Đạo Phật là một trong những học thuyết Triết học - tôn giáo lớn nhất trên
thế giới, tồn tại rất lâu đời với hệ thống giáo lý đồ sộ và số lượng phật tử đông
đảo được phân bố rộng khắp. Đạo Phật được truyền bá vào nước ta khoảng thế
kỷ II sau công nguyên và đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng
sâu sắc đến đời sống tinh thần của người Việt, bên cạnh đạo Nho, đạo Lão và
đạo Thiên chúa.
Tuy nhiên, tùy ở từng giai đoạn lịch sử của dân tộc mà học thuyết tư
tưởng, tôn giáo này hay học thuyết tư tưởng, tôn giáo khác nắm vai trò chủ đạo,
có tác động mạnh đến nếp sống, thói quen, suy nghĩ của người Việt, như Phật
giáo ở thế kỷ thứ X - XIV, Nho giáo thế kỷ thứ XV - XIX, học thuyết Mác -Lênin từ giữa thập kỷ 40 của thế kỷ XX. Cho đến nay, những học thuyết này
không giữ địa vị độc tôn mà song song cùng tồn tại với các học thuyết, tôn giáo
khác, tác động vào đời sống xã hội.
Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa Mác - Lênin là tư tưởng chủ đạo, là vũ khí lý luận soi đường cho chúng ta.
Nhưng bên cạnh đó, bộ phận kiến trúc thượng tầng của xã hội cũ vẫn có sức
sống dai dẳng, trong đó giáo lý nhà Phật đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng, tình cảm
của một số bộ phận lớn dân cư Việt Nam. Việc xoá bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của
nó là không thể, nên chúng ta cần vận dụng một cách phù hợp để góp phần đạt
được mục tiêu của thời kỳ quá độ cũng như sau này. Do đó, việc tìm hiểu nghiên
cứu Phật giáo đối với thế giới quan, nhân sinh quan của con người là hết sức cần
thiết. Việc đi sâu nghiên cứu, đánh giá những mặt tiến bộ cũng như hạn chế, Phật
giáo giúp ta hiểu rõ tâm lý người dân hơn và qua đó tìm ra được một phương
cách để hướng đạo cho con người một cách chân chính, đúng đắn. Theo đạo để
làm điều thiện, tránh cái ác.
Hơn nữa, trong thời kỳ đổi mới, ngoài những thành tựu đã đạt được về mặt
kinh tế - văn hóa - xã hội là mặt trái của nền kinh tế thị trường. Nó đã làm nảy
sinh nhiều tiêu cực gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến các mặt của đời sống
xã hội. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu về tư tưởng Phật giáo cùng với quá trình
du nhập, tồn tại, phát triển của nó tại Việt Nam sẽ làm nổi bật được những ảnh
hưởng đến đời sống tinh thần của người dân nước ta, gắn liền với quá trình hình
thành, phát triển tư tưởng, đạo đức của con người.
