 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 363,39 ha. Hương Long có những khó khăn nhất định trong phát triển nông nghiệp do khí hậu khắc nghiệt, địa hình đất đồi núi dốc, ít màu mỡ nhưng bù lại lao động của phường có kinh nghiệm, trình độ canh tác khá tốt, cơ sở hạ tầng về giao thông và thuỷ lợi thuận tiện. Đại học Kin h tế Hu ế vDo ở gần trung tâm thành phố nên phường Hương Long có những chuyển dịch tích cực về cơ cấu kinh tế, người dân không quá phụ thuộc vào nông nghiệp nên đời sống người dân khá ổn định. Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn phường Hương Long chủ yếu là cây lúa, các loại rau màu vẫn chiếm diện tích rất ít, chưa đa dạng cây trồng. Một số diện tích đất đai khai thác chưa đúng mức, chưa có hiệu quả, mức độ thâm canh trong nông nghiệp chưa cao. Một số diện tích có thể tăng khả năng khai thác để có được hiệu quả cao hơn. Sau cùng chuyên đề có đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở phường Hương Long. Đại học Kin h tế Hu ế vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU BQ Bình quân CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa DT Diện tích ĐVT Đơn vị tính CN Công nghiệp NN Nông nghiệp LĐNN Lao động nông nghiệp NTTS Nuôi trồng thủy sản NS Năng suất SL Sản lượng KHKT Khoa học kỷ thuật TN và MT Tài nguyên và môi trường UBND Ủy ban nhân dân CNH-HĐH Công nghiệp hóa-hiện đại hóa Tr.đ Triệu đồng Đại học Kin h tế Hu ế vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Quy mô, cơ cấu đất đai của phường Hương Long qua 3 năm 2008-2010. ..............14 Bảng 2: Tình hình dân số và lao động phường Hương Long qua 3 năm 2008-2010 ............16 Bảng 3: Kết quả hoạt động sản xuất nông nghiệp phường Hương Long qua 3 năm từ năm 2008 đến 2010. .................................................................................................19 Bảng 4: Tình hình đất đai của phường Hương Long qua 3 năm 2008-2010.........................22 Bảng 5: Tỷ lệ sử dụng đất của phường Hương Long qua 3 năm 2008-2010. .......................24 Bảng 6: Biến động đất sản xuất nông nghiệp của phường Hương Long qua 3 năm 2008 - 2010................................................................................................................25 Bảng 7: Quy mô, cơ cấu đất canh tác hàng năm phường Hương Long qua 3 năm 2008 - 2010...............................................................................................................27 Bảng 8: Thực trạng diện tích gieo trồng hàng năm ở phường Hương Long từ năm 2008-2010..................................................................................................................29 Bảng 9: Năng suất ruộng đất và hệ số sử dụng ruộng đất phường Hương Long qua 3 năm 2008-2010.........................................................................................................30 Bảng 10: Cơ cấu đất nông nghiệp phường Hương Long theo đối tượng sử dụng năm 2010 ...................................................................................................................32 Đại học Kin h tế Hu ế 1PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là sản phẩm của thiên nhiên ban tặng cho con người, là tài nguyên quý giá của mọi quốc gia, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất. Đất đai là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn sinh sống của dân cư, là nơi xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá-xã hội, quốc phòng an ninh. Bởi vậy việc sử dụng đất đai có hiệu quả và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai bền vững, lâu dài là vô cùng cần thiết. Đối với ngành công nghiệp và xây dựng thì đất đai là địa điểm, là chỗ đứng, là nền tảng không gian để thực hiện quá trình lao động. Nhưng đặc biệt đối với ngành nông nghiệp, đất đai không chỉ là nơi để thực hiện quá trình sản xuất mà còn là công cụ lao động - là tư liệu sản xuất chủ yếu đặt biệt và không thể thay thế được, như C.Mác đã nói: "Không kể bản thân con người và lao động của họ, đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng mức độ cao nhất, là tư liệu sản xuất duy nhất đặc biệt." ("Các học thuyết về giá trị thặng dư", Tư bản, quyển 4, tập 2). Ngày nay, nước ta đang bước vào thời kỳ CNH-HĐH đất nước nhiệm vụ đặt ra cho nền sản xuất nông nghiệp và nền kinh tế nông thôn nói chung rất lớn. Một xu hướng có tính quy luật là phát triển nông nghiệp luôn diễn ra theo hướng tập trung hoá, chuyên môn hoá trên cơ sở tập trung nhất định về quy mô diện tích ruộng đất. Bên cạnh đó diện tích đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do đất dành cho các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng