Trong những năm gần đây tình hình tội phạm nước ta đang có chiều hướng gia tăng và có nhiều diễn biến phức tạp. Phổ biến hiện nay là những vụ án nghiêm trọng có nhiều bị cáo tham gia, nhất là trong các vụ án tham nhũng xảy ra gần đây đang được dư luận xã hội quan tâm theo dõi, lên án. Trong đồng phạm, mỗi bị cáo khi thực hiện tội phạm có thể có vai trò khác nhau. Sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa những người cùng phạm tội càng củng cố quyết tâm phạm tội của cả bọn. Điều đó giúp chúng ta nhận ra sự nguy hiểm của loại tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm. Chính vì vậy, việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm duới hình thức đồng phạm nói riêng là việc làm cấp bách luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đề cao và chú trọng. Đó là lí do để tác giả khoá luận chọn và nghiên cứu đề tài:
Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn.
50 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4700 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây tình hình tội phạm nước ta đang có chiều hướng gia tăng và có nhiều diễn biến phức tạp. Phổ biến hiện nay là những vụ án nghiêm trọng có nhiều bị cáo tham gia, nhất là trong các vụ án tham nhũng xảy ra gần đây đang được dư luận xã hội quan tâm theo dõi, lên án. Trong đồng phạm, mỗi bị cáo khi thực hiện tội phạm có thể có vai trò khác nhau. Sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa những người cùng phạm tội càng củng cố quyết tâm phạm tội của cả bọn. Điều đó giúp chúng ta nhận ra sự nguy hiểm của loại tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm. Chính vì vậy, việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm duới hình thức đồng phạm nói riêng là việc làm cấp bách luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đề cao và chú trọng. Đó là lí do để tác giả khoá luận chọn và nghiên cứu đề tài:
Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài
Mục đích của đề tài là tập trung nghiên cứu bản chất, tính chất và mức độ nguy hiểm của đồng phạm; tính chất và hành vi của từng loại người đồng phạm; từ đó, xác định trách nhiệm hình sự (TNHS) cụ thể cho họ.
Việc nghiên cứu vấn đề đồng phạm có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cơ bản sau đây:
Về lí luận, nghiên cứu đồng phạm giúp chúng ta xác định chính xác cơ sở pháp lý của đồng phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy cứu TNHS của người đồng phạm.
Nghiên cứu vấn đề đồng phạm có ý nghĩa đặc biệt lớn trong công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, giúp Tòa án xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm. Việc xác định TNHS cho từng người đồng phạm còn giúp cho cơ quan tư pháp xác định đúng tội danh và hình phạt tương ứng trong vụ án có nhiều người tham gia.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến việc xác định TNHS của những người đồng phạm, đồng thời nghiên cứu thực tiễn xét xử những vụ án đồng phạm. Từ đó đánh giá về tình hình tội phạm nói chung, đồng phạm nói riêng trong giai đoạn hiện nay, đưa ra kiến nghị, đề xuất góp phần hoàn thiện chế định đồng phạm của Bộ luật Hình sự (BLHS) trong tương lai.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đựợc nghiên cứu dựa trên cơ sở lí luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm. Bên cạnh việc sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật, đề tài còn sử dụng các phương pháp so sánh, lôgic, phân tích, chứng minh và tổng hợp.
5. Kết cấu khóa luận
Xuất phát từ nội dung, yêu cầu của đề tài, ngoài mở đầu và kết luận khoá luận được kết cấu bởi hai chương sáu mục:
Chương I: Khái niệm, dấu hiệu pháp lí và hình thức của đồng phạm
Chương II: Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
Chương 1
Kh¸i niÖm, dÊu hiÖu ph¸p lý vµ
h×nh thøc cña ®ång ph¹m
1.1. Khái niệm
Tội phạm có thể do một chủ thể thực hiện, cũng có thể là sự phối hợp cùng tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Khi một tội phạm được thực hiện bởi nhiều người phạm tội thì việc xác định TNHS đối với họ là rất phức tạp. Một trong những cơ sở quan trọng để chúng ta xác định được đúng người đúng tội chính là những qui định đã được pháp điển hóa trong các BLHS.
