Khi nền kinh tế thịtrường ngày càng phát triển thì quy luật cạnh tranh
ngày càng trởnên gay gắt, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự đứng lên bằng
chính "đôi chân" của mình. Hiện nay, khó khăn đối với các doanh nghiệp trong
nước là sựcạnh tranh không chỉdiễn ra giữa các sản phẩm sản xuất trong nước
mà còn phải cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài đang xâm nhập tràn lan
vào thịtrường trong nước. Đểtồn tại và phát triển thì doanh nghiệp phải chiến
thắng trong cuộc cạnh tranh, phải dành được chỗ đứng trên thịtrường. Điều đó
có nghĩa là doanh nghiệp phải nắm được thịhiếu của người tiêu dùng.
Trong doanh nghiệp sản xuất không thểthiếu được nguyên liệu vật liệu
và công cụdụng cụ. Nó có vai trò quan trọng vì đều là cơsởvật chất cấu tạo
nên thực thểcủa sản phẩm. Thực tếchi phí đểsản phẩm chiếm khoảng 70%-
80%chi phí nguyên liệu vật liệu. Vì vậy tiết kiệm nguyên liệu vật liệu là biện
pháp cần thiết đểhạgiá thành sản xuất. Do vậy tăng cường công tác quản lý,
công tác kếtoán nguyên liệu vật liệu và công cụdụng cụ đảm bảo việc sửdụng
tiết kiệm và hiệu quảhạthấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa
rất quan trọng.
Xác định được tầm quan trọng của công tác kếtoán nguyên liệu vật liệu
và công cụdụng cụtrong các doanh nghiệp hiện nay. Trong thời gian thực tập
tại Công ty TNHH Công NghệTin Học Hà Nội em đã nghiên cứu các vấn đề
lý luận và thực tiễn công tác hạch toán nguyên liệu vật liệu và công cụdụng cụ
và xác định được tầm quan trọng của công tác kếtoán nguyên liệu vật liệu và
công cụdụng cụtrong các doanh nghiệp hiện nay.
87 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1806 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty TNHH công nghệ tin học Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
----------
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài: “TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ
CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN
LIỆU VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG
CỤ TẠI CTY TNHH CÔNG NGHỆ TIN
HỌC HÀ NỘI.”
2
Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 04
CHƯƠNG I - LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN
LIỆU VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
.......................................................................................................... 06
1.1. Khái niệm, đặc điểm nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ ............. 06
1.1.1. Khái niệm nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ ........................ 06
1.1.2 Đặc điểm nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ.......................... 06
1.1.3 Vai trò của nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ ................................ 06
1.2 Phân loại và đánh giá nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ ............ 07
1.2.1 Phân loai nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ .................................. 07
1.2.2 Sổ danh điểm nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ ........................... 09
1.2.3 Đánh giá nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ ................................... 10
1.3 - Nhiệm vụ của kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ .......... 14
1.4 - Thủ tục quản lý nhập - xuất kho nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng
cụ và các chứng từ kế toán liên quan ................................................... 15
1.4.1 Thủ tục quản lý nhập - xuất kho nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ
và các chứng từ kế toán liên quan ........................................................... 15
1.4.2 Thủ tục xuất kho nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ ...................... 16
1.4.3 Các chứng từ kế toán liên quan ................................................................ 17
1.5 - Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ......... 18
1.5.1 Phương pháp thẻ song song ...................................................................... 18
1.5.2. Phương pháp đối chiếu luân chuyển ........................................................ 21
1.5.3. Phương pháp sổ số dư .............................................................................. 24
1.6 - Yêu cầu quản lý nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ .................... .. 26
1.7 - Kế toán tổng hợp nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ .................... 27
1.7.1 Các tài khoản chủ yếu sử dụng ................................................................ 27
3
1.7.2 Phương pháp kế toán tổng hợp các trường hợp tăng nguyên liệu vật liệu,
công cụ dụng cụ ....................................................................................... 29
1.7.3 Phương pháp kế toán giảm nguyên liệu vật liệu ...................................... 34
1.7.4 Kế toán và các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến nguyên liệu vật
liệu, công cụ dụng cụ ............................................................................... 34
CHƯƠNG II - TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ
TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG
CỤ TẠI CTY TNHH CÔNG NGHỆ TIN HỌC HÀ NỘI ....... 38
2.1 - Đặc điểm chung của công ty ................................................................... 38
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty ........................................ 38
2.1.2 Quy trình sản xuất công nghệ ................................................................... 39
