Sau hơn 10 năm đổi mới, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu to lớn trong tất cả các lĩnh vực kinh tế- xã hội – khoa học kỹ thuật . đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Cùng vơí chuyển biến trên, ngành bảo hiểm Việt Nam cũng không ngừng lớn mạnh và phát triển. Rất nhiều chế độ và nghiệp vụ bảo hiểm ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các thành viên trong xã hội. Chế độ bảo hiểm xã hội được Nhà nước triển khai từ khá lâu song phạm vi bảo hiểm và số người bảo hiểm xã hội rất hạn hẹp, chỉ có công chức nhà nước mới được tham gia bảo hiểm. Trong khi có một thực tế đang diễn ra là có một bộ phận dân cư có thu nhập thấp và không thuộc quyền lợi bảo hiểm như những người lao động làm công ăn lương. Họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi gặp rủi ro tai nạn, ốm đau, bệnh tật. Bảo hiểm con người do Bảo Việt triển khai đã đáp ứng được nhu cầu bảo hiểm cho các thành viên trong xã hội, đảm bảo tính ổn định của quá trình sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Tuy vậy bảo hiểm con người vẫn chưa đến được với người nghèo, những người mà chính họ cần được bảo hiểm hơn ai hết.Trong quá trình triển khai với những đối tượng trên, chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng không phải là không làm được.
Xuất phát từ những suy nghĩ trên và qua tìm hiểu thực tế về bảo hiểm con người tại phòng bảo hiểm Hai Bà Trưng thuộc Bảo Việt Hà Nội, với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Hồ Sĩ Sà, em đã lựa chọn đề tài “Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người tại phòng bảo hiểm Hai Bà Trưng” giai đoạn 1996-2000 để viết chuyên đề thực tập.
Nội dung chính của chuyên đề thực tập bao gồm:
Phần 1: Một số vấn đề cơ bản về bảo hiểm kết hợp con người .
Phần 2: Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người tại phòng bảo hiểm Hai Bà Trưng.
Phần 3: Một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người tại phòng bảo hiểm Hai Bà Trưng.
76 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2674 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người tại phòng bảo hiểm Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Sau hơn 10 năm đổi mới, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu to lớn trong tất cả các lĩnh vực kinh tế- xã hội – khoa học kỹ thuật ... đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Cùng vơí chuyển biến trên, ngành bảo hiểm Việt Nam cũng không ngừng lớn mạnh và phát triển. Rất nhiều chế độ và nghiệp vụ bảo hiểm ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các thành viên trong xã hội. Chế độ bảo hiểm xã hội được Nhà nước triển khai từ khá lâu song phạm vi bảo hiểm và số người bảo hiểm xã hội rất hạn hẹp, chỉ có công chức nhà nước mới được tham gia bảo hiểm. Trong khi có một thực tế đang diễn ra là có một bộ phận dân cư có thu nhập thấp và không thuộc quyền lợi bảo hiểm như những người lao động làm công ăn lương. Họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi gặp rủi ro tai nạn, ốm đau, bệnh tật. Bảo hiểm con người do Bảo Việt triển khai đã đáp ứng được nhu cầu bảo hiểm cho các thành viên trong xã hội, đảm bảo tính ổn định của quá trình sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Tuy vậy bảo hiểm con người vẫn chưa đến được với người nghèo, những người mà chính họ cần được bảo hiểm hơn ai hết..Trong quá trình triển khai với những đối tượng trên, chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng không phải là không làm được.
Xuất phát từ những suy nghĩ trên và qua tìm hiểu thực tế về bảo hiểm con người tại phòng bảo hiểm Hai Bà Trưng thuộc Bảo Việt Hà Nội, với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Hồ Sĩ Sà, em đã lựa chọn đề tài “Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người tại phòng bảo hiểm Hai Bà Trưng” giai đoạn 1996-2000 để viết chuyên đề thực tập.