Luật hình sự các nước trên thế giới đều có quy định về đồng phạm. Bộ luật sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 1979 tại Điều 22 quy định : “Hai hay nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm” [8, tr.14]. Theo Điều 33 Bộ luật hình sự của Liên Bang Nga cũng có quy định: “Hai hay nhiều người cùng cố ý thực hiện một tội cố ý là đồng phạm” [8, tr.58]. Pháp luật hình sự của các nước trên thế giới có những quy định rất đa dạng về đồng phạm. Nhưng điều mà chúng ta quan tâm hơn cả đó chính là những quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam về trường hợp nhiều người cùng tham gia vụ đồng phạm.
Trên lãnh thổ của Nhà nước Việt Nam trước đây, trong thời kỳ phong kiến, cũng đã có các quy định sơ khai về đồng phạm. Luật hình sự phong kiến được hình thành và phát triển trên cơ sở của nhiều chế định khác nhau, thì vấn đề đồng phạm đã bước đầu được đề cập tới. Bộ “Quốc triều hình luật” năm 1483 dưới triều nhà Lê đã xuất hiện những quy định về vấn đề nhiều người cùng phạm tội. Mặc dù chưa đưa ra định nghĩa về đồng phạm nhưng Bộ luật đã có những quy định về TNHS cho những người tham gia phạm tội. Điều 454 quy định: “Những kẻ đồng mưu với nhau đi ăn cướp nhưng khi đi thì lại không đi, người đi lấy được của về chia nhau, mà kẻ đồng mưu ở nhà cũng lấy phần, thì xử tội như là có đi ăn cướp (ăn trộm cũng vậy) nếu không lấy được phần chia thì xử lưu đi châu gần. Trước kia vẫn từng đi ăn cướp mà khi ấy không đi, dù không lấy phần cũng xử tội như đi ăn cướp”. Hoặc Điều 539 quy định: “Những kẻ xúi giục cho người ta không biết là phạm pháp, hay là biết phép mà cứ xúi giục họ làm trái phép, cũng là để cho người ta phạm pháp rồi bất ngờ tố cáo hay là để người khác bắt, hay tố cáo, chủ ý để lấy thưởng hay hiềm khích mà xúi giục để cho người ta phạm tội, thì cũng bị xử như người phạm pháp”. Việc ghi nhận TNHS đối với “kẻ đồng mưu” hay “người xúi giục người khác phạm pháp” trong hai Điều luật trên cho thấy chế định đồng phạm đã được đề cập đến trong luật hình sự phong kiến Việt Nam. Bộ “Quốc triều hình luật” thể hiện đường lối xử lý của Nhà nước phong kiến dưới triều Lê, Điều 35 quy định: “Nhiều người cùng phạm một tội, thì lấy người khởi xướng làm đầu, người a tòng được giảm một bậc. Nếu tất cả những người trong nhà cùng phạm một tội, chỉ bắt người tôn trưởng ”.
Sau ngày thành lập Nhà Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến đồng phạm. Sắc lệnh số 233-SL (17/11/1946) quy định: “Nhiều người phạm tội đưa hối lộ và hối lộ có thể bị xử và tịch thu nhiều nhất là 3/4 tài sản, những người đồng phạm cũng bị xử như trên”. Sắc lệnh số 133-SL (20/01/1959) và Pháp lệnh ngày 30-10-1967 về trừng trị những tội phản cách mạng cũng quy định trường hợp phạm tội của nhiều người trong đó bao gồm bọn chủ mưu, bọn cầm đầu và bọn tham gia tổ chức phản cách mạng.
