Đề tài Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do sức khỏe tính mạng bị xâm phạm

Hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm nhiều ngành luật, mỗi ngành luật có vai trò khác nhau trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Khi một chủ thể có hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại tới các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể được pháp luật bảo vệ, thì chủ thể gây thiệt hại có thể phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi của mình gây ra. Dưới góc độ pháp luật dân sự, hậu quả pháp lý đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đề cập từ rất sớm trong hệ thống pháp luật của nước ta. Tuy nhiên, chỉ đến BLDS 1995 thì các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại mới được quy định một cách chi tiết, và được quy định hoàn thiện hơn trong chương “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” ở BLDS 2005. Thiệt hại là điều kiện tiên quyết làm phát sinh trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, việc xác định thiệt hại còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc ấn định mức bồi thường cho người gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại. Việc xác định thiệt hại không hề đơn giản bởi các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại nói chung, thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng là những quy định mang tính “định tính” chứ không “định lượng” cụ thể. Ở đây, thiệt hại có thể là thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, hoặc thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Nhưng trong giới hạn bài viết này, chúng ta chỉ tiến hành nghiên cứu cơ sở để xác định thiệt hại do sức khoẻ tính mạng bị xâm phạm.

doc21 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4027 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do sức khỏe tính mạng bị xâm phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/ Đặt vấn đề. Hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm nhiều ngành luật, mỗi ngành luật có vai trò khác nhau trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Khi một chủ thể có hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại tới các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể được pháp luật bảo vệ, thì chủ thể gây thiệt hại có thể phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi của mình gây ra. Dưới góc độ pháp luật dân sự, hậu quả pháp lý đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đề cập từ rất sớm trong hệ thống pháp luật của nước ta. Tuy nhiên, chỉ đến BLDS 1995 thì các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại mới được quy định một cách chi tiết, và được quy định hoàn thiện hơn trong chương “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” ở BLDS 2005. Thiệt hại là điều kiện tiên quyết làm phát sinh trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, việc xác định thiệt hại còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc ấn định mức bồi thường cho người gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại. Việc xác định thiệt hại không hề đơn giản bởi các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại nói chung, thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng là những quy định mang tính “định tính” chứ không “định lượng” cụ thể. Ở đây, thiệt hại có thể là thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, hoặc thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Nhưng trong giới hạn bài viết này, chúng ta chỉ tiến hành nghiên cứu cơ sở để xác định thiệt hại do sức khoẻ tính mạng bị xâm phạm. B/ Giải quyết vấn đề. I. Khái quát chung. Trước khi tiến hành phân tích về cơ sở xác định thiệt hại do sức khoẻ, tính mạng bị xâm phạm, chúng ta cần làm rõ một số vấn đề sau: Thứ nhất là về yếu tố thiệt hại: Thiệt hại là điều kiện quan trọng trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng bởi mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là nhằm bù đắp, khắc phục những tổn thất đã xảy ra cho người bị thiệt hại. Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức. Thiệt hại được xác định bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể khác nhau mà việc xác định thiệt hại được tính toán khác nhau. Thứ hai là về cơ sở để xác định thiệt hại: Cơ sở xác định thiệt hại là những thiệt hại đã xảy ra trên thực tế và cách xác định những thiệt hại đó. Quy tắc xác định hay còn gọi là cách xác định thiệt hại là một phạm trù chủ quan được quy định thành luật dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nhất định, còn thiệt hại là cái tồn tại khách quan. Chính vì vậy, để bảo đảm tốt nhất quyền lợi của người bị thiệt hại thì các quy tắc xác định cần phải tiến gần đến việc tính toán được một cách toàn bộ những thiệt hại xảy ra. Do đó, trong quá trình xác định thiệt hại, cần phải xem xét những thiệt hại xảy ra một cách khách quan tránh tình trạng xác định cao hơn so với thực tế thiệt hại xảy ra, gây thiệt thòi cho người phải bồi thường hoặc ngược lại, không bảo vệ được quyền lợi chính đáng cho người bị thiệt hại. Thứ ba về yếu tố sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm: Sức khoẻ và tính mạng đều là những vốn quý giá nhất của mỗi con người. Khi cái vốn quý giá này bị xâm phạm, sẽ để lại những mất mát rất lớn đối với chính bản thân người bị xâm phạm và những người thân của họ. Về nguyên tắc, không thể trị giá được bằng tiền theo nguyên tắc ngang giá trị như trong trao đổi và không thể phục hồi được. Nhưng vớ Để hiểu rõ về vấn đề này, chúng ta đi vào phân tích cụ thể về cơ sở xác định thiệt hại do sức khoẻ, tính mạng bị xâm phạm. II. Cơ sở xác định thiệt hại do sức khoẻ, tính mạng bị xâm phạm. 1. Cơ sở xác định thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm. Thiệt hại về sức khoẻ là những giảm sút, tổn thất về mặt thể chất của nạn nhân. Không có một đơn vị đo lường nào có thể được xác định làm căn cứ xác định thiệt hại về sức khoẻ. Tuy nhiên, khi có hành vi trái pháp luật xâm hại tới sức khoẻ, cần thiết phải tính toán những thiệt hại thực tế mà người bị thiệt hại phải gánh chịu để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại. Điều 609 BLDS có quy định về thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm như sau: “1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. 2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”. Cụ thể như sau: 1.1 Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa: là những khoản chi phí phù hợp và cần thiết để cứu chữa và phục hồi sức khoẻ cho nạn nhân. Các khoản chi phí đó bao gồm: chi phí cấp cứu; phẫu thuật; xét nghiệm; tiền viện phí; tiền thuốc men trong quá trình điều trị theo chỉ định của bác sĩ; tiền khám bệnh, chăm sóc sức khoẻ sau khi ra viện; Chi phí cho việc đi lại, cứu chữa và khám bệnh của nạn nhân như việc thuê xe đưa người bị hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế,… Những khoản chi phí trên được xác định trên cơ sở hoá đơn, chứng từ hợp lệ theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc yêu cầu của bệnh viện, co quan trực tiếp cứu chữa cho nạn nhân. Trong các trường hợp do điều kiện, hoàn cảnh khách quan, việc cứu chữa cho nạn nhân cần nhanh chóng mà phải điều trị tại chỗ thì mọi chi phí cũng phải được xác định từ người trực tiếp cứu chữa. Bên cạnh việc xác định dựa trên cơ sở hoá đơn. chứng từ, để đảm bảo tính hợp lý của các chi phí này, quá trình xác định còn phải dựa trên sự cần thiết của các chi phí. Nội dung này được đưa ra nhằm tránh trường hợp người bị hại kê khai hoặc yêu cầu vượt quá số thực tế, lợi dụng việc cứu chữa mà gây khó khăn cho người phải bồi thường như: trường hợp gia đình của nạn nhân hoặc nạn nhân có thu nhập kinh tế cao nên họ yêu cầu phải chữa trị cho nạn nhân với chế độ phục vụ đặc biệt, biện pháp điều trị đặc biệt, sử dụng các loại thuốc cao cấp, đắt tiền trong khi chỉ với một chế độ, biện pháp điều trị thông thường vẫn đảm bảo được khả năng cứu chữa và phục hồi bình thường cho nạn nhân. Những chi phí này được coi là không hợp lý. Do đó, việc xác định thiệt hại phải được thực hiện một cách khách quan và hợp lý. Chi phí cho việc bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ cho nạn nhân: Khoản chi phí này để giúp cho người bị thiệt hại nhanh chóng bình phục sức khoẻ, được gọi là khoản tiền bồi dưỡng cho nạn nhân. Thứ nhất, về mức bồi dưỡng: Mặc dù luật không quy định cụ thể về mức bồi dưỡng nhưng qua thực tiễn xét xử nhiều vụ án thì việc xác định mức bồi dưỡng thường căn cứ vào mức độ và tính chất của thương tích cũng như dựa trên cơ sở mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi nạn nhân đang điều trị thương tích. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà Toà án xác định khoản tiền bồi dưỡng phù hợp với tính chất của thiệt hại nhằm đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ. Thứ hai, về thời gian hưởng khoản tiền bồi dưỡng: Trên thực tế thì khoảng thời gian này luật cũng không có quy định cụ thể, nó được xác định phù hợp với thời gian nạn nhân điều trị thương tích. Ví dụ cụ thể trong trường hợp trên như sau: Tại một bản án dân sự của Toà án nhân dân TP. Hồ Chí Minh tiến hành xét sử vụ việc đòi bồi thường thiệt hại do hành vi gây thương tích giữa anh Thành và anh Nam. Ngày 14/2/2000, anh Thành và anh Nam có xảy ra xô xát, sau đó anh Nam bị thương nhẹ, phải vào khám và điều trị tại bệnh viện thành phố. Anh Nam phải nằm viện điều trị mất một tuần. Anh Nam yêu cầu anh Thành phải bồi thường thiệt hại cho mình với số tiền tổng cộng 2.000.000đ trong đó gồm: 1.200.000đ tiền thuốc theo hoá đơn + 500.000đ tiền ăn, tiền bồi dưỡng thêm + 300.000đ tiền chi phí đi lại. Tại bản án dân sự sơ thẩm, quyết định: Buộc anh Thành phải bồi thường cho anh Nam những khoản sau: 40.000đ tiền viện phí. 30.000đ tiền lệ phí chứng thương. 70.000đ tiền bồi dưỡng cho anh Nam (anh Nam nằm viện 1 tuần - mỗi ngày 10.000đ). 70.000đ tiền giám định thương tích. 70.000đ tiền thu nhập bị mất của anh Nam trong 1 tuần nằm viện. 50.000đ tiền chi phí đi lại trong quá trình khám và điều trị tại bệnh viện. Tổng cộng: 330.000đ. Khoản tiền mà anh Nam yêu cầu không được Toà án chấp nhận hết vì nó vượt quá mức cần thiết như 1.200.000đ tiền thuốc có hoá đơn nhưng lại không theo chỉ dẫn của bác sĩ;… nên không được chấp nhận. Do đó, tổng số tiền mà anh Thành phải bồi thường cho anh Nam chỉ là 330.000đ. Quyết định trên của Toà án là phù hợp với mức thiệt hại trên thực tế được xác định, theo quy định của pháp luật về chi phí hợp lý cho việc cứu chữa cũng như khoản tiền bồi dưỡng cho người bị thiệt hại. Khoản chi phí hợp lý cho việc phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại: Trong trường hợp người bị thiệt hại do bị xâm phạm sức khoẻ mà dẫn đến thương tật thì người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản chi phí cho việc phục hồi, trợ giúp chức năng cho người thiệt hại như làm chân, tay giả; mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống; khắc phục thẩm mĩ;… Tuy nhiên, những chi phí bồi thường này cũng chỉ được xác định ở mức hợp lý, tức là dựa trên cơ sở giá thị trường của công cụ đó có chất lượng trung bình, đủ để đảm bảo cho việc sử dụng khôi phục lại chức năng của nạn nhân. Như vậy, việc xác định các thiệt hại kể trên cần phải đảm bảo được tính khách quan, hợp lý. Mọi thiệt hại đưa ra đều phải có cơ sở thực tế, chứng từ, hoá đơn hợp lệ thì mới được chấp nhận bồi thường. 1.2 Thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút của người bị thiệt hại. Thu nhập thực tế được hiểu là khoản thu nhập chính đáng có thể biết chắc chắn thu được. Đây được coi là một phần thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm. Bởi chính việc gây thiệt hại cho sức khoẻ của nạn nhân đã dẫn đến hậu quả làm cho người đó mất đi khoản thu nhập mà đáng lẽ họ được hưởng nếu không có sự kiện gây thiệt hại. Chính vì vậy, người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường những tổn thất đó. Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau: - Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người bị xâm phạm sức khỏe nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại. - Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại. - Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại. - Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 609 BLDS. Xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được thực hiện như sau: Bước một: Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị có hay không. Nếu có thì tổng hợp số thu nhập là bao nhiêu. Bước hai: Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác định theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 1.2 này. Nếu không có khoản thu nhập thực tế nào của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị mất; nếu thấp hơn thì khoản chênh lệch đó là thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị giảm sút; nếu bằng thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không bị mất. Ví dụ 1: A làm nghề sửa xe máy tự do. Thu nhập thực tế của A trước khi sức khỏe bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là một triệu đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, A phải điều trị nên không có khoản thu nhập nào. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của A bị mất. Ví dụ 2: B làm công cho một công ty trách nhiệm hữu hạn. Thu nhập thực tế của B trước khi sức khỏe bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là 600 ngàn đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, B phải điều trị và trong thời gian điều trị công ty trả cho B 50% tiền lương là 300 ngàn đồng. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của B mỗi tháng bị giảm sút 300 ngàn đồng. Ví dụ 3: C là công chức có thu nhập hàng tháng ổn định 500 ngàn đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, C phải điều trị và trong thời gian điều trị cơ quan vẫn trả đủ các khoản thu nhập cho C. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của C không bị mất. 1.3 Xác định chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Đây được coi là thiệt hại phát sinh gián tiếp từ sự kiện gây thiệt hại. Vì vậy, cần phải xác định để tính vào thiệt hại được bồi thường nhằm bảo đảm quyền lợi cho gia đình người bị hại. Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế. Nếu việc chăm sóc người bị thiệt hại làm giảm sút hoặc mất một phần thu nhập của người chăm sóc thì người gây thiệt hại cũng có trách nhiệm bồi thường phần thiệt hại này cho họ. Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định như sau: - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất. - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất. - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc có tháng làm việc, có tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền công chăm sóc bằng tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. - Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó không được bồi thường. 1.4 Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Tiểu mục 1.4 mục II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP quy định: người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên. Với thương tật như vậy, sự tổn hại về sức khoẻ của nạn nhân là rất nặng, ảnh hưởng trực tiếp tới những sinh hoạt hàng ngày, thậm chí, có trường hợp nạn nhân không thể tự mình phục vụ những nhu cầu thiết yếu cho bản thân. Do đó, trong trường hợp họ cần có người chăm sóc thì người gây thiệt hại phải bồi thường những chi phí hợp lý bao gồm: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại. Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động. 1.5 Xác định thiệt hại về tinh thần. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 609 BLHS: “2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”. Tổn thất tinh thần trong trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm được hiểu là sự đau đớn về thể xác, sự lo lắng, suy sụp về tinh thần của người bị hại đối với tình trạng sức khoẻ của mình. Khác với vật chất, tổn hại về tinh thần là những tổn thất trừu tượng, không thể xác định được một cách chính xác. Toà án sẽ xác định mức bồi thường cho phù hợp. Căn cứ vào một số các yếu tố sau: - Dựa vào tính chất, mức độ thương tật của nạn nhân. Thương tật, thiệt hại về sức khoẻ càng nghiêm trọng thì tổn hại về tinh thần càng lớn hoặc ngược lại. - Dựa vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế cũng như vai trò của người bị hại trong gia đình. Nếu nạn nhân là trụ cột chính trong gia đình, chịu trách nhiệm chính về kinh tế trong gia đình thì những thiệt hại xảy ra với nạn nhân sẽ gây áp lực về tinh thần lớn hơn những người khác. - Dựa vào mối quan hệ giữa tính chất của thương tích với đặc điểm nhân thân của người bị hại như: độ tuổi, giới tính,…Điều này sẽ phản ánh trực tiếp tác động của thiệt hại tới đời sống nội tâm, tinh thần của họ. Ví dụ như: cùng một loại thương tích gẫy tay nhưng tác động của nó đối với nam giới khác phụ nữ, người già khác người trẻ,..từ đó, dẫn tới những ảnh hưởng tâm lý khác nhau ở mỗi người. Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường 2. Cơ sở xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm. Cũng như sức khoẻ, tính mạng của con người là vô giá. Khi một người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng của người khác thì thiệt hại được xác định để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại được quy định tại Điều 610 BLDS về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm: “1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; b) Chi phí hợp lý cho việc mai tang; c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. 2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiên khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận đượ