1. Khái luận chung về toàn cầu hoá
Toàn cầu hoá là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá kinh tế v.v. trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hoá thương mại hay “tự do thương mại” nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại kĩ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá.
2. Các nhân tố dẫn đến tiến trình toàn cầu hoá kinh tế và quá trình phát triển của nó
a. Các nhân tố dẫn đến tiến trình toàn cầu hoá kinh tế
Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất; quá trình chuyên môn hóa, hợp tác hóa sản xuất và phân công lao động đã vượt khỏi tầm tay của từng nước.
Hai là, sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, nhất là sự phát triển nhảy vọt về thông tin liên lạc, giao thông, đặc biệt là sự ra đời của công nghệ thông tin.
Ba là, nhu cầu mở mang thị trường, xuất khẩu tư bản, sự di cư ồ ạt về lao động.
Bốn là, sự hòa hợp và tham gia rộng rãi vào các hoạt động quốc tế của các quốc gia, đặc biệt là các nước thứ ba.
Năm là, sự phát triển và phổ cập của kinh tế thị trường và cơ chế thị trường.
17 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3754 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Toàn cầu hoá và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, hội nhập vào nền kinh tế quốc tế đang trở thành một xu thế khách quan với hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng đang từng bước tham gia hội nhập cùng với nền kinh tế quốc tế mà mở đầu rõ nhất bằng sự kiện chúng ta đã gia nhập vào WTO tháng 11/2007. Đây cũng là thời cơ nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, em xin mạnh dạn chọn đề tài: “Toàn cầu hoá và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” để mong góp một phần nhỏ vào những cố gắng chung trong việc xây dựng hệ thống lý luận kinh tế Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Nội dung
Toàn cầu hoá
1. Khái luận chung về toàn cầu hoá
Các nhân tố dẫn đến tiến trình toàn cầu hoá kinh tế và quá trình phát triển của nó
Những mặt tích cực và tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá kinh tế
Tích cực
Tiêu cực hay là mặt trái của toàn cầu hoá
Kết luận chung về toàn cầu hoá
Hội nhập kinh tế quốc tế
Khái luận chung về hội nhập kinh tế quốc tế
Tính tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ đổi mới đến nay
Thành tựu và hạn chế
Giải pháp đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
C. Kết luận chung về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay
I. Toàn cầu hoá
1. Khái luận chung về toàn cầu hoá
Toàn cầu hoá là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá kinh tế v.v... trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hoá thương mại hay “tự do thương mại” nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại kĩ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá.
2. Các nhân tố dẫn đến tiến trình toàn cầu hoá kinh tế và quá trình phát triển của nó
a. Các nhân tố dẫn đến tiến trình toàn cầu hoá kinh tế
Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất; quá trình chuyên môn hóa, hợp tác hóa sản xuất và phân công lao động đã vượt khỏi tầm tay của từng nước.
Hai là, sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, nhất là sự phát triển nhảy vọt về thông tin liên lạc, giao thông, đặc biệt là sự ra đời của công nghệ thông tin.
Ba là, nhu cầu mở mang thị trường, xuất khẩu tư bản, sự di cư ồ ạt về lao động.
Bốn là, sự hòa hợp và tham gia rộng rãi vào các hoạt động quốc tế của các quốc gia, đặc biệt là các nước thứ ba.
Năm là, sự phát triển và phổ cập của kinh tế thị trường và cơ chế thị trường.
Sáu là, Sự xuất hiện của các công ty xuyên quốc gia, các tổ chức quốc tế về thương mại và tài chính, sự hình thành các hệ thống tài chính, ngân hàng quốc tế, tạo ra khối lượng giao dịch tiền tệ, hàng hóa khổng lồ.
b. Quá trình diễn ra toàn cầu hoá kinh tế
Toàn cầu hóa kinh tế nảy sinh rất sớm và dần dần phát triển, để rồi tạo ra những bước phát triển nhảy vọt như hôm nay. Ngay từ đầu thế kỷ XVI - XVII – XVIII với sự giao thương giữa các quốc gia, đã hình thành dần các nhân tố quốc tế hóa kinh tế. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã khẳng định: “Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới...Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc”.
