Đề tài Tư duy hướng biển của các nhà cải cách Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX

Đề tài “Tư duy hướng biển của các nhà cải cách Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX” thuộc chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. Tƣ duy hƣớng biển là một nội dung nằm trong tƣ tƣởng canh tân đất nƣớc cuối thế kỷ XIX. Trong toàn bộ những tƣ tƣởng canh tân thì tƣ duy về biển đã đƣợc các nhà cải cách đặc biệt quan tâm. Tuy vậy, việc nghiên cứu về tƣ duy hƣớng biển của các nhà cải cách Việt Nam cuối thế kỷ XIX ít đƣợc các nhà nghiên cứu chú ý đến và chƣa có một đề tài nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề này. Nghiên cứu về tƣ tƣởng canh tân đất nƣớc ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đã có rất nhiều tác phẩm, sách báo, bài nghiên cứu, tạp chí và các kỷ yếu hội thảo khoa học, tiêu biểu nhƣ: Cuốn sách “Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn”, xuất bản năm 1999 của nhóm tác giả Đỗ Bang, Trần Bạch Đằng, Đinh Xuân Lâm, v.v.; gồm nhiều bài viết giới thiệu cuộc đời sự nghiệp và tƣ tƣởng canh tân đất nƣớc của Nguyễn Trƣờng Tộ, Nguyễn Lộ Trạch,v.v.; những đề xuất trong tƣ tƣởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Triều Nguyễn với trào lƣu canh tân đất nƣớc, và trách nhiệm của triều Nguyễn trong sự thất bại của xu hƣớng đổi mới ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX.

pdf112 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tư duy hướng biển của các nhà cải cách Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT HỌC BỔNG CHƢƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG LẦN II NĂM 2013 LƢƠNG THỤY LAN HƢƠNG TƢ DUY HƢỚNG BIỂN CỦA CÁC NHÀ CẢI CÁCH VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX HÀ NỘI, 2013 Lƣơng Thụy Lan Hƣơng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT HỌC BỔNG CHƢƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG LẦN II NĂM 2013 TƢ DUY HƢỚNG BIỂN CỦA CÁC NHÀ CẢI CÁCH VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX Học viên: Lƣơng Thụy Lan Hƣơng Khoa: Lịch Sử Trƣờng: ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn HN Khóa: QH-2012 HÀ NỘI, 2013 Lƣơng Thụy Lan Hƣơng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 1. HN Hà Nội 2. KHXH&NV Khoa học Xã hội và Nhân Văn 3. Nxb Nhà xuất bản 4. Sđd Sách đã dẫn 5. Tp Thành phố 6. Tr Trang Lƣơng Thụy Lan Hƣơng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TƢ DUY BIỂN CỦA NGƢỜI VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH BIỂN CỦA TRIỀU NGUYỄN TRƢỚC KHI THỰC DÂN PHÁP XÂM LƢỢC ............. 5 1.1. Tƣ duy biển của ngƣời Việt trƣớc thế kỷ XIX ................................ 5 1.1.1. Tư duy biển của người Việt trước thế kỷ X........................................ 5 1.1.2. Tư duy biển của người Việt từ thế kỷ X đến thế kỷ XV ..................... 8 1.1.3. Tư duy biển của người Việt từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX ...... 11 1.2. Chính sách biển của triều Nguyễn ....................................................... 17 1.2.1. Chính sách đóng cửa với phương Tây ................................................ 17 1.2.2. Chính sách phòng ngự bờ biển ........................................................... 24 1.2.2.1. Tuần tra trên biển .............................................................................. 26 1.2.2.2. Xây lực lượng thủy quân và các pháo đài ven biển ........................... 29 1.2.3. Chính sách tiễu trừ hải phỉ ................................................................. 