32 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 8236 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tư tưởng Phật giáo và ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đối với đời sống đạo đức người Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................................. 1
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 3
1. Tính cấp thiết của đề tài. ................................................................................. 3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài. ........................................................................... 4
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài. .................................................................. 5
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. .................................................... 5
5. Đóng góp mới của đề tài. ................................................................................ 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn. ........................................................................... 5
6.1. Ý nghĩa lý luận. ........................................................................................ 5
6.2. Ý nghĩa thực tiễn. ..................................................................................... 5
7. Giới hạn của đề tài. ......................................................................................... 5
8. Kết cấu của đề tài. ........................................................................................... 6
Chương 1 ................................................................................................................ 7
KHÁI QUÁT VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ........................ 7
1.1. Hoàn cảnh ra đời của Phật giáo. .................................................................. 7
1.2. Thân thế và sự nghiệp của đức phật Thích Ca. ........................................... 7
Chương 2 ................................................................................................................ 9
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ...................................... 9
2.1. Quan điểm của Phật giáo về thế giới quan. ................................................. 9
2.1.1. Vô ngã.................................................................................................... 9
2.1.2. Vô thường. ............................................................................................. 9
2.1.3. Duyên ..................................................................................................... 9
2.2. Quan điểm của Phật giáo về nhân sinh quan. ............................................ 10
2.2.1. Nghiệp báo .......................................................................................... 10
2.2.2. Thuyết tứ Diệu đế ................................................................................ 11
2.2.3. Ngũ giới ............................................................................................... 13
Chương 3 .............................................................................................................. 15
ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG ĐẠO
ĐỨC NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY .............................................................. 15
3.1. Sơ lược về quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo Việt Nam. ....... 15
3.2. Đời sống đạo đức và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới đời sống đạo đức
người Việt Nam hiện nay. ................................................................................. 15
3.2.1. Đời sống đạo đức. ............................................................................... 15
3.2.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới đời sống đạo đức người Việt Nam
hiện nay. ........................................................................................................ 18
3.3. Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đối với đời sống đạo đức người Việt
Nam hiện nay. ................................................................................................... 20
3.3.1. Ảnh hưởng tích cực ............................................................................. 20
2
3.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực ............................................................................. 24
Chương 4 .............................................................................................................. 26
BIỆN PHÁP PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC CỦA TƯ TƯỞNG PHẬT
GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY ..... 26
4.1. Tạo điều kiện và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. ..................... 26
4.2. Phát huy giá trị đạo đức tốt đẹp của Phật giáo trong nền kinh tế thị trường.
........................................................................................................................... 27
4.3. Thực hiện phương châm tốt đời đẹp đạo. .................................................. 28
4.4. Đấu tranh chống những hành vi lợi dụng Phật giáo gây ảnh hưởng xấu đến
đời sống đạo đức ở nước ta hiện nay. ............................................................... 28
4.5. Phát huy truyền thống đạo đức dân tộc: .................................................... 29
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 32
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đạo Phật là một trong những học thuyết Triết học - tôn giáo lớn nhất trên
thế giới, tồn tại rất lâu đời với hệ thống giáo lý đồ sộ và số lượng phật tử đông
đảo được phân bố rộng khắp. Đạo Phật được truyền bá vào nước ta khoảng thế
kỷ II sau công nguyên và đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng
sâu sắc đến đời sống tinh thần của người Việt, bên cạnh đạo Nho, đạo Lão và
đạo Thiên chúa.
Tuy nhiên, tùy ở từng giai đoạn lịch sử của dân tộc mà học thuyết tư
tưởng, tôn giáo này hay học thuyết tư tưởng, tôn giáo khác nắm vai trò chủ đạo,
có tác động mạnh đến nếp sống, thói quen, suy nghĩ của người Việt, như Phật
giáo ở thế kỷ thứ X - XIV, Nho giáo thế kỷ thứ XV - XIX, học thuyết Mác -
Lênin từ giữa thập kỷ 40 của thế kỷ XX. Cho đến nay, những học thuyết này
không giữ địa vị độc tôn mà song song cùng tồn tại với các học thuyết, tôn giáo
khác, tác động vào đời sống xã hội.
Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa Mác - Lênin là tư tưởng chủ đạo, là vũ khí lý luận soi đường cho chúng ta.
Nhưng bên cạnh đó, bộ phận kiến trúc thượng tầng của xã hội cũ vẫn có sức
sống dai dẳng, trong đó giáo lý nhà Phật đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng, tình cảm
của một số bộ phận lớn dân cư Việt Nam. Việc xoá bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của
nó là không thể, nên chúng ta cần vận dụng một cách phù hợp để góp phần đạt
được mục tiêu của thời kỳ quá độ cũng như sau này. Do đó, việc tìm hiểu nghiên
cứu Phật giáo đối với thế giới quan, nhân sinh quan của con người là hết sức cần
thiết. Việc đi sâu nghiên cứu, đánh giá những mặt tiến bộ cũng như hạn chế, Phật
giáo giúp ta hiểu rõ tâm lý người dân hơn và qua đó tìm ra được một phương
cách để hướng đạo cho con người một cách chân chính, đúng đắn. Theo đạo để
làm điều thiện, tránh cái ác.