Nội dung chính của chuyên đề thực tập bao gồm:
Phần 1: Một số vấn đề cơ bản về bảo hiểm kết hợp con người .
Phần 2: Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người tại phòng bảo hiểm Hai Bà Trưng.
Phần 3: Một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người tại phòng bảo hiểm Hai Bà Trưng.
Phần 1
Một số vấn đề cơ bản về bảo hiểm kết hợp con người
I. sự cần thiết khách quan của bảo hiểm kết hợp con người
1.Sự cần thiết của bảo hiểm con người .
ở mỗi quốc gia, trong mọi thời kỳ, con người luôn được coi là lực lưọng sản xuất chủ yếu, là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế- xã hội. Con người là vốn quý cho sự phát triển xã hội. Một xã hội muốn phát triển thì đời sống của con người phải được đảm bảo về mọi mặt, vật chất cũng như văn hoá tinh thần.Đây chính là mục tiêu mà mỗi quốc gia cần vươn tới nhằm phát huy sức mạnh nhân tố con người .Trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong lao động sản xuất,dù con người có hết sức chú ý đề phòng nhưng rủi ro bất ngờ vẫn có thể xảy ra, gây thiệt hại lớn về tài sản và tính mạng. Những rủi ro này có thể do thiên nhiên, do sự phát triển của lực lượng sản xuất, do tiến bộ khoa học kĩ thuật,do môi trường xã hội… Vì thế để đối phó với những rủi ro trên , con người cần phải có những sự chuẩn bị cần thiết về mặt tài chính nhằm trang trải những chí phí phát sinh khi có rủi ro bất ngờ xảy ra. Khi gặp rủi ro , bản thân người bị tai nạn về tính mạng hoặc thân thể , thậm chí là tính mạng thương tật suốt đời. Gia đình người bị nạn phải gánh chịu nỗi đau khi nhìn thấy con, em mình trở thành thương tật tàn phế … Đó là những mất mát không gì và không ai có thể bù đắp được. Nhưng ngoài những mất mát đó, người bị nạn và gia đình họ còn phải gặp những tổn thất về tài chính. Người bị nạn sẽ giảm thu nhập ( trong một thời gian hoặc thậm chí vĩnh viễn ),còn gia đình họ phải trang trải những chi phí nhằm phục hồi sức khoẻ cho người bị nạn như : tiền thuốc men ,viện phí, tiền phẫu thuật …hoặc các chí phí khác cho việc mai táng, tang lễ
Những chí phí này dù lớn hay nhỏ song trong điều kiện thu nhập của đại đa số nhân dân lao động còn thấp, đã thực sự trở thành mối quan tâm lo lắng và gây ra những khó khăn nhất định đối với việc khắc phục hậu quả, phục hồi sức khoẻ cho nạn nhân .
Vì vậy nhu cầu về tài chính dự trữ với mục đính đảm bảo ổn định cuộc sống là rất cần thiết cho mọi người.Để có được nguồn tài chính đó, họ có thể làm bằng hình thức tiết kiệm hoặc tham gia bảo hiểm .Mục đích của tiết kiệm là thu được một khoản tiền lớn hơn trong khoảng một thời gian nhất định so với số tiền ban đầu và dùng khoản tiền đó để bù đắp cho các chí phí phát sinh . Biện pháp này có yếu tố tích cực song còn tồn tại những những nhược điểm không đáp ứng được tính bất ngờ của sự cố, tức là trường hợp số tiền tiết kiệm chưa đủ lớn đã gặp phải rủi ro bất ngờ . Bảo hiểm ra đời có thể coi là biện pháp tối ưu để khắc phục hậu quả .
