Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam ta đang ngày một tiến lên sánh vai cùng các cường quốc năm châu trên thế giới, đang dần khẳng định vị thế của mình với các nước bạn về một nền độc lập, tự do, dân chủ.
Để đạt được thành quả này là cả một quá trình đấu tranh gian khổ với những hy sinh mất mát không thể bù đắp được của bao thế hệ cha ông chúng ta. Và cũng để có và giữ được nền độc lập dân chủ của nước nhà thì ngoài sự cống hiến, hy sinh của cả một dân tộc, trong đó có những người con “kiệt xuất” với phẩm chất anh dũng, kiên cường, không sợ khó, sợ khổ, sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc. Người thanh niên tên Nguyễn Tất Thành đã một mình bôn ba khắp năm châu bốn bể để tìm ra con đường mang lại độ lập tự do cho tổ quốc mình. Nhắc tới người là nhắc tới một vị anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hoá của nhân loại, một vị lãnh tụ tài ba và đặc biệt là người cha già kình yêu của dân tộc. Học tập ở người là học tập cả một kho tàng kiến thức quý giá mà không một sách vở nào có thể dạy nổi.
Thật may mắn cho chúng ta vì được sinh ra, lớn lên và hưởng trọn những thành quả mà cả đời người đã cống hiến, Qua thời gian học tập, nghiên cứu, tìm tòi trên sách vở, báo chí, đặc biệt là sự chỉ dạy tận tình của Thầy cô giúp chúng ta tiếp cận với hệ thống tư tưởng của người, cho chúng ta hiểu được tầm quan trọng của hệ thống tư tưởng này trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Hơn nữa đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn thế nào là độc lập, tự do, dân chủ.
38 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2166 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam ta đang ngày một tiến lên sánh vai cùng các cường quốc năm châu trên thế giới, đang dần khẳng định vị thế của mình với các nước bạn về một nền độc lập, tự do, dân chủ.
Để đạt được thành quả này là cả một quá trình đấu tranh gian khổ với những hy sinh mất mát không thể bù đắp được của bao thế hệ cha ông chúng ta. Và cũng để có và giữ được nền độc lập dân chủ của nước nhà thì ngoài sự cống hiến, hy sinh của cả một dân tộc, trong đó có những người con “kiệt xuất” với phẩm chất anh dũng, kiên cường, không sợ khó, sợ khổ, sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc. Người thanh niên tên Nguyễn Tất Thành đã một mình bôn ba khắp năm châu bốn bể để tìm ra con đường mang lại độ lập tự do cho tổ quốc mình. Nhắc tới người là nhắc tới một vị anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hoá của nhân loại, một vị lãnh tụ tài ba và đặc biệt là người cha già kình yêu của dân tộc. Học tập ở người là học tập cả một kho tàng kiến thức quý giá mà không một sách vở nào có thể dạy nổi.
Thật may mắn cho chúng ta vì được sinh ra, lớn lên và hưởng trọn những thành quả mà cả đời người đã cống hiến, Qua thời gian học tập, nghiên cứu, tìm tòi trên sách vở, báo chí, đặc biệt là sự chỉ dạy tận tình của Thầy cô giúp chúng ta tiếp cận với hệ thống tư tưởng của người, cho chúng ta hiểu được tầm quan trọng của hệ thống tư tưởng này trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Hơn nữa đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn thế nào là độc lập, tự do, dân chủ. Chính vì tầm quan trọng này và mong muốn được tìm hiểu, học hỏi cũng như chia sẻ những hiểu biết nhỏ bé của mình mà nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ”.
Để hoàn thành bài viết của mình, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, phương pháp phân tích, so sánh, diễn dịch, quy nạp kết hợp với phương pháo tổng hợp để làm rõ vấn đề của bài viết. để hiểu rõ vấn đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ” xin kính mời Thầy và các bạn cùng đi vào phần nội dung chi tiết.
PHẦN NỘI DUNG
I. QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ
1. Dân chủ là gì?
Theo định nghĩa trong từ điển, Dân chủ “là chính phủ được thành lập bởi nhân dân trong đó quyền lực tối cao được trao cho nhân dân và được thực hiện bởi nhân dân hoặc bởi các đại diện được bầu ra từ một hệ thống bầu cử tự do”. Theo Abrham Lincoln, dân chủ là một chính phủ “của dân, do dân và vì dân”.
2. Dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Có lẽ không có cách gì tìm hiểu về tư tưởng một con người tốt hơn là qua bài viết của người đó ở những thời kì lịch sử khác nhau. Xuyên suốt các thời kì lịch sử, có lẽ nguyện vọng lớn nhất của cụ Hồ là xây dựng một Việt Nam “ Dân chủ mới “, một nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa như các nước văn minh trên thế giới.
Giở lại lịch sử, ngay khi đất nước còn đang chìm trong đêm trường nô lệ, tại nước Pháp, chàng thanh niên Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức được những quyền lợi căn bản mà một con người, một công dân trong xã hội phải có, vì đó là “ những quyền không ai có thể xâm phạm được “ (Tuyên ngôn độc lập). Tại đại hội Tours năm 1920 của đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã phát biểu như sau:
Người Việt Nam bị phân biệt đối xử, họ không có những sự bảo đảm như người châu Âu hoặc có quốc tịch châu Âu. Chúng tôi không có quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận, ngay cả quyền tự do hội họp và lập hội cũng không có.
Việc nhận thức được thế nào là nhân quyền, dân quyền có lẽ là một bước phát triển rất lớn trong tư tưởng của người thanh niên Nguyễn Ái Quốc. Với nhận thức rằng chính phủ sinh ra là để phục vụ dân chứ không phải để cai trị dân, chính phủ không có quyền ngăn cấm công dân phát biểu và hội họp với nhau. Do vậy, chính phủ thực dân Pháp đã xử sự hoàn toàn sai trái khi ngăn cấm và hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp của người Việt Nam.
Dù vậy, thực dân Pháp vẫn huênh hoang là họ có công “khai hóa” cho nhân dân Việt Nam. Thực dân Pháp đã tổ chức những cuộc vui chơi, thể dục thể thao, âm nhạc, thậm chí cho bầu cử giả hiệu để thanh niên Việt Nam lãng quên nghĩa vụ giải phóng đất nước. Nhìn bề ngoài không ai có thể nghĩ rằng người dân Việt Nam cần độc lập, tự do, dân chủ nhưng với con mắt nhìn xa trông rộng, cụ Hồ đã nhìn thấy điều khác hẳn.
Nói rằng Đông Dương gồm hai mươi triệu người bị bóc lột, hiện nay đã chín muồi cho một cuộc cách mạng là sai, nhưng nói rằng Đông Dương không muốn cách mạng và bằng lòng với chế độ bây giờ như các ông chủ của chúng ta thường vẫn nghĩ như thế, thì lại càng sai hơn nữa. Sự thật là người Đông Dương không có một phương tiện hành động và học tập nào hết. Báo chí, hội họp, lập hội, đi lại đều bị cấm… Việc có những báo hoặc tạp chí mang tư tưởng tiến bộ một chút hoặc có một tờ báo của giai cấp công nhân Pháp là một tội nặng.
Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến.
Để phục vụ cho chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914-1918, chế độ thực dân đã tranh thủ và huy động sự tham gia của người dân sống ở các nước thuộc địa tham gia giải phóng “ Mẫu quốc “, với vô số lời hứa hẹn sẽ ban bố quyền “ tự do, dân chủ “ cho người dân. Thế nhưng, khi cuộc chiến kết thúc, tất cả chỉ là những lời hứa suông. Người thanh niên Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ điều đó, không chỉ cho người dân Việt Nam mà toàn thể nhân loại đang sống ở chế độ thuộc địa. (trích bài Đông Dương của Nguyễn Ái Quốc, đăng trên tạp chí Cộng sản Pháp, số 14, năm 1921).
Nhưng khi cơn bão táp đã qua, thì cũng vẫn như trước, anh em phải sống trong chế độ bản xứ, với những điều luật đặc biệt, thiếu hẳn các quyền lợi gắn liền với phẩm giá con người như quyền tự do lập hội và hội họp, tự do báo chí, tự do đi lại ngay cả trong nước. Đó là về mặt chính trị.Nói tóm lại, người ta hứa hẹn đủ thứ, nhưng giờ đây mọi người đều thấy toàn là những lời lừa dối. Chỉ có bản thân nỗ lực đấu tranh thì mới mong có giải phóng được.(Tuyên ngôn của hội “ Liên hiệp thuộc địa”)
Khi các nước thắng trận như Mỹ, Anh, Pháp họp ở Versailles ngày 18 tháng 1 năm 1919, nhiều đoàn đại biểu các nước bị áp bức đã đến hội nghị này để đưa nguyện vọng của mình. Nguyễn Ái Quốc đã nhân danh “ một nhóm người Việt Nam yêu nước “ ở Pháp đã gửi bản “ Những yêu sách của nhân dân Việt Nam “ cho nghị viện Pháp và tất cả những đoàn đại biểu ở hội nghị này.
