Toàn cầu hoá và sựphát triển mạnh mẽcủa khoa học và công nghệ đã tạo ra
những cơhội to lớn đồng thời đặt ra những thách thức hết sức gay gắt đối với các
doanh nghiệp (DN). Trong bối cảnh mới, vấn đềchất lượng ngày càng quan trọng
và trởthành yếu tốchính quyết định sựthành công của DN trong bất cứmôi
trường nào. Điều này đã tạo ra những áp lực to lớn cho các DN Việt Nam trong
quá trình hội nhập hiện nay.
Để đảm bảo và nâng cao chất lượng, các DN không thểtiến hành các hoạt
động đơn lẻmà phải giải quy ết vấn đềmột cách toàn diện, thông qua xây dựng các
hệthống chất lượng (HTCL). Việc lựa chọn HTCL theo tiêu chuẩn quốc tếISO
9000 đã làm thay đổi cách thức làm việc tuỳtiện bằng tổchức công việc khoa học
và có kếhoạch, nâng cao ý thức trách nhiệm và khảnăng phối hợp của m ọi thành
viên, giúp doanh nghiệp giảm chi phí chất lượng nhờnhận biết và ngăn ngừa các
sai lỗi nảy sinh.
Tại Công ty Cổphần Xi măng Sài Sơn, ban lãnh đạo công ty đã sớm nhận
thức được tính bức thiết của việc củng cố và cải tiến HTCL.Kết quả
lớn nhất hệthống này mang lại là sản phẩm sản xuất có chất lượng ngày càng ổn
định, niềm tin của khách hàng và uy tín của DN ngày càng nâng cao.
51 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2341 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình thực hiện và áp dụng hệ thống quản trịchất lượng ISO 9000 tại Công ty Cổphần Xi măng Sài Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG KHOA QUẢN LÍ KINH DOANH
SINH VIÊN NHÓM 1 LỚP ĐH QTKD1_K2 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH
BÀI TẬP QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
ĐỀ TÀI : “Tình hình thực hiện và áp
dụng hệ thống quản trị chất lượng ISO 9000
tại Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn”
GVHD: Trịnh Viết Giang
SVTH: Vương Khánh Dương
Phạm Thị Thu Hằng
Nguyễn Thị Huệ
Hồ Văn Niên
Nguyễn Thị Thu Thủy
MÔN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG KHOA QUẢN LÍ KINH DOANH
SINH VIÊN NHÓM 1 LỚP ĐH QTKD1_K2 2
MÔN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG KHOA QUẢN LÍ KINH DOANH
SINH VIÊN NHÓM 1 LỚP ĐH QTKD1_K2 3
THÀNH VIÊN NHÓM:
1. Vương Khánh Dương
2. Phạm Thị Thu Hằng
3. Nguyễn Thị Huệ
4. Hồ Văn Niên
5. Nguyễn Thị Thu Thủy
MÔN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG KHOA QUẢN LÍ KINH DOANH
SINH VIÊN NHÓM 1 LỚP ĐH QTKD1_K2 4
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................ 6
CHƯƠNG I : ............................................................................................................. 8
GIỚI THIỆU ISO 9000 ............................................................................................ 8
1.1. SỰ RA ĐỜI, Ý NGHĨA CỦA BỘ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 9000 ..................... 8
1.1.1.Sự ra đời ............................................................................................................... 8
1.1.2. Ý nghĩa của Bộ Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000 .................................................. 9
1.2. CẤU TRÚC CỦA BỘ ISO 9000 ................................................................................. 9
1.3. CÁC BƯỚ ÁP DỤNG ISO 9000 ............................................................................... 11
1.4.CÁC LỢI ÍCH ISO 9000:2000: .................................................................................. 13
1.5. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI DOANH NGHIỆP TỰ XÂY DỰNG QUẢN LÍ CHẤT
LƯỢNG. .......................................................................................................................... 14
CHƯƠNG II: .......................................................................................................... 15
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MĂNG SÀI SƠN VÀ MỘT
SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY .......................................................... 15
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÀI SƠN ........................ 15
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty .................................................... 15
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn ............................................ 16
2.1.3. Môi trường kinh doanh của Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn .......................... 17
2.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG
TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TY .......................................................... 18
2.2.1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất ............................................................... 18
2.2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực .................................................................................... 19
2.2.3. Đặc điểm về thị trường ........................................................................................ 20
2.2.4. Đặc điểm về sản phẩm xi măng .......................................................................... 21
2.2.5. Đặc điểm về công tác quản lý nguyên vật liệu ...................................................... 22
2.2.6. Đặc điểm máy móc thiết bị .................................................................................. 23
CHƯƠNG III: ......................................................................................................... 25
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XI MĂNG SÀI SƠN ................................................................................... 25
