1. Lý do chọn đề tài
Từ rất sớm Hồ Chí Minh đã chỉ ra, sự lãnh đạo của Đảng không phải là quyền lực mà đảng tự đặt ra cho mình, cũng không phải do sự áp đặt đối với quần chúng, mà phải do quần chúng thừa nhận một cách tự nhiên. Có như vậy, Đảng mới đoàn kết được dân tộc, mới trở thành lãnh tụ của dân tộc trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội. Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam tuân theo những quy luật khách quan, đó chính là sự vận dụng, phát triển của phong trào công nhân kết hợp với chủ nghĩa mác – Lênin và phong trào yêu nước của dân tộc. Bởi vậy, từ khi Đảng xuất hiện theo quy luật vừa phổ biến vừa đặc thù đó đã đưa cách mạng Việt Nam vào một bước ngoặt, mở ra một chân trời triển vọng mới cho dân tộc ta phát triển.
Có thể nói lịch sử thăng hoa của đất nước ta hôm nay gắn liền với lịch sử thăng trầm sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay, nhờ có lý luận tiên phong dẫn đường, Đảng đã dẫn đường nhân dân ta dành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới (1986) đến nay, Đảng đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp lý luận, đặc biệt là những luận điểm mới chủ nghĩa xã hội và con đường chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Tuy nhiên, trong suốt quá trình đổi mới, nhìn chung công tác lý luận vẫn không kịp sự phát triển của thực tiễn, vẫn không ít cấp ủy, tổ chức Đảng và đảng viên chưa nắm chắc những vấn đề lý luận về công tác tư tưởng. Thậm chí, ở một số nơi, tình trạng này vẫn còn vô hiệu hóa các giải pháp có giá trị về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng của cấp ủy, các tổ chức Đảng. Do đó nâng cao tầm tư tưởng và trí tuệ của Đảng trong giai đoạn mới hiện nay có ý nghĩa quyết định việc thực hiện mục tiêu phấn đấu 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đòi hỏi cần phải có một sự lãnh đạo của Đảng và sự hưởng ứng nhiệt tình đông đảo quần chúng nhân dân thì đất nước mới hoàn thành sứ mệnh lịch sử. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới, thực hiện CNH – HĐH thì vai trò lãnh đạo của Đảng càng mang tính thời sự và cấp thiết .
Xuất phát từ những lý do trên tôi nghiên cứu đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
2. Mục đích, yêu cầu
- Mục đích: Mỗi công dân Việt Nam cần phải xác định đúng đắn, nhìn nhận được tầm quan trọng của vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
- Yêu cầu:
+ Phân tích và làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam (cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng xã hội chủ nghĩa).
+ Đánh giá một cách khách quan vai trò lãnh đạo của Đảng.
+ Đưa ra một số yêu cầu của Đảng ta trong giai đoạn mới hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: toàn thể quần chúng nhân dân Việt Nam trong giai đoạn giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội chủ nghĩa.
4. Những đóng góp của đề tài
- Cung cấp cho bạn đọc thấy rõ hơn và toàn diện hơn về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
- Góp phần làm tăng thêm sự hiểu biết và cũng như việc đánh giá đúng vị trí vai trò lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn mới hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lý luận kết hợp giữa phân tích và tổng hợp.
- Học tập phương pháp của Hồ Chí Minh: gắn lý luận với thực tiễn trong quá trình cách mạng Việt Nam
35 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 8812 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ rất sớm Hồ Chí Minh đã chỉ ra, sự lãnh đạo của Đảng không phải là quyền lực mà đảng tự đặt ra cho mình, cũng không phải do sự áp đặt đối với quần chúng, mà phải do quần chúng thừa nhận một cách tự nhiên. Có như vậy, Đảng mới đoàn kết được dân tộc, mới trở thành lãnh tụ của dân tộc trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội. Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam tuân theo những quy luật khách quan, đó chính là sự vận dụng, phát triển của phong trào công nhân kết hợp với chủ nghĩa mác – Lênin và phong trào yêu nước của dân tộc. Bởi vậy, từ khi Đảng xuất hiện theo quy luật vừa phổ biến vừa đặc thù đó đã đưa cách mạng Việt Nam vào một bước ngoặt, mở ra một chân trời triển vọng mới cho dân tộc ta phát triển.