Bản yêu sách đã thể hiện tư tưởng ngời sáng của cụ Hồ, thể hiện sự tiếp nhận sâu sắc tư tưởng nhân quyền, dân quyền của cụ Phan Châu Trinh. Tư tưởng này đã khởi đầu cho nhận thức về một đất nước Việt Nam trong đó quyền tự do của người dân được bảo đảm, một thể chế dân chủ, pháp trị chứ không phải hoạt động dựa trên “ chỉ thị “ hay “ sắc lệnh “ của một nhóm người cai trị nào.
- Ân xá toàn thể chính trị phạm Việt Nam.
- Cải cách nền pháp lý Đông Dương, cho người Việt Nam cũng được bảo đảm về mặt pháp lý như người Âu, bỏ hẳn tòa án đặc biệt, công cụ để khủng bố Tự do báo chí và tự do tư tưởng.
- Tự do lập hội và tự do hội họp.
- Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.
- Tự do học tập và mở các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp cho người bản xứ ở khắp các tỉnh.
- Thay thế chế độ sắc lệnh bằng chế độ đạo luật.
- Phải có đại biểu thường trực người Việt Nam do người bản xứ bầu ra, ở bên cạnh nghị viện Pháp để trình bày nguyện vọng của người bản xứ. (Nguyễn Ái Quốc - Những yêu sách của nhân dân Việt Nam)
Không chỉ giác ngộ cách mạng cho tầng lớp công nhân và nông dân, cụ Hồ còn chủ trương giúp đỡ các tầng lớp khác trong xã hội thành lập đảng đại diện cho nguyện vọng của họ. Có lẽ cụ đã vượt trước thời đại rất xa khi thấu hiểu sự cần thiết của nhiều đảng phái trong xã hội để nói lên tiếng nói của nhiều tầng lớp. Ngay trong báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của đảng Lao Động Việt Nam (sau đổi tên thành đảng Cộng Sản), cụ Hồ đã phát biểu “Đảng Lao Động lại giúp những anh em trí thức tiến bộ thành lập đảng Dân Chủ Việt Nam để thu hút những thanh niên trí thức và công chức Việt Nam”.
Không chỉ vậy, đảng Lao Động còn học hỏi những điều tốt đẹp của các đảng phái khác. Trong lời kêu gọi thi đua ái quốc ngày 11/06/1948, chủ tịch Hồ Chí minh đã nêu ra chủ trương của Việt Nam Quốc Dân Đảng để toàn dân hướng vào, đó là chủ thuyết Tam Dân mà tác giả là Tôn Trung Sơn, người cha của nền Cộng hòa Trung Quốc: “Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc”. Ba chữ “Độc lập”, “Tự do”, “Hạnh phúc” đã trở thành ba mục tiêu lớn nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và bây giờ là nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam.
Đến tận những năm cuối đời, cụ Hồ vẫn căn dặn những lời hết sức hợp tình hợp lý. Trong di chúc, cụ mong muốn xây dựng một Việt Nam “Hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ, và giàu mạnh”. Nếu ai đọc được các văn bản do cụ Hồ viết qua từng thời kì, sẽ hiểu ngay đường lối chiến lược này của cụ.
“Hòa bình” nghĩa là các bên tham gia chiến tranh phải ngưng bắn để bước vào bàn đàm phán.
Tiếp theo, “độc lập” nghĩa là nước ngoài không được can thiệp vào nội bộ Việt Nam, cụ thể là Mỹ phải rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam vô điều kiện.
Rồi đến “thống nhất”, nghĩa là hai miền Nam Bắc sẽ tổ chức bầu cử tự do và công bằng để bầu ra chính phủ thống nhất trên toàn quốc.
Ngay sau đó, chính phủ thống nhất cần thực hiện ngay thể chế “dân chủ”, chấm dứt tình trạng phải hạn chế nhân quyền, dân quyền do yêu cầu của thời chiến ở cả hai miền.