Theo khái niệm chung nhất, ta có thể hiểu: “Bảo hiểm là hoạt động mà người bảo hiểm đứng ra cam kết bồi thường theo nguyên tắc số đông bù số ít cho người tham gia bảo hiểm trong trường hợp xảy ra rủi ro được bảo hiểm với điều kiện người được bảo hiểm phải nộp một khoản phí cho chính anh ta hoặc người thứ ba”.Như vậy thiệt của một người sẽ được phân tán cho nhiều người trong cộng đồng. Điều này dẫn tới việc một tổn thất tưởng như vượt qua sức chịu đựng của một người lại có thể được chia nhỏ ra, phù hợp với khả năng gánh vác của nhiều người. Tham gia bảo hiểm con người chính là người được bảo hiểm đánh đổi một phần tài chính nhỏ để lấy một sự an toàn trong cuộc sống . Họ sẽ giảm bớt được gánh nặng mà nếu không tham gia bảo hiểm , họ sẽ phải tự trang trải tất cả chi phí đó .
Bảo hiểm con người là hợp đồng bảo hiểm rằng buộc trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm , người được bảo hiểm và người bảo hiểm nhằm đảm bảo ổn định đời sống con người được bảo hiểm trước rủi ro , tai nạn hoặc những sự cố bất ngờ xảy ra .Theo hợp đồng bảo hiểm ,người bảo hiểm cam kết trả cho người được bảo hiểm hoặc cá nhân những người khác như người được uỷ quyền ,người thừa kế hợp pháp theo pháp luật số tiền bảo hiểm đã được ấn định trước phù hợp với rủi ro ,tai nạn theo các điều kiện cam kết xảy ra. Số tiền bảo hiểm được chi trả không phụ thuộc vào số tiền bảo hiểm xã hội và đảm bảo xã hội cũng như số tiền chi trả hợp đồng bảo hiểm khác cho người được hưởng quyền lợi bảo hiểm với cùng một rủi ro tai nạn xảy ra.Người tham gia cam kết đóng phí đầy đủ và đúng thời hạn quy định
như đã ghi trong hợp đồng. Trong đại bộ phận các nghiệp vụ bảo hiểm con người, số tiền bảo hiểm, các khoản trợ cấp được ấn định trước trên hợp đồng bảo hiểm .Những khoản tiền này được xác định dựa trên sự lựa chọn của người tham gia bảo hiểm –người duy nhất có thể ước tính được số tiền mà anh ta hoặc những người thân thích của anh có nhu cầu. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, các khoản trợ cấp, số tiền bảo hiểm được người bảo hiểm thanh toán không nhằm mục đích bồi thường thiệt hại, đây là số tiền bảo hiểm mang tính chất khoán. Do không ai có thể định giá được con người và không có công ty bảo hiểm nào có thể cung cấp một con người “như cũ” khi anh ta đã thiệt mạng trong một tai nạn xe hơi hay bất kỳ rủi ro gây thiệt hại khác, các công ty bảo hiểm chỉ có thể chi trả một lượng tiền không lớn hơn số tiền bảo hiểm mà người đó tham gia trong trường hợp anh ta gặp rủi ro .
Việt Nam đã và đang xây dựng một nhà nước của dân do dân và vì dân. Đại hội VII đã khẳng định: “Chính sách xã hội nhằm phát huy mọi khả năng của con người và lấy phục vụ con người là cao nhất”.Để thực hiện mục tiêu này,Đảng và Nhà nước đã có những chính sách khác nhau nhằm bảo vệ con người không may rủi ro .
Về bảo hiểm xã hội : Bảo hiểm xã hội Việt Nam được Nhà nước tổ chức quản lý và bảo hộ. Việc lập quỹ tiền tệ do sự đóng góp dần dần theo theo thời gian của người lao động dựa trên cơ sở quan hệ lao động và quan hệ xã hội để đảm bảo cho người lao động có phần thu nhập, trang trải cho nhu cầu thiết yếu khi bị suy giảm hoặc mất khả năng lao động. Đối tượng của bảo hiểm xã hội là người lao động mà trước hết là công nhân viên làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước, người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có từ 10 lao động trở lên, lao động trong các lực lượng vũ trang do Nhà nước tổ chức.Quỹ bảo hiểm do sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và một phần bù thiếu của Nhà nước. (Do đó phí bảo hiểm không dựa trên tỷ lệ phí với quyền lợi của họ được hưởng). Người tham gia bảo hiểm được hưởng quyền lợi trong các trường hợp: ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí,tử tuất. Quyền lợi này phụ thuộc vào thời gian đóng góp bảo hiểm xã hội và mức đóng phí bảo hiểm xã hội.Tuy nhiên đối tượng của bảo hiểm xã hội không phải là toàn bộ người lao động cũng không phải là toàn bộ nhân dân.