Toàn cầu hóa kinh tế khởi nguồn từ trao đổi thương mại, dần dần phát triển sang nhiều lĩnh vực khác như sản xuất, dịch vụ, đầu tư, môi trường, xã hội. Nó thu hút tất cả các nền kinh tế của các quốc gia, không phân biệt giàu, nghèo, phát triển hay chưa phát triển, quốc gia lớn và cả quốc gia bé, các nước có chế độ chính trị khác nhau.
Toàn cầu hóa kinh tế làm cho các mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia gắn bó với nhau, phụ thuộc vào nhau, tác động lẫn nhau. Thông qua toàn cầu hóa mà nền kinh tế các nước tạo ra những lợi thế mới để thúc đẩy lực lượng sản xuất, kỹ thuật công nghệ phát triển từ đó làm cho nền kinh tế của từng nước có thể vượt qua các thế yếu của mình mà tạo ra lợi thế mới và thế mạnh mới. Nhưng ngược lại toàn cầu hóa cũng có thể làm cho nền kinh tế của từng nước, từ chỗ có lợi thế so sánh, từ chỗ có thế mạnh lại trở thành nền kinh tế yếu kém, không có lợi thế, nếu bỏ lỡ thời cơ.
Toàn cầu hóa kinh tế cũng dẫn đến xu thế khu vực hóa kinh tế. Khu vực hóa kinh tế thực chất là sự tập hợp lực lượng của các nền kinh tế khu vực để hỗ trợ nhau tạo ra sức mạnh của từng khu vực kinh tế thích ứng với toàn cầu hóa kinh tế. Hiện tượng này chính là sự thể hiện sinh động, đa dạng mà thống nhất của toàn cầu hóa. Chúng ta có thể kể ra đây rất nhiều khu vực kinh tế như : ASEAN, Đại Tây Dương, EU, Bắc Phi, APEC, FTAA, Ấn Độ Dương ...
Xu thế toàn cầu hóa kinh tế được thể chế hóa thành nhiều văn bản mang tính quốc tế như các công ước, hiệp định quốc tế và được tổ chức thành các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính - tiền tệ. Đây là một quá trình đấu tranh gay gắt kéo dài của các nền kinh tế của các quốc gia, giữa nước nghèo và nước giàu nhằm vừa bảo vệ lợi ích kinh tế của quốc gia mình vừa hòa thuận để cùng phát triển, cạnh tranh và sinh tồn.
3. Những mặt tích cực tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá kinh tế
a. Tích cực
Một là, toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy tự do hoá mậu dịch phát triển. Nhìn lại tình hình buôn bán của các nước trên thế giới hiện nay, hầu như không còn tồn tại tình trạng thị trường đơn nhất ngay cả ở cường quốc kinh tế phát triển. Giờ đây, hầu như thị trường nội địa của các nước đều gắn với thị trường thế giới, là bộ phận của thị trường thế giới. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước cũng như ngành ngoại thương đóng vai trò rất lớn đối với tăng trưởng tổng sản lượng quốc nội (GDP). Năm 2004, mức độ phụ thuộc của GDP Mỹ vào ngành ngoại thương tới 25,9%, năm 2005, mức độ phụ thuộc của GDP Trung Quốc với ngành ngoại thương và buôn bán đối ngoại tới 61%. Do tính phụ thuộc vào ngành ngoại thương ngày càng cao, nên mức độ tự do hoá mậu dịch của các nước trong khu vực Đông Nam Á cao hơn của các nước ở Mỹ Latinh. Bởi vì, tới nay sự phát triển kinh tế của các nước Mỹ Latinh chủ yếu dựa vào nội thu, trong khi nhân tố nhu cầu nước ngoài thấp hơn nhiều so với các nước Đông Á.
