Trong xã hội hiện nay có rất nhiều những mảnh đời cần được giúp đỡ trước những khó khăn của cuộc sống. Họ là những con người có số phận bất hạnh, có cuộc sống cơ cực, có bệnh tật hiểm nghèo, có khi họ là những người sống trước con mắt kì thị của xã hội vì sự bất hạnh không phải do họ gây ra hay họ mong muốn.
Trong những mảnh đời ấy, tôi muốn nhắc đến những con người đồng tính, những người luôn bị coi là con bệnh trước con mắt kì thị của xã hội. Họ là những người chịu sự ghẻ lạnh của chính những người trong gia đình mình, chịu sự gièm pha của xã hội và bị xã hội này tước đi cái quyền được “hạnh phúc” bên người mà họ yêu thương. Nhắc đến đây là tôi muốn nhắc đến những phân vân của mình, những suy nghĩ của mình về họ. Và tôi mong muốn họ có được hạnh phúc từ việc họ được quan hệ là những người bình thường. Từ đó, những người đồng tính cần được kết hôn và tạo lập thành một gia đình, một tế bào của xã hội. Họ cũng sẽ có trách nhiệm giáo dục con cái họ trở thành những công dân có ích cho xã hội. Hôn nhân đồng tính cần được công nhận.
Từ những tìm hiểu, những khảo sát để đi đến bảo vệ cho những người đồng tính trong xã hội này. Tôi đã tìm thấy được những hình ảnh, những minh chứng cho thấy họ cũng là những con người, họ cũng có tình yêu và cái thế giới riêng của họ. “Tôi đồng ý với hôn nhân đồng tính tại Việt Nam” vì tôi biết họ cũng biết ghen, biết giận, biết hờn, biết nhớ nhung và đặc biệt họ cũng biết hy sinh cho tình yêu của mình. Họ đã biết đối diện với những kì thị của xã hội để đi đến cái đích cuối cùng của hạnh phúc, một gia đình mà họ sẽ vun đắp và gìn giữ bằng tình yêu của mình.
16 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 18664 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tôi ủng hộ hôn nhân đồng tính tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA: VIỆT NAM HỌC
RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ VIỆT NAM HỌC
NGHIỆP VỤ: THUYẾT TRÌNH
ĐỀ TÀI: TÔI ỦNG HỘ HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH TẠI VIỆT NAM
“ Đồng tính không phải là bệnh, không thể lây lan và không thể chữa được. Chính vì vậy chúng ta nên giúp những người đồng tính để họ có cuộc sống tốt hơn.”
Sinh viên: Đào Thị Hiên
Lớp A – K59
HÀ NỘI, THÁNG 11.2012
I. LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xã hội hiện nay có rất nhiều những mảnh đời cần được giúp đỡ trước những khó khăn của cuộc sống. Họ là những con người có số phận bất hạnh, có cuộc sống cơ cực, có bệnh tật hiểm nghèo, có khi họ là những người sống trước con mắt kì thị của xã hội vì sự bất hạnh không phải do họ gây ra hay họ mong muốn.
Trong những mảnh đời ấy, tôi muốn nhắc đến những con người đồng tính, những người luôn bị coi là con bệnh trước con mắt kì thị của xã hội. Họ là những người chịu sự ghẻ lạnh của chính những người trong gia đình mình, chịu sự gièm pha của xã hội và bị xã hội này tước đi cái quyền được “hạnh phúc” bên người mà họ yêu thương. Nhắc đến đây là tôi muốn nhắc đến những phân vân của mình, những suy nghĩ của mình về họ. Và tôi mong muốn họ có được hạnh phúc từ việc họ được quan hệ là những người bình thường. Từ đó, những người đồng tính cần được kết hôn và tạo lập thành một gia đình, một tế bào của xã hội. Họ cũng sẽ có trách nhiệm giáo dục con cái họ trở thành những công dân có ích cho xã hội. Hôn nhân đồng tính cần được công nhận.
Từ những tìm hiểu, những khảo sát để đi đến bảo vệ cho những người đồng tính trong xã hội này. Tôi đã tìm thấy được những hình ảnh, những minh chứng cho thấy họ cũng là những con người, họ cũng có tình yêu và cái thế giới riêng của họ. “Tôi đồng ý với hôn nhân đồng tính tại Việt Nam” vì tôi biết họ cũng biết ghen, biết giận, biết hờn, biết nhớ nhung và đặc biệt họ cũng biết hy sinh cho tình yêu của mình. Họ đã biết đối diện với những kì thị của xã hội để đi đến cái đích cuối cùng của hạnh phúc, một gia đình mà họ sẽ vun đắp và gìn giữ bằng tình yêu của mình.
