Đề tài Tư tưởng vô vi của Đạo gia và những ảnh hưởng của tư tưởng này lên đời sống xã hội ngày nay

Thời Xuân Thu của Trung Hoa kéo dài từ năm 722 tới năm 481 trước công nguyên với tình trạng chiến tranh liên miên, dân chúng lâm than, xã hội bị suy đồi đạo đức. Chính trong bối cảnh lịch sử ấy đã xuất hiện nhiều triết gia với nhiều lý thuyết khác nhau, được gọi là Bách gia chư tử. Nổi bật là cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử, Ông là người đầu tiên đưa ra một quan niệm về vũ trụ, làm cốt lõi cho nền văn hóa Trung Hoa, vừa tạo thú sống cho tao nhân quân tử, vừa như một tôn giáo cho giới bình dân ngưỡng vọng. Nền minh triết của Đạo Đức Kinh cũng được khai triển bởi các danh gia tự xem là môn đệ của Lão Tử, về sau trở thành một nền học thuật rồi dần dà biến thành một tôn giáo thần bí. Trang Tử, một ẩn sĩ họ Trang, tên Chu đã phát triển học thuyết Lão Tử thành một hệ thống tư tưởng sâu sắc thể hiện trong cuốn Nam Hoa Kinh. Quan niệm Vô Vi là tư tưởng triết học độc đáo và đặc sắc của Đạo gia. Vô vi là khuynh hướng đưa con người trở về nguồn gốc để sống với tự nhiên, tức hợp thể với Đạo. Tại phương Tây, từ khoảng một trăm năm nay, Triết học Lão – Trang ngày càng có mặt trong phạm vi nghiên cứu của nhiều học giả thuộc bộ môn triết ở các đại học, cho tới các trí thức muốn tìm cho mình một lối suy tư và sống thanh thoát giữa lòng xã hội bị cơ khí hóa và mê thích tiêu thụ. Hơn bao giờ hết xã hội càng văn minh thì con người càng đánh mất chính mình. Sự tranh giành về quyền lợi, vật chất đã làm cho con người ngày càng mất dần những giá trị đạo đức. Quan niệm vô vi của Đạo gia đã trở nên quan trọng, đã góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn.

pdf32 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6373 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tư tưởng vô vi của Đạo gia và những ảnh hưởng của tư tưởng này lên đời sống xã hội ngày nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay. Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐẠO GIA ...................................................................... 4 1. Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................................... 4 2. Vài nét về cuốn “Đạo đức kinh” ......................................................................... 4 3. Nội dung chính trong hệ tư tưởng Đạo gia .......................................................... 5 3.1. Luận về vũ trụ .............................................................................................. 5 3.2. Lý luận về đạo đức ....................................................................................... 6 3.3. Học thuyết vô thần ....................................................................................... 6 3.4. Phác ............................................................................................................. 7 3.5. Tự nhiên ....................................................................................................... 7 3.6. Luật phản phục............................................................................................. 7 3.7. Triết lý Vô ................................................................................................... 7 3.8. Thuyết Vô vi ................................................................................................ 7 3.9. Xây dựng một quốc gia lý tưởng .................................................................. 8 CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG VÔ VI CỦA ĐẠO GIA .................................................. 9 1. Tư tưởng vô vi của Đạo gia ................................................................................ 9 1.1. Lý luận chung về thuyết vô vi của Lão Tử ................................................... 9 1.1.1. Định nghĩa “vô vi” ................................................................................ 9 1.1.2. Cơ sở lý luận của “thuyết vô vi” ............................................................ 9 1.2. Tư tưởng vô vi của Đạo gia .......................................................................... 9 1.2.1. Vô vi trong đối nhân xử thế ................................................................. 10 1.2.2. Vô vi trong đạo đấu tranh .................................................................... 11 1.2.3. Vô vi trong phương xử kỷ.................................................................... 11 Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay. Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 2 1.3. Tư tưởng vô vi – Góc nhìn từ Đạo Phật ...................................................... 