Hơn nữa, trong thời kỳ đổi mới, ngoài những thành tựu đã đạt được về mặt
kinh tế - văn hóa - xã hội là mặt trái của nền kinh tế thị trường. Nó đã làm nảy
sinh nhiều tiêu cực gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến các mặt của đời sống
xã hội. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu về tư tưởng Phật giáo cùng với quá trình
du nhập, tồn tại, phát triển của nó tại Việt Nam sẽ làm nổi bật được những ảnh
hưởng đến đời sống tinh thần của người dân nước ta, gắn liền với quá trình hình
thành, phát triển tư tưởng, đạo đức của con người.
Đạo đức là lĩnh vực rất quan trọng, muốn hoàn thiện bản thân, nếu không
lấy đạo đức làm tiêu chuẩn, từ bi làm cách xử thế thì chỉ là đáy nước tìm trăng.
Cổ nhân dạy rằng:
4
“Tôn mạc tôn hồ đạo, mỹ mạc mỹ hồ đức. Đạo đức chi sở tồn, tuy thất
phu, phi cùng giả. Đạo đức chi sở bất tồn, tuy vương thiên hạ phi thông giả” [5,
tr. 159].
Tạm dịch:
“Tôn quý không gì hơn đạo, tốt đẹp không gì tốt đẹp hơn đạo đức. Đạo
đức còn, dù kẻ thất phu chăng nữa cũng chẳng màng. Đạo đức chẳng còn, làm
vua chúa cũng chẳng phải người thông”.
Chứng tỏ rằng cổ đức đã đánh giá rất cao về đạo đức, lấy đạo đức làm
chuẩn mực cho cái đẹp của cuộc đời. Bên cạnh đó, đạo Phật đem lòng thương
bao la đến cho vạn loại như một tôn chỉ truyền đạo, đây cũng là then chốt và điều
tâm đắc của bản thân trong quá trình học.
Với ý nghĩa thiết thực như trên nên tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu
của mình là: “Tư tưởng Phật giáo và ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đối với
đời sống đạo đức người Việt Nam hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Liên quan đến vấn đề về ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đối với đời
sống đạo đức người Việt Nam đã được đề cập đến trong một số công trình như
sau:
Tác giả Ngô Thị Lan Anh, Phạm trù “Tâm” trong Phật giáo Việt Nam với
việc xây dựng đời sống đạo đức ở nước ta hiện nay, Bài báo, Tạp chí Khoa học
và Công nghệ, 2010.
Tác giả Lý Kim Cương, Tư tưởng triết học của Phật giáo và sự ảnh hưởng
của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, Tiểu luận, Trường Đại
học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2010.
TS Lê Văn Đính, Bàn thêm về ảnh hưởng của phật giáo trong đời sống xã
hội Việt Nam hiện nay, Bài báo, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, 2007.
Tác giả Phan Thị Thu Hiền, Triết lý nhân sinh Phật giáo và ảnh hưởng của
nó đến đời sống tinh thần người Việt Nam, Bài báo, Hội nghị Sinh viên Nghiên
cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng, 2010.
Tác giả Nguyễn Tài Thư, Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối
với con người Việt Nam hiện nay, Sách, NXB Chính trị Quốc gia, 1997.
Tác giả Lê Hữu Tuấn, Một số vấn đề của Phật giáo Việt Nam trong đời
sống hiện nay, Bài báo, tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, 2002.
Như vậy, vấn đề về ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đối với người Việt
Nam từ lâu đã được các nhà nghiên cứu quan tâm, các công trình trên đã trình
bày được sơ lược về sự ra đời và các vấn đề cơ bản trong tư tưởng phật giáo,
cũng như những ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của con người Việt
Nam, tuy nhiên chưa trình bày được những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của tư
tưởng Phật giáo đối với một yếu tố rất quan trọng của người Việt Nam chúng ta
đó là đạo đức con người.
