Kết thúc việc thực hiên kếhoạch 1996-2000 với nhiều thành tựu đã đạt
được ,GDP được duy trì ởmức 7.0%/năm, cơcấu kinh tế đang từng bước
chuyển dịch theo hướng tăng tỷtrọng giá trịsản xuất công nghiệp và dịch vụ,
giảm tỷtrọng giá trịsản xuất nông nghiệp trong cơcấu GDP . .Bên cạnh đó
vấn đềviệc làm cũng được chú trọng quan tâm giải quyết . Trong 5 năm qua đã
có thêm khoảng 6,1 triệu lao động được thu hút vào làm việc ,bình quân mỗi
năm thu hút khoảng hơn 1.2 triệu lao động .
Bước sang kếhoạch 2001- 2005 với dựbáo hàng năm tỷlệlực lượng lao
động sẽgia tăng ởmức 0.35% và đến năm 2005 tổng lực lương lao động của cả
nước sẽlà 42689.9 ngàn người . Và sau 5 năm lực lượng lao động sẽtăng thêm
4046,8 ngàn người cộng thêm sốlao động đang thất nghiệp có đến cuối năm
2000 khoảng 800 ngàn người và sốngười thiếu viêc làm là khoảng 1triệu người
thì sốthuộc lực lượng lao động có nhu cầu việc làm sẽlên tới khoảng gần
20triệu người . Nếu phấn đấu mỗi năm giải quyết cho khoảng 1.4 triệu người thì
đến cuối năm 2005 sốlao động có nhu cầu giải quyết việc làm còn rất lớn.
Với chủtrương của Đảng : “Giải quyết việc làm là yếu tốquyết định đểphát
huy nhân tốcon người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội , đáp
ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân.” . Đểlàm được
điều đó thì ngoài các giải pháp cụthểcòn phải cần có sựnỗlực tập trung thống
nhất sựchỉ đạo của Đảng đối với các cấp ,các ngành cùng toàn thểcác cá nhân
và cộng đồng đểcó thểthực hiện được mục tiêu kếhoạch đã đặt ra.
35 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1956 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình việc làm cho người lao động - Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
___________________________________________________________________________
____________
1
Lời nói đầu
********
Kết thúc việc thực hiên kế hoạch 1996-2000 với nhiều thành tựu đã đạt
được ,GDP được duy trì ở mức 7.0%/năm, cơ cấu kinh tế đang từng bước
chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ,
giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu GDP ... .Bên cạnh đó
vấn đề việc làm cũng được chú trọng quan tâm giải quyết . Trong 5 năm qua đã
có thêm khoảng 6,1 triệu lao động được thu hút vào làm việc ,bình quân mỗi
năm thu hút khoảng hơn 1.2 triệu lao động .
Bước sang kế hoạch 2001- 2005 với dự báo hàng năm tỷ lệ lực lượng lao
động sẽ gia tăng ở mức 0.35% và đến năm 2005 tổng lực lương lao động của cả
nước sẽ là 42689.9 ngàn người . Và sau 5 năm lực lượng lao động sẽ tăng thêm
4046,8 ngàn người cộng thêm số lao động đang thất nghiệp có đến cuối năm
2000 khoảng 800 ngàn người và số người thiếu viêc làm là khoảng 1triệu người
thì số thuộc lực lượng lao động có nhu cầu việc làm sẽ lên tới khoảng gần
20triệu người . Nếu phấn đấu mỗi năm giải quyết cho khoảng 1.4 triệu người thì
đến cuối năm 2005 số lao động có nhu cầu giải quyết việc làm còn rất lớn.
Với chủ trương của Đảng : “Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát
huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế , làm lành mạnh xã hội , đáp
ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân...” . Để làm được
điều đó thì ngoài các giải pháp cụ thể còn phải cần có sự nỗ lực tập trung thống
nhất sự chỉ đạo của Đảng đối với các cấp ,các ngành cùng toàn thể các cá nhân
và cộng đồng để có thể thực hiện được mục tiêu kế hoạch đã đặt ra...