Một khi đã có nền tảng dân chủ vững chắc, chúng ta mới có thể xây dựng đất nước “giàu mạnh”, và giàu mạnh một cách bền vững.
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh từ đầu đến cuối vẫn là đấu tranh để trả lại những quyền căn bản cho người dân, thực hiện thể chế dân chủ để bảo đảm những quyền tự do của người dân được thực thi như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội và hội họp, tự do ứng cử và tự do bầu cử…
Ngay trong bài viết “Thực hành tiết kiệm và chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu” năm 1952, cụ Hồ đã viết “Dân chủ là dựa vào lực lượng quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng”. Để làm được như vậy thì ý dân cần phải được thể hiện qua báo chí tự do và bầu cử công bằng.
II. DÂN CHỦ QUA CÁC THỜI KỲ TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
Vấn đề dân chủ trong truyền thống Việt Nam đã được đặt ra trong giới nghiên cứu của chúng ta từ hơn một thập kỷ nay. Qua những bài viết được công bố và những lời phát biểu trong các cuộc hội thảo khoa học, đã hình thành hai quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về vấn đề này.
Một số người khẳng định và nêu cao truyền thống dân chủ, coi như một trong những truyền thống ưu việt của nhân dân được tạo nên trong quá trình dựng nước và giữ nước, và là một cơ sở thuận lợi để xây dựng chế độ làm chủ tập thể, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Một số người khác, nhất là trong thời gian gần đây, lại tỏ ý hoài nghi hoặc phủ nhận hoàn toàn về sự xuất hiện và tồn tại của một truyền thống dân chủ trong điều kiện của chế độ quân chủ chuyên chế ở Việt Nam và phương Đông nói chung. Cả hai quan điểm trái ngược đó lại gần như thống nhất về mặt phương pháp : sử dụng một số ca dao, tục ngữ, tập quán trong kho tàng văn hoá dân gian hay một số tư liệu về mối quan hệ vua - quan - dân rút từ trong thư tịch cổ, để chứng minh cho nhận định của mình. Đó là phương pháp chọn lọc một số tư liệu, chứ không phải là sự khái quát khoa học dựa trên cơ sở phân tích và tổng hợp mọi tư liệu có liên quan và lý giải nguồn gốc của nó trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Đấy cũng là biểu hiện của phương pháp minh họa mang nặng tính chủ quan đã một thời chi phối công tác nghiên cứu sử học của chúng ta.
Sau một thời kỳ phát triển lâu dài của chế độ công xã nguyên thủy với những quan hệ cộng đồng-dân chủ nguyên thủy, lịch sử Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới, bước vào thời kỳ phân hoá xã hội với cuộc đấu tranh triền miên diễn ra dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau giữa người lao động bị áp bức, bóc lột với kẻ thống trị áp bức, bóc lột. Trong cuộc đấu tranh xã hội đó thường xuất hiện những tư tưởng dân chủ nhất định phản ánh khát vọng và ước mơ của quần chúng lao khổ chống lại các bất công và bất bình đẳng xã hội. Nội dung và mức độ phát triển của những tư tưởng dân chủ đó tùy thuộc vào tính chất của hình thái kinh tế - xã hội thống trị, vào mức độ phân hoá và đấu tranh xã hội, vào vị trí kinh tế - xã hội của giai cấp bị áp bức, bóc lột. Những tư tưởng dân chủ như vậy đã từng xuất hiện trong xã hội chiếm hữu nô lệ, trong xã hội phong kiến và được phản ánh trong tư tưởng của một số nhà hiền triết, trong đạo Cơ Đốc sơ kỳ, đạo Phật sơ kỳ, trong cải cách tôn giáo, trong chiến tranh nông dân… Tuy nhiên ta có thể ghi nhận một đặc điểm quan trọng là trong xã hội đó, quan hệ bóc lột nô lệ không phát triển bao nhiêu và chỉ dưới dạng chế độ nô lệ gia trưởng (ta thường gọi là chế độ nô tỳ), lực lượng sản xuất chủ yếu là thành viên công xã nông thôn.