2.1.3 Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và bộ máy kế toán tại công
ty .............................................................................................................. 40
2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty ............................................. 41
2.2 - Thực tế công tác kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ ở
công ty Cty TNHH Công Nghệ Tin Học Hà Nội ................................ 46
2.2.1 Thực tế công tác phân loại nguyên liệu vật liệu tại công ty TNHH
Công Nghệ Tin Học Hà Nội .................................................................... 46
2.2.2 Thủ tục nhập xuất nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ ........................ 48
2.2.3 Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty
TNHH Công Nghệ Tin Học Hà Nội ........................................................ 58
2.3 - Kế toán tổng hợp nhập kho, xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ ............................................................................................................. 65
2.3.1 Tài khoản kế toán sử dụng trong công ty ................................................. 65
2.3.2 Kế toán tổng hợp nhập kho vật liệu, công cụ dụng cụ ............................. 66
CHƯƠNG III - MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ
DỤNG CỤ Ở CÔNG TY ............................................................ 78
3.1 - Nhận xét và đánh giá chung về công ty kế toán vật liệu, công cụ dụng
cụ tại công ty TNHH công nghệ tin học hà nội ................................... 78
3.1.1Ưu điểm ..................................................................................................... 78
3.1.2 Nhược điểm............................................................................................... 79
4
3.2 - Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán vật liệu, công cụ
dụng cụ tại Công ty TNHH Công nghệ Tin học Hà Nội .................... 80
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 83
5
Lời mở đầu
Khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì quy luật cạnh tranh
ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự đứng lên bằng
chính "đôi chân" của mình. Hiện nay, khó khăn đối với các doanh nghiệp trong
nước là sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các sản phẩm sản xuất trong nước
mà còn phải cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài đang xâm nhập tràn lan
vào thị trường trong nước. Để tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp phải chiến
thắng trong cuộc cạnh tranh, phải dành được chỗ đứng trên thị trường. Điều đó
có nghĩa là doanh nghiệp phải nắm được thị hiếu của người tiêu dùng.
Trong doanh nghiệp sản xuất không thể thiếu được nguyên liệu vật liệu
và công cụ dụng cụ. Nó có vai trò quan trọng vì đều là cơ sở vật chất cấu tạo
nên thực thể của sản phẩm. Thực tế chi phí để sản phẩm chiếm khoảng 70% -
80% chi phí nguyên liệu vật liệu. Vì vậy tiết kiệm nguyên liệu vật liệu là biện
pháp cần thiết để hạ giá thành sản xuất. Do vậy tăng cường công tác quản lý,
công tác kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ đảm bảo việc sử dụng
tiết kiệm và hiệu quả hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa
rất quan trọng.
Xác định được tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên liệu vật liệu
và công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp hiện nay. Trong thời gian thực tập
tại Công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Hà Nội em đã nghiên cứu các vấn đề
lý luận và thực tiễn công tác hạch toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ
và xác định được tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên liệu vật liệu và
công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp hiện nay.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của các cô chú trong
Công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Hà Nội và sự chỉ dậy tận tình thầy Ngô
Xuân Dương đã giúp đỡ em hoàn thành một cách tốt nhất kỳ thực tập tốt
nghiệp nên em đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu chuyên đề "kế toán nguyên
liệu vật liệu và công cụ dụng cụ" tại Công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Hà
Nội làm đề tài báo cáo tốt nghiệp. Do thời gian thực tập có hạn và kinh nghiệm
thực tế còn hạn chế nên chuyên đề tốt nghiệp không tránh khỏi những khiếm
khuyết nên em rất mong được sự chỉ bảo của các Thầy cô giáo trong trường và
các cán bộ công ty để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Em xin cám ơn thầy và các cô chú trong Công ty TNHH Công Nghệ Tin
Học Hà Nội.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia thành 3 chương
chính:
6
Chương I - Lý luận chung về công tác kế toán nguyên liệu vật liệu,
công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp sản xuất
Chương II - Thực tế tổ chức công tác kế toán nguyên liệu vật liệu, công
cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Hà Nội
Chương III - Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên
liệu vật liệu và công cụ dụng cụ ở công ty
7
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ
TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1 - Khái niệm, đặc điểm nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ
1.1.1. Khái niệm nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ
Nguyên liệu vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất là đối tượng lao
động - một trong ba yếu tố cơ bản để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh
doanh, cung cấp dịch vụ- là cơ sở vật chất cấu tạo nên cơ sở vật chất của sản
phẩm.
Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không thoả mãn định nghĩa
và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố dịnh hữu hình. Ngoài ra, những tư liệu lao
động không có tính bền vững như đồ dùng bằng sành sứ, thuỷ tinh, giày, dép
và quần áo làm việc... dù thoả mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố
định hữu hình nhưng vẫn coi là công cụ dụng cụ.
1.1.2 Đặc điểm nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ
1.1.2.1 Đặc điểm của nguyên liệu vật liệu:
- Chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất chế tạo sản phẩm và cung cấp
dich vụ.
- Khi tham gia vào quá trình sản xuất nguyên liệu vật liệu hoàn toàn
hình thái vật chất ban đầu và giá trị được chuyển toàn bộ một lần vào chi phí
sản xuất kinh doanh.
1.1.2.2 Đặc điểm của công cụ dụng cụ:
- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất chế tạo sản phẩm và cung cấp
dich vụ.
- Tham gia vào quá trình sản vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban
đầu và giá trị bị hao mòn dần được chuyển từng phần vào chi phí sản xuất kinh
doanh trong kỳ.
Công cụ dụng cụ thường có giá trị nhỏ hoặc thời gian sử dụng ngắn được
quản lý và hạch toán như tài sản lưu động.
1.1.3 Vai trò của nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ
8
1.1.3.1 Vai trò của nguyên liệu vật liệu:
- Nguyên liệu vật liệu có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản
xuất, là cơ sở vật chất cấu tạo nên thực thể của sản phẩm.
- Nguyên liệu vật liệu là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá
trình sản xuất, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra kéo
theo là ảnh hưởng tới chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nguyên liệu vật liệu còn là bộ phận quan trọng trong tài sản lưu động của
doanh nghiệp, để tăng tốc độ luân chuyển tài sản lưu động của doang nghiệp
cần phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên liệu vật liệu.
1.1.3.2 Vai trò của công cụ dụng cụ:
Tuy công cụ dụng cụ không phải là yếu tố cấu tạo nên thực thể của sản
phẩm nhưng nó cũng góp phần hoàn thiện sản phẩm. Do đó công cụ dụng cụ
cũng có vai trò không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.2 - Phân loại và đánh giá nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ
1.2.1 Phân loai nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ
Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều loại, thứ
nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ có vai trò, chức năng và đặc tính lý
hoá ...khác nhau. Để tiến hành công tác quản lý và hạch toán nguyên liệu vật
liệu và công cụ dụng cụ có hiệu quả thì cần phải phân loại nguyên liệu vật liệu
và công cụ dụng cụ.
Phân loại nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ là căn cứ vào các tiêu
thức nhất định để chia nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ sử dụng trong
doanh nghiệp thành từng loại, từng nhóm thứ.
1.2.1.1 Phân loại nguyên liệu vật liệu theo vai trò tác dụng của nguyên
liệu vật liệu trong quá trình sản xuất
* Nguyên liệu vật liệu chính (bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài)
Vật liệu chính: những thứ nguyên liệu vật liệu mà sau quá trình gia
công chế biến sễ cấu thành lên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm
- Nguyên liệu là sản phẩm của ngành công nghiệp khai thác và nông
nghiệp.
- Vật liệu là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến
* Vật liệu phụ: Những loại nguyên liệu vật liệu khi tham gia vào quá
trình sản xuất không cấu thành thực thể của sản phẩm, nhưng có vai trò quyết
định và cần thiết cho sản xuất.
