Đề tài Tổng quan về VoIP và ứng dụng của VoIP trong mạng WiFi, mô hình ứng dụng trong trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Từ năm 1995 với các lợi thế như giá cước thấp, chất lượng dịch vụ có thể chấp nhận được, đã làm nhiều nhà kinh doanh viễn thông quan tâm một cách đặc biệt. Do đó, việc truyền thông qua các mạng dữ liệu gói như IP đã và đang trở thành một chiến lược được ưu tiên phát triển của nhiều công ty viễn thông Theo dự đoán của các chuyên gia thì lưu lượng dữ liệu sẽ sớm vượt quá lưu lượng điện thoại truyền thống và ngày càng có nhiều công ty nhận ra sự hữu ích của việc truyền tải thoại thời gian thực qua các mạng IP để hạ thấp chi phí điện thoại và fax, chuẩn bị cho các ứng dụng đa phương tiện cao cấp. Cung cấp điện thoại chất lượng cao qua các mạng IP là bước then chốt để hội tụ các dịch vụ truyền thông thoại, fax, video, và dữ liệu. Công nghệ thoại VoIP hiện nay đã được thử thách khả thi, cuộc đua đã sẵn sàng để đưa ra các chuẩn, các thiết kế đầu cuối và các gateway, mở màn cho các dịch vụ trên phạm vi toàn cầu. Mặt khác, kết nối không dây dần đang trở thành xu hướng của thời đại phát triển bên cạnh các loại hình kết nối dùng cáp. Ở Việt Nam, WLAN đang được ứng dụng và phát triển mạnh mẽ ở các thành phố lớn như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh Song song với sự tồn tại của các giải pháp truy nhập mạng truyền thống như: modem thoại (dial-up), ISDN, thuê kênh kết nối trực tiếp (lease-line), ADSL thì WLAN ra đời đáp ứng cho các hệ thống đòi hỏi băng thông rộng với các dịch vụ yêu cầu tốc độ cao như truyền dữ liệu, truy cập Internet . Với các tính năng dùng kỹ thuật không dây nên công nghệ này đặc biệt phù

doc80 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3488 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổng quan về VoIP và ứng dụng của VoIP trong mạng WiFi, mô hình ứng dụng trong trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án tốt nghiệp “ Tổng quan về VoIP và ứng dụng của VoIP trong mạng WiFi, mô hình ứng dụng trong trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” SVTH: Mai Chí Linh LỜI NÓI ĐẦU Mạng không dây hiện nay đã tìm được sự ứng dụng rộng rãi trong công nghệ viễn thông. Lịch sử của mạng không dây bắt đầu từ liên kết hồng ngoại, sau đó là Bluetooth và ngày nay đó là WiFi, Wimax. WiFi hay mạng 802.11 là hệ thống mạng không dây sử dụng sóng vô tuyến cũng giống như điện thoại di động, radio hay sóng truyền hình để liên kết mạng nội bộ. Hệ thống cho phép truy cập Internet tại những khu vực có sóng, hoàn toàn không cần đến cáp nối. Ngoài các điểm kết nối công cộng (hotspots), WiFi có thể được thiết lập ngay tại nhà riêng. Ở Việt Nam, mạng không dây wifi đã bắt đầu phát triển mạnh ở những thành phố lớn như Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Xuất phát từ thực tế đó trong đồ án này em xin phép trình bày về công nghệ WiFi, các chuẩn, phương pháp kỹ thuật, bảo mật… trong WiFi và ứng dụng của công nghệ VoIP trong mạng WiFi(VoIP over WLAN – VoWLAN, hay VoFi – VoIP over WiFi). Để hoàn thành đồ án lần này em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn ThS.