3.1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY .25
3.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XI MĂNG SÀI SƠN......................................................................................................... 28
3.2.1. Quá trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000 ................................................................................................................... 28
3.2.2. Thực trạng hệ thống quản lý chất lượng của Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn
..................................................................................................................................... 31
3.2.3. Các chính sách và biện pháp nhằm phát huy vai trò của hệ thống quản trị chất
lượng mà Công ty đang áp dụng ................................................................................. 35
3.3. ĐÁNH GIÁ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT
LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÀI SƠN ........................................... 36
3.3.1. Đánh giá tổng quan về chất lượng sản phẩm ....................................................... 36
3.3.2. Đánh giá các hoạt động trong quá trình quản trị chất lượng ............................... 37
3.3.3. Những tồn tại và nguyên nhân cơ bản của những tồn tại ..................................... 39
MÔN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG KHOA QUẢN LÍ KINH DOANH
SINH VIÊN NHÓM 1 LỚP ĐH QTKD1_K2 5
CHƯƠNG IV : ........................................................................................................ 42
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN
TRỊ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÀI SƠN .......... 42
4.1. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG MÔI
TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ...................................................................... 42
4.2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY ........................... 43
4.2.1. Phương hướng phát triển chung của công ty ....................................................... 43
4.2.2. Phương hướng hoàn thiên hệ thống quản trị chất lượng ...................................... 44
4.3. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT
LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÀI SƠN ................................................ 44
4.3.1. Các giải pháp dài hạn .......................................................................................... 44
4.3.2. Các giải pháp cụ thể trước mắt ........................................................................... 48
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 51
MÔN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG KHOA QUẢN LÍ KINH DOANH
SINH VIÊN NHÓM 1 LỚP ĐH QTKD1_K2 6
LỜI NÓI ĐẦU
Toàn cầu hoá và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã tạo ra
những cơ hội to lớn đồng thời đặt ra những thách thức hết sức gay gắt đối với các
doanh nghiệp (DN). Trong bối cảnh mới, vấn đề chất lượng ngày càng quan trọng
và trở thành yếu tố chính quyết định sự thành công của DN trong bất cứ môi
trường nào. Điều này đã tạo ra những áp lực to lớn cho các DN Việt Nam trong
quá trình hội nhập hiện nay.
Để đảm bảo và nâng cao chất lượng, các DN không thể tiến hành các hoạt
động đơn lẻ mà phải giải quyết vấn đề một cách toàn diện, thông qua xây dựng các
hệ thống chất lượng (HTCL). Việc lựa chọn HTCL theo tiêu chuẩn quốc tế ISO
9000 đã làm thay đổi cách thức làm việc tuỳ tiện bằng tổ chức công việc khoa học
và có kế hoạch, nâng cao ý thức trách nhiệm và khả năng phối hợp của mọi thành
viên, giúp doanh nghiệp giảm chi phí chất lượng nhờ nhận biết và ngăn ngừa các
sai lỗi nảy sinh.
Tại Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn, ban lãnh đạo công ty đã sớm nhận
thức được tính bức thiết của việc củng cố và cải tiến HTCL.Kết quả
lớn nhất hệ thống này mang lại là sản phẩm sản xuất có chất lượng ngày càng ổn
định, niềm tin của khách hàng và uy tín của DN ngày càng nâng cao.
Nhận thấy được tầm quan trọng của Hệ thống quản lý chất lượng đối với
các doanh nghiệp và thực tế họ đã áp dụng nó như thế nào.Vì vậy chúng em đã
chọn đề tài: “Tình hình thực hiện và áp dụng hệ thống quản trị chất
lượng ISO 9000 tại Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn” để viết bài báo cáo này.
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài báo cáo
được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1 : Giới thiệu chung về ISO 9000
Chương 2: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn và một số đặc
điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng tới công tác quản trị chất lượng tại công ty
Chương 3: Thực trạng hệ thống quản trị chất lượng tại Công ty Cổ phần Xi
MÔN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG KHOA QUẢN LÍ KINH DOANH
SINH VIÊN NHÓM 1 LỚP ĐH QTKD1_K2 7
măng Sài Sơn
Chương 4: Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị chất
lượng tại Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn
Trong thời gian tìm hiểu về công ty mặc dù chúng em đã cố gắng rất nhiều
nhưng do thời gian có hạn cộng với khả năng còn hạn chế nên bài báo cáo này
chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng em rất mong
nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy và các bạn để bài viết của chúng
em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s Trịnh Viết Giang đã
tận tình hướng dẫn chúng em hoàn thành bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy !
MÔN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG KHOA QUẢN LÍ KINH DOANH
SINH VIÊN NHÓM 1 LỚP ĐH QTKD1_K2 8
CHƯƠNG I :
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ISO 9000
1.1. SỰ RA ĐỜI, Ý NGHĨA CỦA BỘ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 9000
1.1.1.Sự ra đời
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO) công
bố năm 1987. Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO-9000 đã tạo ra một bước ngoặt
trong hoạt động tiêu chuẩn và chất lượng trên thế giới nhờ nội dung thiết thực
của nó và ở sự hưởng ứng rộng rãi, nhanh chóng của nhiều nước, đặc biệt là
trong các ngành công nghiệp. Trong lịch sử phát triển 50 năm của Tổ chức Tiêu
chuẩn hoá Quốc tế thì bộ tiêu chuẩn này là những tiêu chuẩn quốc tế có tốc độ
phổ biến áp dụng cao nhất, đạt được kết quả chung rộng lớn nhất.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 qui tụ kinh nghiệm của Quốc tế trong lĩnh vực
quản lý và đảm bảo chất lượng trên cơ sở phân tích các quan hệ giữa người mua
và người cung cấp (nhà sản suất). Đây chính là phương tiện hiệu quả giúp các
nhà sản xuất tự xây dựng và áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng ở cơ sở mình,
đông thời cũng là phương tiện mà bên mua có thể căn cứ vào đó tiến hành kiểm
tra người sản xuất, kiểm tra sự ổn định của sản xuất và chất lượng sản phẩm
trước khi ký hợp đồng. ISO 9000 đưa ra các chuẩn mực cho một hệ thống chất
lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất , kinh doanh và
dịch vụ. ISO 9000 hướng dẫn các Tổ chức cũng như các doanh nghiệp xây dựng
một mô hình quản lý thích hợp và văn bản hoá các yếu tố của hệ thống chất
lượng theo mô hình đã chọn
Những triết lý cơ bản mà ISO 9000 đưa ra về một hệ thống quản lý chất
lượng là phù hợp với những đòi hỏi của các doanh nghiệp hiện nay. Thể hiện ở
những điểm sau:
- Hiệu quả chất lượng là vấn đề chung của toàn bộ tổ chức. Chỉ có thể tạo
ra một sản phẩm, một dịch vụ có chất lượng, có tính cạnh tranh cao khi mà cả hệ
thống được tổ chức tốt - đó là sự phối hợp để cải tiến hoàn thiện lề lối làm việc.
- Phải làm đúng, làm tốt ngay từ ban đầu.
- Nêu cao vai trò phòng ngừa là chính trong mọi hoạt động của tổ chức.
Việc tìm hiểu, phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của
hệ thống và những biện pháp phòng ngừa được tiến hành thường xuyên với
những công cụ kiểm tra hữu hiệu.
- Thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng, của xã hội là mục đích của
hệ thống đảm bảo chất lượng, do đó vai trò của nghiên cứu và cải tiến sản phẩm
hay nghiên cứu sản phẩm mới là rất quan trọng.
- Đề cao vai trò của dịch vụ theo nghĩa rộng, tức là quan tâm đến phần
mềm của sản phẩm, đến dịch vụ sau bán hàng. Việc xây dựng hệ thống phục vụ
bán và sau bán hàng là một phần quan trọng của chiến lược sản phẩm, chiến
lược cạnh tranh của một doanh nghiệp. Thông qua các dịch vụ này uy tín của
doanh nghiệp ngày càng lớn và đương nhiên lợi nhuận sẽ tăng.
MÔN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG KHOA QUẢN LÍ KINH DOANH
SINH VIÊN NHÓM 1 LỚP ĐH QTKD1_K2 9
- Trách nhiệm đối với kết quả hoạt động của tổ chức thuộc về từng người.
Phân định rõ trách nhiệm của từng người trong tổ chức, công việc sẽ được thực
hiện hiệu quả hơn.
- Quan tâm đến chi phí để thoả mãn nhu cầu- cụ thể là đối với giá thành.
Phải tìm cách giảm chi phí ẩn của sản xuất, đó là những tổn thất do quá trình
hoạt động không phù hợp, không chất lượng gây ra, chứ không phải do chi phí
đầu vào.