Bảo hiểm y tế: Mục đích của bảo hiểm y tế Việt Nam được Nhà nước tổ chức quản lý và bảo hộ, viêc lập quỹ là để có thêm nguồn tài chính tăng cường chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Đối tượng của bảo hiểm xã hội bao gồm cả bắt buộc và tự nguyện nhưng chủ yếu là chế độ quy định bắt buộc của Nhà nước đối với công nhân viên hành chính sự nghiệp, cán bộ hưởng lương làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước, người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có từ 10 lao động trở lên. Tuy nhiên với sự phát triển của xã hội, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế ngày càng nhiều, phải kể đến đầu tiên là nông dân, đây là đối tượng chiếm tỷ lệ đông đảo trong toàn bộ dân số, kế tiếp là người buôn bán nhỏ ở nông thôn và thành thị. Phí bảo hiểm không thống nhất cho mọi đối tượng tuỳ thuộc vào mức lương và đối tượng tham gia( khối hành chính sự nghiệp, sản xuất kinh doanh hoặc cá nhân). Quyền lợi mà người đóng bảo hiểm được hưởng là dich vụ y tế khám chữa bệnh trong bệnh viện theo phác đồ của Bộ y tế. Theo quyết định mới của bảo hiểm y tế Việt Nam thì người tham gia trả 20% chi phí điều trị còn 80% chi phí khám chữa bệnh do bảo hiểm trực tiếp trả cho bệnh viện.
Trên đây là một số chính sách hỗ trợ của Nhà nước, xã hội cho con người. Song đối tượng của chính sách này cũng chỉ giới hạn trong phạm vi nhất định, không đáp ứng được nhu cầu được bảo vệ của mọi thành viên trong xã hội, đòi hỏi mỗi thành viên tự tìm cho mình một hình thức bảo vệ mình khi gặp rủi ro gây thiệt hại xảy ra. Nhìn chung bản thân mỗi con người đều phải có những khoản dự trữ nhất định, không phải lúc nào các khoản dự trữ này cũng đảm bảo thoả mãn được nhu cầu khi bất trắc xảy ra. Vì vậy hình thức dự trữ có hiệu quả nhất và có tác dụng thiết thức nhất trong việc khắc phuc rủi ro là tham gia bảo hiểm.
Bảo hiểm con người là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm thương mại hay có thể gọi là bảo hiểm thương mại về con người. Hiện nay trên thế giới có 8 nghiệp vụ về bảo hiểm con người:
Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp.
Bảo hiểm tai nạn chết người và mất khả năng lao động.
Bảo hiểm cá nhân do tai nạn bất ngờ.
Bảo hiểm công nhân viên chức do cơ quan xí nghiệp đài thọ phí
Bảo hiểm trẻ em.
Bảo hiểm tai nạn hành khách.
Bảo hiểm du du lịch.
Bảo hiểm tiền hưu.