Đỗ Đình Hưng, các thầy cô giáo giảng dạy trong trường Đại học Bách khoa Hà Nội, anh Thành - Kỹ thuật viên mạng không dây Công ty Cổ phần Công nghệ quốc tế Intekco và các thầy cô, bạn bè đã giúp đỡ về kiến thức cũng như cung cấp tài liệu để em hoàn thành đồ án. TÓM TẮT ĐỒ ÁN Đồ án chủ yếu tập chung vào tìm hiểu về công nghệ VoIP, mạng không dây WiFi và VoIP over WiFi (Gọi điện thoại trên giao thức Internet thực hiện trên mạng nội bộ không dây). Nội dung đồ án bao gồm khái niệm chung, các giao thức báo hiệu, định tuyến, vận chuyển được sử dụng trong VoIP. Đồng thời, đồ án cũng đi vào tìm hiểu về mạng không dây WiFi nhằm giải quyết vấn đề về đưa ứng dụng của công nghệ VoIP vào mạng WiFi. Để tìm hiểu rõ hơn về công nghệ này, đồ án đưa ra một ứng dụng thực tế của công nghệ VoIP over WiFi trong trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Trong đó có những mô hình kết nối cụ thể trong các từng khu vực khác nhau như thư viện, lớp học, phòng họp¼ Trong giới hạn của đồ án, các mô hình đưa ra chưa chỉ mới dừng lại ở mức lý thuyết chưa có tính cụ thể để có thể đưa vào triển khai ngay được. Các mô hình này sẽ tiếp tục được phát triển để sớm được ứng dụng trong thực tế. THESIS SUMMARY This thesis mainly focuses on stutying about VoIP technology, WiFi Network and VoIP over WiFi (Voice over Internet Protocol over Wireless Local Area Network) The content of this thesis includes: general definitions, signalings, routing, transport protocols used in VoIP network. Beside, this thesis also studies about wireless LAN to dedicate the application of VoIP technology and WiFi network. For further studies about usues of this technology, this thesis offers an application of VoIP technology over Wifi in Hanoi University of Technology, in which includes some certain combination models in various areas such as: library, classrooms, meeting rooms… In the scope of my thesis, the offered models are only in studying without deployment. These need to be impoved further for deploying in the future. MỤC LỤC DANH SÁCH HÌNH VẼ Hình 1.1: Chuyển mạch kênh 15 Hình 1.2: Mạng điện thoại truyền thống PSTN 16 Hình 1.3: Các Phần tử cấu thành mạng VoIP 20 Hình 1.4: Giao thức báo hiệu SIP và RTP truyền tải cuộc đàm thoại 24 Hình 2.1: Thiết bị mạng Wifi 34 Hình 2.2: Mạng Wireless LAN 34 Hình 2.3: Trạng thái pha của tín hiệu 4-QPSK 38 Hình 2.4: Bộ điều chế QPSK 39 Hình 2.5: Bộ điều chế QPSK 39 Hình 2.6: Hàm phân bố xác xuất Guass 40 Hình 2.7: Hệ thống QPSK với kênh truyền là nhiễu trắng 41 Hình 2.8: Mô hình hệ thống QPSK với kênh truyền là nhiễu trắng 41 Hình 2.9: Xác suất lỗi bit trong hệ thống QPSK có kênh truyền là nhiễu trắng 42 Hình 2.10: So sánh xác suất lỗi bit trong hệ thống QPSK với kết quả lý thuyết 43 Hình 2.11: Hiện tượng phân tập tần số 44 Hình 2.12: Hệ thống QPSK với kênh truyền là kênh phân tập đa đường có can của nhiễu trắng 44 Hình 2.13 Xác suất lỗi bit của hệ thống truyền dẫn QPSK với kênh truyền là kênh phân tập đa đường theo xác suất Rayleigh có can của nhiễu trắng 45 Hình 2.14 Xác suất lỗi bit của hệ thống truyền dẫn QPSK với kênh truyền là kênh phân tập đa đường theo xác suất Rayleigh có can của nhiễu