Hai là, toàn cầu hoá kinh tế đã đẩy mạnh tiến trình quốc tế hoá lưu chuyển vốn, có lợi cho tự do hoá đầu tư. Từ năm 2001 tới 2003, mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm sút rất lớn, nhưng bắt đầu từ năm 2004 đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. Theo “Báo cáo đầu tư năm 2005” do Hội nghị phát triển mậu dịch Liên hợp quốc công bố, tổng số FDI trên toàn thế giới đã lên tới 648 tỷ USD, tăng 2% so với năm 2003. Điều này cho thấy xu thế đầu tư quốc tế giảm sút từ năm 2001 tới 2003 đã được ngăn chặn và bắt đầu gia tăng trở lại trên thế giới.
Năm 2004, các nước Phương Tây đã tiếp nhận FDI trị giá khoảng 380 tỷ USD, giảm 14% so với năm 2003. Trong khi đó, FDI ở các nước đang phát triển tăng 40%, với tổng giá trị 233 tỷ USD. Rõ ràng nếu không có toàn cầu hoá kinh tế thì không thể quốc tế hoá vốn và di chuyển dễ dàng từ nước này qua nước khác.
Toàn cầu hoá kinh tế chẳng những thúc đẩy FDI tăng lên mà ở mức độ lớn đã thúc đầy tự do hoá đầu tư. Mấy năm qua, do môi trường đầu tư được cải thiện, xu thế lưu thông tự do đầu tư đã tăng lên rõ rệt. “Báo cáo của Hội nghị mậu dịch Liên Hợp quốc” năm 2004 cho biết hai nước có FDI đổ vào nhiều nhất là Mỹ và Anh, trong đó Mỹ tiếp nhận tới 96 tỷ USD và nước Anh tới 78 tỷ USD. Mặc dù các nước đang phát triển đã ra sức mở cửa thị trường vốn của mình và đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài, nhưng do cơ chế và thị trường còn nhiều khâu yếu kém, nên trình độ tự do hoá tiền vốn của các nước đang phát triển kém hơn nhiều so với các nước phát triển. Đây chính là vấn đề mà các nước đang phát triển cần nghiên cứu và hoàn thiện để tận dụng được cơ hội tốt của toàn cầu hoá.
Ba là, toàn cầu hoá kinh tế đã “bật đèn xanh” cho tự do hoá lưu chuyển tiền tệ. Trong điều kiện ngày nay, mọi tổ chức ngân hàng, tài chính, tiền tệ và thị trường chứng khoán của các nước đều phải phát triển theo xu thế toàn cầu hoá. Nếu ra đời xu thế này, thì không thể nói tới tự do hoá lưu chuyển tiền vốn.
Ba thị trường chứng khoán nổi tiếng là New York, London và Tokyo giờ đây đã len lỏi tới khắp nơi trên thế giới đề thu hút tiền vốn. Thông qua việc không ngừng điều chỉnh tỷ giá hối đoái, những đồng tiền như USD, Euro và đồng Franc của Thuỵ Sĩ đều trở thành đồng tiền dự trữ và có thể tự do lưu hành ở các nước. Tóm lại, tiền tệ được tự do lưu hành như hiện nay rõ ràng do tác động mạnh mẽ của tiến trình toàn cầu hoá.
Bốn là, toàn cầu hoá đã thúc đẩy phát triển sản xuất xuyên quốc gia. Mấy năm qua, đặc điểm nổi bật nhất của sản xuất xuyên quốc gia là sản xuất của các công ty xuyên quốc gia mở rộng mạnh mẽ ra các nước. Đầu năm 1994, Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ vừa mới khởi động, các công ty xuyên quốc gia của Mỹ đã nhân cơ hội này thành lập một loạt công ty con ngay gần biên giới Mehico. Những công ty này đã lợi dụng nguyên vật liệu, tài lực, vật lực của địa phương sản xuất hàng hoá giá rẻ đưa về thị trường nội địa Mỹ. Mấy năm qua, hầu hết các công ty xuyên quốc gia lớn của Mỹ và các nước trên thế giới đều tới Trung Quốc lập văn phòng hoặc trụ sở công ty để tiến hành sản xuất kinh doanh ngay tại Trung Quốc.
b. Tiêu cực hay là mặt trái của quá trình toàn cầu hoá kinh tế
Một là, toàn cầu hóa kinh tế làm nảy sinh nhiều vấn đề cho xã hội con người. Bên cạnh những mặt tốt, mặt tích cực, nó gây ra không biết bao nhiêu điều tiêu cực, gây ra những hậu quả khôn lường cho từng quốc gia, dân tộc, thậm chí cho cả một khu vực.