Xuất phát từ việc trong thời gian gần đây có rất nhiều những đám cưới của những người đồng tình, cùng với đó là những ý kiến khác nhau về vấn đề này. Hơn thế nữa mới đây, Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường cho hay đã có văn bản hoan nghênh việc đưa mối quan hệ giữa người đồng giới vào dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi. Lựa chọn đề tài này tôi muốn chia sẻ phần nào những hiểu biết của mình về họ, những người đồng tính. Cũng như, tôi muốn cho bày tỏ quan điểm của mình về việc nên công nhận hôn nhân đồng tính trong xã hội hiện nay. .
2. Mục đích chọn đề tài
- Tìm ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đồng tính trong xã hội.
- Bày tỏ quan niệm cá nhân về vấn đề có hay không nên chấp nhận hôn nhân đồng tính tại Việt Nam.
- Tìm ra những lập luận nhằm bảo vệ quan điểm của cá nhân mình về vấn đề ủng hộ hôn nhân đồng tính tại Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu nguyên nhân của hiện tượng đồng tính.
- Tìm hiều về đời sống của những người đồng tính trước con mắt của xã hội hiện nay.
- Tìm hiểu những quan niệm của người Việt Nam về hôn nhân đồng tính.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp, phân tích, tổng hợp, so sánh những đánh giá của các nhà nghiên cứu văn hóa. Dựa trên những thông tin đó bảo vệ quan điểm của mình trong việc đồng ý hôn nhân đồng tính tại Việt Nam.
- Thống kê ý kiến của mọi người trong cộng đồng mạng và lấy ý kiến của các đối tượng khác nhau trong xã hội về vấn đề hôn nhân đồng tính.
- Phương pháp liên ngành nhằm đánh giá về hôn nhân đồng tính theo chiều từ quá khứ đến hiện tại, từ những nét văn hóa cổ truyền và sự tiếp biến văn hóa hiện nay. Ngoài ra, tìm hiểu về quan niệm hôn nhân đồng tính trên quan điểm tôn giáo ở Việt Nam.
- Phương pháp khảo sát thông tin: Dựa trên các trang thông tin điện tử hiện nay, tập hợp những thông tin hữu ích cho quá trình nghiên cứu.
5. Lịch sử vấn đề
Hôn nhân đồng tính có hay không được ủng hộ ở Việt Nam là một trong những vấn đề chưa được ngã ngũ và là một vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Điều này, là do quan niệm của mỗi người trong xã hội dưới sự ảnh hưởng của văn hóa, lối sống và suy nghĩ của từng người. Chính vì thế mà vấn đề này tuy đã được nghiên cứu nhưng mỗi người có một đánh giá khác nhau, một quan điểm khác nhau.
Những quan điểm bày tỏ về vấn đề này như sau:
Thứ nhất: Không ít người cho rằng, đồng tính là không bình thường thậm chí là bệnh hoạn. Một số người cho rằng những người đồng tính đang đi ngược lại với giới tính mà tạo hóa sinh ra, chuyện kết hôn giữa hai người đồng tính là không thể duy trì nòi giống.
Thứ hai: Có những người cho rằng tình yêu đồng giới không có gì là sai trái. Tuy nhiên, họ vẫn chưa có quan điểm rõ ràng về việc có nên chấp nhận hôn nhân đồng tính hay không. Theo họ, mặc dù suy nghĩ hiện nay đã khá hiện đại nhưng do chúng ta đang sống trong nền văn hóa Việt Nam với những quy tắc và chuẩn mực riêng nên hôn nhân đồng giới với họ còn là một vấn đề đáng để suy nghĩ.
Thứ ba: là quan điểm của những người ủng hộ hôn nhân đồng giới bởi theo họ ai cũng có quyền yêu và được yêu. Tình yêu không phải là hai thanh nam châm trái chiều thì hút, cùng chiều thì đẩy. Tình yêu đơn giản là sự cho và nhận yêu thương, chăm sóc và quan tâm từ hai phía, dù họ là ai và ở bất cứ đâu. Chính vì thế mà tình yêu đồng giới cũng chẳng có gì đang chê trách.
