Đề tài Trình bày nội dung các lý thuyết kinh tế chủ yếu về đầu tư và ý nghĩa thực tiễn của các lý thuyết này

Đối với mỗi quốc gia, vấn đề về tăng trưởng kinh tế luôn là một trong những mục tiêu quan trọng. Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng. Có tăng trưởng kinh tế, của cải vật chất dồi dào mới có điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống, giải phóng con người và thực hiện sự bình đẳng xã hội. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng cho việc ổn định chính trị và có điều kiện củng cố an ninh quốc phòng. Để thực hiện và duy trì được mục tiêu đó, mỗi nước sẽ có những chính sách và những bước đi phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước mình. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đó không phải là đơn giản vì tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều yếu tố, mà trong đó đầu tư là một trong những yêu tố đóng vai trò quan trọng nhất quyết định hiệu quả và chất lượng tăng trưởng kinh tế. Như vậy vấn đề đặt ra là mỗi quốc gia phải có sự đầu tư, đầu tư đúng hướng, đầu tư có hiệu quả và cần có thời gian để các kết quả của đầu tư này phát huy tác dụng.

doc66 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2489 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trình bày nội dung các lý thuyết kinh tế chủ yếu về đầu tư và ý nghĩa thực tiễn của các lý thuyết này, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA ĐẦU TƯ (((  BÀI TẬP NHÓM MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ I Đề tài: TRÌNH BÀY NỘI DUNG CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ CHỦ YẾU VỀ ĐẦU TƯ. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA CÁC LÝ THUYẾT NÀY Giảng viên: PGS.TS TỪ QUANG PHƯƠNG Sinh viên thực hiện :ĐỖ QUANG CẢNH LÊ BÁ MẠNH NGÔ XUÂN KHÁNH NGUYỄN THỊ THÚY NGUYỄN THỊ THU LOAN Hà Nội, 2011 Đề tài: “Những lý thuyết kinh tế chủ yếu về đầu tư và ý nghĩa thực tiễn của các lý thuyết này” LỜI NÓI ĐẦU Đối với mỗi quốc gia, vấn đề về tăng trưởng kinh tế luôn là một trong những mục tiêu quan trọng. Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng. Có tăng trưởng kinh tế, của cải vật chất dồi dào mới có điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống, giải phóng con người và thực hiện sự bình đẳng xã hội. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng cho việc ổn định chính trị và có điều kiện củng cố an ninh quốc phòng. Để thực hiện và duy trì được mục tiêu đó, mỗi nước sẽ có những chính sách và những bước đi phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước mình. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đó không phải là đơn giản vì tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều yếu tố, mà trong đó đầu tư là một trong những yêu tố đóng vai trò quan trọng nhất quyết định hiệu quả và chất lượng tăng trưởng kinh tế. Như vậy vấn đề đặt ra là mỗi quốc gia phải có sự đầu tư, đầu tư đúng hướng, đầu tư có hiệu quả và cần có thời gian để các kết quả của đầu tư này phát huy tác dụng. Để tìm hiểu về cách thức tác động cũng như cơ chế tác động của đầu tư đến nền kinh tế chúng ta sẽ tìm hiểu về “ Những lý thuyết kinh tế chủ yếu về đầu tư và ý nghĩa thực tiễn của các lý thuyết này” Chúng tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Từ Quang Phương đã giúp chúng tôi hoàn thành đề tài này! BÀI LÀM: CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ ĐẦU TƯ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ. I.Tổng quan về đầu tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế 1. Đầu tư và phân loại đầu tư 1.1 Khái niệm: Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Như vậy , mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà nhà đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư. Nguồn lực phải hi sinh ở đây có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường sá, bệnh viện, trường học…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề, trình độ quản lý, khoa học kĩ thuật… ) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xã hội.Lợi ích trực tiếp do sự hoạt