Ngoài ra còn có bảo hiểm cưới xin và bảo hiểm cácbộ phận trên thân thể con người. Tuy nhiên ở Việt Nam, triển khai bảo hiểm thương mại về con người có các nghiệp vụ sau:
Bảo hiểm hành khách, triển khai, năm 1981
Bảo hiểm tai nạn lao động năm, 1987
Bảo hiểm du lịch
Bảo hiểm sinh mạng cá nhân, năm 1990
Bảo hiểm nằm viện và phẫu thuật, năm 1994
Bảo hiểm kết hợp con người, năm 1994
Bảo hiểm tai nạn học sinh, năm 1985
Bảo hiểm nhân thọ, năm 1996
Mục đích: bảo hiểm toàn bộ thân thể người được bảo hiểm là một hình thức bổ sung cho bảo hiểm cho bảo hiểm xã hội nhằm ổn định đời sống cho mọi thành viên trong xã hội trước những rủi ro về thân thể, tính mạng, giảm sút thu nhập. Tức là người bảo hiểm thanh toán những khoản tiền quy định trong trường hợp xảy ra những sự kiện tác động đến chính bản thân người được bảo hiểm.
Đối tượng: Đối tượng của bảo hiểm con người là tính mạng và tình trạng sức khỏe, khả năng lao động và tuổi thọ của con người.
Hình thức tham gia: Chủ yếu dưới hình tự nguyện, không bắt buộc các đối tượng tham gia.
Phí bảo hiểm: Mức đóng góp theo các quy định trong biểu phí của công ty bảo hiểm triển khai thực hiện trên cơ sở giám sát, không lớn hơn cũng không nhỏ hơn biểu phí quy định của Bộ Tài Chính.
Quyền lợi: Là các chế độ bảo hiểm được quy định trong hợp đồng bảo hiểm mà theo đó người tham gia bảo hiểm hoặc người được hưởng quyền lợi bảo hiểm sẽ được nhận số tiền chi trả từ cơ quan bảo hiểm khi có rủi ro gây thiệt hại xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm.
Cách chi trả: Công ty thanh toán tiền cho người được bảo hiểm theo sự thoả thuận giữa Công ty bảo hiểm và người tham gia ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
Như vậy, nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu để bảo vệ con người bảo hiểm đã ra đời và đặt quyền lợi của con người lên trên hết luôn tạo cho con người sự tin tưởng, sự an tâm trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống của người dân được cải thiện, ngoài nhu cầu cho tồn tại, con người cần có nhu cầu về tinh thần. Sự an tâm về cuộc sống chính là nhu cầu không thể thiếu được, điều này dẫn đến nhu cầu bảo hiểm ngày càng được coi trọng, phát triển và đa dạng hoá. Chúng ta đã tiến hành bảo hiểm sinh mạng, bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật để đáp ứng nhu cầu đó và chính bản thân các nghiệp vụ này cũng đang được mở rộng về các mức phí khác nhau.
Song ba quy tắc bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm sinh mạng cá nhân và bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật, mỗi quy tắc có phạm vi bảo hiểm riêng, đáp ứng nhu cầu riêng của ngượi tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề còn bất cập, đồng thời cũng không phát huy được tác dụng nếu ba quy tắc này áp dụng tách rời nhau. Nếu một người tham gia bảo hiểm đồng thời cả ba loại hình bảo hiểm trên, chắc chắn sẽ gây ra sự trùng lặp, khó khăn trong việc quản lý, lãng phí giấy tờ không cần thiết.
Vì vậy tạo điều kiện thuận lợi cho công ty bảo hiểm trong việc triển khai, thực hiện và quản lý hợp đồng cũng như đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm, ngày16/07/1994 Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) đã ban hành điều khoản về bảo hiểm kết hợp con người số1085/PHH94 ngày16/06/1994. Công ty bảo hiểm Hà Nội trực tiếp triển khai bảo hiểm kết hợp sinh mạng cá nhân, tai nạn 24/24 và trợ cấp nằm viện phẫu thuật cho mọi người từ 1 tuổi (12 tháng tuổi) đến 65 tuổi ngày 01/08/1994.