Tìm hiểu về đời sống của người đồng tính là tôi muốn tất cả mọi người cũng ủng hộ những người đồng tính, ủng hộ hạnh phúc của họ. Đó chính là ủng hộ hôn nhân của người đồng tính trong xã hội hiện nay. Bởi lẽ cái đích cuối cùng của cuộc sống là hạnh phúc và bất cứ ai cũng xứng đáng được hưởng điều này.
B. NỘI DUNG
1. Định nghĩa về đồng tính và nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đồng tính
1.1. Định nghĩa đồng tính
Hiện tượng đồng tính là việc những người có bề ngoài là của giới tình này nhưng có những sở thích, hành động, tâm tư tình cảm của giới kia. Từ đó trong họ xuất hiện sự hấp dẫn trên phương diện tình yêu và tình dục với những người có cùng giới tính với mình trong một hoàn cảnh nhất định hoặc lâu dài. .
1.2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đồng tính
Có rất nhiều những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đồng tính bao gồm những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân do bẩm sinh: Do rối loạn nội tiết tố trong cơ thể con người, điều này được thể hiện rất rõ thông qua các biểu hiện của những người bị đồng tính như: Nếu là nam giới thì do bị rối loạn nội tiết tố nên lượng nội tiết tố nữ trong cơ thể họ trội hơn so với lượng nội tiết tố nam. Chính vì thế, xảy ra hiện tượng có những sở thích khác thường như: ăn mặc lòe loẹt, trang điểm, tính tình ẻo lả, giọng nói ỏn ẻn, có nhu cầu sinh lí của một người nữ. Ngược lại đối với người nữ, khi họ có lượng nội tiết tố nam cao hơn thì họ sẽ thích ăn mặc đồ của con trai, đi lại hùng hục và có những sở thích của đàn ông.
Do bị dối loạn nội tiết tố trong cơ thể dẫn đến việc họ có những ham muốn với những người có bề ngoài đồng giới. Từ đó xuất hiện hiện tượng quan hệ tình dục đồng giới.
Nguyên nhân xã hội
Thư nhất: Do thói quen sinh hoạt, môi trường sinh hoạt dẫn đến hoạt động sinh dục đồng giới. Điều này có thể xảy ra trong một môi trường mà không có sự cân bằng về giới tính hay nói cách khác là chỉ có một giới sinh hoạt trong môi trường đó. Do vậy những ham muốn tình dục khi nó xuất hiện thì nó cần được thỏa mãn. Quan hệ tình dục đồng giới xuất hiện và nó tạo thành một thói quen sinh hoạt mà không thể chữa được. Do hoàn cảnh điều kiện cuộc sống đã dẫn đến hiện tượng này, đây là một trong những nhân tố khó có thể thay đổi được.
Thứ hai: Nguyên nhân này đã và đang trở thành một hiện tượng đáng báo động trong đời sống xã hội hiện đại. Đó chính là hiện tượng một số đối tượng là những con người bình thường những lại muốn tìm đến một cảm giác lạ, muốn khám phá một điều được coi là điên rồ, đua đòi. Nói nặng hơn cho điều này là hiện tượng “Rửng mỡ” trong một số đối tượng hiện nay khi họ tìm đến những người đồng giới để thực hiện quan hệ tình dục. Từ những hành động trên và dần dần nó lại trở thành một thói quen mà không thể thoát ra được. Nguyên nhân này cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng số người đồng tính hiện nay đang tăng cao.
Thứ ba: Nguyên nhân này là do tai nạn xảy ra trong cuộc sống của con người, khiến họ mất đi cơ quan sinh dục hoặc mất đi chức năng sinh lí của mình. Từ đó dẫn đến hiện tượng thay đổi tính nết, cách nói năng, ăn mặc và đặc biệt là thay đổi về đời sống tình cảm và tình dục. Những tình huống có thể xảy ra trong nguyên nhân này nhất là do tai nạn giao thông, tai nạn lao động…Từ việc thay đổi trong cơ thể dẫn đến quan hệ đồng giới của những người này.
