Giáo dục Việt Nam đang tập trung đổi mới, hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. UNESCO đã đề ra bốn trụ cột của giáo dục trong thế kỷ XXI là: học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để khẳng định mình (Learning to know, Learning to do, Learning to live together and Learning to be). Tinh thần trung là giáo dục phải góp phần vào sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân, cả về thể xác và tinh thần. Trong khi đó, hiện nay giáo viên của chúng ta mới chỉ tập trung vào việc trang bị kiến thức mà chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển toàn diện cho học sinh. Vì vậy, việc đổi mới PPDH để đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay là nhiệm vụ cấp thiết. Vấn đề dạy học hợp tác đã được nghiên cứu và áp dụng ở các lớp bậc đại học, cao đẳng,. tại một số nước, đặc biệt là ở nước Mỹ. PPDH này đã huy động được sự tham gia tích cực của mọi học sinh vào quá trình học tập, tăng cường khả năng tiếp thu kiến thức và phát triển kỹ năng xã hội của học sinh một cách rõ rệt.
14 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2204 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tổ chức dạy họp hợp tác trong môn tin ở trường THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÁO CÁO KHOA HỌC
Đề tài
Tổ chức dạy học hợp tác trong môn Tin ở trường THPT
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tin
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Lê Khắc Thành.
Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Dinh
Lớp _K54A.
Hà Nội , 4/2008.
Mục lục
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Cấu trúc của đề tài
Nội dung nghiên cứu
Cơ sở lí luận và thực tiễn của PPDH hợp tác
Biện pháp thiết kế và tổ chức những giờ học hợp tác đại diện cho những tình huống dạy học điển hình trong môn Tin bám sát mục tiêu giáo dục.
Kết luận
Lý do chọn đề tài
Giáo dục Việt Nam đang tập trung đổi mới, hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. UNESCO đã đề ra bốn trụ cột của giáo dục trong thế kỷ XXI là: học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để khẳng định mình (Learning to know, Learning to do, Learning to live together and Learning to be). Tinh thần trung là giáo dục phải góp phần vào sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân, cả về thể xác và tinh thần. Trong khi đó, hiện nay giáo viên của chúng ta mới chỉ tập trung vào việc trang bị kiến thức mà chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển toàn diện cho học sinh. Vì vậy, việc đổi mới PPDH để đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay là nhiệm vụ cấp thiết. Vấn đề dạy học hợp tác đã được nghiên cứu và áp dụng ở các lớp bậc đại học, cao đẳng,... tại một số nước, đặc biệt là ở nước Mỹ. PPDH này đã huy động được sự tham gia tích cực của mọi học sinh vào quá trình học tập, tăng cường khả năng tiếp thu kiến thức và phát triển kỹ năng xã hội của học sinh một cách rõ rệt.
Vậy dạy học hợp tác trong môn Tin có thể áp dụng được đối với học sinh bậc THPT tại Việt Nam hạy không? Nếu áp dụng PPDH này thì đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mức độ nào? Vai trò của giáo viên trong dạy học hợp tác như thế nào? Sử dụng các biện pháp sư phạm nào để dạy học hợp tác có hiệu quả? Với những lý do trên, đề tài được chọn là: “Tổ chức dạy học hợp tác trong môn Tin ở trường THPT”. Đề tài này góp phần đổi mới PPDH môn Tin ở trường phổ thông.
Mục đích nghiên cứu
Đề xuất được biện pháp tổ chức dạy học hợp tác môn Tin ở trường THPT nhằm đáp ứng được một cách toàn diện mục tiêu Giáo dục.
Nội dung nghiên cứu
1. Cấu trúc của đề tài
Với cấu trúc gồm 3 chương:
- Chương I: Cơ sở lí luận
- Chương II. Tổ chức dạy học hợp tác trong môn Tin ở trường THPT
- Chương III: Thực nghiệm sư phạm
Đề tài đã đưa ra bảo vệ hai vấn đề lớn, đó là:
- Dạy học hợp tác vừa đạt được mục tiêu truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thái độ, vừa góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng làm việc hợp tác cho học sinh.
- Định hướng tổ chức dạy học hợp tác trong môn Tin là phù hợp và có thể triển khai ở trường THPT theo các biện pháp thiết kế, tổ chức đã đề xuất trong khóa luận.