Hai là, toàn cầu hoá kinh tế sẽ tác động làm gia tăng thất nghiệp, sẽ dẫn tới phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư ở từng nước, và phân hóa giàu nghèo giữa các quốc gia.
Ba là, toàn cầu hóa cũng là cơ hội, điều kiện để cho những nước giàu, những tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia khống chế kinh tế các nước kém phát triển.
Bốn là, toàn cầu hóa kinh tế cũng là cơ sở để nảy sinh các cuộc cạnh tranh gay gắt các lĩnh vực kinh tế như “chiến tranh thương mại”, “chiến tranh tiền tệ” ... “chiến tranh thị trường”... giữa các nước, từ đó gây nên sự biến động kinh tế khu vực và thế giới. Trong các cuộc cạnh tranh gay gắt đó nước thua thiệt nhất vẫn là các nước kém phát triển.
Năm là, toàn cầu hóa kinh tế còn dẫn đến nguy cơ phá vỡ các nền văn hóa truyền thống của các dân tộc, nhất là các truyền thống văn hóa nhân văn và nhạy cảm như: lối sống, đạo đức, nghệ thuật... Bởi lẽ toàn cầu hóa kinh tế là cơ sở, là điều kiện làm cho các dòng thác văn hóa, lối sống giữa các nước tràn ngập vào nhau một cách ồ ạt, bất khả kháng, nước chủ nhà dù có muốn chặn lại cũng không thể chặn nổi.
4. Kết luận chung về toàn cầu hoá
Nhận rõ mặt tích cực và mặt hạn chế của toàn cầu hóa kinh tế, tất cả các quốc gia đều phải biết chủ động để bơi theo dòng chảy, nếu không sẽ bị vùi lấp và nhấn chìm. Hiện nay các nước chậm phát triển đã và đang tập hợp để đấu tranh chống o ép, chống lại sự đè nén của các nước lớn, cố gắng bằng mọi cách giành lấy từng phần quyền lợi cho dân tộc, đất nước mình. Từ đó cho thấy sự đoàn kết đấu tranh quốc tế của những người nghèo, của các quốc gia nghèo trên thế giới cũng như từng khu vực hơn lúc nào hết, giờ đây được đặt ra một cách khẩn thiết.
Trình độ vận dụng, mức độ khai thác mặt tích cực của toàn cầu hóa kinh tế, khả năng hạn chế mặt tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế ở từng nước rất khác nhau. Tất cả đều phụ thuộc vào chính chủ quan của mỗi nước, đó là bản lĩnh vững vàng của mỗi dân tộc. Vai trò và khả năng của Đảng cầm quyền và sự quản lý của nhà nước ở mỗi quốc gia. Ở đây nổi trội lên là sự chủ động, sáng tạo trong đường lối, chính sách phát triển, chiến lược và chiến thuật dẫn dắt nền kinh tế của từng quốc gia.
II. Hội nhập kinh tế quốc tế
Khái luận chung về hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là tiến trình mà chủ thể là các quốc gia, các doanh nghiệp tham gia vào một môi trường kinh doanh mang tính chất toàn cầu, khu vực với các quy luật chung và có yếu tố cạnh tranh
Hội nhập kinh tế của các nền kinh tế chuyển đổi (trong đó có Việt Nam) là quá trình thực hiện tự do hoá thương mại và thực hiện cải cách toàn diện theo hướng mở cửa thị trường. Từ đó đem lại nhiều cơ hội kinh tế như hàng hoá xuất khẩu có thể tiếp cận thị trường tốt hơn, thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn và nhiều lợi ích gián tiếp khác đi liền với cạnh tranh quốc tế gay gắt và tăng dần hiệu quả theo quy mô.