trắng, mô phỏng hệ thống và so sánh với lý thuyết 46 Hình 2.15: IEEE 802.11 mô hình OSI 47 Hình 2.16 Kiến trúc phân lớp MAC 52 Hình 2.17: Thuật toán CSMA/CA. 53 Hình 2.18: Vấn đề về nút ẩn 54 Hình 2.19 Xung đột do hiện tượng nút ẩn 55 Hình 2.20: Cơ chế 4-way handshake 56 Hình 2.21: Thuật toán Back-off CSMA/CA. 56 Hình 2.22:PCF và DCF 58 Hình 2.23:Cấu trúc từ mã thuật toán WEP 62 Hình 2.24: Sự thay đổi thời gian các gói đến dích. 64 Hình 3.1: Mô hình đấu nối cơ bản 70 Hình 3.2: Sơ đồ trường Đại học Bách khoa Hà nội 71 Hình 3.3: Kết nối từ thư viện điện tử 72 Hình 3.4: Đấu nối từ nhà cung cấp dịch vụ trong thư viện điện tử 73 Hình 3.5: Mô hình truyền dẫn cho thư viện điện tử 74 Hình 3.6:Mô hình kết nối giữa các tòa nhà 75 Hình 3.7:Mô hình phủ sóng cho từng tầng trong tòa nhà 76 Hình 3.8: Mô hình phủ sóng cho thư viện 77 Hình 3.9: Mô hình phủ sóng cho thư viện 77 Hình 3.10:Mô hình phủ sóng trong lớp học 78 Hình 3.11: Mô hình phủ sóng trong phòng họp 79 DANH SÁCH BẢNG BIỂU Bảng 11: Các thành phần và chuẩn của giao thức H.323 23 Bảng 21: Các chuẩn trong IEEE 802.11 35 Bảng 22: Các chuẩn khác trong IEEE 802.11 36 Bảng 23: Trạng thái pha sau điều chế QPSK 38 Bảng 24: IEEE 802.11 Các dịch vụ MAC và tác nhân 47 Bảng 25: Bảng sự tích luỹ của trễ. 63 Bảng 31: Thông số kỹ thuật 67 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT VoIP Voice over Internet Protocol Gọi điện trên giao thức Internet WiFi Wireless Fidelity Mạng không dây WiFi Wimax Worldwide Interoperability for Microwave Access Hệ thống truy nhập vi ba tương tác toàn cầu WLAN Wireless Local Area Network Mạng cục bộ không dây ISDN Integrated Services Digital Network Mạng số các Dịch vụ Tích hợp ADSL Asymmetric Digital Subscriber Line Đường dây thuê bao số bất đối xứng LAN Local Area Network Mạng cục bộ QPSK Quadrature phase-shift keying Khóa chuyển dịch pha vuông góc PSTN Public Switched Telephone Network Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng IP Internet Protocol Giao thức Internet GW Gateway Cổng nối QoS Quality of Service Chất lượng dịch vụ PC Personal Computer Máy tính cá nhân ITU International Telecomunication Union Liên Minh Viễn Thông Quốc Tế SIP Session Initiation Protocol Giao thức Khởi tạo Phiên RTP Real-Time Transport Protocol Giao thức truyền tải thời gian thực UA User Agent Tác nhân người dùng LDAP Lightweight Directory Access Protocol Giao thức truy cập thư mục đơn giản MCU Multipoint Conference Unit Đơn vị điều khiển đa điểm CSN Circuit Switched Network Mạng chuyển mạch ATM (Asynchronous transfer mode Chế độ truyền không đồng bộ ATM MGCP Media Gateway Control Protocol Giao thức điều khiển cổng đường truyền IGPs Interior Gateway Protocol Giao thức bên trong cổng liên mạng RIP Routing Information Protocol Giao thức thông tin định tuyến OSPF Open Shortest Path First Giao thức tìm đường ngắn nhất trước EGP Exterior Gateway Protocol Giao thức bên ngoài cổng liên mạng BGP Border Gateway Protocol Giao thức cổng biên RSVP Resource Reservation Protocol Giao thức dự trữ tài nguyên RTCP Real-time Transport Control Protocol Giao thức điều khiển truyền tải thời gian thực UDP User Data Protocol Giao thức