16 1.3.1. Tư tưởng vô vi của Đạo Phật .................................................................. 16 1.3.2. So sánh về vô vi của Đạo gia và vô vi của Đạo Phật ............................... 18 CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG VÔ VI LÊN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI NGÀY NAY .............................................................................................................. 22 1. Trong thái độ, quan niệm sống và hành động .................................................... 22 2. Trong hệ thống chính trị, pháp luật, các quy tắc xã hội ..................................... 24 3. Trong lĩnh vực quân sự - quốc phòng................................................................ 26 4. Trong nền kinh tế ............................................................................................. 27 5. Trong hoạt động đối ngoại ................................................................................ 27 6. Trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp ............................................................. 27 7. Trong quan điểm bảo tồn sinh thái – môi trường tự nhiên ................................. 28 8. Trong hoạt động đầu tư – khai thác ................................................................... 28 9. Trong lĩnh vực Văn học – Nghệ thuật – Hội họa ............................................... 29 10. Trà đạo .......................................................................................................... 30 11. Y học............................................................................................................. 30 12. Phong thủy .................................................................................................... 30 13. Ẩm thực ........................................................................................................ 30 14. Dưỡng sinh .................................................................................................... 31 15. Võ thuật ........................................................................................................ 31 Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay. Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 3 LỜI MỞ ĐẦU Thời Xuân Thu của Trung Hoa kéo dài từ năm 722 tới năm 481 trước công nguyên với tình trạng chiến tranh liên miên, dân chúng lâm than, xã hội bị suy đồi đạo đức. Chính trong bối cảnh lịch sử ấy đã xuất hiện nhiều triết gia với nhiều lý thuyết khác nhau, được gọi là Bách gia chư tử. Nổi bật là cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử, Ông là người đầu tiên đưa ra một quan niệm về vũ trụ, làm cốt lõi cho nền văn hóa Trung Hoa, vừa tạo thú sống cho tao nhân quân tử, vừa như một tôn giáo cho giới bình dân ngưỡng vọng. Nền minh triết của Đạo Đức Kinh cũng được khai triển bởi các danh gia tự xem là môn đệ của Lão Tử, về sau trở thành một nền học thuật rồi dần dà biến thành một tôn giáo thần bí. Trang Tử, một ẩn sĩ họ Trang, tên Chu đã phát triển học thuyết Lão Tử thành một hệ thống tư tưởng sâu sắc thể hiện trong cuốn Nam Hoa Kinh. Quan niệm Vô Vi là tư tưởng triết học độc đáo và đặc sắc của Đạo gia. Vô vi là khuynh hướng đưa con người trở về nguồn gốc để sống với tự nhiên, tức hợp thể với Đạo. Tại phương Tây, từ khoảng một trăm năm nay, Triết học Lão – Trang ngày càng có mặt trong phạm vi nghiên cứu của nhiều học giả thuộc bộ môn triết ở các đại học, cho tới các trí thức muốn tìm cho mình một lối suy tư và sống thanh thoát giữa lòng xã hội bị cơ khí hóa và mê thích tiêu thụ. Hơn bao giờ hết xã hội càng văn minh thì con người càng đánh mất chính mình. Sự tranh giành về quyền lợi, vật chất đã làm cho con người ngày càng mất dần những giá trị đạo đức. Quan niệm vô vi của Đạo gia đã trở nên quan trọng, đã góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn. “Vô vi nhi bất vô vi nhi” – Đề tài nghiên cứu sẽ đi sâu tìm hiểu tư tưởng vô vi của Đạo gia và những ảnh hưởng của tư tưởng này lên đời sống xã hội ngày nay./. Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay. Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 4 Chương 1 KHÁI QUÁT ĐẠO GIA 1. Lịch sử hình thành và phát triển  Đạo giáo, Giáo lí về Đạo, là một nhánh triết học và tôn giáo Trung Quốc, được xem là tôn giáo đặc hữu chính thống của xứ này. Nguồn gốc lịch sử được xác nhận của Đạo giáo được xem nằm ở thế kỉ thứ VI trước CN, khi tác phẩm Đạo Đức kinh của Lão Tử xuất hiện. Các tên gọi khác là Đạo Lão, Đạo Hoàng Lão, hay Đạo gia.  