9
Căn cứ vào công cụ vật liệu phụ được chia thành các nhóm:
+ Nhóm vật liệu làm tăng chất lượng nguyên liệu vật liệu chính
+ Nhóm vật liệu làm tăng chất lượng sản phẩm
+ Nhóm vật liệu đảm bảo điều kiện cho quá trình sản xuất
* Nhiên liệu: thực chất là vật liệu phụ nhưng được xếp thành một loại
riêng do tính chất vật lí hoá học có vai trò quan trọng cung cấp nhiệt lượng.
Trong doanh nghiệp sản xuất nhiên liệu bao gồm các thể lỏng, rắn, khí dùng để
phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm cho các phương tiện vận tải máy
móc thiết bị sản phẩm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như xăng
dầu, than, củi hơi đốt...
* Phụ tùng thay thế: những chi tiết phụ tùng máy móc, thiết bị được dự
trữ để sử dụng cho việc sửa chữa, thay thế các bộ phận của TSCĐ hữu hình.
* Phế liệu: loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất thanh lý tài sản
có thể sử dụng hoặc bán ra ngoài.
* Vật liệu khác: bao gồm vật liệu còn lại chưa kể trên bao bì, vật đóng
gói, các loại vật tư đặc chủng.
* Nguyên liệu vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm.
* Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác
- Phục vụ phân xưởng sản xuất.
- Phục vụ cho quản lý doanh nghiệp
- Phục vụ cho bán hàng
- Phục vụ cho xây dựng cơ sở dở dang
1.2.1.2 Căn cứ vào nguồn hình thành
+ Nguyên vật liệu mua ngoài
+ Nguyên vật liệu do doanh nghiệp tự sản xuất chế tạo
+ Nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến
+ Nguyên vật liệu do nhận góp vốn liên doanh, nhận biếu tài trợ,
được cấp...
Cách phân loại này cho biết rõ nguồn gốc của từng loại nguyên vật liệu
là cơ sở để hạch toán nguyên vật liệu theo từng nguồn nhập.
1.2.1.3 Phân loại công cụ dụng cụ theo phương pháp phân bổ, theo yêu
cầu quản lý và ghi chép kế toán
- Phân loại công cụ dụng cụ theo phương pháp phân bổ.
10
+ Phân bổ 100% (1 lần): những công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ và
thời gian sử dụng ngắn
+ Phân bổ nhiều lần: những công cụ dụng cụ có giá trị lớn hơn và
thời gian sử dụng dài
- Phân loại công cụ dụng cụ theo yêu cầu quản lý và ghi chép kế toán
+ Công cụ dụng cu lao động
+ Bao bì luân chuyển
+ Đồ dùng cho thuê
1.2.2. Sổ danh điểm nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ
Đầu năm kế toán, phòng kế toán cần lập Sổ danh điểm nguyên liệu vật liệu
và công cụ dụng cụ để liệt kê toàn bộ các loại nhóm, thứ nguyên liệu vật liệu
và công cụ dụng cụ sử dụng trong doanh nghiệp. Danh điểm nguyên liệu vật
liệu và công cụ dụng cụ là mã số bằng hệ thống các chữ số thập phân (có thể
kết hợp các chữ cái) để quy định cho từng thứ nguyên liệu vật liệu và công cụ
dụng cụ có tên gọi, phẩm chất, quy cách riêng biệt. Khi lập danh điểm cần phải
đảm bảo khoa học và hợp lý, đáp ứng yêu cầu dễ nhớ và dễ ghi tránh nhầm lẫn,
trùng lặp.
SỔ DANH ĐIỂM NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Phần I - Nguyên liệu vật liệu
Danh điểm Tên nhãn hiệu, quy cách
NLVL
ĐVT Giá
HT
Ghi
chú Loại Nhóm Thứ
1521 Nguyên liệu vật liệu chính
01 Nhóm NLVL màu
011 Vật liệu chính A Kg
012 Vật liệu chính B Kg
013 Vật liệu chính C Kg
..... ...........
02 Nhóm NLVL đen
..... .............
Cộng loại 1521
1522 ...........
..........
