Đề tài Tổ chức giao thông tại nút đồng mức Chùa Bộc - Tây Sơn

1. Đặt vấn đề. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự tắc nghẽn giao thông ở các đô thị của Việt Nam là các giao lộ. Bởi vì, hầu hết các giao lộ của nước ta nói chung cũng như ở Hà Nội nói riêng là nút giao đồng mức. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tốc dộ dòng giao thông, gây ách tắc giao thông và tạo xung đột mất ATGT. Để từng bước khắc phục sự yếu kém của hệ thống GTĐT ở Việt Nam cũng như ở Hà Nội, Chính phủ và nghành GTVT đã có những chiến lược đầu tư thích đáng vào hệ thống GTVTĐT. Trong đó có công tác nghiên cứu, thực hiện tổ chức giao thông tại nút đồng mức. Tổ chức giao thông tại nút đồng mức không phải là vấn đề mới mẻ. Tuy nhiên, để nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả cho một nút giao thông cụ thể không phải là vấn đề đơn giản. Đặc biệt trong điều kiện của dòng giao thông đô thị Việt Nam là dòng hỗn hợp nhiều xe máy. Nút giao thông Chùa Bộc – Tây Sơn nằm trên trục đường hướng tâm của QL6 ( đoạn Tây Sơn – Nguyễn Trãi ) giao với đường chính vành đai ( đoạn Chùa Bộc – Thái Hà), nên lưu lượng giao thông qua nút rất lớn và thành phần phương tiện tham gia giao thông phức tạp. Trước ngày 04/ 02 / 2007 tổ chức giao thông tại nút bằng đèn tín hiệu hai pha nên tồn tại nhiều nhược điểm như: Cơ sở hạ tầng chưa tương xứng với sự phát triển dòng phương tiện, có quá nhiều chuyển động sai ( chiếm trên 270 chuyển động sai trong 10.000 chuyển động ) và tỉ lệ xung đột gây nguy hiểm cũng rất cao ( chiếm 300 xung đột ở mức độ suýt tai nạn trong 10.000 chuyển động tại nút ). Bắt đầu từ ngày 04 / 02 / 2007 ban Tuyên giáo Thành uỷ, Sở giao thông công chính Hà Nội phối hợp cùng với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản ( gọi tắt JICA ) đã lập dự án tuyến đường mẫu chất lượng và ATGT , trục Chùa Bộc – Thái Hà được chọn làm tuyến đường mẫu thí điểm. Nút Chùa Bộc Tây Sơn đã được cải tạo lại và tổ chức bằng đèn tín hiệu 3 pha nên tình hình được cải thiện. Tuy nhiên, vẫn còn bất cập như: Thời gian đèn đỏ quá dài, CSHT không tương xứng với quy mô dự án, lưu lượng vào giờ cao điểm lớn nên vẫn ùn tắc, ý thức tham gia giao thông của người dân còn yếu kém nên vẫn tồn tại các xung đột và chuyển động sai, trong đó xe máy chiếm 33% số chuyển động sai. Vì vậy, việc TCGT tại nút này gặp phải rất nhiều khó khăn. Để khắc phục được hạn chế và TCGT có hiệu quả, an toàn cho người và phương tiện tại nút Chùa Bộc – Tây Sơn đang là bài toán phức tạp của các nhà quản lý. Do đó, em chọn đề tài “ Tổ chức giao thông tại nút đồng mức Chùa Bộc – Tây Sơn ” này nhằm; 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Mục đích quan trọng của đề tài này là xây dựng các giải pháp khả thi để tổ chức GT tại nút Chùa Bộc – Tây Sơn có hiệu quả và an toàn cho dòng giao thông qua nút. Điều này được cụ thể hoá ở những mục tiêu nghiên cứu sau: - Xác định được hiện trạng của Nút, lưu lượng giao thông và thành phần giao thông qua nút. - Nghiên cứu quan điểm của người dân về việc tổ chức GT tại nút. Quan điểm của các cơ quan hữu quan. - Dự báo lưu lượng giao thông qua nút trong tương lai ( cụ thể dự báo cho năm thứ 5 ) để xác định được giải pháp cần thiết cho việc TCGT tại nút. - Xây dựng các giải pháp và so sánh, phân tích lựa chọn giải pháp hợp lý để tổ chức giao thông tại nút có hiệu quả về mặt kinh tế kỹ thuật và ATGT. 3. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu về việc xây dựng các giải pháp tổ chức giao thông để đảm bảo có hiệu quả về mặt kinh tế – kỹ thuật và ATGT cho dòng giao thông qua nút Chùa Bộc – Tây Sơn. - Đối tượng cụ thể của đề tài là tổ chức giao thông tại nút đồng mức Chùa Bộc – Tây Sơn của Quận Đống Đa Thành phố Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu a) Nghiên cứu tài liệu - Gồm các tài liệu lý thuyết nói về TCGT, cải tạo và thiết kế NGT. - Các văn bản quy định về quy hoạch giao thông, trong đó có quy hoạch các nút giao thông của đô thị Hà Nội. - Các số liệu và các đề tài liên quan đến nút mà đã được nghiên cứu trước đó. b) Khảo sát thu thập số liệu hiện trường. - Xác định hiện trạng cơ sở hạ tầng của nút Chùa Bộc – Tây Sơn, cách TCGT tại nút hiện nay. - Xác định lưu lượng giao thông qua nút. Dự báo lưu lượng qua nút cho năm tương lai thứ 5. c) Xử lý số liệu đã thu thập. Sử dụng kiến thức chuyên môn và phần mềm vi tính chuyên dụng để xử lý số liệu thu được. 5. Nội dung của đề tài. Căn cứ vào thực trạng của đề tài, ta có nội dung của đề tài được thể hiện ở các phần chính sau: Chương I: Cơ sở lý luận về nút giao thông và tổ chức giao thông tại nút đồng mức Chương II: Hiện trạng giao thông đô thị khu vực ảnh hưởng của nút giao Chùa Bộc – Tây Sơn. Chương III: Đề xuất và lựa chọn phương án tổ chức giao thông tại nút giao Chùa Bộc – Tây Sơn Kết luận và kiến nghị.

pdf25 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2940 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tổ chức giao thông tại nút đồng mức Chùa Bộc - Tây Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong 2.pdf
  • pdfH chuong 1.pdf
  • pdfH chuong 3.pdf
  • docH ket luan.doc
  • docH mo dau.doc
  • docH phu luc.doc
  • docMuc luc.doc