Thứ tư: Hoàn cảnh gia đình hay mâu thuẫn gia đình cũng là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng quan hệ đồng giới. Điều này được thể hiện ở chỗ hiện nay giới trẻ thường có khuynh hướng sống tự do và làm theo những gì mình muốn. Vì vậy khi họ gặp sự cản trở, ngăn cấm của cha mẹ họ thường dùng những hành động khác thường để chống đối lại cha mẹ mình. Một trong những hành động nguy hại nhất đó là việc họ dùng cách quan hệ với những người đồng giới để khiến cha mẹ mình phải chiều theo ý mình. Ví dụ như: Có những người con do bị cha mẹ ngăn cản chuyện tình cảm, họ đã dùng cách dẫn người cùng giới về giới thiệu rằng đó là người yêu của mình. Và dần dần do thói quen và những hành động sai trái họ đã hình thành mối quan hệ đồng giới mà không thoát ra được. Hiện tượng đồng tính giả cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đồng tính trong xã hội hiện nay. Với những hành động thiếu suy nghĩ như vậy sẽ tạo thành một thói quen và khó thay đổi được.
Tiểu kết: Từ những nguyên nhân ở trên, tôi thấy được rằng đó chủ yếu là những nguyên nhân do khách quan gây ra chứ không phải tự than những người đồng tính mong muốn. Điều đó cho thấy sự thiệt thòi của những người đồng tính với những người bình thường trong xã hội. Không chỉ có vậy, trong cuộc sống đời thường họ còn gặp phải những thái độ khinh miệt, ruồng bỏ của những người trong cộng đồng và ngay cả những người thân của họ. Liệu họ có đáng phải chịu điều này không?
2. Những quan điểm khác nhau về hiện tượng đồng tính
Quan điểm về hôn nhân đồng giới xét trên khía cạnh truyền thống văn hóa.
Đất nước Việt Nam trong chiều dài lịch sử vẫn luôn được biết đến như một đất nước có nền văn hóa đặc trưng rất riêng, rất mới và rất lạ. Quan niệm của người xưa cho rằng, kết quả của một tình yêu đích thực là hôn nhân và một trong những yếu tố để duy trì hạnh phúc gia đình chính là quan hệ tình dục và con cái. Và rằng quan hệ đó đòi hỏi sự chung thủy, phải yêu thương chăm sóc, sinh sản và nuôi dạy con cái. Từ đó họ bày tỏ quan điểm của mình rằng, quan hệ đồng giới của những người đồng tính là không đúng với tự nhiên, không làm tròn được ý nghĩa vai trò của gia đình. Bởi vì chức năng của gia đình đó là phải thực hiện việc duy trì nòi giống. Nhưng những người đồng giơi thì không thể thực hiện chức năng đó. Đây là, lí do mà từ cái nhìn văn hóa người ta không chấp nhận hôn nhân đồng tính như một hiện tượng bình thường trong xã hội.
Không chi có vậy, ở một số không nhỏ những người còn coi đồng tính là một căn bệnh có thể lây lan vì thế càng tránh xa người đồng tính càng tốt. Từ đó ta có thể thấy được với cái nhìn người đồng tính từ phương diện văn hóa thì họ không được coi như người bình thường. Chính vì thế, luật hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 1998 đã cấm hôn nhân đồng tính. Cùng với đó là không có một hình thức hay bộ luật nào bảo vệ những người đồng tính và mối quan hệ đồng tình trong xã hội. Điều này cho thấy xã hội Việt Nam vẫn còn rất khắt khe với những người đồng tính. Do truyền thống văn hóa, do những chuẩn mực của xã hội mà hôn nhân đồng giới không được chấp nhận trong xã hội.
Quan niệm về hôn nhân đồng giới được xét trên khía cạnh tôn giáo tín ngưỡng.
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Người dân Việt Nam có truyền thống sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời. Các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế và tâm linh của mình. Sau đây tôi xin trình bày những quan niệm của ba tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của người dân Việt Nam. Nho, Phật, Đạo là một trong những tôn giáo có sự ảnh hưởng lâu đời nhất trong đời sống văn hóa và tiềm thức của người Việt.
Quan niệm của Nho giáo:
Theo quan niệm của Nho giáo Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng trong giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Gia đình ấy đòi hỏi vợ chồng phải có lòng chung thuỷ, làm cha, mẹ phải có đức nhân từ, làm con phải có đức hiếu kính, làm anh em phải có sự thương yêu nhường nhịn. Hạt nhân của mỗi gia đình ấy chính là vợ và chồng. Nho giáo duy nhập vào đất nước ta từ thời kỳ Bắc thuộc do cưỡng bức văn hóa. Chính vì thế, sau 80 năm Bắc thuộc thì những quan niệm của Nho giáo đã ăn sâu vào đời sống của người dân Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Quan niệm người chồng, người vợ là nhân tố quan trong trong gia đình và việc sinh đẻ con cái để nối dõi tông đường là một trong những điều quan trọng nhất mà Nho giáo hướng tới. Chính vì thế, dù đã và đang hội nhập với cuộc sống hiện đại nhưng trong mỗi người Việt Nam vẫn còn in đậm tâm lí của quan niệm Nho giáo. Cũng vì thế nên hôn nhân đồng tính là một điều không thể chấp nhận được.