5
Kế thừa kết quả của các nhà Khoa học đi trước, tác giả tập trung phân tích
các mặt tích cực và tiêu cực của tư tưởng Phật giáo đối với đạo đức con người
Việt Nam, từ đó có các biện pháp để phát huy những ảnh hưởng tích cực trong tư
tưởng Phật giáo đối với đời sống đạo đức người Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
Đề tài nghiên cứu những ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đối với đời
sống đạo đức người Việt Nam nhằm đề xuất các biện pháp để phát huy những
ảnh hưởng tích cực trong tư tưởng Phật giáo đối với đời sống đạo đức người Việt
Nam hiện nay.
Để đạt được mục đích trên, đề tài có những nhiệm vụ sau đây:
- Khái quát về sự ra đời của tư tưởng Triết học Phật giáo.
- Giới thiệu những nội dung cơ bản của Triết học Phật giáo.
- Phân tích những ảnh hưởng của Triết học Phật giáo đối với đời sống đạo
đức người Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số biện pháp phát huy ảnh hưởng tích cực của tư tưởng Phật
giáo đối với đời sống đạo đức người Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Đề tài thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh.
Để thực hiện đề tài này ngoài sử dụng phương pháp biện chứng duy vật
còn sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp qui nạp, phương pháp quan
sát và thực nghiệm, phương pháp thu thập tư liệu, thông tin,.
5. Đóng góp mới của đề tài.
Đề tài cho thấy những giá trị tốt đẹp của tư tưởng Phật giáo và đề xuất một
số biện pháp nhằm phát huy những giá trị này vào đời sống đạo đức người Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
6.1. Ý nghĩa lý luận.
Đề tài làm sáng tỏ lý luận về sự ra đời và những nội dung cơ bản của tư
tưởng Phật giáo; phân tích những ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đối với đời
sống đạo đức người Việt Nam hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực
của tư tưởng Phật giáo đối với đời sống đạo đức người Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
7. Giới hạn của đề tài.
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những tư tưởng Phật giáo có ảnh hưởng
đến đời sống đạo đức của người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
6
8. Kết cấu của đề tài.
Đề tài bao gồm 4 chương và 12 mục, cụ thể như sau:
Chương 1: Khái quát về sự ra đời của Triết học Phật giáo.
1.1. Hoàn cảnh ra đời của Phật giáo.
1.2. Thân thế và sự nghiệp của đức phật Thích Ca.
Chương 2: Nội dung cơ bản của Triết học Phật giáo.
2.1. Quan điểm của Phật giáo về thế giới quan.
2.2. Quan điểm của Phật giáo về nhân sinh quan.
Chương 3: Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đối với đời sống đạo đức
người Việt Nam hiện nay.
3.1. Sơ lược về quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo Việt Nam.
3.2. Đời sống đạo đức và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới đời sống đạo
đức người Việt Nam hiện nay.
3.3. Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đối với đời sống đạo đức người
Việt Nam hiện nay.
Chương 4: Biện pháp phát huy ảnh hưởng tích cực của tư tưởng Phật giáo
đối với đời sống đạo đức người Việt Nam hiện nay.
4.1. Tạo điều kiện và xây dựng môi trường xã hội thuận lợi.
4.2. Phát huy giá trị đạo đức tốt đẹp của Phật giáo trong nền kinh tế thị
trường.
4.3. Thực hiện phương châm tốt đời đẹp đạo.
4.4. Đấu tranh chống những hành vi lợi dụng Phật giáo gây ảnh hưởng xấu
đến đời sống đạo đức ở nước ta hiện nay.
4.5. Phát huy truyền thống đạo đức dân tộc.
7
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
1.1. Hoàn cảnh ra đời của Phật giáo.
Ấn Độ là đất nước có điều kiện tự nhiên đa dạng, vừa có dãy núi
Hymalaya hùng vĩ ở phía Bắt, vừa có biển Ấn Độ Dương rộng mênh mông, vừa
có sông Ấn chảy về phía Tây, lại có sông Hằng chảy về phía Đông. Vì thế Ấn
Độ có những vùng đồng bằng trù phú màu mỡ, có vùng nóng ẩm mưa nhiều, có
vùng lạnh giá quanh năm tuyết phủ, lại có những vùng sa mạc khô cằn, nóng
bức. Những điều kiên tự nhiên đa dạng và khắc nghiệt ấy là cơ sở để hình thành
sớm những tư tưởng tôn giáo triết học.