tăng. Do đó sự tập trung ruộng đất cho phát triển của một nhóm hộ nông dân này tất yếu sẽ kéo theo sự giảm bớt đất đai của nhóm nông hộ khác. Điều này sẽ dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa các hộ nông dân. Yêu cầu đặt ra là làm sao nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, đặc biệt là những hộ có ít đất sản xuất. Việt Nam có tổng diện tích đất đai tự nhiên 32,924.1 nghìn ha, là nước có quy mô trung bình, xếp thứ 59 trong tổng số 200 nước trên thế giới. Nhưng chúng ta lại có dân số đông, đứng thứ 13 trên thế giới nên bình quân diện tích đất đai trên đầu người thấp Đại học Kin h tế Hu ế 2(0,45ha/người). Hiện nay nước ta đang ở trong thời kỳ điều chỉnh mạnh cơ cấu kinh tế và công nghiệp, dịch vụ Với yêu cầu phát triển kinh tế ở mức độ cao sẽ càng gây áp lực mạnh mẽ đến việc khai thác và sử dụng đất. Như vậy việc tìm hiểu và đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp là việc vô cùng cần thiết và có ý nghĩa thiết thực cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Phường Hương Long nằm cách trung tâm thành phố 7km về phía Tây Bắc với tổng diện tích đất tự nhiên là 719,45ha trong đó đất nông nghiệp là 363,39 ha chiếm 50,51% tổng đất tự nhiên. Đây là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế nông nghiệp của thành phố Huế. Đại bộ phận đất đai đều có chủ thể gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng nên đã đưa vào sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Tuy nhiên, một số diện tích đất đai khai thác chưa đúng mức, chưa có hiệu quả, mức độ thâm canh trong nông nghiệp chưa cao, đời sống người nông dân còn nhiều khó khăn. Một số diện tích có thể tăng khả năng khai thác để có được hiệu quả cao hơn. Xuất phát từ những vấn đề trên trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại địa bàn phường Hương Long, tôi đã chọn vấn đề: ‘‘Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại phường Hương Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế’’ để làm chuyên đề tốt nghiệp. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu nhằm mục đích: -Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng. -Tìm hiểu, đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp của phường Hương Long trong giai đoạn 2008-2010. -Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng tới sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phường. -Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phường Hương Long trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành đề tài của mình, trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng một số phương pháp sau: -Phương pháp thu thập thông tin -Phương pháp xử lý thông tin Đại học Kin h tế Huế 3Giới hạn nghiên cứu: -Giới hạn về không gian: nghiên cứu tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phường Hương Long - thành phố Huế. -Giới hạn về thời gian: giai đoạn 2008 - 2010. -Giới hạn về nội dung: Biến động sử dụng đất nông nghiệp. Đại học Kin h tế Hu ế 4PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1 Khái niệm về đất và độ phì của đất 1.1.1.1 Khái niệm về đất đai Có rất nhiều khái niệm về đất đai. Năm 1897, Docutraev nhà nghiên cứu người Nga đưa ra một khái niệm tương đối hoàn chỉnh về đất, theo ông đất là một thể tự nhiên có cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất gồm: Đá mẹ, thực vật - động vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Theo tổ chức nông lương thế giới (FAO) thì đất đai bao gồm tất cả các yếu tố của môi trưòng tự nhiên, những yếu tố này ảnh hưởng tới tiềm năng sử dụng đất. Đất đai không chỉ có lớp thổ nhưỡng mà còn bao gồm cả những yếu tố liên quan về địa chất, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn và lớp động thực vật. 1.1.1.2 Đất nông nghiệp Theo các nhà nghiên cứu đất nông nghiệp là toàn bộ đất đai được sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp bao gồm đất được sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và đất dùng để nghiên cứu thí nghiệm, thực nghiệm về nông nghiệp. Ngoài tên gọi đất nông nghiệp, đất sử dụng vào nông nghiệp còn được gọi là ruộng đất. 1.1.1.3 Độ phì của đất Trong sản xuất nông nghiệp, đất là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu và không thể thay thế được. Nếu biết sử dụng đúng đắn, khai thác hợp lý thì nó không bị hao mòn mà còn có thể tốt hơn. Vì vậy phải thường xuyên cải tạo, nâng cao chất lượng ruộng đất, điều đó đồng nghĩa với việc nâng cao độ phì nhiêu của đất. Độ phì nhiêu của đất là thuộc tính quan trọng bậc nhất của đất, nó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng. Độ phì của đất bao gồm các loại sau: -Độ phì tự nhiên: là độ phì hình thành do quá trình phong hoá của vỏ trái đất dưới các tác động của hoá lý và sinh vật học mà chưa có tác động của con người. Độ phì tự nhiên quyết định bởi cấu tạo của vỏ trái đất. Đại học Kin h tế Hu ế 5-Độ phì nhân tạo: là độ phì nhiêu được tạo ra do tác động của con người thông qua hoạt động sản xuất tác động vào đất đai như cày xới, bón phân thuỷ lợi, tưới tiêu, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật nông nghiệp....