dữ liệu người dùng WBS Wireless Base Station Trạm gốc không dây BS Basic Station Trạm cơ sở MS Mobile Station Trạm di động AP Access Point Điểm truy cập CPE (Customer Premise Equipment Khối giao tiếp người sử dụng IEEE Institute of electrical and electronic Engineers Viện Kỹ thuật điện và điện tử CDMA Code Division Multiplex Access Đa truy cập phân chia theo mã OFDM Orthogonal Frequency Division Multiplexing Ghép kênh phân chia theo tần số trực giao FHSS Frequency Hopping spread system Trải phổ nhảy tần DSSS Direct Sequence Spread System Trải phổ trực tiếp SNR Signal Noise Tỉ số tín hiệu trên nhiễu BEP Bit Error Probability Xác suất lỗi bit AWGN Additive White Gaussuan Noise Nhiễu tạp âm trắng MAC Medium Access Control Kiểm soát môi trường truyền thông PHY Physical Lớp vật lý OSI Open Systems Interconnection Mô hình liên kết các hệ thống mở DCF Distribute Coordination Function Hàm kết hợp phân tán PCF Point Coordination Function Hàm kết hợp điểm CSMA Carrer Sesnse Multiple Access Tổ chức thâm nhập nhiều mối bằng cảm nhận sóng mang CSMA /CD Carrer Sesnse Multiple Access with Collision Detection Tổ chức thâm nhập nhiều mối bằng cảm nhận sóng mang có dò xung đột CSMA/CA Carrer Sesnse Multiple Access with Collision Avoidance Tổ chức thâm nhập nhiều mối bằng cảm nhận sóng mang tránh xung đột RTS Request To Send Hỏi trước khi gửi CTS Clear To Send Xóa trước khi gửi ACK Acknowledgement Cơ chế báo nhận MỞ ĐẦU Trên thế giới, công nghệ điện thoại trên nền IP, vốn đã được thương mại hóa từ năm 1995 với các lợi thế như giá cước thấp, chất lượng dịch vụ có thể chấp nhận được, đã làm nhiều nhà kinh doanh viễn thông quan tâm một cách đặc biệt. Do đó, việc truyền thông qua các mạng dữ liệu gói như IP đã và đang trở thành một chiến lược được ưu tiên phát triển của nhiều công ty viễn thông Theo dự đoán của các chuyên gia thì lưu lượng dữ liệu sẽ sớm vượt quá lưu lượng điện thoại truyền thống và ngày càng có nhiều công ty nhận ra sự hữu ích của việc truyền tải thoại thời gian thực qua các mạng IP để hạ thấp chi phí điện thoại và fax, chuẩn bị cho các ứng dụng đa phương tiện cao cấp. Cung cấp điện thoại chất lượng cao qua các mạng IP là bước then chốt để hội tụ các dịch vụ truyền thông thoại, fax, video, và dữ liệu. Công nghệ thoại VoIP hiện nay đã được thử thách khả thi, cuộc đua đã sẵn sàng để đưa ra các chuẩn, các thiết kế đầu cuối và các gateway, mở màn cho các dịch vụ trên phạm vi toàn cầu. Mặt khác, kết nối không dây dần đang trở thành xu hướng của thời đại phát triển bên cạnh các loại hình kết nối dùng cáp. Ở Việt Nam, WLAN đang được ứng dụng và phát triển mạnh mẽ ở các thành phố lớn như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh… Song song với sự tồn tại của các giải pháp truy nhập mạng truyền thống như: modem thoại (dial-up), ISDN, thuê kênh kết nối trực tiếp (lease-line), ADSL… thì WLAN ra đời đáp ứng cho các hệ thống đòi hỏi băng thông rộng với các dịch vụ yêu cầu tốc độ cao như truyền dữ liệu, truy cập Internet….. Với các tính năng dùng kỹ thuật không dây nên công nghệ này đặc biệt phù hợp với mô hình kết nối các văn phòng, nhà cao tầng… mà việc dùng cáp gặp khó khăn. Sự