Thông qua các quy định trên cho thấy việc hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự là cả một quá trình. Cho đến giai đoạn này chúng ta vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về đồng phạm. Thành tựu lập pháp chỉ mới dừng lại ở quy định các trường hợp phạm tội có đồng phạm như “phạm tội có tổ chức”, “phạm tội có móc ngoặc” hay quy định những loại người cụ thể trong vụ phạm tội có nhiều người cùng liên kết thực hiện như bọn chủ mưu, bọn cầm đầu hay người xúi giục. Trong thực tế, có nhiều thời kỳ việc nhiều người cố ý cùng phạm một tội được coi là “cộng phạm”. Và đến năm 1963, khái niệm này đã được khẳng định lại trong báo cáo tổng kết ngành Toà án: “Coi là cộng phạm nếu hai hoặc nhiều người cùng chung ý chí và hành động, nghĩa là hoặc tổ chức hoặc xúi giục hoặc giúp sức hoặc tham gia thực hiện tội phạm để cùng đạt tới kết quả phạm tội”.
Chúng ta chưa thể tìm thấy sự phân hoá TNHS đối với những kẻ cùng thực hiện tội phạm nhưng qua đây chúng ta đã có được tư duy để phân biệt giữa trường hợp phạm tội riêng lẻ và trường hợp phạm tội có sự tham gia cùng thực hiện của nhiều người. Những quy định trên đây sẽ là tài liệu quan trọng và thực sự quý báu để nhà làm luật tiếp tục hoàn thiện chế định đồng phạm trong tương lai.
Pháp luật hình sự giai đoạn sau này có những bước tiến nhảy vọt với sự ra đời của BLHS năm 1985. Tại đây, lần đầu tiên khái niệm đồng phạm đã chính thức được sử dụng, Khoản 1 Điều 17 nêu rõ: “ Hai hoặc nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm” [ 2, tr.22]. Khái niệm này đã thay thế hoàn toàn khái niệm “ cộng phạm” vẫn được sử dụng trước đây. Đến năm 1999 BLHS mới ra đời, một lần nữa chế định đồng phạm được khẳng định kế thừa và phát triển. Điều 20 BLHS năm 1999 quy định: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm” [3, tr.24]. Từ những quy định trên đây, chúng ta có thể nhận ra điểm tương đồng so với khái niệm đồng phạm đã được quy định trong BLHS năm 1985.
Như vậy quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đã cho chúng ta khái niệm đầy đủ và thống nhất về đồng phạm. Ta biết rằng đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện tội phạm. Hay nói cách khác, khi một tội phạm được thực hiện bởi ít nhất là hai chủ thể và hai chủ thể đó thoả mãn dấu hiệu “cùng cố ý” thì trường hợp đó tội phạm được coi là đồng phạm. Để hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề đồng phạm chúng ta tiếp tục nghiên cứu mặt chủ quan và mặt khách quan thuộc dấu hiệu pháp lý cơ bản của đồng phạm.
1.2. Dấu hiệu pháp lý của đồng phạm
1.2.1. Mặt khách quan của đồng phạm
Để xác định bản chất của đồng phạm, ta cần nghiên cứu dấu hiệu về mặt khách quan. So với trường hợp phạm tội đơn lẻ thì tội phạm khi được thực hiện bằng hình thức đồng phạm luôn có những dấu hiệu bắt buộc và cơ bản sau đây:
a. Dấu hiệu thứ nhất thuộc mặt khách quan của đồng phạm đòi hỏi phải có ít nhất hai người có đủ điều kiện chủ thể tham gia thực hiện tội phạm.
Yếu tố chủ thể tham gia thực hiện tội phạm là cơ sở quyết định tính chất của tội phạm. Thực tế cho thấy, một tội phạm được thực hiện chỉ do một người thực hiện nhưng cũng có thể nó là kết quả của sự liên kết, phối hợp giữa nhiều chủ thể khác nhau. Sự tham gia của nhiều người vào việc gây án đã làm cho tội phạm có sự thay đổi về chất và có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn hẳn trường hợp phạm tội riêng lẻ. Khi tội phạm có nhiều người cùng tham gia thì những người phạm tội có tâm lý dựa vào sức mạnh tập thể, nên liều lĩnh và táo bạo hơn, quyết tâm phạm tội hơn. Do đó, tội phạm có khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội cao hơn.