___________________________________________________________________________
____________
2
Chương 1
VIỆC LÀM VÀ KẾ HOẠCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
TRONG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI
1. Môt số khái niệm cơ bản về lao động và việc làm.
1.1 Dân số hoạt động kinh tế.
Bao gồm toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc
không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc làm.
Như vậy vơí khái niêm trên có thể hiểu dân số hoạt động kinh tế hay còn
gọi là lực lượng lao động là một bộ phận của nguồn lao động nó bao gồm hai
phần. Một là những người đủ 15tuổi trở lên đang có việc làm trong các lĩnh vực
đời sống kinh tế xã hội , biểu hiện của việc làm đó là tạo ra được thu nhập mà
hoạt động tạo thu nhập này không bị pháp luật cấm, ngoài ra còn cả những hoạt
động cuả bộ phận dân số không trực tiếp tạo ra thu nhập nhưng lại trực tiếp giúp
cho người thân, gia đình tạo thu nhập. Hai là những người đang trong độ tuổi lao
động không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc làm và luôn sẵn sàng làm
việc (như vậy ngược với phần trên thì bộ phận dân số này là những người không
tạo ra được thu nhập nhưng luôn tìm cách để tạo ra thu nhập) .
Ngoài ra khi nghiên cứu về lao động ta còn thường sử dụng khái niệm về
dân số hoạt đông kinh tế thường xuyên trong 12 tháng qua: là những người từ
đủ15 tuổi trở lên có tổng số ngày làm việc và ngày ngày có nhu cầu làm thêm
lớn hơn hoặc bằng 183 ngày , nếu nhỏ hơn 183 ngày là dân số không hoạt động
kinh tế thường xuyên .
1.2. Dân số không hoạt động kinh tế
Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm toàn bộ số người từ đủ 15
tuổi
trở lên không thuộc bộ phận có việc làm và không có việc làm. Những người
này không hoạt đông kinh tế vì các lí do: đang đi học , hiện đang làm công việc
nội trợ cho bản thân gia đình, ....
Ngoài ra tuỳ theo tình trạng việc làm, dân số hoạt động kinh tế được chia
thành hai loại: người có việc làm và người thất nghiệp.
1.3. Việc làm.
Để hiểu rõ khái niệm và bản chất của việc làm ta phải liên hệ đến phạm
trù lao động vì giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
___________________________________________________________________________
____________
3
Lao động trước hết là một hành động diễn ra giữa con người với giới tự
nhiên, trong lao động con người đã vận dụng trí lực và thể lực cùng với công cụ
tác động vào giới tự nhiên tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, đời
sống con người , lao động là một yếu tố tất yếu không thể thiếu được của con
người , nó là hoạt động rất cần thiết và gắn chặt với lợi ích của con người. Con
người không thể sống khi không có lao động .
Quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động, sức lao
động là năng lực của con người nó bao gồm cả thể lực và trí lực , nó là yếu tố
tích cực đóng vai trò trung tâm trong suốt quá trình lao động , là yếu tố khởi đầu,
quyết định trong qúa trình sản xuất, sản phẩm hàng hoá có thể được ra đời hay
không thì nó phải phụ thuộc vào quá trình sử dụng sức lao động .
Bản thân cá nhân mỗi con người trong nền sản xuất xã hội đều chiếm
những vị trí nhất định, mỗi vị trí mà người lao động chiếm giữ trong hệ thống
sản xuất xã hội với tư cách là một sự kết hợp của các yếu tố khác trong quá trình
sản xuất được gọi là chỗ làm hay việc làm.
Như vậy việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất
xã hội, phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất . Người lao động
được coi là có việc làm khi chiếm giữ một vị trí nhất định trong hệ thống sản
xuất của xã hội .Nhờ có việc làm mà người lao động mới thực hiện được quá
trình lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội ,cho bản thân.
Nhưng với khái niệm việc làm như trên thì chưa được coi là đầy đủ vì con
người chỉ có thể tồn tại trong gia đình và xã hội, do đó việc làm được hiểu theo
một cách hoàn chỉnh đó là ngoài phần người lao động tạo ra cho xã hội còn phải
có phần cho bản thân và gia đình nhưng điều cốt yếu là việc làm đó phải được
xã hội thừa nhận(được pháp luật thừa nhận).