động của nhà máy này đem lại cho nhà đầu tư là lợi nhuận, còn cho nền kinh tế là thoả mãn nhu cầu tiêu dùng (cho sản xuất và cho sinh hoạt ) tăng thêm của nền kinh tế, đóng góp cho ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động… 1.2 Phân loại đầu tư: Có nhiều cách để phân loại đầu tư theo các tiêu chí khác nhau: -Căn cứ vào đặc điểm chung nhất của hoạt động đầu tư thì chia thành đầu tư tài chính- đầu tư phát triển- đầu tư thương mại. -Căn cứ vào bản chất đầu tư thì đầu tư phát triển chia thành: đầu tư cơ sở hạ tầng- đầu tư sản xuất kinh doanh. -Căn cứ vào tài sản tạo thành: đầu tư tài sản hữu hình- đầu tư tài sản vô hình -Căn cứ theo ngành chia thành: đầu tư các ngành sản xuất kinh doanh- đầu tư vào các ngành phi sản xuất. -Căn cứ theo quá trình đầu tư: đầu tư theo chiều rộng- đầu tư theo chiều sâu. Trong phạm vi nghiên cứu của để tài, chúng ta có thể chia đầu tư ra làm 3 loại : đầu tư tài chính, đầu tư thương mại và đầu tư phát triển 1.2.1 Đầu tư tài chính( Đầu tư tài sản tài chính) - Khái niệm: Đầu tư tài chính là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra cho vay hoặc mua các giấy tờ có giá để hưởng lãi suất định trước( gửi tiết kiệm, mua trái phiếu chính phủ), hay lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả  hoạt động sản xuất  kinh doanh của công ty phát hành( mua cổ phiếu, trái phiếu công ty). - Đặc điểm: Đầu tư tài chính không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (Nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này) mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính của các tổ chức, cá nhân đầu tư. Nó tác động gián tiếp đến làm tăng tài sản của nền kinh tế thông qua sự đóng góp tài chính tích luỹ của các hoạt động đầu tư này cho đầu tư phát triển và cung cấp vốm cho hoạt động đầu tư phát triển. - Đâù tư tài chính thường được thực hiện gián tiếp thông qua các trung gian tài chính như các ngân hàng, các quĩ đầu tư, công ty chứng khoán. Với sự hoạt động của hình thức đầu tư này, vốn được lưu chuyển dễ dàng, khi cần có thể rút ra nhanh chóng. Đây thực sự là một nguồn cung cấp vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. 1.2.2. Đầu tư thương mại: - Khái niệm: Đầu tư thương mại là hình thức đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra mua hàng hóa và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và khi bán. - Đặc điểm: Loại đầu tư này cũng không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến ngoại thương), mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của nhà đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa người bán với nhà đầu tư và giữa nhà đầu tư với khách hàng của họ. Tuy nhiên đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông, phân phối của cải vật chất do đầu tư phát triển tạo ra. Từ đó thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng thu cho ngân sách, tăng tích luỹ vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ nói riêng và nền sản xuất xã hội nói chung 1.2.3. Đầu tư phát triển: - Khái niệm: Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kĩ năng…), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển. Theo nghĩa hẹp, nguồn lực sử dụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn. Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc, thiêt bị, tài nguyên. Như vậy, khi xem xét lựa chọn dự án đầu tư hay đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển cần tính đúng tính đủ các nguồn lực tham gia. Đối tượng của đầu tư phát triển là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn thực hiện nhằm đạt những mục tiêu nhất định. Trên quan điểm phân công lao động XH, có hai nhóm đối tượng đầu tư chính là đầu tư theo ngành và đầu tư theo lãnh thổ. Trên góc độ tính chất và mục đích đầu tư, đối tượng đầu tư chia thành hai nhóm chính: công trình vì mục tiêu lợi nhuận và công trình phi lợi nhuận. Trên góc độ xem xét mức độ quan trọng, đối tượng đầu tư chia thành: loại được khuyến khích đầu tư, loại không được khuyến khích đầu tư và loại cấm đầu tư. Từ góc độ tài sản, đối tượng đầu tư chia thành: tài sản hữu hình( những tài sản cố định được sử dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế và tài sản lưu động) và tài sản vô hình( phát minh sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu hàng hoá, uy tín, thương hiệu…). Các kết quả đạt được của đầu tư góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội. Hiệu quả của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế xã hội thu được với chi phí chi ra để đạt được kết quả đó. Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển cần được xem xét cả trên phương diện chủ đầu tư và xã hội, đảm bảo kết hợp hài hoà giữa các loại lợi ích phát huy vai trò chủ động sáng tạo của chủ đầu tư, vai trò quản lí, kiểm tra giám sát của cơ quan quản lí nhà nước các cấp. Thực tế, có những khoản đầu tư tuy không trực tiếp tạo ra tài sản cố định và tài sản lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đầu tư cho y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo… Nhưng lại rất quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống và vì mục tiêu phát triển, do đó cũng được xem là đầu tư phát triển. Trong các hình thức đầu tư trên thì đầu tư phát triển là tiền đề, là cơ sở cho các hoạt động đầu tư khác. - Mục đích: Mục đích của đầu tư phát triển là vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích quốc gia, cộng đồng và nhà đầu tư. Trong đó, đầu tư nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập quốc dân, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của các thành viên trong xã hội. Đầu tư của doanh nghiệp nhằm tối thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực… Hoạt động của đầu tư phát triển là một quá trình diễn ra trong thời kì dài và tồn tại vấn đề “độ trễ thời gian”. Độ trễ thời gian là sự không trùng hợp giữa thời gian đầu tư và thời gian vận hành các kết quả đầu tư. Đầu tư hiện tại nhưng kết quả thường được thu trong tương lai. Đặc điểm này của đầu tư cần được quán triệt khi đánh giá kết quả ,chi phí và hiệu quả đầu tư phát triển. - Đặc điểm của đầu tư phát triển: + Quy mô tiền vốn vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn. Vốn đầu tư lớn nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Bên cạnh đó lao động cần sử dụng cho các dự án rất lớn, đặc biệt đối với các dự án trọng điểm quốc gia. + Thời kì đầu tư kéo dài: thời kì đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Nhiều công trình đầu tư phát triển có thời gian kéo dài hàng chục năm. + Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài: thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn sử dụng và đào thải công trình. Nhiều thành quả đầu tư phát huy tác dụng lâu dài, có thể tồn tại vĩnh viễn như các kim tự Tháp ở Ai Cập, nhà thờ La Mã ở Rôm, Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc…Trong suốt quá trình vận hành, các thành quả đầu tư chịu sự tác động hai mặt, cả tích cực và tiêu cực, của nhiều yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tê, xã hội… + Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay nơi no được tạo dựng nên, do đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kì vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, XH vùng. Không thể dễ dàng di chuyển các công trình đã đầu tư từ nơi này sang nơi khác, nên công tác quản lí hoạt động đầu tư phát triển cần phải quán triệt đặc điểm này trên một số nội dung sau: ▪ Trước tiên, cần phải có chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư đúng đắn. ▪ Lựa chọn địa điểm đầu tư hợp lý. + Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao, do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kì đầu tư kéo dài, thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài… nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường cao. Rủi ro đầu tư do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà đầu tư như quản lý kém, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu…có nguyên nhân khách quan như giá nguyên liệu tăng, giá bán sản phẩm giảm, công suất sản xuất không đạt công suất thiết