Ví dụ: Tại bản án số 29/2006/HSST ngày 29/9/2006 do TAND huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An xét xử đã cho thấy: Nguyễn Tuấn Ánh, Lê Văn Thái, Lê Văn Dương và Ngũ Văn Truyền lợi dụng lúc gia đình chị Hoàng Thị Hà ở khối 10 thị trấn Thanh Chương đi vắng đã lén lút đột nhập vào nhà chị Hà lấy đi 6.250.000 đồng, 4 cây thuốc lá ngựa trắng và hai cây thuốc Vinataba
Trong vụ án này Nguyễn Tuấn Ánh nhờ có sự cảnh giới của Ngũ Văn Truyền, sự tham gia tích cực của Thái và Dương đã nhanh chóng thực hiện được hành vi trộm cắp đã vạch ra từ trước. Điều này càng chứng tỏ tính nguy hiểm cao của loại tội phạm được thực hiện bởi nhiều người cùng tham gia. Tuy vậy, không phải trong mọi trường hợp cứ có nhiều người cùng thực hiện một tội phạm đều là đồng phạm.
Ví dụ: A có hiềm khích với gia đình anh B đã xúi giục bé C (C mới 8 tuổi) dùng lửa đốt cháy nhà anh B.
Để xác định A và C có phải là đồng phạm trong vụ đốt nhà anh B hay không, trước hết phải xác định điều kiện chủ thể thực hiện tội phạm của A và C. Ta biết rằng: chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự (NLTNHS), đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể. Hiện nay luật hình sự Việt Nam không có điều luật nào quy định trực tiếp: Như thế nào là người có NLTNHS. Song thông qua quy định tại Khoản 1 Điều 13 BLHS năm 1999: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu TNHS, đối với người này phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh” [3, tr.12]. Như vậy ta có thể hiểu rằng: Người có NLTNHS là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy.
NLTNHS chỉ được hình thành khi con người đạt độ tuổi nhất định, Điều 12 BLHS năm 1999 quy định:
“ 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” [3, tr.21].
NLTNHS và độ tuổi là dấu hiệu pháp lý bắt buộc của chủ thể tội phạm. Trở lại ví dụ trên, C chỉ là một em bé mới 8 tuổi, bản thân chưa thể nhận thức được hậu quả có thể xảy ra khi thực hiện hành vi đốt cháy nhà anh B, C không đủ tuổi chịu TNHS và không thể trở thành chủ thể của tội phạm. Do vậy giữa A và C không có đồng phạm.
Trong một số trường hợp, chủ thể của tội phạm đòi hỏi phải có thêm một số dấu hiệu đặc biệt khác vì chỉ khi thỏa mãn những dấu hiệu đó, những người thực hiện hành vi phạm tội mới được coi là chủ thể của tội phạm.
Ví dụ: Tội hiếp dâm quy định tại Điều 111 BLHS năm 1999 đòi hỏi chủ thể - người thực hiện phải là nam giới.
Dấu hiệu này sẽ được phân tích rõ hơn khi đi vào tìm hiểu những vấn đề liên quan đến TNHS của những người đồng phạm ở phần sau.
b. Dấu hiệu thứ hai thuộc về mặt khách quan của đồng phạm: Những người đồng phạm phải cùng thực hiện tội phạm.
Để đánh giá chính xác vụ án có đồng phạm không thì cần xem xét những người tham gia đó có cùng thực hiện một tội phạm hay không?
Dấu hiệu cùng thực hiện một tội phạm có nghĩa là những người tham gia bằng hành vi của mình đều góp phần thực hiện tội phạm hoặc thúc đẩy việc thực hiện tội phạm. Cố ý cùng thực hiện tội phạm đòi hỏi mỗi người đồng phạm phải tham gia vào tội phạm với một hoặc một số hành vi sau: Hành vi thực hiện tội phạm, hành vi tổ chức thực hiện tội phạm, hành vi xúi giục thực hiện tội phạm, hành vi giúp sức thực hiện tội phạm. Tương ứng với bốn loại hành vi này là bốn loại người đồng phạm, bao gồm: Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức và người thực hành.