40 Chƣơng 2: TƢ DUY HƢỚNG BIỂN CỦA CÁC NHÀ CẢI CÁCH VIỆT NAM NỬA CUỐI THỂ KỶ XIX ................................................................................ 52 2.1. Sự cần thiết phải khai phóng đất nƣớc ................................................ 52 2.2. Tƣ duy quân sự biển .............................................................................. 62 2.3. Mở thƣơng cảng biển ............................................................................. 76 2.4. Phát triển kinh tế biển ........................................................................... 84 2.4.1. Lập các hội buôn .................................................................................. 84 2.4.2. Khuyến khích hoạt động thương mại trên biển ................................. 88 2.4.3. Khai thác tài nguyên biển .................................................................... 90 2.5. Mở lớp học dạy về biển ......................................................................... 91 KẾT LUẬN .................................................................................................. 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101 PHỤ LỤC ẢNH ........................................................................................... 105 1 MỞ ĐẦU 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài Đề tài “Tư duy hướng biển của các nhà cải cách Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX” thuộc chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. Tƣ duy hƣớng biển là một nội dung nằm trong tƣ tƣởng canh tân đất nƣớc cuối thế kỷ XIX. Trong toàn bộ những tƣ tƣởng canh tân thì tƣ duy về biển đã đƣợc các nhà cải cách đặc biệt quan tâm. Tuy vậy, việc nghiên cứu về tƣ duy hƣớng biển của các nhà cải cách Việt Nam cuối thế kỷ XIX ít đƣợc các nhà nghiên cứu chú ý đến và chƣa có một đề tài nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề này. Nghiên cứu về tƣ tƣởng canh tân đất nƣớc ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đã có rất nhiều tác phẩm, sách báo, bài nghiên cứu, tạp chí và các kỷ yếu hội thảo khoa học, tiêu biểu nhƣ: Cuốn sách “Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn”, xuất bản năm 1999 của nhóm tác giả Đỗ Bang, Trần Bạch Đằng, Đinh Xuân Lâm, v.v..; gồm nhiều bài viết giới thiệu cuộc đời sự nghiệp và tƣ tƣởng canh tân đất nƣớc của Nguyễn Trƣờng Tộ, Nguyễn Lộ Trạch,v.v..; những đề xuất trong tƣ tƣởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Triều Nguyễn với trào lƣu canh tân đất nƣớc, và trách nhiệm của triều Nguyễn trong sự thất bại của xu hƣớng đổi mới ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. Cuốn sách “Nguyễn Lộ Trạch và di thảo”, xuất bản năm 1995, do Nguyễn Văn Huyền biên dịch, gồm hai phần: Phần một tác giả giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà cải cách Nguyễn Lộ Trạch, trong đó tác giả cố gắng làm nổi bật lên tƣ tƣởng canh tân đất nƣớc của ông. Phần hai, tác giả tập hợp và dịch một số tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Lộ Trạch nhƣ “Quỳ ưu lục”, “Thời vụ sách” từ chữ Hán sang chữ Việt. Đây chính là nguồn tƣ liệu quan trọng để nghiên cứu về những tƣ tƣởng cải cách của Nguyễn Lộ Trạch. 