Đề tài Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường dân sự 2

Trong quá trình hình thành và phát triển, con người luôn biết dựa vào thiên nhiên, tác động, khai thác thiên nhiên để duy trì sự sống và phát triển. Tuy nhiên trong quá trình khai thác và sử dụng thiên nhiên, con người đã làm cho môi trường thiên nhiên bị cạn kiệt và ô nhiễm nặng nề. Thiệt hại về môi trường là những thiệt hại có tính nghiêm trọng. Là bộ luật gốc điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội nên Bộ luật dân sự 2005 có quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường tại Điều 624. Luật bảo vệ môi trường năm 2005 cũng đã cụ thể hóa nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và là một hành lang pháp lý để chúng ta có thể bảo vệ cuộc sống của mình. Vấn đề môi trường luôn là vấn đề nóng trong xã hội vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chúng ta. Bài luận của em sau đây xin được bàn về: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường”.

doc17 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4470 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường dân sự 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình hình thành và phát triển, con người luôn biết dựa vào thiên nhiên, tác động, khai thác thiên nhiên để duy trì sự sống và phát triển. Tuy nhiên trong quá trình khai thác và sử dụng thiên nhiên, con người đã làm cho môi trường thiên nhiên bị cạn kiệt và ô nhiễm nặng nề. Thiệt hại về môi trường là những thiệt hại có tính nghiêm trọng. Là bộ luật gốc điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội nên Bộ luật dân sự 2005 có quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường tại Điều 624. Luật bảo vệ môi trường năm 2005 cũng đã cụ thể hóa nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và là một hành lang pháp lý để chúng ta có thể bảo vệ cuộc sống của mình. Vấn đề môi trường luôn là vấn đề nóng trong xã hội vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chúng ta. Bài luận của em sau đây xin được bàn về: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường”. B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. QUAN NIỆM VÀ XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG. 1. Quan niệm về thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường quy định: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. Ô nhiễm môi trường được hiểu là sự biến đổi của các thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sinh vật và con người. Ở các quốc gia có những cách hiểu về thiệt hại do làm ô nhiễm, suy thoái môi trường không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, xét một cách tổng quát, quan niệm về thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường có thể được chia thành hai nhóm: - Thứ nhất, thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường bao gồm những thiệt hại đối với các yếu tố môi trường tự nhiên như hệ động thực vật, đất, nước, không khí… Thiệt hại đối với các yếu tố môi trường tự nhiên là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Thiệt hại ấy xảy ra khi: Chất lượng của các yếu tố môi trường sau khi bị tác động thấp hơn so với tiêu chuẩn về chất lượng môi trường; Lượng tài nguyên bị khai thác, sử dụng lớn hơn lượng được khôi phục (đối với tài nguyên tái tạo) hoặc lớn hơn lượng thay thế (đối với tài nguyên không tái tạo được); Lượng chất thải thải vào môi trường lớn hơn khả năng tự phân hủy, tự làm sạch của chúng. - Thứ hai, thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường không chỉ bao gồm những thiật hại đối với các yếu tố môi trường tự nhiên, mà còn bao gồm cả những thiệt hại đối với sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Tại Việt Nam, sau khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được ban hành, thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được xác định theo quan niệm thứ hai. 2. Xác định thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Thiệt hại là điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, việc xác định thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là một vấn đề không đơn giản bởi các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường nói riêng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung là những quy định mang tính định tính chứ không định lượng cụ thể. Muốn xác định thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, trước hết cần phải làm rõ: Thành phần môi trường được xác định thiệt hại: Thiệt hại đối với môi trường tự nhiên được hiểu là thiệt hại đối với tất cả các yếu tố vật chất tạo thành môi trường, như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. Tuy nhiên, việc xác định thiệt hại đối với tất cả các thành phần môi trường nêu trên là điều khó được thực hiện hoàn toàn chính xác. Mức độ thiệt hại được xác định. Chúng ta cần phải vận dụng phương pháp suy đoán lôgíc, theo đó nếu một thành phần môi trường bị ô nhiễm ở các mức có ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng thì cũng có nghĩa là thành phần môi trường đó đã bị sự suy giảm tương ứng về chức năng, tính hữu ích của nó. Tương tự như vậy, cũng có thể xác định các cấp độ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường căn cứ vào các mức độ suy thoái môi trường. Các căn cứ để xác định mức độ thiệt hại: Khoản 2 Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường quy định về việc xác định phạm vi, giới hạn môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích: “a) Xác định giới hạn, diện tích của khu vực, vùng lõi bị suy giảm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; b) Xác định giới hạn, diện tích vùng đệm trực tiếp bị suy giảm; c) Xác định giới hạn, diện tích các vùng khác bị ảnh hưởng từ vùng lõi và vùng đệm.” Các căn cứ để tính toán thiệt hại: Khoản 4 Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường quy định về việc tính toán chi phí thiệt hại về môi trường: “a) Tính toán chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường; b) Tính toán chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường; c) Tính toán chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại; d) Thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan; đ) Tuỳ điều kiện cụ thể có thể áp dụng một trong những biện pháp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này để tính toán chi phí thiệt hại về môi trường, làm căn cứ để bồi thường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.” Trong số các căn cứ trên thì căn cứ vào “chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường” và “chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại” được