2. Nội dung nghiên cứu
- Mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay, vận dụng trong dạy học môn Tin ở trường THPT
- Cơ sở lí luận và thực tiễn của PPDH hợp tác
- Định hướng tổ chức dạy học hợp tác trong môn Tin ở trường THPT
- Biện pháp thiết kế, tổ chức và tiến hành giờ dạy học hợp tác trong môn Tin ở trường THPT
- Kết quả tổ chức thực nghiệm sư phạm của PPDH hợp tác
Cơ sở lí luận và thực tiễn của PPDH hợp tác
Theo nghĩa từ điển: Hợp tác là cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó nhằm một mục đích chung. Sự hợp tác có tính phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Dạy học hợp tác được quan niệm là một PPDH. Trong đó, mỗi học sinh được học tập trong một nhóm, có sự cộng tác giữa các thành viên trong nhóm, giữa các nhóm để đạt đến mục đích chung. Trong PPDH hợp tác, vai trò của người giáo viên là người tổ chức, điểu khiển việc học của học sinh thông qua học hợp tác bằng việc thiết kế các giờ học hợp tác, vai trò của học sinh là người học tập trong sự hợp tác. Hợp tác vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu dạy học. Hoạt động trong giờ dạy học hợp tác bao gồm: hợp tác giữa các học sinh trong một nhóm, hợp tác giữa các nhóm và hợp tác giữa học sinh với giáo viên:
- Hợp tác trong nhóm bao gồm các bước sau: 1) Cá nhân tự nghiên cứu (Hoạt động tư duy độc lập). 2) Thảo luận nhóm (Hoạt động tư duy hội thoại có phê phán). 3) Trình bày kết quả của nhóm (Hoạt động tư duy tổng hợp)
- Hợp tác giữa các nhóm bao gồm: Hoạt động ghép (và/hoặc) đồng nhất hoá các kết quả học tập. Học tập lẫn nhau giữa các nhóm, tư duy tổng hợp, phê phán.
- Hợp tác giứa học sinh với giáo viên bao gồm hoạt động phân tích, tổng hợp, hợp thức hoá kiến thức. Đánh giá và tự đánh giá.
Cơ sở khoa học của PPDH hợp tác: Cơ sở triết học, giáo dục học, tâm lý học và các thuyết làm việc đồng đội, thuyết giải quyết mâu thuẫn, thuyết hợp tác tập thể, thuyết dạy lẫn nhau. (không trình bày)
Các thành tố cơ bản của dạy học hợp tác (5 thành tố): 1) Sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực, 2) Sự tương tác trực tiếp tác động đến sự thành công của nhau, 3) Trách nhiệm của cá nhân và tập thể, 4) Kỹ năng giao tiếp trong nhóm và rút kinh nghiệm nhóm, 5) Phản hồi và điều chỉnh. (không trình bày)
So sánh học hợp tác với các hình thức học tập khác:
- Học tập mang tính hợp tác và học tập mang tính tranh đua
Học tập mang tính hợp tác
Học tập mang tính tranh đua
Có sự tương tác giữa người học
Mỗi cá nhân có trách nhiệm với chính mình và với cả nhóm
Các cá nhân phụ thuộc vào nhau một cách tích cực.
Kỹ năng giao tiếp được chú trọng và phát triển
Không có sự tương tác giữa người học
Mỗi cá nhân chỉ có trách nhiệm với chính mình.
Mỗi cá nhân làm việc độc lập.
Kỹ năng giao tiếp không được chú trọng.
- Học hợp tác nhóm và học nhóm truyền thống
Khác với học nhóm truyền thống là hình thức học tập giữa một nhóm bạn cùng lớp hoặc bạn thân tập trung ở nhà một bạn nào đó trong nhóm không có sự giám sát của giáo viên, học hợp tác nhóm là quá trình học tập thông qua thảo luận nhóm dưới sự tổ chức, điều khiển, đánh giá của giáo viên nhằm đạt được một nhiệm vụ học tập nào đó. Học hợp tác nhóm phát huy tính tự lực, sáng tạo cũng như năng lực xã hội, đặc biệt là khả năng cộng tác làm việc, thái độ đoàn kết của học sinh, rèn luyện khả năng tự đọc, tự học, khả năng trình bày và hợp tác với các bạn trong nhóm của mỗi học sinh.