2. Cơ sở triển khai bảo hiểm kết hợp con người ở Việt Nam
Vài nét về thị trường bảo hiểm con người ở Việt Nam
Với 80 triệu dân, Việt Nam là nước đông dân cư đứng hàng thứ 13 trên thế giới. Cơ cấu dân số trẻ, nguồn nhân lực dội dào đã trở thành một trong những điều kiện thuận lợi để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội trong những năm vừa qua
ở Việt Nam, từ khi Bảo Việt triển khai bảo hiểm thương mại về con người đến nay đã có 12 nghiệp vụ bảo hiểm con người như:bảo hiểm sinh mạng cá nhân, bảo hiểm tai nạn 24/24, bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm du lịch .....
Từ sau nghị định 100 /CP ngày 18/12/1993 của chính phủ về kinh doanh bảo hiểm, thị trường bảo hiểm Việt Nam sôi động hẳn lên bởi sự ra đời của hàng loạt các công ty bảo hiểm với loại hình rất đa dạng: công ty bảo hiểm cổ phần, công ty bảo hiểm Nhà nước, công ty bảo hiểm ngành, công ty liên doanh bảo hiểm .... cùng với 30 văn phòng đại diện của các công ty, tập đoàn bảo hiểm nước ngoài. Sự phát triển kịnh tế xã hội một mặt cải thiện đời sống vật chất tinh thần của người dân, động thời cũng tăng thêm nhận thức của họ về vai trò và tác dụng bảo hiểm.
Từ năm 1994 đến nay, sự ra đời và cạnh tranh ồ ạt của một số công ty bảo hiểm đã khiến cho thị phần của Bảo Việt giảm sút ít nhiều và doanh thu có phần chững lại. Nhưng năm 1999, nhóm bảo hiểm con người phi nhân thọ vẫn có mức tăng trưởng khoảng 4,8%, trong đó có một số nghiệp vụ tăng lên nhanh: bảo hiểm kết hợp con người (tăng 29%), bảo hiểm khách du lịch tăng(14,1%), bảo hiểm học sinh( tăng 13,9%)....ở hầu hết các công ty bảo hiểm , tỷ trọng nghiệp vụ bảo hiểm con người luôn chiếm tỷ trọng khoảng 30% doanh thu của toàn bộ công ty. Đặc biệt Công ty bảo hiểm Hà Nội là một trong số ít công ty có tỷ trọng này: năm 1998, doanh thu của nghiệp vụ này đạt 28 tỷ đồng chiếm 32,1% doanh thu phí bảo hiểm và năm 1999 là 23 tỷ đồng chiếm32,1% doanh thu phí bảo hiểm
Với một thị trường gần 80 triệu dân trong đó khoảng 60% bộ phận dân cư từ 18 tuổi trỏ lên thì người tham gia bảo hiểm mà công ty khai thác được là còn quá nhỏ bé. Theo số liệu chưa đầy đủ, chỉ tính riêng ở Hà Nội trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước-tỷ lệ tham gia bảo hiểm con người trong dân cư chỉ chiếm khơảng 6,72%. Điều này đòi hỏi nhà bảo hiểm, các nhà làm luật phải xem xét lại, nghiên cứu lại chính sách, chiến lược, cũng như từng mặt công tác nghiệp vụ trong quá trình cung cấp sản phẩm “bảo hiểm” đến tận tay khách hàng, làm sao để nhà bảo hiểm và người tham bảo hiểm gặp nhau tại điểm có sản lượng tiềm năng lớn nhất.
Cơ sở triển khai bảo hiểm kết hợp con người ở Việt Nam.