tiên tiến của mạng WLAN mở ra một định nghĩa hoàn toàn mới về cơ sở hạ tầng mạng. Trong vài năm qua, các lợi ích của mạng không dây đã trở nên rõ ràng hơn, các thiết bị đã có giá cả dễ chịu hơn, dễ mua hơn, triển khai mạng WLAN cũng trở nên thịnh hành hơn. Mạng không dây gia tăng năng suất sử dụng và tiết kiệm tiền vì nó triệt tiêu chi phí đi dây mạng. Ví dụ người sử dụng máy tính xách tay có thể kết nối liên tục khi họ di chuyển trong khu làm việc cũng như dễ dàng kết nối vào tài nguyên của mạng cáp thường. Những nhân viên bán hàng có thể truy cập mạng của công ty từ sân bay hay khách sạn nên năng suất lao động của họ tăng rất nhiều. Nhiều nhà phân tích tin tưởng thị trường không dây đã bắt đầu tới ngưỡng “đại chúng’’, đây là ngưỡng bắt đầu của tăng trưởng tốc độ cao. Tương lai của mạng không dây phụ thuộc vào khả năng kết nối liên tục và an toàn của nhiều loại thiết bị dân dụng như máy tính cá nhân, thiết bị trợ giúp cá nhân, điện thoại, máy in …, sự chuyển đổi qua lại không gián đoạn giữa WLAN và LAN. Sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng không dây di động cũng đang thúc đẩy quá trình này. Đồ án này em lựa chọn mang tên “ Tổng quan về VoIP và ứng dụng của VoIP trong mạng WiFi, mô hình ứng dụng trong trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” sẽ nghiên cứu về VoIP, WiFi và ứng dụng của VoIP trong mạng WiFi. Do trình độ và kiến thức còn ít nên đồ án còn nhiều hạn chế, đồ án chỉ tập chung để đưa ra mô hình tổng quan nhất được ứng dụng trong trường. Nội dung chính của đồ án nằm ở 3 chương Chương 1: Tổng quan về VoIP. Chương này nêu lên khái niệm và các giao thức được sử dụng trong mạng VoIP. Từ đó rút ra các kết luận về ưu điểm, nhược điểm của công nghệ VoIP. Chương 2: Ứng dụng của công nghệ VoIP trong mạng WiFi. Trong chương sẽ giải quyết vấn đề về ứng dụng của VoIP over WiFi, các biện pháp kỹ thuật được sử dụng để đưa VoIP vào mạng nội bộ không dây. Chương 3: Mô hình ứng dụng công nghệ VoIP trong mạng WiFi - Phủ sóng trong trường Đại học Bách Khoa Hà nội. Nêu lên một mô hình ứng dụng trong thực tế của VoIP over WiFi. TỔNG QUAN VỀ VoIP Trong cuộc sống hiện đại, điện thoại là một dịch vụ không thể thiếu. Tuy nhiên với mạng điện thoại truyền thống PSTN hiện nay, người dùng phải chịu chi phí rất cao cho các cuộc gọi đường dài, đặc biệt là các cuộc gọi quốc tế. VoIP là một trong những công nghệ cho phép truyền tín hiệu thoại qua mạng IP, do đo giảm được chi phí cuộc gọi, sử dụng băng thông một cách hiệu quả đồng thời tận dụng được các thế mạnh của một hệ thống tích hợp. Trong chương này sẽ giới thiệu tổng quan về VoIP; định nghĩa, các phần tử, cấu trúc kết nối và các giao thức được sử dụng trong công nghệ VoIP. 1.1 Giới thiệu về mạng VoIP: 1.1.1 Mạng PSTN: Để hiểu được mạng VoIP trước hết ta hãy qua lại mạng điện thoại truyền thống PSTN. Mạng này sử dụng truyển mạch kênh và được phát triển từ mạng Analog. Chuyển mạch kênh là phương pháp truyền thông trong đó một kênh truyền dẫn dành riêng được thiết lập giữa hai thiết bị đầu cuối thông qua một hay nhiều nút chuyển mạch trung gian. Dòng thông tin truyền trên kênh này là dòng bit truyền liên