2. Tính tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
Trong khoảng hai thập kỷ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế thế giới có bước phát triển vượt bậc, với đặc điểm cơ bản là: Tốc độ tăng trưởng nhanh và khá ổn định; lạm phát được kiềm chế, tỷ lệ thất nghiệp giảm. Nhưng từ giữa những năm 70 đến đầu thập kỷ 80 (thế kỉ XX) “thế giới đang trải qua một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử của mình”.
Từ thập kỷ 80, toàn cầu hoá là hiện tưởng nổi bật và là xu thế khách quan của nền kinh tế thế giới. Mỗi nước trong quá trình phát triển không thể tách rời sự tác động của thị trường khu vực và thế giới. Liên kết kinh tế và hội nhập trở thành một xu thế tất yếu của thời đại.
Thực trạng nền kinh tế Việt Nam trước 86 là một nền kinh tế kém phát triển. Đặc biệt trong những năm 1976-1980, kinh tế tăng trưởng chậm chạp, thậm chí có năm giảm sút.Giai đoạn 1981-1985, nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn, nhưng tình hình kinh tế bất ổn do lạm phát nghiêm trọng. Vì vậy đặt ra cho Việt Nam phải hội nhập kinh tế quốc tế để tranh thủ vốn công nghệ để có thể đi tắt đón đầu vươn lên trở thành 1 nền kinh tế mạnh của khu vực.
Ngay khi bước vào công cuộc đổi mới, Đại hội VI của Đảng đã nhận định: “Trên thế giới đang hình thành một thị trường” (khác với trước đó ta thường nhấn mạnh trên thế giới có hai thị trường vận hành theo các quy luật riêng). Cương lĩnh của Đảng được thông qua tại Đại hội VII có đánh giá rằng, “nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hóa sâu sắc, ảnh hưởng lớn tới nhịp độ phát triển lịch sử và cuộc sống các dân tộc”. Đại hội IX lần đầu tiên đề cập khái niệm “toàn cầu hóa kinh tế”, coi đó là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia… và Đại hội X khẳng định lại “Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển." Là một bộ phận cấu thành của thế giới, nước ta không thể không tính đến và đứng ngoài xu thế đó.
Trên thực tế nền kinh tế nước ta gắn kết khá chặt chẽ với kinh tế thế giới cả ở “đầu vào” lẫn “đầu ra”. Để duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối cao, nước ta cần số vốn đầu tư không nhỏ song vốn trong nước lại có hạn nên riêng trong 5 năm qua đã phải huy động khoảng 30% nhu cầu vốn từ bên ngoài (cả FDI lẫn ODA) và nhập khẩu một lượng đáng kể máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu. Do thu nhập của các tầng lớp dân cư còn thấp và cần có ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất, nhiều hàng hóa làm ra phải tiêu thụ tại thị trường bên ngoài, do đó kim ngạch xuất khẩu của nước ta chiếm tới trên 60% giá trị GDP (nếu tính cả giá trị xuất nhập khẩu thì chúng chiếm trên 130% GDP, so với Trung Quốc tỷ lệ đó chỉ khoảng 57%).