Có thể nói lịch sử thăng hoa của đất nước ta hôm nay gắn liền với lịch sử thăng trầm sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay, nhờ có lý luận tiên phong dẫn đường, Đảng đã dẫn đường nhân dân ta dành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới (1986) đến nay, Đảng đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp lý luận, đặc biệt là những luận điểm mới chủ nghĩa xã hội và con đường chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Tuy nhiên, trong suốt quá trình đổi mới, nhìn chung công tác lý luận vẫn không kịp sự phát triển của thực tiễn, vẫn không ít cấp ủy, tổ chức Đảng và đảng viên chưa nắm chắc những vấn đề lý luận về công tác tư tưởng. Thậm chí, ở một số nơi, tình trạng này vẫn còn vô hiệu hóa các giải pháp có giá trị về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng của cấp ủy, các tổ chức Đảng. Do đó nâng cao tầm tư tưởng và trí tuệ của Đảng trong giai đoạn mới hiện nay có ý nghĩa quyết định việc thực hiện mục tiêu phấn đấu 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đòi hỏi cần phải có một sự lãnh đạo của Đảng và sự hưởng ứng nhiệt tình đông đảo quần chúng nhân dân thì đất nước mới hoàn thành sứ mệnh lịch sử. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới, thực hiện CNH – HĐH thì vai trò lãnh đạo của Đảng càng mang tính thời sự và cấp thiết .
Xuất phát từ những lý do trên tôi nghiên cứu đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
2. Mục đích, yêu cầu
- Mục đích: Mỗi công dân Việt Nam cần phải xác định đúng đắn, nhìn nhận được tầm quan trọng của vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
- Yêu cầu:
+ Phân tích và làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam (cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng xã hội chủ nghĩa).
+ Đánh giá một cách khách quan vai trò lãnh đạo của Đảng.
+ Đưa ra một số yêu cầu của Đảng ta trong giai đoạn mới hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: toàn thể quần chúng nhân dân Việt Nam trong giai đoạn giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội chủ nghĩa.
4. Những đóng góp của đề tài
- Cung cấp cho bạn đọc thấy rõ hơn và toàn diện hơn về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
- Góp phần làm tăng thêm sự hiểu biết và cũng như việc đánh giá đúng vị trí vai trò lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn mới hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lý luận kết hợp giữa phân tích và tổng hợp.
- Học tập phương pháp của Hồ Chí Minh: gắn lý luận với thực tiễn trong quá trình cách mạng Việt Nam
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
1.1 Hồ Chí Minh với sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam và ý nghĩa của vấn đề trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.
1.1.1 Hồ Chí Minh với sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
- Hồ Chí Minh đã tiếp thu di sản của các bậc thầy là những luận điểm lớn về cách mạng và phương pháp luận. Bản chất của lý luận Mac – Lenin là chống trì trệ xương cứng, chống giáo điều rập khuôn, chống duy ý chí, trái quy luật , chống tách rời cuộc sống, xa cách nhân dân. Đặc biệt thời kỳ từ thập kỷ 60 của thế kỷ XIX trở đi, khi xuất hiện chủ nghĩa tư bản độc quyền – chủ nghĩa đế quốc, kéo theo trào lưu thực dân, đè nén ba phần tư loài người, thì chủ nghĩa Mac – Lênin đã không ngừng được làm giàu thêm bởi diển biến lịch sử ngày càng phong phú. Tuy nhiên, cũng như Mac – Lênin sống và hoạt động chủ yếu ở châu Âu, không thể vượt qua hạn chế của lịch sử. Trong 60 năm từ lúc sáng lập nhà nước Xô viết đến khi qua đời, Lênin đã có những chỉ dẫn quan trọng, nở ra một thời đại mới cho các dân tộc thuộc địa, nhưng không thể xây dựng hoàn chỉnh lý luận về cách mạng của các dân tộc bị áp bức đang bùng lên giải phóng.
- Nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam bao giờ cũng phải đặt mỗi sự kiện, mỗi vấn đề trong tổng lộ tuyến mà sự khởi đầu là cách mạng muốn thắng lợi trước hết phải có đảng cách mạng theo nguyên tắc Đảng kiểu mới của Lênin và quốc tế cộng sản. Đó là bài học cách mạng tháng mười Nga và từ học thuyết Mac – Lênin
Xét trên một ý nghĩa nào đó thì cơ sở lý luận và thực tiễn để thành lập một Đảng cộng sản Việt Nam đã xuất hiện. Nhưng Hồ Chí Minh chư vội làm công việc cực kỳ quan trọng – xác lập nhân tố hàng đầu để đua cách mạng Việt Nam thắng lợi. Bởi vì những cơ sở nêu trên chưa phù hợp với thực tiễn mang tính đặc thù ở Việt Nam khi mà giai cấp công nhân và phong trào công nhân còn nhiều hạn chế, đang ở trình độ “tự phát”. Còn những thanh niên yêu nước Việt Nam rất hăng hái nhưng lại bế tắc về đường lối cứu nước. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải chuẩn bị chu đáo về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức. Sự chuẩn bị đó trước hết là việc nghiên cứu thấu đáo lý luận Mac – Lênin về quy luật ra đời của một Đảng Cộng sản.
Dưới ánh sáng chủ nghĩa Mac – Lênin, Hồ Chí Minh người đã từng tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp vào cuối năm 1920 vẫn trăn trở nhiều vấn đề đặt ra trên mảnh đất thực tiễn Việt Nam. Chẳng hạn: điều kiện thành lập Đảng Cộng sản ở nước ta đã chín muồi chưa? Chủ nghĩa cộng sản có thâm nhập vào châu Á hay không? Lộ trình thành lập Đảng như thế nào?... Hồ Chí Minh đã dành trọn khoảng thời gian 10 năm để nghiên cứu thấu đáo mọi vấn đề từ lý luận đến thực tiễn, qua khứ tới hiện tại, phương Đông và phương Tây, các nước tư bản và thuộc địa, đặc biệt là cách thức hình thành, tổ chức đội tiên phong của giai cấp tư sản và của cả dân tộc như thế nào. Bằng trí tuệ và bản lĩnh của mình, Hồ Chí Minh đã có những sáng tạo lớn trong việc vận dụng quy luật về sự ra đời của Đảng theo chủ nghĩa Mac – Lênin để hướng tới sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trên cơ sở đó, ngay từ năm 1921, Người bắt tay ngay vào việc đưa chủ nghĩa Mac- Lênin đã được “Việt nam hóa” vào Việt Nam. Người tận dụng mọi cơ hội và điều kiện như viết báo, sách, diễn đàn hội nghị và đại hội này.
Tuy nhiên, sự dễ dàng cho phép chủ nghĩa cộng sản thâm nhập vào châu Á không đồng nghĩa với việc truyền bá nhanh chủ nghĩa cộng sản trong một thời gian ngắn. Bởi vì, chính sách ngu dân của thực dân Pháp là một trở ngại lớn.
Trong tình đó cần thiết phải có sự giáo dục, giác ngộ mọi người, trước hết cho lớp trẻ. Vấn đề có tính nguyên lý là mù chữ và ngu dốt thì sẽ đứng ngoài chính trị. Trong thời gian này, một mặt Hồ Chí Minh phải nhanh chóng đưa cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo của cách mạng thế giới. Mặt khác, Người phải chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức để thành lập Đảng. Trước sau người nhất quán quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Nhưng quần chúng chỉ có sức mạnh thật sự khi được thích tỉnh và giác ngộ. Muốn vậy phải có đường lối, có lý luận, có tổ chức. Bởi vì “không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng”. Và một khi lý luận đã thâm nhập vào quần chúng thì sẽ biến thành một lực lượng vật chất. Muốn giác ngộ, vận động, tổ chức dân chúng, đoàn kết quốc tế thì phải có đảng cách mạng.
Từ thực tế phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu XX với nhiều tổ chức chính trị như Duy Tân hội, Việt nam Quang phục hội,Tâm tâm xã, Việt Nam quốc dân Đảng... Hồ Chí Minh đã ra sự yếu kém của đường lối và tổ chức cũng như phương pháp tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ quần chúng. Các tổ chức đó còn thiếu và yếu, chưa vạch ra được một đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn theo hệ tư tưởng tiên tiến của thời đại, nên vẫn như đi trong hầm, không có lối ra.