xem là có tính khả thi trong việc xác định thiệt hại, cũng như cho việc áp dụng trách nhiệm bồi thường. Các căn cứ còn lại còn khá mơ hồ và khó áp dụng trong điều kiện hiện tại của Việt Nam. Chương trình môi trường Liên Hiệp quốc năm 2000 đã nghiên cứu và chỉ ra các cách thức xác định thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, đó là: Thứ nhất: Việc xác định giá trị tổn thất đối với môi trường được thực hiện bởi Tòa án hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường. Trong trường hợp không thể định lượng được chính xác những tổn thất thì thiệt hại sẽ được ấn định bằng một khoản tiền hợp lý có tính đến mức độ nghiêm trọng của sự thiếu cẩn trọng của con người, chi phí phục hồi và những lợi nhuận mà những người làm hại môi trường có được. Thứ hai: Xác định thiệt hại theo phương thức quy ra một khoản tiền cố định. Thứ ba: Giao cho các viên chức hành chính hoặc chính quyền địa phương xác định thiệt hại. Thứ tư: Các phương thức đánh giá khác, điển hình là phương pháp Koch. II. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG. Người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường những tổn thất gây ra đối với môi trường. Trách nhiệm này trước hết được hiểu là trách nhiệm đối với cộng đồng, với xã hội của người gây hại cho môi trường vì họ đã xâm hại tới các điều kiện sống chung của con người. Tiếp đến là trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân cụ thể là nạn nhân của sự xâm hại đó, thể hiện qua việc bồi thường thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị hại. 1. Một số quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. - Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được pháp luật ghi nhận lần đầu tiên tại Luật Bảo vệ môi trường năm 1993. Bộ luật đưa ra những nguyên tắc về bảo vệ môi trường như: Bảo đảm quyền con người sống trong môi trường trong lành; Nhà nước thống nhất quản lý việc bảo vệ môi trường; Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững; Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân; Sử dụng các thành phần môi trường phải trả tiền và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên… Như vậy theo Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 thì tổ chức, cá nhân nào gây tổn hại cho môi trường do hoạt động của mình thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của Ủy ban nhân dân địa phương và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. - Khoản 2 Điều 18 Nghị định 175-CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ Về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường quy định: “Các tổ chức sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về đóng góp tài chính về bảo vệ môi trường, bồi thường thiệt hại do có hành vi gây tổn hại môi trường theo quy định của pháp luật”. Điều 1 và Điều 2 Nghị định 26-CP ngày 26/04/1996 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường quy định tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường gây thiệt hại vật chất phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và có thể được tiến hành theo nguyên tắc thỏa thuận. - Bên cạnh đó, có hai văn bản được ban hành dưới hình thức thông tư có các quy định liên quan đến bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường. Đó là Thông tư số 2370-TT/Mtg ngày 22/12/1995 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Hướng dẫn tạm thời về khắc phục sự cố chảy xăng dầu và Thông tư số 2262/TT-MTg ngày 29/12/1995 Hướng dẫn về khắc phục sự cố tràn dầu. - Điều 628 BLDS 1995 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường như sau: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trừ trường hợp người bị thiệt hại có lỗi”. Cho đến BLDS năm 2005 thì quy định trên được ghi tại Điều 624 và được sửa lại thành: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”. - Tuy nhiên, phải đến khi Luật Bảo vệ môi trường 2005 được đưa vào áp dụng thì vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường mới được đề cập một cách rõ ràng hơn. Bộ luật đã thể hiện một bước tiến đáng kể trong quá trình thực hiện hóa nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. - Ngoài ra, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác như Bộ luật Hàng hải, Luật Khoáng sản… 2. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Theo quy định tại Điều 624 BLDS 2005 thì chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Các tổ chức từ khi thành lập đã có năng lực pháp luật, có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Các tổ chức khi tham gia vào các quan hệ pháp luật môi trường mà có hành vi làm ô nhiễm môi trường dẫn tới gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình. Các tổ chức có thể là pháp nhân (chẳng hạn, doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, các viện nghiên cứu…) hoặc tổ chức khác không phải là pháp nhân (hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh…). Đối với cá nhân, những người đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi đầy đủ thì tự mình phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của họ. Người dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường thiệt hại toàn bộ. Nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con có tài sản riêng thì lấy tài sản riêng đó để bồi thường phần còn thiếu cho người bị hại. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có cá nhân, tổ chức giám hộ thì cá nhân đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường. Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Nhưng người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Trong thực tế đời sống, các chủ thể gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là các doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình do không có thiết bị xử lý chất thải, hoặc không tuân thủ các quy định khác về bảo vệ môi trường… các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã làm suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác. Như vậy, chủ thể “tiềm tàng” chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trước hết là các cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Luật Bảo vệ môi trường 2005 quy định trong trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường thì cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan để làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế không dễ dàng xác định chính xác mức độ gây hại đến môi trường của từng đối tượng. 3. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Do quan hệ pháp luật trong lĩnh vực môi trường có thể phát sinh giữa các chủ thể mà không cần đến các cơ sở pháp lý làm tiền đề (như quan hệ hợp đồng hay quan hệ công vụ) nên bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là loại trách nhiệm phát sinh dưới sự tác động trực tiếp của các quy phạm pháp luật mà không cần có sự thỏa thuận trước của các chủ thể. Sự trùng hợp về một số nội dung có liên quan đến quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong các thỏa thuận hay cam kết không làm ảnh hưởng đến căn cứ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường theo luật định. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là những yếu tố, những cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường, người phải bồi thường, người được bồi thường và mức độ bồi thường. Theo pháp luật dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường phát sinh khi có các điều kiện sau đây: a. Có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại xảy ra là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bởi mục đích của bồi thường thiệt hại là nhằm bù đắp, khắc phục những tổn thất đã xảy ra cho người bị thiệt hại, do đó nếu không có thiệt hại thì cũng không phát sinh trách nhiệm bồi thường. Các thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường có thể bao gồm: - Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được bồi thường bao gồm: Tài sản bị hủy hoại; tài sản bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. Ví dụ: Do dầu tràn nên làm cho các ao hồ bị nhiễm độc, nguồn tài nguyên thuỷ sản như tôm, cá bị chết rất nhiều… - Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm: Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại và người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Ví dụ: Khi không khí bị ô nhiễm, sức khoẻ con người bị giảm sút, bị mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hoá,… Những người mắc bệnh này phải bỏ ra một khoản tiền chi cho việc khám bệnh, chữa bệnh đồng thời thu nhập của họ bị giảm sút do không tham gia lao động… - Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm: Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được bồi thường bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí hợp lý cho việc mai tang; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Đối với những thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường. Còn thiệt hại đối với môi trường tự nhiên, người gây thiệt hại chỉ được lựa chọn các mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường theo quy định của pháp luật. b. Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại. Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hiểu là những hành vi mà pháp luật cấm, không cho phép thực hiện. Cơ sở để xác định hành vi trái pháp luật là căn cứ vào các quy định của pháp luật trong từng trường hợp cụ thể. Một số hành vi dẫn đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường: - Những hành vi vi phạm điều cấm của Luật Bảo vệ môi trường 2005: Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2005 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như: Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác; khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật; khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định… - Vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường hoặc các yêu cầu ghi tại phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. - Vi phạm các quy định về phòng, chống sự cố môi trường trường trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác vận chuyển dầu khí; trong thăm dò, khai thác hầm mỏ… c. Có lỗi của người gây thiệt hại. Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó mang lại. Do các yếu tố chủ quan do hoạt động của con người gây ra từ việc khai thác, sử dụng các yếu tố môi trường hay từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác nên gây ra môi trường bị ô nhiễm. Đối với những trường hợp này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường phát sinh khi có đủ các dấu hiệu cấu thành trách nhiệm pháp lý dân sự. Vì thế, trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn luôn đặt ra đối với người gây ô nhiễm môi trường. Thậm chí, ngay cả trong trường hợp người gây thiệt hại tới môi trường không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường vẫn phát sinh. Điều 624 BLDS 2005 quy định: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”. d. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Nguyên nhân được hiểu là sự tác động qua lại giữa các mặt trong một sự vật hiện tượng, hậu quả là làm biến đổi sự vật hiện tượng đó hoặc làm biến đổi sự vật, hiện tượng khác. Là một loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường có một số điểm khác với trách nhiệm phát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng như sau: - Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường là các quy định của pháp luật về hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể, không cần có sự thoả thuận trước của các bên. - Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường việc thực hiện bồi thường thiệt hại sẽ làm chấm dứt nghĩa vụ, còn trong nghĩa vụ hợp đồng thì việc bồi thường thiệt hại không làm cho người có nghĩa vụ được giải phóng khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách thực tế như giao vật, thực hiện công việc… - Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực môi trường chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại chứ không có hình thức phạt vi phạm. - Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường có trường hợp không có lỗi vẫn phải chịu trách nhiệm, nếu pháp luật có quy định. 4. Thời hạn áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Thời hạn được bồi thường thiệt hại là khoảng thời gian mà người được bồi thường được hưởng do tính mạng, sức khỏe bị xâm hại. Thời hạn áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường là một vấn đề còn nhiều tranh cãi. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời đã trở thành nguyên tắc luật định, song trong lĩnh vực môi trường, do giá trị của các thiệt hại về môi trường thường rất lớn và khó xác định nên trong phần lớn các trường hợp, việc áp dụng trách nhiệm bồi thường toàn bộ và kịp thời các thiệt hại là điều khó có thể thực hiện được. Pháp luật cần có các quy định mang tính linh hoạt hơn trong lĩnh vực này. 5. Thời hiệu khởi kiện về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là thời hạn do pháp luật quy định mà trong thời hạn đó, người bị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu người gây thiệt hại phải bồi thư
Luận văn liên quan