Dạy học theo nhóm nếu được tổ chức tốt, sẽ thực hiện được những chức năng và công dụng khác với dạy học toàn lớp, do đó có tác dụng bổ sung cho dạy học toàn lớp như là:
- Phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của học sinh
- Phát triển năng lực cộng tác làm việc
- Phát triển năng lực giao tiếp
- Hỗ trợ quá trình học tập mang tính xã hội
- Tăng cường sự tự tin cho học sinh
- Phát triển năng lực phương pháp
- Dạy học theo nhóm tạo khả năng dạy học phân hoá
- Tăng cường kết quả học tập
Tuy nhiên, cần tránh khuynh hướng hình thức và đề phòng lạm dụng cho rằng tổ chức hoạt động chóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới PPDH. Cần lựa chọn phối hợp các phương pháp một cách linh hoạt sáng tạo, với vấn đề gì áp dụng được thì ta nên mạnh dạn áp dụng.
Những hình thức tổ chức học hợp tác là: Thi trò chơi theo đội, thi kiến thức theo đội, học ghép (Jygsaw), kiểm tra theo nhóm, hợp tác, chia sẻ theo cặp, hợp tác tích hợp, học tập theo dự án,…
Quá trình dạy học hợp tác bao gồm: Lập kế hoạch cho giờ dạy học hợp tác, Tổ chức lớp học, Những hoạt động của giáo viên trong dạy học hợp tác, các biện pháp rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh và một số kinh nghiệm của giáo viên để tổ chức học tập hợp tác có hiệu quả.
Biện pháp thiết kế và tổ chức những giờ học hợp tác đại diện cho những tình huống dạy học điển hình trong môn Tin bám sát mục tiêu giáo dục.
Để tổ chức được giờ học hợp tác hiệu quả, chúng ta đi nghiên cứu một số yếu tố quan trọng sau đây:
Quy trình bốn bước của quá trình thiết kế tình huống học tập hợp tác
Bước 1: Xác định mục tiêu. Bao gồm mục tiêu chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện cách học và cách giao tiếp cho học sinh, dạy cho học sinh phương pháp hợp tác và rèn luyện tư duy đối thoại có phê phán.
Bước 2: Chọn nội dung. Là những nội dung có tác dụng hình thành nhu cầu học tập hợp tác, những nội dung kích thích sự tranh luận trong tập thể. Chẳng hạn: những nhiệm vụ có khối lượng công việc nhiều mà cần hoàn thành trong một thời gian ngắn; những nội dung phức tạp cần lập luận đầy đủ ở trình độ tổng hợp; nội dung có nhiều khía cạnh cần giải quyết, cần sử dụng nhiều cách suy nghĩ khác nhau.
Trong dạy học môn Tin, chúng ta nên chọn những bài có nội dung không quá khó: học sinh chỉ cần đọc sách là hiểu được vấn đề và có thể nắm được những nội dung cơ bản của bài học. Đó phải là bài có ít đề mục chỉ khoảng 2 đề mục là phù hợp. Nếu ít quá thì chỉ có một nhóm trình bày, nếu nhiều nhóm quá (>=2) thì không đủ thời gian cho các nhóm trình bày và thời gian để thầy nhận xét, kết luận. Có thể chọn những bài có nội dung như: tiếp cận những khái niệm mới, tìm nhiều thuật giải cho một bài toán, lập trình một bài toán lớn trong khoảng thời gian ngắn (không quá khó), phát hiện lỗi trong chương trình,…
Bước 3: Thiết kế tình huống cụ thể. Bao gồm các công việc:
- Đề ra nhiệm vụ cho học sinh: có thể thông qua phiếu học tập, sử dụng máy chiếu để thiết kế tình huống như một đoạn phim, những câu chuyện dẫn đến nghịch lý,…
- Dự kiến các cách nghĩ khác nhau và phương hướng giải quyết
- Dự kiến những mâu thuẫn trong thảo luận hợp tác nhóm và cách hướng dẫn học sinh thảo luận
- Chuẩn bị những câu hỏi phụ gợi ý học sinh cách hợp tác, cách thảo luận và cách thống nhất ý kiến
- Dự kiến cách xác nhận kiến thức và đánh giá học sinh
Bước 4: Tổ chức hoạt động học tập hợp tác. Giáo viên cần bố trí tổ chức nhóm học tập hợp tác cho học sinh. Quy mô nhóm tùy theo nội dung cụ thể mà có thể chia nhóm học tập theo quy mô: nhóm đôi, nhóm 5 - 6 học sinh, nhóm theo tổ học tập, nhóm có đầy đủ các trình độ hay nhóm có cùng một loại trình độ,…Hình thức học: thi đua giữa các nhóm; tranh luận giữa các nhóm; hợp tác giữa các nhóm. Việc tổ chức học tập hợp tác phải thể hiện được sự đánh giá vai trò của cá nhân và tập thể.