Nhất định phải có Đảng cộng sản thay thế các tổ chức kiểu cũ theo hệ tư tưởng phong kiến, tư sản, nhưng không phải thành lập ngay. Cách làm vội vàng khi người dân chưa nhận thức đầy đủ sự cần thiết phải có đảng thì không những đêm lại kết quả màu hậu quả khôn lường. Mười năm cho việc thành lập đảng có thể nhận thấy Hồ Chí Minh đặc biệt sáng tạo trên máy phương diện sau:
Một là, đưa lý luận Mac – Lênin sau khi đã được “Việt Nam hóa” vào phong trào cách mạng Việt Nam, bao gồm cả phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của chủ nghĩa Mac – Lênin với ý nghĩa là một học thuyết mang bản chất cách mạng và khoa học, là thế giới quan là phương pháp luận, cơ sở tư tưởng của phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Chính phong trào yêu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản với lực lượng cơ bản, đông đảo là nông dân, tầng lớp tri thức, học sinh tiểu tư sản, có cùng mục tiêu với phong trào công nhân là giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc là một trong ba yếu tố tạo thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hai là, trong khi tuyên truyền lý luận Mac – Lênin vào Việt Nam, sau nhiều bước “dọn dường” đến độ chín muồi, Hồ Chí Minh mới nói tới đảng. Nghiên cứu báo thanh niên ta thấy rõ điều này. Từ số 1 ngày 21/6/1925, xuyên suốt lịch sử của mình đến tháng 5/1927, báo thanh niên ra được 200 số. Hồ Chí Minh trực tiếp phụ trách 88 số đầu với ý nghĩa là tác giả, vừa tổng biên tập. Trong 88 số đó Người đã đề cập đến nhiều vấn đề như mâu thuẫn giữa dân tộc ta với chủ nghĩa đế quốc Pháp, giữa dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc nói chung. Khẳng định con đường cách mạng chống con đường cải lương. Lực lượng cách mạng là toàn dân, lấy công nông làm gốc. Cần phải có tinh thần cách mạng và phương pháp cách mạng đúng đắn...
Ba là, về mặt tổ chức, Hồ Chí Minh quan tâm tới loại tổ chức chưa phải là Đảng Cộng sản, nhưng cũng không thể tổ chức kiểu cũ hay chỉ là tổ chức mang tính chất đoàn thể đơn thuần. Sáng tạo của Hồ Chí Minh là lập ra Hội Vệt Nam cách mạng thanh niên có “cộng sản đoàn” làm nòng cốt. Tổ chức này đóng vai trò là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính nhờ tổ chức này mà công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được tiến hành kịp thời và với lớp cán bộ đầu tiên của cách mạng Việt Nam, chủ nghĩa Mac – lênin càng có điều kiện ăn sâu bắn rễ trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Khi phong trào công nhân được ánh sáng cách mạng tiên tiến của thời đại soi sáng thì ngày càng phát triển, yếu tố “tự phát” ngày càng rơi rụng dần và yếu tố tự giác ngày càng tăng lên. Điều này có nghĩa là phong trào công nhân đã có những chuyển biến trong chất lượng đấu tranh. Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên đã làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình, cần được thay thế bằng cộng sản thực sự. Nhìn nhận lại vị trí, vai trò của tổ chức tiền thân này, trong báo cáo gửi quốc tế cộng sản, ngày 18/2/1930 và ngày 5/3/1930, Người viết: “Hội An Nam Thanh niên cách mạng do chúng tôi tổ chức từ năm 1925. Trên cơ sở đó, Người đ ã chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930, một cái tên vừa phản ánh được nguyên lý và bản chất chung nhất là đảng công sản, vừa thể hiện nét đặc thù của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, sau 46 năm khi sự nghiệp giải phóng dân tộc hoàn toàn thắng lợi, đất nước thống nhất, giang sơn quy về một mối, Đảng ta lại trở lại với tên gọi Đảng Cộng sản Việt Nam.
1.1.2 Ý nghĩa của vấn đề xây dựng Đảng.