- Điều nổi bật xuyên suốt bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là các vấn đề liên quan
đến con người. Nếu không tạo điều kiện để tất cả mọi người nhận thức được
đúng vai trò và tầm quan trọng của chất lượng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền
lợi của họ và không tạo cho họ có điều kiện phát huy được mọi khả năng thì hệ
thống chất lượng sẽ không đạt được kết quả như mong đợi.
1.1.2. Ý nghĩa của Bộ Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000
Tiêu chuẩn ISO 9000 quy tụ kinh nghiệm của Quốc tế trong lĩnh vực quản
lý và đảm bảo chất lượng trên cơ sở phân tích các quan hệ giữa người mua và
người cung cấp (nhà sản xuất). Đây chính là phương tiện hiệu quả giúp các nhà
sản xuất tự xây dựng và áp dụng hệ thống bảo đảm chất lượng ở cơ sở mình,
đồng thời cũng là phương tiện để bên mua có thể căn cứ vào đó tiến hành kiểm
tra người sản xuất, kiểm tra sự ổn định của sản xuất và chất lượng trước khi ký
hợp đồng. ISO 9000 đưa ra các chuẩn mực cho một hệ thống chất lượng và có
thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. ISO
9000 Hướng dẫn các tổ chức cũng như các doanh nghiệp xây dựng một mô hình
quản lý thích hợp và văn bản hóa các yếu tố của hệ thống chất lượng theo mô
hình đã chọn.
1.2. CẤU TRÚC CỦA BỘ ISO 9000
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000 bao gồm nhiều tiêu chuẩn. Trong đó tiêu
chuẩn chính ISO 9001: Hệ thống quản lý chất lượng, các yêu cầu, nêu ra các yêu
cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng.
Ngoài ra còn các tiêu chuẩn hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện, bao gồm:
ISO 9001 là tiêu chuẩn chính nêu ra các yêu cầu đối với hệ thống chất lượng và
bao quát đầy đủ các yếu tố của hệ thống quản lý chất lượng. Doanh nghiệp khi
xây dựng hệ thống theo tiêu chuẩn này cần xác định phạm vi áp dụng tuỳ theo
hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
ISO 9001: 2000 quy định các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý chất lượng
cho các tổ chức cần chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn định sản phẩm
thoả mãn các yêu cầu của khách hàng. Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đã được sắp
xếp lại dưới dạng tiện dụng cho người sử dụng với các từ vựng dễ hiểu đối với
doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực. Tiêu chuẩn này dùng cho việc chứng
nhận và cho các mục đích cá biệt khác khi tổ chức muốn hệ thống quản lý chất
lượng của mình được thừa nhận.
Tiêu chuẩn bao gồm 5 phần, quy định các hoạt động cần thiết phải xem xét
trong khi triển khai hệ thống chất lượng. 5 phần trong ISO 9001: 2000 quy định
những gì một tổ chức phải làm một cách nhất quán để cung cấp các sản phẩm
đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và yêu cầu pháp định, chế định được áp
MÔN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG KHOA QUẢN LÍ KINH DOANH
SINH VIÊN NHÓM 1 LỚP ĐH QTKD1_K2 10
dụng. Thêm vào đó, tổ chức phải tìm cách nâng cao sự thoả mãn của khách hàng
bằng cách cải tiến hệ thống quản lý của mình.
ISO 9004: 2000 được sử dụng nhằm mở rộng hơn những lợi ích đạt được từ ISO
9001: 2000 không những đối với bản thân tổ chức mà còn đối với tất cả các bên
liên quan đến hoạt động của tổ chức. Các bên liên quan bao gồm nhân viên, chủ
sở hữu, các người cung ứng của tổ chức, và rộng hơn là cả xã hội.
ISO 9001: 2000 và ISO 9004: 2000 đã được xây dựng như là một cặp thống nhất
của bộ tiêu chuẩn để làm thuận tiện hơn trong việc sử dụng. Sử dụng tiêu chuẩn
theo cách này sẽ làm chúng ta có thể liên kết nó với các hệ thống quản lý khác
(ví dụ như Hệ thống quản lý môi trường), hoặc những yêu cầu cụ thể trong một
số lĩnh vực (ví dụ như: ISO/TS/6949 trong ngành công nghiệp ô tô) và giúp cho
việc đạt được sự công nhận thông qua các chương trình chứng nhận quốc gia.