Với nhận thức và nhu cầu nói trên, suốt mấy chục năm qua Đảng ta luôn luôn nhấn mạnh yêu cầu mở rộng sự hợp tác kinh tế quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ vốn, công nghệ từ bên ngoài. Đại hội IX lần đầu tiên đã nêu khái niệm “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” và tháng 11/2001 Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã thông qua nghị quyết riêng là Nghị quyết 07/NQ-TW về hội nhập kinh tế quốc tế. Cũng theo tinh thần đó Đại hội X bổ sung thêm ý “tích cực” sau ý “chủ động” hội nhập kinh tế quốc tế nhằm nhấn mạnh thêm quyết tâm hội nhập. Trên thực tế nước ta đã hội nhập với kinh tế thế giới khi gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1995, tổ chức thương mại thế giới WTO (2006) ký các hiệp định thương mại - đầu tư song phương với EU, Hoa Kỳ rồi sau là Nhật Bản theo các thông lệ quốc tế.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ đổi mới đến nay
Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đặt ra từ Đại hội Đảng VI (1986) trên cơ sở đường lối đổi mới và “mở cửa” nền kinh tế và trên cơ sở chính sách, quan hệ đối ngoại của Việt Nam với phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế. Về các bước đi trong quá trình hội nhập chúng ta cần xem xét đến hai mặt:
a. Đối với bên ngoài
- Chúng ta đã thực hiên lần lượt các bước đi cụ thể. Đó là:
Năm 1993 đã khai thông quan hệ với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngần hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)
Tháng 1/1995 gửi đơn xin gia nhập WTO ( chính thức là thành viên của tổ chức này vào tháng 11/2007). Ngày 25/7/1995 đã chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), đông thời tham gia vào AFTA và chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT), cũng trong năm này ta tiến hành bình thường hoá quan hệ Việt – Mỹ
Tháng 3/1996 tham gia diễn Á – Âu (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập.
Ngày 15/6/1996 gửi đơn xin gia nhập APEC và đến tháng 11/1998 được công nhận là thành viên của APEC
Năm 2000 kí Hiệp đinh thương mại song phương Việt – Mỹ....
b. Đối với trong nước
Chúng ta đã làm 3 việc cơ bản: Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật, văn bản dưới luật tạo hành lang pháp lý phù hợp cho hội nhập (Ví dụ: Luật Doanh nghiệp, Luật Công ty, Luật Đầu tư nước ngoài…); thực hiện sự chuyển đổi thể chế kinh tế, đổi mới chính sách và hệ thống kinh tế vĩ mô và cố gắng cải cách kinh tế, xây dựng cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế; để thống nhất việc chỉ đạo quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 10/2/1998 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 31/1998-TTg thành lập Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. Uỷ ban này có nhiệm vụ giúp Thủ tướng chỉ đạo và điều hành các bộ, ban, ngành trong việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Thành tựu và hạn chế
a. Thành tựu
Việt Nam ra khỏi tình trạng bị bao vây cấm vận, cô lập tạo dựng được môi trường quốc tế, khu vực thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế nước ta trên chính trường và thương trường thế giới. Tính đến năm 2004, Việt Nam đã ký 90 hiệp định thương mại song phương, 46 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư và 40 hiệp định chống đánh thuế hai lần với các nước và vùng lãnh thổ,81 thoải thuận về đối xử tối huệ quốc; có quan hệ thương mại với trên 160 nước và nền kinh tế: thiết lập quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế; là thành viên của ASEAN, ASEM, APEC...
Thực hiện thành công Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội (1991-2000) GDP tăng trưởng bình quân 8,2%/năm trong giai đoạn 1991 -2000, khoảng 7% trong hai năm 2001 và 2002, năm 2003 tăng 7.24%, năm 2004 là 7,69%, năm 2005 là 8,4% và năm 2006 là 8,17% và là nước có tốc độ tăng GDP thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc. Hạ tầng cơ sở được cải thiện rõ rệt. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế một cách tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu tổng thu nhập quốc dân. Cơ cấu vùng kinh tế cũng bắt đầu thay đổi theo hướng hình thành các vùng trọng điểm, các KCN tập trung, các KCX. Chuyển toàn bộ nền kinh tế sang môi trường cạnh tranh, lấy mục đích và hiệu quả kinh tế xã hội làm cơ sở, thay đối thói quen trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước của các DN.
Mở rộng được thị trường XNK, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tạo thêm việc làm, tăng thu ngân sách. Năm 1990 kim ngạch XK mới đạt 2,404 tỷ USD và NK 2,752 tỷ USD thì năm 2001 kim ngạch XK đã đạt 15 tỷ USD (nếu tính cả dich vụ thì đạt 17,6 tỷ USD), tăng mỗi năm trung bình trên 20%, có năm tăng 30% (