Tư duy bao trùm về xây dựng Đảng Cộng Sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh phải bắt nguồn từ luận điểm sáng tạo về sự ra đời của Đảng: “chủ nghĩa Mac – Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong tào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dương vào đầu năm 1930”. Luận điểm này phải được thấu suốt trong việc vạch đường lối, lựa chọn, giáo dục rèn luyện đảng viên, nâng cao trình độ đảng viên, thắt chặtquan hệ mật thiết giữa đảng với quần chúng, làm cho đảng ta “là đạo đức, là văn minh”, đủ sức lãnh đạo cách mạng. Cần nhận thức ý nghĩa của vấn đề Đảng ra đời với công tác xây dựng Đảng hiện nay trên các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, Hồ Chí Minh đã đi từ “mảnh đất màu cờ” của dân tộc là chủ nghĩa yêu nước ViệtNam đến chủ nghĩa Lênin, chủ nghĩa quốc tế vô sản , và ngay từ đầu đã làm cho đảng bắt rễ sâu xa trong lòng dân tộc. Người đã giác dân tộc ngộ phát triển đến giác ngộ giai cấp, kết hợp giác ngộ dân tộc với giác ngộ giai cấp để đi tới kết luận: chủ nghĩa Mác – Lênin là lực lượng tư tưởng hùng mạnh chỉ đạo Đảng, làm cho Đảng có thể trở thành hình thức tở chức cao nhất của quần chúng lao động. Với việc có thêm yếu tố mới là phong trào yêu nước , thì vai trò của chủ nghĩa Mac – Lênin là mặt trời soi sáng con đường cách mạng của chúng ta. Theo người, Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa Mac- Lênin “làm cốt”. Bởi vì đó là học thuyết cơ sở tư tưởng, về tổ chức, về lý luận chiến lược và sách lược của Đảng cách mạng. Chủ nghĩa Mac – Lênin là lực lượng tư tưởng hùng mạnh chỉ đạo Đảng, làm cho Đảng có thể trưởng thành hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao động, hiện thanh của trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại. Với bản chất cách mạng và khoa học, học thuyết Mác – Lênin chỉ ra thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận đúng đắn cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Với việc có thêm yếu tố mới là phong trào yêu nước, thì vai trò của chủ nghĩa Mac – Lênin càng quan trọng trong việc nâng cao trình độ tư tưởng và trình độ chính trị đảng viên làm cho đảng viên theo đúng lập trường vô sản.
Thứ hai, vai trò lãnh đạo của Đảng xây dựng trên xứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và xây dựng đảng vững mạnh dựa vào chủ nghĩa Mac – Lênin. Đây là luận điểm kinh điển về Đảng Cộng sản. Nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vừa có tính kinh điển vừa mạng tính đặc thù. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, mặc dù từ năm 1930 Hồ Chí Minh đã chỉ ra “Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận” giai cấp công nhân. Đảng phải thu phục tập hợp đa số quần chúng nông dân và các lực lượng khác với tiêu chuẩn chính là lòng chân thành yêu nước.
Nhận thức này có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng Đảng hiện nay. Trong khi mở rộng biên độ thành phần xã hội, kết nộp những người ưu tú vào Đảng để tránh căn bệnh cô độc, biệt phái , hệp hòi thì phải chú trọng giáo dục chủ nghĩa Mac – Lênin và tư tưởng Hồ Chí làm cho Đảng toàn tâm, toàn ý theo chủ nghĩa Mac – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ ba, phải chỉ mở rộng thành phần xuất thân vào Đảng, mà một điều quan trọng là đảng phải tăng cường chính sách đại đoàn kết. Học tinh thần Hồ Chí Minh từ khi Đảng vừa ra đời và trong suốt quá trình Người cùng đảng lãnh đạo cách mạng, hiện nay Đảng vẫn tiếp tục giương cao ngọn cờ đại đoàn kế dân tộc bằng cách thực hiện đại đoàn kết người trong Đảng và người ngoài đảng, các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng tới tương lai lấy mục tiêu giữ vững độc, thống nhất, vì dân giàu , nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh làm điểm tương đồng. Gốc rễ của vấn đề xây dựng, chỉnh Đảng hiện nay phải xuất từ chỗ đó.
1.2 Đảng ta đối với cách mạng giải phóng dân tộc
Trong diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng lao động Việt Nam, ngày 5 tháng 9 năm 1960 của Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: “Cách mạng là sự nghiệp quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp cá nhân anh hùng nào. Thành công của Đảng là nơi ta đã tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng vô tận của nhân dân, đã lãnh đạo nhân dân chiến đấu dưới lá cờ tất thắng của chủ nghĩa Mác – Lênin”
Như vậy, khi bàn tới sự lãnh đạo của Đảng là bàn tới vai trò tổ chức, huy động lực lượng cách mạng của quần chúng theo một đường lối, cương lĩnh đúng đắn, vừa trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin, vừa phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Thực chất, đó là một quá trình đổi mới sáng tạo, phản ánh trí tuệ và bản lĩnh chính trị của đảng trước những sóng gió của dân tộc và thời đại.