Như vậy một hoạt động được coi là việc làm khi có những đặc điểm sau:
đó là những công việc mà người lao động nhận được tiền công, đó là những
công việc mà người lao động thu lợi nhuận cho bản thân và gia đình, hoạt động
đó phải được pháp luật thừa nhận.
Tuỳ từng cách phân loại mà ta có các hình thức việc làm ở đây ta chỉ tiếp
cận hai hình thức sau:
+ Việc làm chính: là công việc mà người thực hiện giành nhiều thời gian
nhất hoặc có thu nhập cao hơn so với công việc khác.
+ Việc làm phụ:là công việc mà người thực hiện giành nhiều thời gian
nhất sau công việc chính.
___________________________________________________________________________
____________
4
Với việc nghiên cứu đặc điểm, khái niệm và phân loại việc làm giúp cho
ta hiểu rõ hơn về việc làm từ đó đưa ra những tiêu chí đánh giá một cách sâu
hơn nhằm xác định được các mục tiêu và giải pháp trong việc lập kế hoạch việc
làm.
2. Kế hoạch giải quyết việc làm trong kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội.
2.1 Nội dung của kế hoạch việc làm.
Kế hoạch việc làm dựa trên cơ sở cân đối giữa khả năng và nhu cầu của
nguồn lực lao động trong nền kinh tế và đây cũng được xem là cơ sở xây dựng
kế hoạch việc làm, phương pháp này được coi là phù hợp với tình hình kinh tế
xã hội hiện tại và trong những năm tiếp theo, phương pháp này được sử dụng ở
nhiều quốc gia vì các quốc gia đều nằm trong tình trạng mất cân đối giữa khả
năng và nhu cầu lao động . Cụ thể nội dung của kế hoạch việc làm bao gồm các
nội dung chính sau:
- ND1: Xác định nhu cầu lao động xã hội cần có trong kì kế hoạch ,đây
chính là nhu cầu về việc thu hút và giải quyết việc làm trong các ngành các lĩnh
vực của nền kinh tế, nhu cầu đó đo lường bằng số vị trí, số lượng chỗ màtừng
ngành ,từng lĩnh vực có thể đảm bảo giải quyết được cho người lao động. Nhu
cầu lao động này phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Quy mô, dung lượng của nền kinh tế ,khi nền kinh tế có quy mô, dung
lượng lớn thì sẽ tạo ra được nhiều việc làm, và ngược lại khi nền kinh tế có quy
mô, dung lượng thấp sẽ tạo ra được ít việc làm.
+ Năng suất lao động, khi mức lao động tăng, hiệu suất sử dụng lao động
cao thì nhu cầu về sử dụng lao động có xu hướng giảm.
+ Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế, sự thay đổi về cơ cấu lao động trong
các ngành, sự thay đổi số lượng lao động và yêu cầu đào tạo nghề cũng làm
thay đổi về nhu cầu lao sử dụng lao động.
+ Sức sản xuất của người lao động, trình độ chuyên môn kỹ thuật của
người lao động dẫn đến sự thay đổi về chất lượng và cũng ảnh hưởng đến nhu
cầu sử dụng lao động.
+ Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật, khi trình độ của khoa học kỹ
thuật phát triển sẽ làm thay đổi tính chất sản xuất, thay đổi cơ cấu lao động và
dẫn đến thay đổi nhu cầu lao động.
___________________________________________________________________________
____________
5
Phương pháp xác định nhu cầu sử dụng lao động trong kì kế hoạch: dựa
vào mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế đã đặt ra trong kì kế hoạch để xác định
nhu cầu sử dụng lao động trong nền kinh tế.
- ND2: Xác định khả năng cung cấp lao động trong nền kinh tế.
Khả năng cung cấp lao động được hiểu là tổng số bộ phận dân số tham gia
hoạt động kinh tế có thể cung cấp cho nền kinh tế trong thời kì kế hoạch ,khả
năng này được đo lường bằng số người lao động sẽ tham gia vào thị trường lao
động trong một thời gian nhất định. Tuỳ từng đặc điểm của từng loại lao động
mà ta có thể chia thành các nhóm sau:
. Những người đến tuổi lao động đang tham gia vào thị trường lao động
. Những người trong tuổi lao động vẫn chưa có việc làm và đang có nhu
cầu tìm việc làm.