ở Việt Nam,bảo hiểm tai nạn con người là nghiệp vụ bảo hiểm về con người đầu tiên được Bảo Việt triển khai từ năm 1986 dưới hình thức bảo hiểm tai nạn lao động.Ban đầu nghiệp vụ này có phạmvi bảo hiểm trong giờ hành chính là 8/24 giờ trong ngày. Sở dĩ Công ty tiến hành phạm vi đó vì do thực tế lúc đó:trình độ dân trí còn thấp, đại đa số Việt Nam còn chưa biết gì về bảo hiểm cũng như tính ưu việt của nó,đời sống nhân dân còn khó khăn, ở nhiều nơi nhu cầu vật chất có khi còn không được đảm, cho nên việc triển khai ở phạm vi rộng là rất khó khăn thực hiện. Mặt khác nếu công ty tiến hành bảo hiểm 24/24 giờ tại thời điểm đó thì sẽ không kiểm soát được rủi ro của nghiệp vụ và do đó không đảm bảo kinh doanh có lãi. Tuy nhiên, trong một số năm,triển khai nghiệp vụ,mặc dù có sự hưởng ứng của người tham gia bảo hiểm,song nảy sinh nhiều vấn đề, đó là:
Tai nạn rủi ro đối với người lao động có thể xảy ra bất kỳ lúc nào nhưng phạm vi bảo hiểm chỉ là 8/24. Nếu người lao động gặp tai nạn ngoài giờ hành chính, hoặc trên đường đi làm từ công sở về nhà thì họ gặp rất nhiều khó khăn, cuộc sống không đảm bảo do thu nhập thấp, từ đó xuất hiện nhu cầu bảo hiểm ngoài giờ làm việc.
Hơn nữa, khi thời gian bảo hiểm là 8/24 giờ trong ngày thì hiện tượng lập hồ sơ giả mạo khi tai nạn xảy ra không trong giờ làm việc gây khó khăn cho lớn cho công ty trong việc kiểm soát và bồi thường.
Vì vậy, nhu cầu bảo hiểm với thời gian 24/24h là một thực tế đối với cả người được bảo hiểm và người bảo hiểm. Năm 1991,Bảo Việt đã mở rộng phạm vi từ 8/24 sang 24/24 h bao gồm những tai nạn gây thiệt hại đến thân thể người bảo hiểm .Đây là một bước tiến nhằm thích nghi với tình hình thực tế và đảm bảo cho người tham gia bảo hiểm yên tâm hơn trong sinh hoạt cũng như trong lao động sản xuất.
Cùng với đó, Bảo Việt đã nghiên cứu và triển khai thêm một số loại hình:bảo hiểm tai nạn hành khách ,bảo hiểm học sinh, bảo hiểm khách du lịch ...Các loại hình bảo hiểm đang dần khẳng định được chỗ đứng của nó trên thị trường.Nhưng phạm vi trách nhiệm của các loại hình bảo hiểm trên còn hạn hẹp,chỉ bao gồm sự thiệt hại thân thể của người được bảo hiểm do hậu quả tai nạn. Trong cuộc sống con người ,ốm đau bệnh tật là điều không thể tránh khỏi. Điều cần thiết đặt ra cho bảo hiểm con người là mở rộng phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm cũng như đối tượng bảo hiểm ,làm cho bảo hiểm thực sự trở thành nhân tố góp phần ổn định đời sống nhân dân.
ở Việt Nam, nhu cầu bảo hiểm sinh mạng đã có từ lâu, đó là việc hình thành các quỹ bảo thọ. Hình thức hoạt động các quỹ này khác nhau ở mỗi vùng tuỳ thuộc vào điều kiện của từng địa phương, từng người tổ chức nhưng nhìn chung chưa mang lại nhiều ý nghĩa về kinh tế mà chỉ mang nặng yếu tố tinh thần.Đây là nét truyền thống quý báu của người dân Việt Nam song cũng cần phải thấy được rằng các quỹ này nhiều khi phụ thuộc vào suy tính chủ quan của người đứng đầu, cơ chế quản lý không chặt chẽ, không theo một quy tắc nào,nếu không may người tổ chức không thể tiếp tục quản lý hội được thì hoạt đông của hội sẽ gặp khó khăn.
Nắm bắt được đặc điểm này,để đáp ứng nhu cầu của nhân dân và từng bước hoàn thiện lĩnh vực bảo hiểm con người ,ngày 17/02/1990, Bộ tài chí