Thực tế cho thấy trong một vụ án đồng phạm có thể có đủ bốn loại hành vi nhưng cũng có thể chỉ có một trong bốn hành vi đó. Những người đồng phạm có thể tham gia với một loại hành vi hoặc với nhiều loại hành vi khác nhau. Họ có thể tham gia từ đầu hay khi tội phạm đã xảy ra nhưng chưa kết thúc.
Trở lại bản án số 29/2006/HSST ta thấy: Trong vụ án trộm cắp tài sản này có sự phân công rõ vai trò của từng người trong việc thực hiện tội phạm.
- Nguyễn Tuấn Ánh với vai trò là người cầm đầu, chủ động khởi xướng và rủ rê các đồng phạm, đồng thời cũng là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội một cách tích cực.
- Lê Văn Thái là đồng bọn bị rủ rê, lôi kéo nhưng khi thực hiện tội phạm cũng tỏ ra tích cực, liều lĩnh.
- Lê Văn Dương cũng bị đồng bọn rủ rê, nhưng cũng là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Cả ba đối tượng: Nguyễn Tuấn Ánh, Lê Văn Thái, Lê Văn Dương đều tham gia thực hiện tội phạm với vai trò là người thực hành.
Riêng đối với Ngũ Văn Truyền, do không tự chủ được bản thân nên đã bị rủ rê để trở thành đồng phạm giúp sức trong việc cảnh giới cho đồng bọn thực hiện hành vi phạm tội.
Bằng những hành vi cụ thể, những người tham gia vào vụ án đồng phạm đều gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Những hành vi đó được thực hiện trong mối liên kết thống nhất với nhau. Hành vi của mỗi người là điều kiện cần thiết cho hoạt động phạm tội chung. Hoạt động của mỗi người đều có mối quan hệ nhân quả với hậu quả chung hoặc với việc thực hiện hành vi phạm tội chung. Nói cách khác, con người chỉ phải chịu TNHS về hậu quả nguy hiểm cho xã hội nếu giữa hành vi khách quan của họ đã thực hiện và hậu quả nguy hiểm đó có quan hệ nhân quả với nhau.
Khoa học luật hình sự Việt Nam chia tội phạm thành hai loại: Loại có cấu thành tội phạm (CTTP) vật chất và loại có CTTP hình thức. Đối với loại tội phạm có cấu thành vật chất, hành vi phạm tội phải gây ra hậu quả thì mới được coi là hoàn thành. Trở lại vụ án trên, ta thấy hành vi trộm cắp tài sản do Ánh, Thái, Dương và Truyền thực hiện đã hoàn thành.
Đối với tội có cấu thành hình thức, hậu quả tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc của mặt khách quan nhưng việc xác định hậu quả có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định hình phạt.
Quan hệ nhân quả trong đồng phạm là dạng quan hệ nhân quả kép trực tiếp (quan hệ nhân quả trong đó có nhiều hành vi trái pháp luật cùng đóng vai trò là nguyên nhân). Khi tội phạm được thực hiện với sự cố ý cùng tham gia của nhiều người thì mỗi hành vi trái pháp luật của từng người đồng phạm đều có khả năng thực tế trực tiếp làm phát sinh hậu quả.
Trong trường hợp hành vi của những người đồng phạm chưa có khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả thì quan hệ nhân quả chỉ hình thành khi có sự kết hợp các hành vi đó với nhau thành một thể thống nhất.
Ví dụ: A vì có thù tức với H, nên đã rủ B, C cùng đánh H để “dạy cho H một bài học”. B và C đồng ý. A, B, C cùng bàn bạc, lập kế hoạch để sớm hành động. Khi biết H có phiên trực phải về muộn, A, B, C đã chờ sẵn H ở đầu làng. Khi H vừa bước tới, A lập tức dùng côn đánh mạnh vào chân H, H ngã qụy xuống, A tiếp tục đánh vào đầu và lưng H. C hai tay giữ chặt H, còn B cầm dao đâm nhiều nhát vào những vị trí khác nhau trên người H. Kết quả, H chết do vết thương quá nặng.