. Những người quá tuổi lao động nhưng vẫn còn khả năng động và cũng
có nhu cầu làm việc.
Khả năng cung cấp lao động phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Quy mô dân số, khi quy mô dân số tăng thì khả năng cung cấp lao động
tăng
+ Cơ cấu dân số,cơ cấu dân số cũng là yếu tố tác động trực tiếp đến khả
năng cung cung cấp lao động , tuỳ từng loại dân số ,dân số theo độ tuổi theo giới
tính mà ảnh hưởng đến khả năng cung cấp lao động.
+ Những quy định về độ tuổi lao động của từng quốc gia mà cũng ảnh
hưởng đến khả năng cung cấp lao động.
Phương pháp xác định khả năng cung cấp lao động thông qua các con số
thống kê kì trước.
Nhìn chung các quốc gia đều có sự mất cân đối về nhu cầu và khả năng
cung cấp lao động nhưng tuỳ từng đặc điểm của mỗi nước mà có cung- cầu về
lao động khác nhau thường đối với các nước đang phát triển thì cung lớn hơn
cầu, còn đối với các nước phát triển thì lại có xu hướnglà cung nhỏ hơn cầu. Đối
với Việt nam là nước đang phát triển cộng với cơ cấu dân số trẻ, vì vậy mức
cung về lao động hàng năm luôn lớn hơn mức cầu về lao động, đặc trưng này
phản ánh nó vừa là lợi thế và cũng là khó khăn để phát triển kinh tế .
- ND3: cân đối nhu cầu với khả năng cung cấp lao động trong nền kinh tế
, việc cân đối này phải dựa trên đặc điểm của từng loại lao động (bao gồm lao
động thành thị và lao động nông thôn. Đối với lao động thành thị cần xác định tỷ
lệ thất nghiệp thực tế (thất nghiệp hữu hình ). Đối với lao động nông thôn cần
xác định phần trăm số thời gian lao động vì lao động nông thôn là loại lao động
___________________________________________________________________________
____________
6
theo mùa vụ mà Việt Nam là nước nông nghiệp thì việc xác định thời gian lao
động thực tế của lao động nông thôn là rất quan trọng. Cân đối về lao động là
một trong những cân đối lớn của nền kinh tế, là một cân đối quan trọng trong
các cân đối của hệ thống kế hoạch phát triển: cân đối thu chi, cân đối tích luỹ
tiêu dùng….
Cân đối giữa nhu cầu với khả năng là một khâu quan trọng của kế hoạch
việc làm, từ việc cân đối này ta có thể xác định được nhu cầu có thể đáp ứng
được bao nhiêu so với khả năng cung cấp từ đó xác định được số lượng dư thừa
hay thiếu hụt trong từng khu vực thành thị hoặc nông thôn.
- ND4: Từ việc cân đối giữa nhu cầu với khả năng ta có thể xác định
được tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và quỹ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn
và đưa ra các giải pháp xử lí. Giải pháp xử lí ở đây là từng cách thức, bước đi
mang tính chủ quan của con người nhằm thực hiện và sử dụng nguồn lực đạt
mục tiêu một cách hiệu quả nhất. Trong kế hoạch việc làm, giải pháp là một
khâu quan trọng nhất để có thể thực hiện được mục tiêu, kế hoạch đặt ra có thực
hiện được hay không thì đòi hỏi giải pháp như thế nào để đạt được mục tiêu đó
một cách hiệu quả nhất phù hợp với khả năng nguồn lực hiện có. Mỗi một giải
pháp được đưa ra và thực hiện đòi hỏi phải khắc phục được những hạn chế và
tận dụng được lợi thế, điều kiện khách quan của nguồn lực. Với kế hoạch việc
làm thì giải pháp có thể được xây dựng trên nhiều cơ sở thành các nhóm giải
pháp:
- Nhóm giải pháp về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Nhóm giải pháp về tạo việc làm ở thành thị.