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế – xã hội của xã hội Ấn Độ cổ - trung đại
là sự tồn tại rất sớm và kéo dài của kết cấu kinh tế – xã hội theo mô hình “công
xã nông thôn”. Mô hình này có đặc trưng là ruộng đất thuộc quyền sở hữu nhà
nước, gắn liền với nó là sự bần cùng hoá của người dân trong công xã, và quan
hệ giữa gia đình thân tộc được coi là quan hệ cơ bản, cùng với xã hội được phân
chia thành các đẳng cấp lớn là: tăng lữ, quý tộc, bình dân tự do và nô lệ cung
đình. Sự phân chia đẳng cấp đó làm cho xã hội xuất hiện những mâu thuẫn gay
gắt dẫn đến cuộc đấu tranh giai cấp giữa các đẳng cấp trong xã hội. Trong cuộc
đấu tranh ấy, nhiều tôn giáo và trường phái triết học đã ra đời, trong đó có Phật
giáo.
Văn hoá Ấn Độ cổ – trung đại được chia làm ba giai đoạn. Khoảng thế kỷ
XXV-XV trước công nguyên gọi là nền văn minh sông Ấn, từ thế kỷ XV – VII
trước công nguyên gọi là nền văn minh Vêđa và từ thế kỷ VI – I trước công
nguyên là thời kỳ hình thành các trường phái triết học tôn giáo lớn gồm hai hệ
thống đối lập nhau là chính thống và không chính thống. Tiêu chuẩn của chính
thống và không chính thống là có thừa nhận uy thế của kinh Vêđa và đạo
Bàlamôn hay không. Về khoa học, ngay từ thời kỳ cổ đại, người Ấn Độ đã đạt
được những thành tựu về khoa học tự nhiên, đặc biệt là các lĩnh vực thiên văn,
toán học, y học
Như vậy, tất cả những đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội nói trên
là cơ sở cho sự nảy sinh và phát triển những tư tưởng triết học của Ấn Độ thời cổ
- trung đại với các hình thức phong phú đa dạng. Và Phật giáo ra đời trong làn
sóng phản đối sự ngự trị của đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp, lý giải căn
nguyên nỗi khổ và tìm đường giải thoát cho con người khỏi nỗi khổ triền miên,
đè nặng trong xã hội nô lệ Ấn Độ. Vì chống lại sự ngự trị của đạo Bàlamôn đặc
biệt là quan điểm của kinh Vêđa nên Phật giáo được xem là dòng triết học không
chính thống.
1.2. Thân thế và sự nghiệp của đức phật Thích Ca.
Người sáng lập ra Phật Giáo là Thích Ca Mâu Ni, tên thật là Tất Đạt Đa
(Siddhattha), họ là Cù Đàm (Goutama), thuộc bộ tộc Sakya. Tất Đạt Đa sinh
8
ngày 15 tháng 4 năm 563 trước công nguyên, là Thái tử của vua Tịnh Phạn, một
nước nhỏ nằm ở Bắc Ấn Độ (nay thuộc vùng đất Nepan). Mẹ là Hoàng hậu
Maha Maya , là công chúa của xứ Koli. Mặc dù sống trong cảnh cao sang quyền
quý, dòng dõi Đế Vương, vợ đẹp con ngoan. Nhưng trước bối cảnh xã hội phân
chia đẳng cấp khắc nghiệt, với sự bất lực của con người trước khó khăn của cuộc
đời. Năm 29 tuổi, ông quyết định từ bỏ con đường Vương giả xuất gia tu đạo.