Tổng cộng NLVL
11
Phần II - Công cụ dụng cụ
Danh điểm Tên nhãn hiệu, quy cách
CCDC
ĐVT Giá
HT
Ghi
chú Loại Nhóm Thứ
1531 CCDC chính
01 Nhóm CCDC A
011 CCDC A1 bộ
012 CCDC A2 bộ
013 CCDC A3 bộ
..... ...........
02 Nhóm CCDC B
..... .............
Cộng loại 1531
1532 ...........
..........
Tổng cộng CCDC
1.2.3 Đánh giá nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ.
Đánh giá nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ dược đo tiền tệ để biểu
hiện giá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định. về nguyên tắc kế toán
hàng tồn kho (trong đó gồm nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ) phải
được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực
hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện
được.
1.2.3.1 Đánh giá nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ theo nguyên tắc
giá gốc (giá thực tế).
Giá gốc hàng tồn bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và chi phí liên
quan trực tiếp đến phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái
hiện tại.
Nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp được hình
thành từ nhiều nguồn khác nhau, nên nội dung các yếu tố cấu thành giá gốc của
nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ được xác định theo từng trường hợp
nhập, xuất.
a. Giá gốc của nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ nhập kho
* Nhập kho do mua ngoài
12
Giá gốc NLVL,
CCDC mua
ngoài nhập kho
=
Giá mua ghi chép trên
hoá đơn sau khi trừ đi
các khoản(KTN) giảm
giá bán hàng
+
Các loại
thuế không
được hoàn
lại
+
CP có liên
quan trực tiếp
đến việc mua
hàng
- Các chi phí có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng bao gồm: chi
phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí
khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho (chi phí bao bì, chi phí
của bộ phận thu mua độc lập, chi phí thuê kho, thuê lãi...)
* Chú ý:
- Trường hợp nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ mua về dùng
cho dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGT,
doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá mua ghi trên
hoá đơn là giá mua chưa có thuế GTGT.
- Trường hợp nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ mua về dùng
cho dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGT,
doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hay thuộc dối tượng
không chịu thuế GTGT thì giá mua ghi trên hoá đơn là tổng giá thanh toán bao
gồm cả thuế GTGT.
* Giá gốc của nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ tự chế biến
nhập kho
Giá gốc nguyên liệu vật liệu
và công cụ dụng cụ nhập kho =
Giá gốc vật liệu
xuất kho +
Chi phí
chế biến
Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực
tiếp đến sản phẩm sản xuất như: CPNCTT, CPSXC cố định, CPSXC biến đổi
phát sinh trong quá trình chế biến nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ.
*Giá gốc của nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ thuê ngoài gia
công chế biến nhập kho
Giá gốc NLVL
và CCDC nhập
kho
=
Giá gốc NLVL
xuất kho thuê
ngoài
+
tiền công phải
trả người lao
động
+
Chi phí vận chuyển
bốc dỡ và các chi phí
có liên quan trực tiếp
khác
Giá gốc của nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ nhận góp liên
doanh vốn cổ phần hoặc thu hồi vốn góp được ghi nhận theo giá trị thực tế do
hội đồng định giá đánh giá lại và được chấp nhận cộng với các chi phí tiếp
nhận (nếu có).
*Giá gốc của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ nhận biếu tặng.
13
Giá gốc của
NLVL và CCDC
nhập kho
=
Giá trị hợp lý của
những NLVL và
CCDC tương đương
+
Các chi phí khác có
liên quan trực tiếp đến
việc tiếp nhận
* Giá gốc của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ được cấp
Giá gốc Nguyên
liệu vật liệu, công
cụ dụng cụ nhập
kho
=
Giá ghi trên sổ của đơn vị
cấp trên hoặc giá được
đánh giá lại theo giá trị
thuần
+
Chiphí vận chuyển
bốc dỡ, chi phí có
liên quan trực tiếp
khác
* Giá gốc của phế liệu thu hồi: giá ước tính theo giá trị thuần có thể
thực hiện
b.Giá gốc của nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ xuất kho
Do giá gốc của nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ nhập kho từ các
nguồn nhập khác nhau như đã trình bày ở trên, để tính giá gốc hàng xuất kho
kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho
sau:
* Phương pháp tính theo giá đích danh: Giá trị thực tế của nguyên liệu
vật liệu và công cụ dụng cụ xuất khotính th