Quan niệm của Phật Giáo về hôn nhân đồng giới
Giáo lí của nhà phật là một hệ thống các nguyên tắc đạo đức học, nó quan niệm rằng hoạt động của con người trong kiếp này sẽ để lại hậu quả cho kiếp sau, số phận của con người trong kiếp này là kết quả của kiếp trước. Vì thế, đạo phật chủ trương sống khoan dung, độ lượng và bình đẳng giữa người với người. Trong đạo Phật việc tha thứ cho con người là giúp họ ra khỏi bể khổ của đời, quay đầu lại là bờ nếu như con người biết hối lỗi, biết làm điều thiện sau những sai lầm. Chính vì điều đó mà đạo phật cho rằng không nên kì thị những người đồng tính cũng như quan hệ của những người đồng tính. Đức Phật từng nói “không có giai cấp nào khi máu cũng đỏ và nước mắt cùng mặn”. Và tất cả mọi con người đều như nhau, đều được cha mẹ sinh ra, đều có dòng máu đỏ chảy trong huyết quản và có những đau khổ, buồn vui trong cuộc sống.
Từ giáo lí của nhà Phật cho thấy họ không có quan niệm kì thị những người đồng tính, mọi chúng sinh trong cõi đời này đều được đối xử như nhau. Phật giáo cho rằng mọi thứ trong cuộc sống đều vô thường, chỉ một cái chớp mắt là cát bụi lại trở về với cát bụi. Mọi giới tính đều hướng tới một cuộc sống hạnh phúc như nhau cả và đó là lòng tư bi của Phât.
Quan niệm của Thiên chúa giáo về hôn nhân đồng giới
Thiên chúa giáo đã thể hiện lập trường của mình về hiện tượng đồng tính luyến ái này xét trên hai khía cạnh.
Xét về mặt khách quan, Giáo hội vẫn dạy rằng quan hệ tình dục với người cùng giới là một hành động tự nó là xấu, đi ngược với chương trình Thiên húa đã thiết định khi dựng nên con người. Trong phần đấu của Sách Sáng thế có trình bày Thiên Chúa dựng nên con người có nam có nữ, kết hợp, bổ túc cho nhau và cộng tác với ngài trong việc thông truyền sự sống. Tiếp đó trong sách Leevi đoạn 18, mô tả những điều kiện cốt yếu để thuộc về dân Chúa. Đoạn này loại bỏ những người đồng tính luyến ái ra khỏi cộng đồng dân Chúa. Xuống tới thời của thành Phaolô, ngài coi thái độ đồng tính luyến ai là thí dụ cụ thể cho sự mù quáng của nhân loại một khi họ phá vỡ sự hòa hợp giữa Đấng Tạo háo và các thụ tạo và thay thế vào đó là những hành động sai trái về phương diện luân lí. Thánh Phao lô coi hành động đồng tính luyến nhạc là thí dụ rõ rệt nhất về sự xáo trộn đó. Ngoài ra, trong Cựu ước, Thượng đế còn nhấn mạnh đến một ước muốn sáng tạo của ngài rằng “ Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều…” Theo Thánh kinh cựu ước, việc truyền giống tạo ra kẻ nối dõi là việc làm có giá trị cần đề cao. Chính vi thế, duy trì tình trạng không vợ chồng là điều đáng xấu hổ.
Xét về phương diện chủ quan: Điều này lại được lệ thuộc vào lương tâm của mỗi người và chỉ có thiên chúa mới có thể thẩm định hành động của mỗi người là có tội hay không và tội nặng nhẹ thế nào. Bởi lẽ chỉ có ngài mới thấu suốt mọi nguyên nhân dẫn đến hành động của mỗi người.
Từ những điều trên ta thấy được rằng thiên chúa giáo rất phê phán hành động của những người đồng tính và đặc biệt là hôn nhân đồng giới. Tuy nhiên, cũng vẫn còn những yếu tố đạo đức con người, sự tha thứ cho những lỗi lầm của con người trong việc mà họ cọi là hành động đáng phê phán.
Quan điểm về hôn nhân đồng giới xét trên phương diện xã hội hiện nay.