7 khâu của quá trình tổ chức dạy học hợp tác
1. Thiết kế nhiệm vụ học tập cho học sinh
2. Tổ chức nhóm học tập
3. Hướng dẫn kỹ năng hợp tác
4. Rèn kỹ năng tư duy hội thoại có phê phán
5. Đề ra tiêu chí thi đua
6. Điều hành lớp học
7. Tổng kết giờ học.
Thiết kế và tổ chức một số giờ học đại diện điển hình trong môn Tin ở trường THPT.
1. Dạy học khái niệm bằng PPDH hợp tác (thông qua bài: Tin học là một ngành khoa học – Tin học lớp 10)
1.1. Dạy học khái niệm bằng PPDH hợp tác:
Nhiệm vụ dạy học khái niệm bao gồm: Dạy học tiếp cận khái niệm, củng cố khái niệm và phân chia khái niệm. Đề ra nhiệm vụ cho học sinh học tập hợp tác để dẫn đến khái niệm mới là một việc không đơn giản. Giáo viên cần xuất phát từ lịch sử ra đời (từ nhu cầu thực tiễn hay từ nhu cầu trong nội bộ Tin học) của khái niệm để xây dựng hệ thống nhiệm vụ cho phù hợp với trình độ học sinh. Khi người giáo viên thiết kế được những nhiệm vụ học tập hợp tác thích hợp thì học sinh sẽ tự tìm ra sự tồn tại đối tượng thuộc phạm vi khái niệm mới. Tình huống hoạt động hợp tác thường gặp trong dạy học khái niệm là tình huống thảo luận bằng diễn đạt và tình huống thống nhất xác nhận kiến thức.
1.2. Tổ chức dạy học hợp tác bài: Tin học là một ngành khoa học (Tin học lớp 10)
HĐ1: (10 phút): Tiếp cận sự hình thành và phát triển của tin học (nhóm 1)
HĐ2: (10 phút): HS trong nhóm trình bày, các HS khác theo dõi, vấn đáp và GV nhận xét bổ sung.
HĐ3: (10 phút): Tìm hiểu đặc tính và vai trò của máy tính điện tử (nhóm 2)
HĐ4: (10 phút): HS trong nhóm trình bày, các HS khác theo dõi, vấn đáp và GV nhận xét bổ sung.
HĐ5: (5 phút): GV kết luận về các nội dung đã được trình bày, nhận xét, rút kinh nghiệm cho hoạt động học tập hợp tác củahọc sinh.
2. Dạy học các thao tác làm việc với máy tính bằng PPDH hợp tác (thông qua bài: Tạo và làm việc với bảng – Tin học lớp 10)
2.1. Dạy học các thao tác làm việc với máy tính bằng PPDH hợp tác:
Dùng PPDH hợp tác để dạy học các thao tác làm việc với máy tính nhằm hình thành những kỹ năng cơ bản cho tất cả các học sinh, những học sinh khá, giỏi sẽ hướng dẫn các học sinh yếu hơn trong nhóm thực hiện được các thao tác cơ bản theo yêu cầu. GV có thể xây dựng tình huống hành động hợp tác cho HS, tổ chức cho mỗi nhóm một máy tính (không nhiều hơn) để các em phát huy được tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau.