Tiếp theo đó, lịch sử Việt Nam có trải qua chế độ phong kiến hay không cũng là một vấn đề gần đây được nêu lên như một vấn đề tranh luận mà một xu hướng đang phát triển ở phương Tây gần đây là hoài nghi hoặc phủ nhận sự tồn tại của chế độ phong kiến ở Việt Nam và thậm chí cả phương Đông nói chung. Chế độ phong kiến Việt Nam hình thành và phát triển trên cơ sở một mặt là bảo tồn và phong kiến hoá kết cấu kinh tế xã hội của công xã nông thôn, mặt khác là sự phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất. Chế độ sở hữu ruộng đất của công xã chuyển hoá thành chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất, và do đó quan hệ giữa vua và thần dân bao gồm cả quan hệ bóc lột địa tô của một địa chủ lớn (vua) đối với nông dân tá điền (thành viên công xã). Cùng với sự ra đời và phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất, trong xã hội lại xuất hiện một tầng lớp địa chủ tư hữu (bao gồm địa chủ, quý tộc và một số quan lại) phát canh thu tô bóc lột trực tiếp nông dân tá điền, và một tầng lớp nông dân tư hữu có ít nhiều ruộng đất tư. Giai cấp nông dân Việt Nam như thế là bao gồm một số nông dân tự canh có ruộng đất tư hữu, số đông là nông dân tá điền không có hoặc không có bao nhiêu ruộng đất tư nên phải cày ruộng của nhà vua và địa chủ theo quan hệ địa chủ - tá điền, và một số nông dân nghèo khổ phải đi làm thuê, đi ở, thân phận gần như nô tỳ và thường dễ rơi xuống thân phận nô tỳ.
Như vậy là quần chúng lao động đông đảo trong xã hội Việt Nam cổ truyền là nông dân công xã và nông dân tá điền, có kinh tế riêng nhưng hầu như không có quyền sở hữu ruộng đất. Đặc điểm kinh tế xã hội đó ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đấu tranh xã hội của nông dân và quá trình nẩy sinh, phát triển cũng như nội dung tư tưởng dân chủ của nông dân Việt Nam. Về mặt chính trị, tư tưởng dân chủ cao nhất của nông dân là bạo động chống lại chế độ chuyên chế, lật đổ bọn bạo chúa.
Đến giai đoạn cuối của chế độ phong kiến, trong cuộc chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX tư tưởng dân chủ nông dân được phát triển lên trình độ mới với khẩu hiệu "lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo", phản ánh yêu cầu bình đẳng tài sản và tâm lý bình quân chủ nghĩa của những người tiểu nông trong điều kiện kinh tế hàng hoá đã phát triển. Như vậy là trong đấu tranh xã hội, tư tưởng dân chủ của nông dân Việt Nam chỉ dừng lại ở yêu cầu bình đẳng xã hội, bình đẳng tài sản mà mức độ phát triển cao nhất là chủ nghĩa bình quân về kinh tế - xã hội và tư tưởng bạo động về mặt chính trị. Tư tưởng đó gắn liền với tâm lý người nông dân công xã, người sản xuất nhỏ, nó có mặt chính đáng và tích cực của nó trong cuộc đấu tranh chống chế độ chuyên chế, chống những bất công của xã hội phong kiến, nhưng cũng bộc lộ mặt không tưởng và bất lực của người nông dân trong sự nghiệp tự giải phóng mình. Một đặc điểm quan trọng của xã hội Việt Nam cổ truyền là sự tồn tại và bảo lưu lâu dài tàn dư của công xã nông thôn. Đặc điểm cơ bản của nó là quyền sở hữu công xã về toàn bộ ruộng đất và công xã đem phân chia ruộng đất đó cho các gia đình thành viên cày cấy. Bộ máy quản lý công xã do các thành viên cử ra mà đứng đầu là một Già làng.
Về sau chế độ tư hữu ruộng đất phát triển thu hẹp dần chế độ ruộng đất công của làng xã và sự phân hoá xã hội bên trong cũng càng ngày càng nâng cao. Quá trình đó diễn ra cùng với quá trình phong kiến hoá công xã nông thôn. Nhưng nói chung, tàn dư của công xã nông thôn ở những mức độ tồn tại khác nhau tùy từng lúc và từng nơi, vẫn được bảo lưu lâu dài trong xã hội Việt Nam cổ truyền. Tất nhiên ở đây có sự khác biệt giữa làng xã miền Bắc và miền Nam do nhiều hoàn cảnh và điều kiện lịch sử quy định.