Hiện nay, luật hôn nhân và giá đình của Việt Nam vẫn đưa là luật cấm hôn nhân đồng tính. Mới đây dự thảo luật hôn nhân và gia đình đã được đưa ra trong đó có vấn đề đưa hôn nhân đồng giới vào công nhận hợp pháp. Đây là vấn đề đã gây lên hai luồng tranh luận khác nhau: Có người cho rằng nên nhìn nhận hôn nhân đồng tính như một hành động bình thường và tạo sự công bằng cho xã hội; có người lại cho rằng không được công nhận hôn nhân đồng tính vì nó sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đối với lối sống, văn hóa cũng như làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị quốc gia.
Những tranh luận này đến nay vẫn đang là trở thành chủ đề trong rất nhiều diễn đàn trên cộng đồng mạng cũng như trong những buổi nói chuyện lấy ý kiến. Các đại biểu quốc hội hiện nay cũng đang có những ý kiến khác nhau về việc có hay không đưa hôn nhân đồng giới vào hợp pháp. Người dân cũng vậy, mỗi người có một lí do khác nhau để chấp nhận và không chấp nhận. Từ đó, tôi đã tìm hiểu vấn đề này và đưa ra những ý kiến của bản thân về việc có hay không ủng hộ hôn nhân đồng tình tại Việt Nam.
3. Hôn nhân đồng giới tại Việt Nam cần được công nhận.
Khi tìm hiểu về vấn đề hôn nhân đồng giới ở Việt Nam, tôi đã phân vân nghĩ về những lựa chọn của bản thân khi chọn “ủng hộ” hay “không ủng hộ”.Bởi lẽ, tôi muốn lựa chọn của mình thật đúng đắn và không làm sai lêch đi những giá trị vốn có của cuộc sống, của lối sống văn hóa của con người Việt Nam. Và tôi đã lựa chọn ủng hộ hôn nhân đồng giới ở Việt Nam vì những lí do sau:
Thứ nhất: Theo tôi hôn nhân đồng giới là cách chúng ta tạo được sự công bằng cho những người đồng tính trong xã hội ngày nay. Nói được điều này là bởi, theo những tìm hiểu cho thấy, số người đồng tình hiện nay đã ngày càng tăng cao. Theo số liệu thống kế năm 2007 của một nghiên cứu về hiện tượng đồng tính của bác sĩ Trần Bồng Sơn thì ước tính có khoảng 70.000 người (chiếm 0,09% dân số). Nhưng theo một nghiên cứu khác do tổ chức phi chính phủ CARE thực hiện tại Việt Nam, con số này là khoảng 50.000 – 125.000 người (chiếm 0,06 – 0,15% dân số). Từ những con số trên chúng ta có thể thấy được rằng số lượng người đồng tính ở nước ta đã chiếm tỉ lệ khá cao. Không những vậy, đây là một con số chưa chính xác do những người đồng tính vì mặc cảm với xã hội mà họ luôn che giấu con người thật của mình. Từ những con số trên cũng giúp chúng ta hình dung được phần nào về con số thống kê những người đồng tính của nước ta trong những năm gần đây như thế nào. Nếu chúng ta không công nhận hôn nhân đồng tính đồng nghĩa với việc chúng ta đã và đang vi phạm nhân quyền của họ. Bất bình đẳng xã hội là một điều không tránh khỏi khi chúng ta làm điều này. Trong khi đó, tất cả mọi người trong xã hội ở mọi tầng lớp, mọi giai cấp đều cần phải được tôn trọng quyền con người. Hiện tượng những đám cưới của người đồng tính đã được tổ chức trong thời gian gần đây, đã phần nào phản ánh mong muốn được công nhận của những người đồng tính. Họ cần được kết hôn với người họ mong muốn được chung sống và cũng là để có được hạnh phúc.
Thứ hai: Công nhận hôn nhân đồng giới không gây ảnh hưởng đến an toàn xã hội. Có người đã nói rằng nếu công nhận hôn nhân đồng tính là làm tăng các căn bệnh xã hội như HIV, AIDS và các căn bệnh khác về đường sinh dục. Tuy nhiên, đây là một ý kiến hoàn toàn sai lầm vì chỉ khi chúng ta còn kì thị, còn chưa công nhận hôn nhân đồng tính thì những người đồng tính còn rụt rè, lo sợ và họ sẽ thực hiện những ham muốn cuộc sống thực của mình một cách lén lút. Không