tục theo thời gian. Băng thông của kênh dành riêng được đảm bảo và cố định trong quá trình liên lạc, do đó độ trễ thông tin là rất nhỏ, chỉ cỡ thời gian truyền thông tin trên kênh (Propagation time). Hình 1.1: Chuyển mạch kênh Trong điện thoại PSTN, tín hiệu thoại nằm trong khoảng 0.4 – 3.3 Khz, được lấy mẫu với tần số 8khz theo Nyquyst sau đó sẽ được lượng tử hóa với 8bit/1mẫu. PSTN thực hiện được tối đa 30 cuộc điện thoại trên một đường trung kế số E1 và công suất giới hạn là 64kbits/s/kênh. Mỗi một cuộc gọi cần một kênh riêng biệt được duy trì từ đầu đến cuối cuộc đàm thoại. Ở bên nhận, luồng 64Kbps này được giải mã thành tín hiệu tương tự. Hình 1.2: Mạng điện thoại truyền thống PSTN 1.1.2 Khái niệm chung về VoIP a)Khái nhiệm chung về VoIP VoIP viết tắt của Voice over Internet Protocol - truyền giọng nói trên giao thức IP (hay điện thoại IP, điện thoại Internet) là công nghệ truyền tín hiệu điện thoại qua mạng thông tin sử dụng giao thức TCP/IP. VoIP cũng không hoàn toàn khác với với mạng PSTN. Công nghệ này thực chất là dựa trên chuyển mạch gói nhằm thay thế chuyển mạch kênh trong mạng PSTN. Đầu tiên tín hiệu thoại cũng được lấy mẫu, lượng tử hóa và số hóa. Sau đó thay vì truyền trên các đường chuyển mạch, chúng sẽ được nén xuống với tốc độ thấp, đóng gói và truyền lên mạng IP. Tất cả các thông tin được chia sẻ ra và đi theo nhiều đường khác nhau, bằng cách đó băng thông được sử dụng một cách có hiệu quả hơn mà không cần phải cung cấp cho từng kênh riêng lẻ. Mỗi kênh hoặc mỗi đường trung kế cung cấp nhiều khả năng ứng dụng như: số liệu, thoại, fax, video… Các gói tin được truyền liên tục trên kênh cho nên hiệu quả sử dụng kênh được tối ưu hơn. Sự khác nhau giữa VoIP và PSTN: Khác nhau về kỹ thuật chuyển mạch: Mạng Internet sử dụng phương pháp định tuyến động (Dynamic routing) dựa trên việc đánh địa chỉ không mang tính địa lý (Non-geographic addressing). Ngược lại, mạng PSTN sử dụng phương pháp chuyển mạch tĩnh (Static switching) dựa trên số điện thoại phụ thuộc vị trí của thuê bao (Geographic telephone numbering). Kiến trúc mạng: Kiến trúc mạng Internet là dạng “phân tán”. Sự thông minh của Internet phân bố trên toàn mạng. Các ứng dụng cung cấp dịch vụ cho mạng là các phần mềm hướng máy khách (client-oriented softwware) và được bố trí khắp nơi trên mạng. Trong khi đó mạng PSTN lại tập trung các phương tiện truyền dẫn và các chương trình điều khiển với nhau tại một vài trung tâm trong mạng. Kiến trúc phân tán của Internet có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó tạo cho mạng Internet tính linh hoạt trong triển khai và ứng dụng các công nghệ mới. Điều này giải thích cho sự phát triển mạnh mẽ của Internet trong một vài năm gần đây. b)Ưu nhược điểm của VoIP so với ESPN Ưu điểm: Giảm chi phí cuộc gọi : Đây là ưu điểm nổi bật của điện thoại IP so với điện thoại truyền thống đặc biệt với đối với các cuộc gọi đường dài. Chi phí cho điện thoại IP cho một cuộc gọi đường dài chỉ bằng tri phí truy cập Internet. Tín hiệu thoại truyền tải trong mạng IP có khả năng sử dụng kênh hiệu quả cao, đồng thời kỹ thuật nén thoại cho phép giảm tốc độ bit từ 64kbps xuống tới 