2 Trong cuốn sách “Nguyễn Trường Tộ thời thế và tư duy cách tân”, xuất bản năm 2001 của tác giả Hoàng Thanh Đạm đã nghiên cứu về con ngƣời và cuộc đời của nhà cải cách Nguyễn Trƣờng Tộ; thái độ của ngƣời đời đối với ông khi ông đang sống và sau khi ông mất; hệ thống tƣ duy cách tân của Nguyễn Trƣờng Tộ Năm 1999, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội đã ấn hành cuốn sách “Bùi Viện với sự nghiệp canh tấn đất nước cuối thế kỷ XIX” của Thế Văn và Quang Khải. Đây là công trình nghiên cứu về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Bùi Viện, qua đó làm nổi bật lên tƣ tƣởng và hành động mới mẻ của ông. Cuốn sách “Đặng Huy Trứ con người và tác phẩm”, xuất bản năm 1990 của Đặng Hƣng Doanh và Bùi Văn Côn, viết về cuộc đời và sự nghiệp viết văn của Đặng Huy Trứ, đồng thời tập hợp những tác phẩm văn học của ông, qua đó thể hiện tƣ duy cách tân của Đặng Huy Trứ. Cuốn sách “Phạm Phú Thứ với tư tưởng canh tân”, xuất bản năm 1995, của nhóm tác giả Phạm Phú Hạt, Lâm Quang Huyên, Mai Thúc Luân... đề cập đến bối cảnh lịch sử, gia phả và truyền thống ham học của dòng họ Phạm Phú - tƣ tƣởng canh tân các mặt kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục, quốc phòng và ngoại giao... của Phạm Phú Thứ. Các công trình nêu trên tuy đã nghiên cứu một cách khá đầy đủ về tƣ tƣởng canh tân đất nƣớc của các nhà cải cách Nguyễn Trƣờng Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Bùi Viện, Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, v.v..; nhƣng chƣa đề cập sâu sắc và chƣa nghiên cứu một cách có hệ thống về tƣ duy hƣớng biển của họ. 2. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Việt Nam là quốc gia nằm ở phía đông nam của châu Á, từ lâu biển đã giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế, quốc phòng của 3 ngƣời Việt Nam. Hiện nay, biển đảo là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu trong đời sống kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng và đối ngoại của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta. Bởi vậy, trong việc khẳng định và bảo vệ quyền lợi quốc gia đối với biển đảo cần đƣợc nhìn nhận từ nhiều khía cạnh, trong đó có tiến trình về tƣ duy biển của con ngƣời Việt Nam. Đồng thời để hƣớng tới một quốc gia kinh tế biển phát triển, điều cần thiết trƣớc tiên đòi hỏi ngƣời Việt Nam cần có một sự nhận thức đầy đủ về biển. Chính vì vậy, việc tìm hiểu những tƣ duy về biển của ngƣời Việt Nam trong lịch sử là rất cần thiết. Đặc biệt vào nửa cuối thế kỷ XIX, ở nƣớc ra đã có rất nhiều nhà cải cách đƣa ra những tƣ tƣởng tiến bộ, mang tính thời đại về vị trí, vai trò của biển nhƣ: Nguyễn Trƣờng Tộ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ, và Đinh Văn Điền. Những tƣ duy mới mẻ của họ có một ý nghĩa nhất định trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo và phát triển kinh tế biển hiện nay. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận nhằm: - Làm rõ một phần tƣ duy về biển của ngƣời Việt trƣớc nửa cuối thế kỷ XIX. - Làm rõ một phần bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX và các chính sách biển của triều Nguyễn. - Làm rõ tƣ duy hƣớng biển trong tƣ tƣởng canh tân đất nƣớc của các nhà cải cách Việt Nam cuối thế kỷ XIX. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là những tƣ duy về biển của ngƣời Việt trƣớc nửa cuối thế kỷ XIX; bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX và hệ thống tƣ duy hƣớng biển của các nhà cải cách Việt Nam nhƣ Nguyễn Trƣờng Tộ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ 4 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận chủ yếu nằm trong khoảng thời gian nửa cuối thế kỷ XIX, dƣới triều vua Tự Đức (1847 – 1883), với không gian là xã hội Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện khóa luận này, tôi đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử, phƣơng pháp phân tích tài liệu, phƣơng pháp đối chiếu, phƣơng pháp so sánh, v.v... 6. Bố cục Bố cục của khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, gồm 2 chƣơng: - Chƣơng 1: Tƣ duy biển của ngƣời Việt Nam và chính sách biển của triều Nguyễn trƣớc khi thực dân Pháp xâm lƣợc. - Chƣơng 2: Tƣ duy hƣớng biển của các nhà cải cách Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. 