- Nhóm giải pháp về tạo việc làm ở nông thôn.
- Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách của nhà nước….
2.2 Vai trò của việc làm và kế hoạch giải quyết việc làm.
2.2.1 Vai trò của việc làm
Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể thiếu
đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt trong
các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xã hội, nó chi
phối toàn bộ mọi hoạt động của cá nhân và xã hội.
Đối với từng cá nhân thì có việc làm đi đôi với có thu nhập để nuôi sống
bản thân mình, vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của
cá nhân. Việc làm ngày nay gắn chặt với trình độ học vấn, trình độ tay nghề của
từng cá nhân, thực tế cho thấy những người không có việc làm thường tập trung
vào những vùng nhất định (vùng đông dân cư khó khăn về điều kiện tự nhiên, cơ
___________________________________________________________________________
____________
7
sở hạ tầng,..), vào những nhóm người nhất định (lao động không có trình độ tay
nghề, trình độ văn hoá thấp,..). Việc không có việc làm trong dài hạn còn dẫn
tới mất cơ hội trau dồi, nắm bắt và nâng cao trình độ kĩ năng nghề nghiệp làm
hao mòn và mất đi kiến thức, trình độ vốn có.
Đối với kinh tế thì lao động là một trong những nguồn lực quan trọng, là
đầu vào không thể thay thế đối với một số ngành, vì vậy nó là nhân tố tạo nên
tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân, nền kinh tế luôn phải đảm bảo tạo
cầu và việc làm cho từng cá nhân sẽ giúp cho việc duy trì mối quan hệ hài hoà
giữa việc làm và kinh tế, tức là luôn bảo đảm cho nền kinh tế có xu hướng phát
triển bền vững, ngược lại nó cũng duy trì lợi ích và phát huy tiềm năng của
người lao động.
Đối với xã hội thì mỗi một cá nhân, gia đình là một yếu tố cấu thành nên
xã hội, vì vậy việc làm cũng tác động trực tiếp đến xã hội, một mặt nó tác động
tích cực, mặt khác nó tác động tiêu cực. Khi mọi cá nhân trong xã hội có việc
làm thì xã hội đó được duy trì và phát triển do không có mâu thuẫn nội sinh
trong xã hội , không tạo ra các tiêu cực, tệ nạn trong xã hội, con người được dần
hoàn thiện về nhân cách và trí tuệ…Ngược lại khi nền kinh tế không đảm bảo
đáp ứng về việc làm cho người lao động có thể dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời
sống xã hội và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách con người. Con người
có nhu cầu lao động ngoài việc đảm bảo nhu cầu đời sống còn đảm bảo các nhu
cầu về phát triển và tự hoàn thiện, vì vậy trong nhiều trường hợp khi không có
việc làm sẽ ảnh hưởng đến lòng tự tin của con người, sự xa lánh cộng đồng và là
nguyên nhân của các tệ nạn xã hội. Ngoài ra khi không có vệc làm trong xã hội
sẽ tạo ra các hố ngăn cách giàu nghèo là nguyên nhân nảy sinh ra các mâu thuẫn
và nó ảnh hưởng đến tình hình chính trị.
Vai trò việc làm đối với từng cá nhân, kinh tế, xã hội là rất quan trọng, vì
vậy để đáp ứng được nhu cầu việc làm của toàn xã hội đòi hỏi nhà nước phải có
những chiến lược, kế hoạch cụ thể đáp ứng được nhu cầu này.
2.2.2 Vai trò của kế hoạch giải quyết việc làm.
Vai trò của kế hoạch giải quyết việc làm cũng được đánh giá trên các mặt
kinh tế và xã hội. Trước hết kế hoạch giải quyết việc làm là bộ phận quan trọng
trong hệ thống kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội vì nó đưa ra các mục tiêu
và chính sách phát triển kinh tế xã hội. Kế hoạch giải quyết việc làm cũng giống
các kế hoạch khác là đều đưa ra những tiêu chí, mục tiêu và hệ thống các chính
sách giải pháp, mặt khác, kế hoạch giải quyết việc làm khác với các kế hoạch
___________________________________________________________________________
____________
8
khác ở chố kế hoạch ở đây vừa đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế và vừa
đảm bảo mục tiêu phát triển xã hội.