Cả ISO 9004: 2000 và ISO 9001: 2000 thống nhất về bố cục và từ vựng nhằm
giúp tổ chức chuyển một cách thuận tiện từ ISO 9001: 2000 sang ISO 9004:
2000 và ngược lại. Cả hai tiêu chuẩn đều sử dụng phương pháp tiếp cận quá
trình. Các quá trình được xem như bao gồm một hay nhiều hoạt động có liên
kết, có yêu cầu nguồn lực và phải được quản lý để đạt được đầu ra quy định
trước. Đầu ra của một quá trình có thể trực tiếp tạo thành đầu vào của một quá
trình tiếp theo và sản phẩm cuối cùng thường là kết quả của một mạng lưới hoặc
một hệ thống các quá trình.
Để cho bộ ISO 9000 duy trì được tính hiệu lực, những tiêu chuẩn này được
xem xét định kỳ (khoảng 5 năm một lần) nhằm cập nhật những phát triển mới
nhất trong lĩnh vực quản lý chất lượng và thông tin phản hồi từ người sử dụng.
Ban kỹ thuật của Tổ chức tiêu chuẩn hoá Quốc tế ISO/TC 176 bao gồm các
chuyên gia từ các doanh nghiệp và tổ chức trên toàn thế giới theo dõi việc áp
dụng các tiêu chuẩn để xác định những cải tiến cần thiết nhằm thoả mãn những
đòi hỏi và mong muốn của người sử dụng và đưa vào phiên bản mới.
ISO/TC176 sẽ tiếp tục kết hợp các yếu tố đảm bảo chất lượng, quản lý chất
lượng, những sáng kiến trong các ngành cụ thể và các chương trình chứng nhận
chất lượng khác nhau trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000.
Cam kết của ISO với việc duy trì động lực ISO 9000 thông qua các xem
xét, cải tiến và hợp lý hoá các tiêu chuẩn đảm bảo sự đầu tư của tổ chức vào ISO
9000 hôm nay sẽ tiếp tục mang lại những hiệu quả trong tương lai
Các yêu cầu của Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo ISO 9001:
2000 đươc trình bầy trong các mục 5, 6, 7, 8 của tiêu chuẩn này. Hình vẽ dưới
đây minh hoạ tổng quát mô hình quản lý chất lượng theo ISO 9001: 2000 với
phương pháp tiếp cận quá trình. Trong đó khách hàng đóng vai trò quan trọng
trong việc xác định yêu cầu đầu vào và theo dõi sự thoả mãn của khách hàng là
cần thiết để đánh giá và xác nhận các yêu cầu của khách hàng có được đáp ứng
hay không.
MÔN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG KHOA QUẢN LÍ KINH DOANH
SINH VIÊN NHÓM 1 LỚP ĐH QTKD1_K2 11
* Các yêu cầu của HTQLCL được sắp xếp trong 4 mục lớn:
• mục 5 : Trách nhiệm của quản lý/ lãnh đạo
• mục 6 : Quản lý nguồn lực
• mục 7 : Thực hiện sản phẩm
• mục 8 : Đo lường, phân tích và cải tiến
Phương pháp tiếp cận quá trình coi mọi hoạt động tiếp nhận đầu vào và
chuyển hoá chúng thành cac đầu ra là một quá trình. Một tổ chức thường phải
quản lý nhiều quá trình có liên hệ mật thiết với nhau và đầu ra của quá trình này
sẽ trở thành đầu vào của quá trình tiếp theo. Phương pháp tiếp cận quá trình là
việc xác định và quản lý một cách có hệ thống các quá trình đươc thực hiện
trong 1 tổ chức và sự tương tác giữa chúng với nhau.
ISO 9001: 2000 coi mọi kết quả đầu ra của 1 quá trình là sản phẩm và xác
định có 4 loại sản phẩm thông dụng là: phần cứng, phần mềm, dịch vụ và vật
liệu chế biến. Hầu hết các sản phẩm là sự kết hợp của một vài hoặc cả 4 loại
thông dụng trên. Sản phẩm kết hợp này được gọi là phần cứng, vật liệu chế biến,
phần mềm hay dịch vụ tuỳ thuộc vào thành phần chính của nó.
1.3. CÁC BƯỚ ÁP DỤNG ISO 9000
Việc áp dụng ISO 9000 đối với một doanh nghiệp sẽ được tiến hành theo 9
bước:
Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn và xác định phạm vi áp dụng. Bước đầu tiên
khi bắt tay vào việc xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9000 là phải thấy được ý nghĩa của nó trong việc duy trì và phát triển tổ
MÔN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG KHOA QUẢN LÍ KINH DOANH
SINH VIÊN NHÓM 1 LỚP ĐH QTKD1_K2 12
chức. Lãnh đạo doanh nghiệp cần định hướng cho các hoạt động của hệ
thống chất lượng, xác định mục tiêu