5 Chƣơng 1 TƢ DUY BIỂN CỦA NGƢỜI VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH BIỂN CỦA TRIỀU NGUYỄN TRƢỚC KHI THỰC DÂN PHÁP XÂM LƢỢC 1.1. Tƣ duy biển của ngƣời Việt trƣớc thế kỷ XIX 1.1.1. Tư duy biển của người Việt trước thế kỷ X Nằm ở vùng chân dãy núi Himalaya, trong khu vực châu Á gió mùa, nên Đông Nam Á đƣợc coi là một trong những trung tâm xuất hiện sớm của cây lúa nƣớc. Trong lịch sử, cây lúa đã trở thành nguồn sống, là cơ sở kinh tế chủ yếu của ngƣời Việt. Cuộc sống của ngƣời Việt đƣợc gắn liền với nƣớc và phƣơng thức canh tác lúa nƣớc, vì vậy từ xa xƣa ngƣời Việt đã sớm bộc lộ những tƣ duy về sông nƣớc. Sự bộc lộ đó thể hiện rõ trong các truyền thuyết nhƣ Lạc Long Quân - Âu Cơ, Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Mai An Tiêm, Chử Đồng Tử - Tiên Dung, Dã Tràng, v.v.. Các triều đình phong kiến Việt Nam cũng đã sớm có ý thức bảo vệ chủ quyền trên biển đảo và xây dựng lực lƣợng thuỷ quân. Nhƣng nhìn chung, cƣ dân ngƣời Việt vẫn chƣa đánh giá đầy đủ vị trí của biển và chƣa chú ý đến biển. Tƣ duy của ngƣời Việt chủ yếu là “tư duy đất liền”, “xa rừng nhạt biển”, coi trọng kinh tế nông nghiệp hơn là khai thác những tiềm năng kinh tế biển. Việt Nam có hơn 3.000 km đƣờng bờ biển và là nƣớc có chỉ số duyên hải ISCL (Index of Sea Coastal Line) cao. Chỉ số duyên hải cao và môi trƣờng kinh tế đảo, bán đảo là điều kiện thuận lợi để nƣớc ta có thể thiết lập và mở rộng quan hệ giao thƣơng với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, ngƣời Việt ít chú trọng khai thác biển. Việt Nam không có nền kinh tế thƣơng mại và hàng hải phát triển, không có nền văn hoá hải dƣơng, khai phóng và hội nhập nhƣ cƣ dân các nƣớc khu vực Địa Trung Hải hay một vài quốc gia ven biển khác trên thế giới. Ngƣời Việt xƣa không có truyền thống đi xa và buôn bán đƣờng dài. Ngƣời Việt có làm cảng ở sông, ở biển, nhƣng chủ yếu là để buôn bán nội vùng, khá hơn là liên vùng trong nƣớc. Ngƣời Việt thụ động 6 trông chờ ngƣời nƣớc ngoài đến buôn bán mà không chủ động đóng tàu thuyền ra nƣớc ngoài buôn bán. Có thể thấy ngƣời Việt khá bị động trƣớc biển. Mối liên hệ kinh tế văn hoá giữa Đại Việt với các nƣớc Đông Nam Á hay châu Á, ngoại trừ trƣờng hợp Trung Quốc, không thực sự sâu sắc và thƣờng xuyên. Sự hiểu biết của ngƣời Việt về địa lý, lịch sử, kinh tế các nƣớc trên thế giới, kể cả các quốc gia láng giềng cũng rất hạn hẹp. Đó là một hạn chế của ngƣời Việt Nam trong việc khai thác các thế mạnh và tiềm năng của biển. Vào những thế kỷ sau Công Nguyên, mặc dù đã làm chủ đƣợc hầu khắp vùng đồng bằng sông Hồng và chinh phục đƣợc một số dải đất ven biển nhƣng ngƣời Việt vẫn không thể (và thực tế là không cần) vƣợt ra khỏi không gian kinh tế nông nghiệp truyền thống để tiến ra biển: “Cái không gian sinh tồn cụ thể và độc đáo này đã đào luyện nên tính cách hạ bạn, tâm lý hoá thân vào đồng đất và mở rộng bờ cõi với hướng chảy dọc theo các đồng bằng ven biển”1. Tập quán sinh sống định cƣ gắn chặt với đồng đất và nguồn cung cấp thực phẩm đa dạng, lƣợng thuỷ sản nƣớc ngọt khá phong phú của một không gian địa - kinh tế ẩm, trũng miền chân núi là nguyên nhân chính yếu kiềm toả sức vƣơn ra biển, nhu cầu muốn chinh phục biển khơi của ngƣời Việt. Biển là một thế giới quá mênh mông, mơ hồ và đầy hiểm nguy trong tâm thức của ngƣời Việt. Ngƣời Việt cũng có truyền thống đóng thuyền đi trên sông nƣớc nhƣng đó chủ yếu là các thuyền đi trong sông, eo, vịnh chứ chƣa thực sự là thuyền đi biển, có thể vƣợt xa đại dƣơng. Mặt khác, do tác động của tƣ tƣởng trọng nông ức thƣơng, nền thƣơng nghiệp Việt Nam, trong đó có ngoại thƣơng, luôn đƣợc coi là ngành kinh tế phụ, không căn bản. Ngay cả những làng, những vùng có truyền thống ngƣ 1 Nguyễn Văn Kim: “Hệ thống buôn bán ở biển Đông thế kỷ XVI- XVII và vị trí của một số thƣơng cảng Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1, năm 2002, tr. 45. 