Đối với phát triển kinh tế thì kế hoạch giải quyết việc làm đặt ra các mục
tiêu để sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động nhằm thực hiện mục tiêu tăng
trưởng. Có các mục tiêu và hệ thống các giải pháp, chính sách sau:
+ Mục tiêu về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế.
+ Mục tiêu về tỷ lệ lao động qua đào tạo.
+ Mục tiêu về xuất khẩu lao động ra nước ngoài….
+ Các chính sách về khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào
trong nước ,chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ,chính
sách phát triển ngành nghề nông thôn…
+ Hệ thống các giải pháp thực hiện mục tiêu sử dụng việc làm cho tăng
trưởng.
Đối với phát triển xã hội kế hoạch giải quyết việc làm đặt ra các mục tiêu
về giải quyết việc làm nhưng mang tính xã hội ,mục tiêu việc làm ở đay đảm bảo
sự phát triển trong mối quan hệ giữa việc làm và xã hội :
+ Mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị , nâng quỹ thời gian sử
dụng lao động ở nông thôn….
+ Hệ thống các chính sách về tạo việc làm và nâng cao năng suất lao
động …
+ Các chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm
Ở Việt nam trước khi chưa chuyển đổi nền kinh tế thì trong xã hội không
có nạn thất nghiệp do mọi người trong xã hội đều được nhà nước phân phối việc
làm khi đến tuổi lao động, về nguyên tắc là mọi người đều có quyền đòi hỏi
được lao động và có thu nhập mà không phải tìm việc làm, kế hoạch giải quyết
việc làm ở đây là kế hoạch chỉ tiêu pháp lệnh, mọi mục tiêu đã được ấn định từ
trước, vì vậy nó mang nặng tính chủ quan vì yếu tố quan trọng là thị trường đã
bị bỏ qua.Kiểu phân phối trên có nhiều ưu điểm đó là mọi người được giải quyết
việc làm nhanh chóng khi đến tuổi lao động, người lao động đều có quyền bình
đẳng như nhau, nhưng nó cũng có nhiều hạn chế như: lạm phát tăng, người lao
động không được bố trí phù hợp với khả năng …dẫn đến sức cạnh tranh của nền
kinh tế kém đôi khi còn có khả năng dẫn đến khủng hoảng. Từ khi chuyển xang
nền kinh tế thị trường kế hoạch không còn mang nặng tính chủ quan như trước
kia mà phải chấp nhận yếu tố thị trường và các quy luật thị trường, trong thị
trường luôn có thất nghiệp .Nhà nước điều tiết kinh tế ở tầm vĩ mô thông qua
các công cụ ,kế hoạch việc làm không vì thế mà mất đi vai trò quan trọng của
___________________________________________________________________________
____________
9
mình , kế hoạch việc làm trở nên ngày càng linh hoạt với thị trường và trở thành
công cụ quan trọng không thể thiếu trong các công cụ quản lí của nhà nước ,
thông qua kế hoạch việc làm Nhà nước thể hiện vai trò quản lí,điều tiết của mình
đối với vấn đề việc làm trong nền kinh tế. Trong những năm tiếp theo khi mà
vấn đề việc làm ngày càng trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội thì kế hoạch
việc làm càng trở nên quan trọng và rất cần thiết.
2.3. Mối quan hệ của kế hoạch việc làm với hệ thống kế hoạch hoá
phát triển kinh tế xã hội
Đối với hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thì kế hoạch việc làm
có mối quan hệ trực tiếp ,gắn bó thúc đẩy lẫn nhau .Kế hoạch việc làm trước hết
là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch phát triển ,vì vậy nó có những mục tiêu
chung với các kế hoạch khác và cũng có những mục tiêu riêng của mình.
Để thể hiện được mối quan hệ này,trước về mặt kinh tế kế hoạch việc làm
được coi là kế hoạch nguồn lực (vì lao động là yếu tố nguồn lực cấu thành nên