2.2. Tổ chức dạy học hợp tác bài: Tạo và làm việc với bảng (Tin học lớp 10)
2.2.1. Mục tiêu:
Học sinh nắm được khi nào thì thông tin nên tổ chức dưới dạng bảng, nắm được nội dung các nhóm lệnh chính khi làm việc với bảng. Rèn luyện kỹ năng tạo bảng và nhập dữ liệu cho bảng, thêm bớt hàng cột, chỉnh độ rộng hàng cột, tách gộp ô của bảng. Rèn kỹ năng hành động hợp tác giữa các học sinh trong nhóm
PPDH hợp tác, Phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu, các phiếu học tập, bảng phấn
2.2.2. Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh:
GV: chuẩn bị 2 phiếu học tập cho 2 hoạt động (HĐ) nhóm, các bảng trình chiếu kết luận kiến thức; báo trước cho học sinh hình thức học theo nhóm và phân nhóm để học sinh chuẩn bị (mỗi nhóm gồm các học sinh ngồi ở 2 bàn liền nhau); hướng dẫn học sinh các kỹ năng hợp tác nhóm, can thiệp hoặc hướng dẫn các công việc khi cần thiết. Động viện, khuyến khích học sinh học tập. Chấm điểm kỹ năng trình bày và hiệu quả học tập hợp tác trong nhóm bằng việc kiểm tra khả năng thực hiện các thao tác của tất cả các thành viên trong mỗi nhóm. Tổng kết, đánh giá và cho điểm.
HS: tự bầu nhóm trưởng, thư ký, …phân công cá nhân ôn tập và chuẩn bị bài trước ở nhà; tìm hiểu và thực hiện các thao tác cơ bản, hướng dẫn cho bạn nào trong nhóm chưa làm được và trình bày trước lớp các nội dung trong phiếu học tập; trả lời và bảo vệ các nội dung đã trình bày.
2.2.3. Quá trình điều hành:
Tổ chức cho từng nhóm tìm hiểu và thực hiện các thao tác làm việc với bảng. Mỗi nhóm tự hướng dẫn, giúp đỡ nhau để ai cũng nắm được các kỹ năng thao tác với bảng. Yêu cầu các nhóm khác theo dõi, đặt câu hỏi, nhận xét và bổ nhóm vừa trình bày về nội dung và kỹ năng trình bày. Cuối cùng giáo viên tổng kết, nhận xét và đánh giá, cho điểm, rút kinh nghiệm cho học sinh trong quá trình học hợp tác nhóm.
2.2.4. Mô hình tiến trình giờ học:
HĐ1: Hình thành kỹ năng tạo bảng
HĐ2: Thao tác làm việc với bảng
HĐ3: Rèn luyện và kiểm tra kỹ năng làm việc với bảng một số học sinh
HĐ4: Tổng kết kiến thức và cho điểm học sinh
Các phiếu học tập:
HĐ1 (Phiếu số 1):
1) Thực hiện thao tác tạo bảng bằng hai cách.
2) Thực hiện hai cách chọn ô, hàng, cột hay toàn bảng.
3) Tìm hiểu thanh công cụ Table and Borders (bảng và đường viền).
Nhiệm vụ này đề ra giúp hình thành các kỹ năng tạo bảng, cách chọn các thành phần của bảng. Từ đó giúp học sinh sử dụng và làm việc với bảng được dễ dàng
HĐ2 (Phiếu số 2):
1) Thực hiện chèn thêm hoặc xóa ô, hàng, cột
2) Thực hiện tách, gộp ô
3) Cách định dạng văn bản trong ô
Tiến hành tổ chức hành động hợp tác giữa các học sinh trong nhóm, tạo điều kiện để các em giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện các yêu cầu trong phiếu học tập sao cho tất cả các thành viên trong nhóm đều thực hiện được các thao tác cơ bản trong quá trình làm việc với bảng (không dùng sgk thì càng tốt).