Trên cơ sở quan hệ cộng đồng công xã đó, hình thành và bảo tồn một loạt phong tục tập quán gọi chung là "lệ làng" ít nhiều phản ánh tính chất dân chủ công xã. Nó được biểu thị trong mối quan hệ tương đối bình đẳng giữa các thành viên trong việc chia ruộng đất công và trong các sinh hoạt cộng đồng, trong sự tôn trọng người già bất cứ thuộc đẳng cấp nào, trong việc thừa nhận vai trò to lớn của người mẹ và người phụ nữ trong đời sống gia đình và làng xã. Tư tưởng dân chủ công xã có mặt tích cực của nó trong đời sống xã hội lúc bấy giờ, nhưng cũng gắn liền với tính cục bộ, địa phương của công xã và những hẹp hòi của các hình thức dân chủ công xã. Công xã chỉ thừa nhận quyền bình đẳng và dân chủ giữa các thành viên khi họ là thành viên của công xã, là bộ phận tạo thành của cộng đồng, nhưng hoàn toàn không công nhận quyền của cá nhân, của con người với tư cách là một thực thể độc lập. Dân chủ công xã không dựa trên sự giải phóng con người và tôn trọng quyền của con người, mà trói chặt con người trong quan hệ cộng đồng và chỉ bảo đảm quyền lợi bình đẳng của con người với tư cách là thành viên của cộng đồng.
Việt Nam trước cách mạng chưa hề trải qua một hình thức tồn tại của nền cộng hoà dân chủ, mà chỉ có một chính thể duy nhất là chế độ quân chủ.Cho đến trước thế kỷ XV, nhất là trong thời Lý, Trần, chế độ quân chủ tập quyền đã được xác lập vững vàng, nhưng chưa mang tính chất chuyên chế quan liêu nặng nề.
Nhưng từ thế kỷ XV trở đi, chế độ quân chủ chuyển sang mô hình Nho giáo với tính chất chuyên chế quan liêu càng ngày càng nặng nề. Và cũng từ đó, mối quan hệ giữa vua quan và dân càng ngày càng tách rời và đối lập, những chủ trương và hình thức dân chủ của các vương triều trước không còn được kế tục nữa.
Qua sự phân tích những cơ sở kinh tế, xã hội, chính trị đã từng làm nẩy sinh và bảo tồn, phát triển trong mức độ nào đó những tư tưởng và hình thức dân chủ trong xã hội Việt Nam cổ truyền, chúng ta có thể rút ra mấy nhận xét: + Không thể phủ nhận được sự tồn tại của một số tư tưởng và hình thức dân chủ nào đó trong đời sống xã hội và trong truyền thống Việt Nam. + Những tư tưởng và hình thức dân chủ đó thực chất là dân chủ nông dân nẩy sinh trong cuộc đấu tranh xã hội của những người sản xuất nhỏ mà đỉnh phát triển cao nhất là chủ nghĩa bình quân, là dân chủ công xã dựa trên sự bảo tồn quan hệ cộng đồng công xã và một số biện pháp thân dân của các vương triều tiến bộ trong điều kiện phân hoá giai cấp chưa gay gắt và trước yêu cầu bức thiết của nhiệm vụ giữ nước.
+ Có thể coi đó là những yếu tố dân chủ và xã hội chủ nghĩa như cách nói của V. I. Lênin, và cần trân trọng nó khi nghiên cứu và đánh giá di sản văn hoá truyền thống. Nhưng từ đó khuếch đại lên thành một truyền thống dân chủ mạnh mẽ của nhân dân ta thì không phản ánh đúng sự thật lịch sử và dễ đánh lừa, ru ngủ chúng ta một cách nguy hiểm trước thực tế chúng ta đang ra sức khắc phục tình trạng mất dân chủ hiện nay và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. + Những yếu tố dân chủ trong truyền thống Việt Nam còn quá thấp và quá yếu so với yêu cầu xây dựng nền dân chủ hiện nay. Hơn nữa trong truyền thống Việt Nam, dân chủ nông dân với tư tưởng bình quân chủ nghĩa và dân chủ công xã lấy quan hệ cộng đồng để trói buộc con người còn có mặt di hại cho nền dân chủ hiện nay và là cội nguồn tư tưởng của một số mặt tiêu cực trong xã hội đang diễn ra hàng ngày.
Công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước hôm nay phải xuất phát từ di sản lịch sử và văn hoá của quá khứ để lại, trong đó có những mặt mạnh và ưu việt cần được kế thừa và phát h