1.2.1 Đảng lãnh đạo cách mạng tháng tám thành công
Vấn đề hàng đầu của Đảng cộng sản thể hiện bản chất cách mạng và khoa học của đội tuyên phong của giai cấp công nhân là đề ra đường lối cách mạng đúng đắn.
Thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin, trong Cương lĩnh cách mạng đầu tiên nêu trong Hội nghị thành lập Đảng, Đảng đã nêu ra chủ trương “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Cụ thể đó là nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập và người có ruộng cày. Cương lĩnh ấy hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng tha thiết của đại đa số nhân dân ta là nhân dân, Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn xung quanh giai cấp mình. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta, Đảng của giai cấp công nhân – không ngừng củng cố và tăng cường.
Ở thời điểm Đảng ta ra đời có một tổ chức chính trị tiêu biểu cho xu hướng cách mạng dân chủ tư sản là Việt Nam Quốc dân Đảng cũng được thành lập (12/1927). Tổ chức này thiếu một lý luận cách mạng tiên tiến làm cơ sở cho đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, lại không có chỗ dựa vững chắc trong quần chúng công nông , cho nên Việt Nam Quốc dân đảng thiên về manh động và khủng bố cá nhân. Sau khởi nghĩa Yên Bái (9/2/ 1930), Việt Nam Quốc dân Đảng với tư cách là chính Đảng hoàn toàn phá sản.
Hồ Chí Minh ngây từ đầu đã hoàn toàn tin tưởng vào đảng cộng sản bởi vì việc thành lập đảng chứng tỏ giai cấp vô sản đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Vừa ra đời, Đảng đã tổ chức và lãnh đạo một phong trào quần chúng mạnh lớn mà xưa nay chưa từng có ở nước ta – phong trào cách mạng 1930 – 1931. Đây là phong trào đấu tranh nhân dân chống thực dân Pháp và tay sai. Riêng ở hai tĩnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã phát triển thành một cuộc biểu tình có vũ trang đánh đỗ chính quyền địch ở nhiều địa phương, thành lập chính quyền cách mạng kiểu Xô Viết, tiến hành chia ruộng cho nông dân cày, bài trừ mê tín dị đoan, trấn áp phản cách mạng, ban bố quyền tự do dân chủ cho nhân dân lao động.
Cao trào cách mạng 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh thành công trên nhiều mặt. Nó chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân Việt Nam mà trước hết là khối liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của Đảng. Phong trào rèn luyện cách mạng tháng tám thắng lợi sau này. Đây có thể coi là phát thảo đầu tiên là bài học vỡ lòng về chính quyền cách mạng, mà nếu không có nó thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho những bài học tiếp theo. Đồng chí Trường Chinh nhận xét: ”Thắng lợi lớn nhất của Đảng ta trong phong trào cách mạng năm 1930 – 1931 là Đảng đã thực hiện được khối liên minh công nông, do đó đã giành được nhiều quyền lãnh đạo cho giai cấp công nhân”.
Qua phong trào cách mạng 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, uy tín và ảnh hưởng của Đảng ta trong các nước thuộc địa đã tăng lên. Một trong những biểu hiện cụ thể là trong phiên họp 11/4/ 1931, Hội nghị toàn thể lần thứ 11 của Ban Chấp hành Quốc tế cộng sản đã quyết định Đảng cộng sản Đông Dương là một bộ phận độc lập trực thuộc Quốc tế cộng sản. Đó là một vinh dự lớn đối với Đảng vừa ra đời và hoạt động hơn một năm .
Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, nghiêm túc, thời kì 1930 – 1931 và đến 1935 Đảng có những lúc có những nhận thức ấu trĩ về chính trị, khuynh hướng “ tải” , biệt phái và giáo điểu rập khuôn máy móc. Luận cương chính trị tháng 10/ 1930; thư của Trung ương gửi cho các cấp đảng bộ ngày 9/12/1930...bên cạnh việc khẳng định lại nhiều vấn đề cơ bản thuộc về chiến lược cách mạng ở nước ta mà các văn kiện trong hội nghị hợp nhất đã nêu lên, còn bộc lộ nhận thức máy móc về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong xứ thuộc địa; không vạch được mâu thuẩn giữa dân tộc Việt Nam với bọn xâm lược Pháp và tay sai của chúng,