Bản thân hành vi của từng người đồng phạm là rất nguy hiểm, nhưng trong trường hợp này, sự liên kết hành động của A, B, C chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả chết người đối với H.
Như vậy, khi tìm hiểu dấu hiệu thuộc mặt khách quan của đồng phạm ta cần phải xác định được những người tham gia thực hiện tội phạm đó có đủ điều kiện của một chủ thể tội phạm hay không. Và những người đó phải cùng tham gia, cùng cố ý thực hiện tội phạm. Hành vi của mỗi người có mối liên hệ thống nhất với nhau, hậu quả của tội phạm phải là kết quả hoạt động chung của tất cả những người đồng phạm.
Khi nghiên cứu vấn đề đồng phạm, bên cạnh việc xác định dấu hiệu về mặt khách quan, chúng ta cần thiết phải xác định dấu hiệu pháp lý về mặt chủ quan.
1.2.2. Mặt chủ quan của đồng phạm
Tội phạm là thể thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan. Nếu mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm thì mặt chủ quan là hoạt động tâm lí bên trong của người phạm tội. Trong luật hình sự, đồng phạm được coi là hình thức phạm tội đặc biệt, do vậy khi nghiên cứu về đồng phạm không thể tách rời hai mặt khách quan và chủ quan.
Khi nghiên cứu mặt khách quan của đồng phạm ở phần trên, chúng ta đã giải đáp được phần nào vướng mắc cơ bản trong đồng phạm. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn những vấn đề liên quan chúng ta cần có sự quan tâm thích đáng tới mặt chủ quan của đồng phạm.
Mặt chủ quan của tội phạm nói chung, đồng phạm nói riêng bao gồm các dấu hiệu đặc trưng và cơ bản sau: Lỗi, động cơ và mục đích.
a. Dấu hiệu lỗi
“Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức là cố ý hoặc vô ý” [10, tr.101].
Trong đồng phạm ngay từ khái niệm được quy định tại Điều 20 BLHS năm 1999 đã quy định, đồng phạm chỉ được thực hiện với lỗi cố ý, mỗi người đồng phạm khi thực hiện hành vi phạm tội đều cố ý với hành vi của mình và mong muốn sự cố ý tham gia của những người đồng phạm khác. Lỗi cố ý trong đồng phạm được thể hiện trên hai mặt lí trí và ý chí như sau:
Về lí trí:
Trong nhận thức của những người đồng phạm đều phải biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, đồng thời họ cũng phải biết rằng người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội như mình. Trong trường hợp vụ đồng phạm có nhiều người tham gia, bản thân mỗi chủ thể khi thực hiện hành vi không thể biết được hành vi cụ thể của những người tham gia phạm tội cùng với mình. Nhưng có một điều mà những người phạm tội luôn tin tưởng là bên cạnh chúng còn có những người khác cùng phạm tội. Dù ít hay nhiều bọn chúng đều có sự liên kết cùng hành động, điều này tạo nên tính nguy hiểm cao của đồng phạm so với trường hợp phạm tội đơn lẻ.
Nếu một người chỉ biết mình có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội như mình thì chưa phải là cùng cố ý, do vậy chưa có đồng phạm.
Ví dụ: Trên một chuyến tàu Bắc - Nam tình cờ A quen B. Sau một lúc trò chuyện A biết B cùng xuống một ga với mình nên A đã gửi cho B giữ hộ một bọc hàng. B vốn là một tên trộm chuyên nghiệp, B đoán trong bọc hàng đó có thứ rất giá trị, B nhận lời ngay với ý định: Nếu có cơ hội là y sẽ cùng bọc hàng bỏ trốn. Gần cuối ga tàu bất ngờ Công an phát hiện B đang giữ bọc hàng trong đó có chứa 500g Heroin.
Tron