kế… - Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển: Hoạt động đầu tư phát triển bao gồm nhiều nội dung, tuỳ theo cách tiếp cận. Căn cứ vào lĩnh vực phát huy tác dụng, đầu tư phát triển bao gồm các nội dung sau: đầu tư phát triển sản xuất, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật chung của nền kinh tế, đầu tư phát triển văn hoá giáo dục y tế và dịch vụ XH khác, đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật và những nội dung phát triển khác. Cách tiếp cận này là căn cứ để xác định quy mô vốn đầu tư, đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động cho từng ngành lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Theo khái niệm, nội dung đầu tư phát triển bao gồm: đầu tư những tài sản vật chất (tài sản thực) và đầu tư những tài sản vô hình. Đầu tư các tài sản vật chất gồm: đầu tư tài sản cố định (đầu tư xây dựng cơ bản) và đầu tư vào hàng tồn trữ. Đầu tư tài sản vô hình gồm các nội dung sau: đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học, kĩ thuật, đầu tư xây dựng thương hiệu, quảng cáo. Xuất phát từ quá trình hình thành và thực hiện đầu tư, nội dung đầu tư phát triển bao gồm: đầu tư cho các hoạt động chuẩn bị đầu tư, đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư và đầu tư trong giai đoạn vận hành. Nội dung đầu tư phát triển trong mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều nội dung chi tiết khác nhau. 2. Tăng trưởng và phát triển kinh tế 2.1. Khái niệm 2.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì. Thu nhập của nển kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Ngày nay, yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Khi các nhà kinh tế nghiên cứu tăng trưởng kinh tế, họ quan tâm đến tăng trưởng của sản lượng thực tế qua một thời kì dài để có thể xác định được các yếu tố làm tăng GDP thực tế tại mức tự nhiên trong dài hạn. Các nguồn lực của tăng trưởng kinh tế: Yếu tố hàng đầu quyết định tăng trưởng là năng suất. Nhưng các yếu tố quyết định năng suất và do đó tăng truởng kinh tế là nguồn nhân lực, tích luỹ tư bản, tài nguyên thiên nhiên và tri thức công nghệ. Các nhân tố đó có thể khác nhiều giữa các nước và một số nước có thể kết hợp chúng hiệu quả hơn các nước khác. Các chính sách của chính phủ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: - Chính sách khuyến khích tiết kiệm và đầu tư trong nước. - Chính sách thu hút đầu tư từ nước ngoài. - Chính sách về vốn nhân lực. - Xác định quyền sở hữu tài sản và sự ổn định chính trị. - Chính sách mở cửa nền kinh tế. - Chính sách kiểm soát tăng dân số. - Nghiên cứu và triển khai công nghệ mới. 2.1.2. Khái niệm phát triển kinh tế : Hiện nay mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua thời gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất. Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Theo cách hiểu như vậy, nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức: - Một là, sự tăng lên tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu người. Có nghĩa là tốc độ tăng trưởng kinh tế phải lớn hơn tốc độ tăng dân số. - Hai là, sự biến  đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. - Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển, gồm : tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trưòng. 2.2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển Tăng trưởng và phát triển kinh tế là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các quốc gia đang phát triển. Hai vấn đề này không đồng nhất với nhau nhưng có mối quan hệ với nhau. Tăng trưởng kinh tế là một khái niệm được hiểu theo nghĩa là sự thay đổi về lượng các chỉ tiêu kinh tế. Chẳng hạn như các chỉ tiêu về GDP, GNP, cán cân thương mại, sản lượng sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu,...Còn về vấn đề phát triển kinh tế, ngoài các chỉ tiêu về số lượng người ta còn quan tâm đến các chỉ tiêu về chất lượng như: chỉ tiêu nghèo đói và bất bình đẳng, chỉ tiêu phản ánh mức sống, chỉ tiêu phản ánh giáo dục và trình đọ dân trí, chỉ tiêu về tuổi thọ bình quân, dân số việc làm... Tăng trưởng kinh tế chưa chắc đã là phát triển kinh tế, nó chỉ là điều kiện cần của phát triển. Có tăng trưởng kinh tế, của cải vật chất dồi dào mới có điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống, giải phóng con người và thực hiện sự bình đẳng XH. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng cho việc ổn định chính trị và có điều kiện củng cố an ninh quốc phòng. Và đến lượt mình, chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững là nền tảng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế. 2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá: 2.3.1. Một số thước đo tăng trưởng : Tổng giá trị sản xuất (GO- Gross output) tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồm chi phí trung gian (IC) và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ (VA). Công thức tính: GO = ∑ IC + ∑VA Tổng sản phẩm quốc nội (GDP- Gross domestic product): Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kì nhất định. VA =  Trong đó : VA là giá trị gia tăng của toàn bộ nền kinh tế VAi là giá trị gia tăng ngành i VAi = GOi - ICi Trong đó: GOi là tổng giá trị sản xuất, ICi là chi phí trung gian của ngành i. Tiếp cận từ chi tiêu : GDP = C + G + I + (X – M) Nếu tiếp cận từ thu nhập, GDP = W + R + In + Pr + Dp + Ti 2.3.1.3. Tổng thu nhập quốc dân ( GNI- Gross national income).. GNI = GDP + Chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài Chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài = Thu nhập lợi tức nhân tố với nước ngoài - Chi trả lợi tức nhân tố ra nước ngoài. 2.3.1.4. Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người; GNI/người) Chỉ tiêu này phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số. Quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là những tiêu chí để nâng cao mức sống dân cư nói chung. Sự gia tăng liên tục với tốc độ ngày càng cao của chỉ tiêu này là dấu hiệu thể hiện sự tăng trưởng bền vững và nó còn được sử dụng trong việc so sánh mức sống dân cư giữa các quốc gia với nhau. Thu nhập quốc dân( NI ) Thu nhập quốc dân (NI): Là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định.NI chính là tổng thu nhập quốc dân (GNI) sau khi đã trừ đi khấu hao vốn cố định của nền kinh tế (Dp). NI = GNI - Dp Thu nhập quốc dân sử dụng ( NDI )NDI = NI + Chênh lệch về chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài Chênh lệch chuyển nhượng với nước ngoài = Thu chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài - Chi chuyển hiện hành ra nước ngoài II- Những lý thuyết kinh tế chủ yếu về đầu tư và ý nghĩa thực tiễn của các lý thuyết này. Số nhân đầu tư -Ý nghĩa số nhân đầu tư Số nhân đầu tư phản ánh vai trò của đầu tư đối với sản lượng. Nó cho thấy sản lượng gia tăng bao nhiêu khi đầu tư gia tăng một đơn vị. -Công thức tính                                    k =  (1)                                   Trong đó:      ΔY là mức gia tăng sản lượng                       ΔI là mức gia tăng đầu tư                       k là số nhân đầu tư Từ công thức (1) ta có :                                ΔY= k .ΔI (2) Như vậy việc gia tăng đầu tư có tác dụng khuếch đại sản lượng tăng lên số nhân lần. Trong công thức trên, k là một số dương lớn hơn 1. Vì khi I= S, có thể biến đổi công thức (2) thành: k=  Trong đó: MPC =  Khuynh hướng tiêu dùng biên MPS =  Khuynh hướng tiết kiệm biên ( Vì MPS 1) -Nhận xét: Nếu MPC càng lớn thì k càng lớn, do đó, độ khếch đại của sản lượng càng lớn. Sản lượng càng tăng, công ăn việc làm gia tăng. Thực tế, gia tăng đầu tư, dẫn đến gia tăng cầu về các yếu tố tư liệu sản xuất (máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu…) và qui mô lao động. Sự kết hợp hai yếu tố này làm cho sản xuất phát triển, kết quả là, gia tăng sản lượng của nền kinh tế. Lý thuyết gia tốc đầu tư 2.1. Tư tưỏng của mô hình: Nếu số nhân đầu tư giải thích mối quan hệ giữa việc gia tăng đầu tư với gia tăng sản lượng hay việc gia tăng đầu tư có ảnh hưởng như thế nào đến sản lượng. Như vậy đầu tư xuất hiện như một yếu tố của tổng cầu. Theo Keynes, đầu tư cũng được xem xét dướ
Luận văn liên quan