Độ phì nhiêu nhân tạo phụ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất, vào trình độ khoa học và khả năng ứng dụng chúng vào việc khai thác, sử dụng đất cũng như quan hệ sản xuất xã hội. -Độ phì nhiêu tiềm tàng: là độ phì nhiêu tự nhiên mà cây trồng tạm thời chưa sử dụng được. Trong độ phì nhiêu tự nhiên có một phần tác dụng ngay đến cây trồng, có một phần vì nhiều lý do khác nhau mà chưa ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng. -Độ phì nhiêu kinh tế: là độ phì nhiêu mang lại lợi ích kinh tế cụ thể hay đó là độ phì nhiêu mà con người đã khai thác sử dụng cho mục đích kinh tế thông qua sự hấp thụ và chuyển hoá của cây trồng sau một quá trình sản xuất. Các nhân tố ảnh hưởng đến độ phì nhiêu kinh tế bao gồm: trình độ phát triển của khoa học kỷ thuật, công nghệ và phương pháp canh tác. Độ phì nhiêu của đất là một tiêu thức quan trọng để đánh giá, phân hạng đất, bố trí cây trồng vật nuôi để vừa khai thác tốt vừa bảo vệ đất. Vì vậy việc nâng cao độ phì nhiêu của đất là đòi hỏi cấp bách, thường xuyên lâu dài đối với kinh tế nông nghiệp. 1.1.2 Vai trò và đặc điểm của đất đai 1.1.2.1 Vai trò của đất đai Theo luật đất đai của nước CHXHCN Việt Nam thì: ‘‘Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các xơ sở kinh tế, văn hoá- xã hội, ANQP”. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất, tuy vậy tuỳ theo từng ngành cụ thể mà nó thể hiện các vai trò khác nhau. Trong ngành công nghiệp (trừ ngành công nghiệp khai khoáng), thương mại, giao thông,...đất đai là cơ sở, là nền móng để xây dựng nhà xưởng, nhà kho, cửa hàng, mạng lưới đường giao thông,...Còn trong nông nghiệp ruộng đất tham gia với tư cách yếu tố tích cực của sản xuất là tư liệu sản xuất đặc biệt chủ yếu và không thể thay thế được. Nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Đối tượng của ngành sản xuất nông nghiệp là các sinh vật sống mà cụ thể trong ngành trồng trọt là các loại cây trồng. Đất đai đóng vai trò quan trọng trước hết nó là Đại họ Kin h tế Hu ế 6giá đỡ, là điểm tựa cho cây trồng đứng vững, là môi trường sống của cây trồng. Đất đai là nơi cung cấp dinh dưỡng để cây trồng sống sinh trưởng và phát triển. Khi nguồn dinh dưỡng trong đất dồi dào đáp ứng nhu cầu của cây trồng thì năng xuất sẽ cao. Ngoài ra đất nông nghiệp còn sử dụng để xây dựng các chuồng trại chăn nuôi, sử dụng vào mục đích nghiên cứu phục vụ sản xuất nông nghiệp, đất xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp khác. Nói tóm lại, đất đai đóng vai trò quan trọng đối với mọi hoạt động sinh sống và sản xuất của con người. Do đó việc khai thác sử dụng đất đai phải có sự hợp lý và hiệu quả. Bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên vô cùng quý giá này là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. 1.1.2.2 Đặc điểm đất đai trong sản xuất nông nghiệp Đất đai trong sản xuất nông nghiệp có 4 đặc điểm sau: -Thứ nhất, nó vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động. Đất đai vốn là sản phẩm của tự nhiên, chỉ từ khi con người tiến hành khai phá để đưa đất hoang vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm cho con người thì ruộng đất đã kết tinh lao động con người và đồng thời trở thành sản phẩm của lao động. Đặc điểm này đặt ra trong quá trình sử dụng con người phải không ngừng cải tạo, bồi dưỡng ruộng đất làm cho đất ngày càng màu mỡ hơn bên cạnh đó phải có các chính sách đất đai phù hợp. -Thứ hai, đất đai bị giới hạn về mặt không gian nhưng sức sản xuất của đất là không có giới hạn. Diện tích đất đai đưa vào canh tác của từng quốc gia, từng địa phương, lãnh thổ là một con số hữu hạn đó là giới hạn tuyệt đối của đất đai. Không phải tất cả diện tích tự nhiên đều đưa vào canh tác được mà còn tuỳ thuộc vào tính chất địa hình đất đai, trình độ phát triển mà diện tích đất nông nghiệp đưa vào canh tác chỉ chiếm tỉ lệ phần trăm thích hợp đó là giới hạn tương đối của đất đai. Ngày nay diện tích sử dụng đất sử dụng vào nông nghiệp càng ngày càng bị hẹp đi vì vậy cần được quý trọng sử dụng tiết kiệm, quản lý và sử dụng một cách hợp lý. Mặc dù bị giới hạn về mặt không gian nhưng sức sản xuất của đất đai là không có giới hạn.
Luận văn liên quan