3. Dạy học lập trình bằng PPDH hợp tác (thông qua bài: Bài tập và thực hành 3 – Tin học lớp 11)
3.1. Dạy học lập trình bằng PPDH hợp tác
Để dạy lập trình bằng PPDH hợp tác, GV cần cung cấp đầy đủ cho HS những kiến thức về ngôn ngữ lập trình để HS có nền tảng tiếp thu và vận dụng những kiến thức mới. Đây là một nội dung khó nên khi sử dụng PPDH hợp tác cần tổ chức, giao nhiệm vụ phù hợp cho mỗi học sinh trong nhóm để mỗi em có khả năng lập trình giải một toán cụ thể khi độc lập hoặc cùng nhau giải một bài toán lớn, biết được với những bài toán nào thì sử dụng cấu trúc lệnh, kiểu dữ liệu nào là tối ưu nhất (thời gian thực hiện nhanh và tốn ít bộ nhớ)
3.2. Tổ chức dạy học hợp tác bài: Bài tập và thực hành 3 (Tin học lớp 11)
Mục tiêu:
Giúp nhua nâng cao kỹ năng sử dụng một số câu lệnh và một số kiểu dữ liệu thông qua việc tìm hiểu, chạy thử các chương trình có sẵn. Cùng nhau giải một số bài toán tính toán, tìm kiếm đơn giản trên máy tính.
PPDH hợp tác, Phương tiện dạy học: máy chiếu, các phiếu học tập, bảng phấn
Mô hình tiến trình giờ học:
HĐ1: Cùng nhau tìm hiểu chương trình
HĐ2: Gõ và chạy thử chương trình
HĐ3: Chỉnh sửa chương trình đã có theo yêu cầu bài toán
HĐ4: HS trong nhóm trình bày, các HS khác theo dõi, vấn đáp và GV nhận xét bổ sung.
HĐ5: GV kết luận về các nội dung đã được trình bày, nhận xét, rút kinh nghiệm cho hoạt động học tập hợp tác củahọc sinh.
4. Dạy học tìm hiểu chương trình bằng PPDH hợp tác (thông qua bài: Ví dụ làm việc với tệp – Tin học lớp 11)
4.1. Dạy học tìm hiểu chương trình bằng PPDH hợp tác
4.2. Tổ chức dạy học hợp tác bài: Ví dụ làm việc với tệp (Tin học lớp 11)
Kết luận
1. Tổ chức dạy học hợp tác ở trường THPT bao hàm việc kết hợp giữa dạy học hợp tác, học tranh đua và tư duy độc lập. Trong đó tư duy độc lập là nền tảng cơ bản, bối cảnh hợp tác là môi trường dạy học và ý thức thi đua là động lực.
- Người học không chỉ nỗ lực một mình mà còn có điều kiện thể hiện chính kiến riêng trong giao lưu. - Hợp tác, thông qua tư duy hội thoại có phê phán của từng cá nhân được tiến hành trong nhóm học tập và trên lớp học, không chỉ là góp nhặt những thành công mà kết quả học tập còn được đúc kết ngay trên những sai lầm của người khác. – Thi đua trong học tập là sự cạnh tranh lành mạnh. Bao gồm: thì đua ngầm trong nội tại từng cá nhân học sinh và thi đua có trọng tài.
Mục đích của tổ chức học tập hợp tác vừa có tác dụng giúp học sinh nắm vững kiến thức, vừa tạo điều kiện cho học sinh nâng cao nhận thức, rèn luyện các kỹ năng hoạt động xã hội.
2. Với quan điểm trên, ngoài việc áp dụng các biện pháp hợp tác và thi đua, khóa luận đã đề ra các biện pháp phát huy vai trò cá nhân trong học hợp tác như sau: - GV cần thiết kế tình huống học tập hợp tác sao cho các hoạt động được cụ thể hóa, có phân bậc hoạt động và tự phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân một cách hợp lý, tạo thời gian thích hợp cho hoạt động tư duy độc lập của từng cá nhân. - Tạo động cơ và điều kiện để học sinh được thảo luận các nội dung học tập như một nhiệm vụ giải quyết vấn đề. - Đề ra tiêu chí đánh giá cá nhân thông qua hoạt động nhóm và ngược lại, đánh giá nhóm qua hoạt động của từng cá nhân. Tiêu chí phải cụ thể, rõ ràng.
3. Việc thiết kế và tổ chức các giờ học hợp tác trong khóa luận luôn luôn thể hiện quan điểm trên. Cuối cùng, để dạy học hợp tác thực sự có hiệu quả, giáo viên cần tạo ra: Sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiệm vụ, sự phụ thuộc lẫn nhau về nguồn lực và sự phụ thuộc lẫn nhau về phần thưởng.