7 nghiệp, buôn bán trên sông nƣớc vẫn thƣờng có và luôn giữ một khoảnh đất để canh tác nông nghiệp và thờ cúng tổ tiên. Đặc tính đó thể hiện rõ tƣ duy hƣớng nội là chủ yếu trong tƣ tƣởng kinh tế và văn hoá truyền thống của ngƣời Việt. Trong kho tàng văn hóa dân tộc từ thời dựng nƣớc cũng có rất nhiều huyền thoại, truyền thuyết gắn liền với tâm thức của các cộng đồng cƣ dân về biển. Biển là điểm khởi nguồn đồng thời cũng là nơi trở về của nhiều nhân vật huyền thoại. Huyền thoại Lạc Long Quân – Âu Cơ kết duyên với nhau sinh ra một trăm ngƣời con để rồi lại phân chia ra, nửa theo Mẹ về Núi, nửa theo Cha xuống Biển, và những khi ở trên Lục quốc có chuyện, Long Quân vẫn luôn trở về đất liền để cứu giúp nhân dân. Huyền thoại Lạc Long Quân – Âu Cơ đã thể hiện mối liên hệ giữa Đất và Nước trong tâm thức của ngƣời Việt cổ. Trên một bình diện khác, truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh là sự thể hiện sức mạnh và cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ giữa hai thế lực Núi và Nước. Ngƣời ta hay lấy cuộc hận thù duyên phận giữa hai con ngƣời – hai vị thần tài giỏi để luận giải về truyền thống khai phá, giành giật đất đai, xây dựng hệ thống thủy nông. “Huyền thoại đó còn là ký ức về một cuộc đại chuyển cư, mở mang châu thổ do tác động của quá trình biển tiến, biển lùi trong lịch sử xa xưa của người Việt”2. Với tập quán canh tác lúa nƣớc thì hiện tƣợng nƣớc dâng lên rồi rút đi là một trong những điều kiện không thể thiếu đƣợc cho sự phát triển trù phú, mùa màng bội thu. Chính vì vậy, từ xa xƣa, ngƣời Việt vừa có tâm lý sợ nƣớc (nhất thủy, nhì hỏa) vừa cầu nƣớc và mong nƣớc về. “Nước là một bộ phận hợp thành của truyền thống văn hóa, khắc đậm trong tư duy, trong quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước và cả 2 Nguyễn Văn Kim: “Từ huyền thoại về biển đến cơ tầng văn hóa biển; nhận thức về biển, đảo trong nghiên cứu lịch sử, văn hóa dân tộc”, trích trong cuốn Người Việt với biển, Nguyễn Văn Kim chủ biên, Nxb. Thế giới, HN, 2011, tr. 40. 8 trong thế giới huyền thoại của người Việt cổ”3. Tƣ duy về biển của ngƣời Việt cổ không chỉ đƣợc thể hiện qua các huyền thoại và truyền thuyết từ xa xƣa mà còn đƣợc thể hiện qua các di chỉ khảo cổ học của các nền văn hóa nhƣ Văn hóa biển Hạ Long thời kỳ hậu đá mới, Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Sa Huỳnh của thời đại kim khí hay cả Thể chế biển Phù Nam và Chămpa sau đó. Mặc dù đã có những bằng chứng cho thấy sự tồn tại về một tƣ duy biển của ngƣời Việt cổ trƣớc thế kỷ X nhƣng nó dƣờng nhƣ cũng chƣa mấy rõ ràng. Mai An Tiêm bị đày ra đảo hoang đã trồng dƣa hấu để trao đổi với những tàu buôn đi qua đó lấy các vật dụng và thực phẩm, nhƣng cuối cùng cũng quay trở lại đất liền. Khi nỏ thần mất tác dụng và bị quân địch đánh cho thua trận, An Dƣơng Vƣơng đã bỏ chạy ra đến bờ biển rồi rút gƣơm tự vẫn. Nghề đánh bắt cá hay cƣ dân sống trên sông nƣớc đƣợc phản ánh trong chuyện cổ tích với những nhân vật nhƣ Trƣơng Chi, Chử Đồng Tử, v.v..; luôn có vị thế xã hội thấp kém hơn ngƣời và nghề khác. Mối tình của chàng đánh cá Trƣơng Chi với cô gái con nhà quyền quý kết thúc trong bi thảm. Còn Chử Đồng Tử, chàng trai nghèo đến nỗi thân không một mảnh khố, chỉ có thể đổi đời bằng việc kết hôn với công chúa con vua. Truyền thuyết