Sau 6 năm tu hành, năm 35 tuổi, Tất Đạt Đa đã giác ngộ tìm ra chân chân lí “Tứ
diệu đế” và “Thập nhị nhân duyên”, tìm ra con đường giải thoát nỗi khổ cho
chúng sinh. Từ đó Người đã đi khắp nơi để truyền bá tư tưởng của mình và ông
đã trở thành người sáng lập ra tôn giáo mới là Đạo Phật. Về sau ông được suy
tôn với nhiều danh hiệu khác nhau: Đức Phật, Thích Ca Mâu Ni, Thánh Thích
Ca
Qua hơn 40 năm hoằng pháp và truyền đạt Giáo lí khắp nước Ấn Độ. Năm
ông 80 tuổi thì qua đời, ông để lại cho nhân loại những tư tưởng triết học Phật
Giáo vô cùng quý báu. Với mục đích nhằm giải phóng con người khỏi mọi khổ
đau bằng chính cuộc sống đức độ của con người, Phật giáo nhanh chóng chiếm
được tình cảm và niềm tin của đông đảo quần chúng lao động. Nó đã trở thành
biểu tượng của lòng từ bi bác ái trong đạo đức truyền thống của các dân tộc Châu
Á. Kinh điển của phật giáo rất đồ sộ gồm ba bộ phận gọi là “Tam tạng kinh” bao
gồm Tạng kinh, Tạng luật và Tạng luận.
Đức Phật xuất hiện như một mặt trời sưởi ấm buổi ban mai, làm tan đi
bóng đen dày đặc đã từ lâu che phủ cuộc đời. Ngài không chỉ là vị cứu tinh cho
xứ Ấn Độ thời bấy giờ, mà còn là người vạch ra hướng đi mới cho nhân loại.
9
Chương 2
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
2.1. Quan điểm của Phật giáo về thế giới quan.
Quan điểm về thế giới quan của Phật Giáo Được thể hiện tập trung ở nội
dung của 3 cặp phạm trù: Vô ngã, Vô thường và Duyên.
2.1.1. Vô ngã.
Cho rằng thế giới xung quanh ta và cả con người không phải do một vị
thần nào sáng tạo ra, mà được cấu thành bởi sự kết hợp giữa 2 yếu tố: “Sắc” và
“Danh”. Sắc là yếu tố vật chất, là cái thể cảm giác được, nó bao gồm đất, nước,
lửa và không khí. Danh là yếu tố tinh thần, không có hình chất mà chỉ có có tên
gọi, nó bao gồm thụ, tưởng, hành và thức.
Chính cái “Danh” và “Sắc” đó hợp lại với nhau tạo thành “Ngũ Uẩn”: Sắc
(vật chất), thụ (cảm giác), tưởng (ấn tượng), hành (suy lý) và thức (ý thức).
“Danh” và “Sắc” tác dộng qua lại tạo nên vạn vật và con người. Nhưng sự tồn tại
của vật chất chỉ là tạm thời, không có sự vật riêng biệt nào tồn tại mãi mãi, do đó
không có “Bản ngã” hay cái tôi chân thực.
2.1.2. Vô thường.
Nghĩa là vạn vật biến đổi cùng theo chu trình bất tận: Sinh-Trụ-Dị-Diệt.
Vậy thì “có có” – “không không” luân hồi bất tận, “thoáng có” - “thoáng không”,
cái còn mà chẳng còn cái mất mà chẳng mất. Đức Phật dạy, “tất cả những gì
trong thế gian đó là biến đổi, hư hoại, đều là vô thường”. Vì vậy vô thường nghĩa
là không thường, không mãi ở yên trong một trạng thái nhất định, luôn luôn thay
đổi hình dạng, đi từ trạng thái hình thành đến biến dị rồi tan rã.
Vô thường của Đạo Phật là một phương pháp chỉ rõ mặt trái của đời, để bài trừ
những sự mê lầm, ngăn chặn người chạy theo vật dục, nó chưa phải là thuyết
tuyệt đối. Vô thường là một định luật chi phối tất cả sự vật từ thân tâm cho đến
hoàn cảnh. Hiệu lý vô thư