8kbps. Trong khi đó đối với một cuộc gọi thông thường thông qua mạng PSTN sẽ có một kênh 64kbps được duy trì suốt từ đầu cuối này đến đầu cuối kia thông qua một hệ thống tổng đài, chi phí này đối với một cuộc gọi đường dài là khá lớn. Trong trường hợp cuộc gọi được thực hiện qua mạng IP, người sử dụng từ mạng PSTN chỉ phải duy trì kênh 64kbps đến GW của nhà cung cấp dịch vụ tại địa phương. Sau đó, tín hiệu thoại được nén, đóng gói và gửi đi qua mạng IP một cách có hiệu quả nhất để tới được GW nối tới một mạng điện thoại khác có người liên lạc ở đầu kia. Việc kết nối như vậy sẽ giảm đáng kể chi phí cuộc gọi. Tích hợp mạng thoại, mạng số liệu và mạng báo hiệu: Khác với mạng PSTN chỉ truyền tín hiệu thoại, mạng IP có khả năng tích hợp tín hiệu thoại, số liệu và cả báo hiệu có thể đi chung. Điều này tiết kiệm chi phí đầu tư để xây dựng những mạng riêng rẽ và tiến tới một mạng tích hợp trong tương lai. Khả năng mutilmedia và đa dịch vụ: Vì mạng IP có khả năng truyền tích hợp cả tín hiệu thoại, số liệu và báo hiệu nên trong khi đàm thoại, người sử dụng có thế vừa nói chuyện vừa sử dụng các dịch vụ khác như truyền file, chia sẻ dữ liệu hay hình ảnh … của người bên kia Nhược điểm: Giao thức Internet (hay các mạng số liệu khác) thực chất không phải được thiết kế để truyền các thông tin thời gian thực như thông tin thoại. Việc truyền tín hiệu thoại trên mạng chuyển mạch gói là rất khó thực hiện do trễ gói, mất gói trên mạng là không tránh khỏi. Để cho chất lượng dịch vụ chấp nhận được, cần phải có một kỹ thuật nén tín hiệu có tỉ số nén lớn, có khả năng tái tạo các gói bị thất lạc. Tốc độ của các bộ mã hoá/giải mã phải nhanh để không làm gián đoạn cuộc đàm thoại. Đồng thời cơ sở hạ tầng mạng cũng phải nâng cấp lên các công nghệ mới để có tốc độ cao và phải có một cơ chế thực hiện chức năng QoS (Quality of Service). Ngoài ra còn một số hạn chế của dịch vụ thoại IP so với dịch vụ thoại truyền thống là chất lượng dịch vụ và khả năng truy cập dịch vụ. Hạn chế về chất lượng dịch vụ có nguyên nhân không phải do công nghệ VoIP mà do chính sách về chất lượng được thiết lập trước đó trên mạng Internet: dịch vụ chỉ được cung cấp với “chất lượng tốt nhất có thể” và do đó không đảm bảo hoàn toàn yêu cầu trong truyền tín hiệu thời gian thực. Mức độ phức tạp của mạng cũng như các kết nối mạng cũng là yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ. Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ thoại IP là do trên mạng Internet, dịch vụ IP phải chia sẻ đường truyền cùng lúc với nhiều dịch vụ khác. Nếu so sánh, một kênh tín hiệu thoại chỉ sử dụng khoảng 30% năng lực trong khi trên Internet tỉ lệ này là 100%. Một ví dụ chất lượng dịch vụ trong mạng VoIP là vấn đề về tiếng vọng. Nếu như trong thoại PSTN do trễ ít nên tiếng vọng không ảnh hưởng nhiều thì trong mạng VoIP, do trễ gói nên tiếng vọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thoại. Vì vậy, khử tiếng vọng cũng là một yêu cầu đặt ra với mạng VoIP c)Những vấn đề kỹ thuật cần giải quyết Chất lượng thoại phải tương đương với PSTN, bất chấp các mạng có các cấp QoS khác nhau. Mạng IP phải đạt được những chỉ ti
Luận văn liên quan