Dã Tràng thì phản ánh sự bất lực của con ngƣời trƣớc biển: “Dã tràng xe cát biển Đông Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì” Tuy nhiên, chính những tƣ duy sơ khai, ban đầu ấy đã tạo nền tảng cho ngƣời Việt có một tƣ duy đầy đủ hơn về biển trong những thế kỷ sau đó. 1.1.2. Tư duy biển của người Việt từ thế kỷ X đến thế kỷ XV Từ thế kỷ X trở đi, sau chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền, Việt Nam bƣớc vào kỷ nguyên độc lập tự chủ. Ý thức sâu sắc về 3 Nguyễn Văn Kim: “Từ huyền thoại về biển đến cơ tầng văn hóa biển; nhận thức về biển, đảo trong nghiên cứu lịch sử, văn hóa dân tộc”, Sđd, tr. 40. 9 chủ quyền đất nƣớc, các vƣơng triều phong kiến đã có sự quan tâm nhất định tới vấn đề biển đảo. Các vƣơng triều phong kiến đầu tiên Ngô – Đinh – Tiền Lê đã chú trọng đến việc xây dựng các căn cứ, chốt thủy quân ở vùng Đông Bắc mà trọng tâm là cửa sông Bạch Đằng. Triều Lý (thế kỷ XI-XIII) đã chú ý đến việc buôn bán với nƣớc ngoài bằng đƣờng biển (Trung Quốc và một số nƣớc Đông Nam Á). Công việc quan trọng đầu tiên của vua Lý Anh Tông (1139 - 1175) (và cũng có thể đƣợc coi là của cả Vƣơng triều Lý) đối với các vùng biển đảo là đặt ra hành dinh ở trại Yên Hƣng (Quảng Ninh) vào tháng 10 - 1147 nhƣ là một cơ quan quản lý của triều đình trung ƣơng đối với cửa ngõ yết hầu sông nƣớc quan trọng nhất của đất nƣớc, cũng nhƣ toàn bộ các vùng biển đảo của quốc gia Đại Việt nói chung. Sau đó, tháng 2 – 1149, nhân việc thuyền buôn 3 nƣớc Trảo Oa (Java, Indonesia), Lộ Lạc và Xiêm La (đều thuộc Thái Lan ngày nay) vào Hải Đông xin cƣ trú buôn bán, vua Lý Anh Tông “bèn cho lập trang ở nơi hải đảo, gọi là Vân Đồn để mua bán hàng hóa quý, dâng tiến sản vật địa phương”4. “Vượt ra khỏi ý nghĩa quốc gia về chiến lược phát triển kinh tế, trên phương diện hải thương khu vực và quốc tế, việc nhà Lý lập trang Vân Đồn có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu sự dự nhập của quốc gia Đại Việt vào hệ thống hải thương khu vực và quốc tế qua khu vực Biển Đông”5. Ở khu vực phía nam, các trung tâm trao đổi ở vùng Nghệ – Tĩnh cũng có điều kiện phát triển, thu hút một lƣợng lớn thƣơng nhân từ Trung Quốc và Đông Nam Á đến buôn bán. Không chỉ chú ý đến việc mở mang thƣơng nghiệp, năm 1171, đích thân nhà vua đã “đi tuần các hải đảo, xem khắp hình thế núi sông, muốn biết dân tình đau khổ và đường đi xa gần thế nào”6. Tháng 2 – 1172, nhà vua “lại đi tuần các hải đảo ở địa giới các phiên bang Nam Bắc, vẽ bản đồ ghi chép 4 Đại Việt sử kí toàn thư, Tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, tr. 317. 5 Hoàng Anh Tuấn: “Vị trí của Việt Nam trong hệ thống thƣơng mại biển Đông thời cổ trung đại”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 9-10/2008, tr. 6. 6 Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, Sđd, tr. 325. 10 phong vật”7. Đồng thời, vua Lý Anh Tông liên tục cho đóng nhiều thuyền lớn tham gia vào việc kiểm tra, kiểm soát, khai thác và bảo vệ các vùng sông nƣớc, biển đảo nhƣ các thuyền hiệu Vĩnh Long, Thanh Lan, Trƣờng Quyết, Phụng Tiên, Nhật Long, Ngoạn Thủy Có thể khẳng định, trong triều Lý và nhiều vƣơng triều phong kiến khác ở nƣớc ta, hiếm có vị vua nào lại có ý thức sâu sắc về chủ quyền biển đảo và quan tâm đến việc phát triển thƣơng mại biển nhƣ vua Lý Anh Tông. Kế tục sự nghiệp của nhà Lý, Đại Việt từ cuối thời Trần và đầu thời Lê, vai trò của thƣơng cảng Vân Đồn và vùng cảng biển Đông Bắc trong hệ thống hải thƣơng khu vực và quốc tế ở Biển Đông đƣợc biết đến nhiều qua chức năng trung chuyển và xuất khẩu gốm sứ từ Trung Quốc ra thị trƣờng khu vực, đồng thời đƣa gốm sứ Đ
Luận văn liên quan