Đạo giáo là một trong Tam giáo tồn tại từ thời Trung Quốc cổ đại, song song với Nho giáo và Phật giáo. Ba truyền thống tư tưởng nội sinh (Nho-Lão) và ngoại nhập (Phật) này đã ảnh hưởng rất lớn đến nền tảng văn hoá dân tộc Trung Quốc. Mặc dù có rất nhiều quan điểm khác biệt nhưng cả ba giáo lí này đã hoà hợp thành một truyền thống. Ảnh hưởng Tam giáo trong lĩnh vực tôn giáo và văn hoá vượt khỏi biên giới Trung Quốc, được truyền đến các nước Đông Nam Á lân cận như Việt Nam,Hàn Quốc và Nhật Bản.  Tại Trung Quốc, Đạo giáo đã ảnh hưởng đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, triết học, văn chương, nghệ thuật, âm nhạc, dưỡng sinh, y khoa, hoá học, vũ thuật và địa lí.  Vì xuất hiện dưới nhiều trạng thái khác biệt và sự khó phân ranh rõ ràng với những tôn giáo khác nên người ta không nắm được số người theo Đạo giáo. Đặc biệt có nhiều người theo Đạo giáo sinh sống tại Đài Loan, nơi nhiều trường phái Đạo gia đã lánh nạn Cách mạng văn hoá tại Trung Quốc lục địa. Hiện nay, Đạo giáo có khỏang 400 triệu tín đồ tập trung tại các nước Trung Quốc, Singapore, Malaysia và cộng đồng người Hoa hải ngoại. 2. Vài nét về cuốn “Đạo đức kinh” Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay. Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 5  Đạo đức kinh là cuốn sách chỉ khoảng 5000 chữ, gồm hai phần. Thượng là Đạo Kinh gồm 37 chương, bàn về Đạo lớn của vũ trụ. Hạ là Đức Kinh gồm 44 chương bàn về Đức. Lão Tử đã viết theo hình thức câu dài ngắn khác nhau, giàu âm điệu và đọc lên nghe như thơ tự do thời nay. Súc tích. Không chấm câu. Không lý luận. Không chứng minh dài dòng. Thể được dùng là cổ văn, một loại văn ngắn gọn, dễ thuộc lòng nhưng không dễ hiểu. Vì thế, nó có vẻ như chỉ gợi ý và bắt người đọc phải ngẫm nghĩ, tưởng tượng, lắng nghe tiếng dội lại từ lòng mình. Và người đọc có rất nhiều cơ hội tiếp nối quá trình sáng tạo, tư duy, cho tác phẩm sinh động, thấm sâu, được triển khai thêm theo mỗi lần đọc.  Ngoại trừ hai vấn đề chính là Đạo và Đức, sách còn trình bày kiến thức sơ lược về binh pháp, thiên văn, dưỡng sinh... Có người dựa vào nội dung, cắt nghĩa rằng mục đích của Lão Tử là truyền thông điệp trị quốc, một loại triết lý chính trị. Có người lại nhấn mạnh tới phẩm chất tâm linh đạo học của nó.  Các bản lưu truyền từ hơn hai ngàn năm nay có khác nhau đôi chút về một số chữ hoặc cách chấm câu. Năm 1973, tại Trường Sa, ngành khảo cổ học tìm thấy một bản bạch thư dưới một mộ cổ đời Hán, trong đó phần Đức Kinh được đem lên trước phần Đạo Kinh. Bản khai quật này có giá trị tham khảo rất lớn vì hơi khác các bản hiện hành.  Cho tới nay, Đạo Đức Kinh có tới cả trăm bản dịch ra các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, v.v. Riêng trong tiếng Việt có các bản dịch của Nguyễn Duy Cần, Nghiêm Toản, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Tôn Nhan… 3. Nội dung chính trong hệ tư tưởng Đạo gia 3.1. Luận về vũ trụ  Lão Tử tiếp nhận tư tưởng của Dương Chu, của Âm Dương Ngũ hành và phép biện chứng của Kinh dịch để sáng lập nên đạo gia. Ông cho rằng vũ trụ có khởi “thủy” và cơ hồ không có “chung”. Những tư tưởng của ông về sự hình thành Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay. Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 6 vạn vật trong trời đất được tổng hợp trong tác phẩm “ Kinh dịch”. : vũ trụ được hình thành từ Âm – Dương, ngũ hành (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ).  Người đời sau dựa vào đó để phát triển các môn võ thuật, dưỡng sinh, chữa bệnh theo y học cổ truyền – bắt mạch, địa lý phong thủy… 3.2. Lý luận về đạo đức  Đạo là phạm trù triết học vừa để chỉ bản nguyên vô hình phi cảm tính, phi ngôn từ, sâu kín, huyền diệu của vạn vật vừa để chỉ con đường, quy luật chung của mọi sự sinh thành biến hóa xảy ra trong thế giới.  Đạo được tạm hiểu như là cái tự nhiên tĩnh mịch, yên lặng, mộc mạc, hỗn độn, mập mờ, thấp thoáng, không có đặc tính, không có hình thể; là cái mắt không thấy, tai không nghe, tay không nắm bắt, ngôn ngữ không thể diễn đạt, tư duy không thể nhận thức được; là cái năng động tự sinh sôi, nảy nở, biến hóa … . Lão Tử viết: Có một vật hỗn mang thành tựu giữa trời đất, yên lặng, mênh mông, một mình độc lập, tản mác khắp nơi, không ngừng ở đâu, là mẹ của thế gian, … cái hỗn mang chưa được đặt tên nên tạm gọi là Đạo.  Đạo vừa là cái có trước vừa là cái nằm trong bản thân sự vật. Đạo sinh nhất – nhất sinh nhị – nhị sinh tam – tam sinh vạn vật.  Đức là phạm trù triết học dùng để thể hiện sức mạnh tiềm ẩn của Đạo, là sự trưởng thành của vạn vật, là cái hình thức nhờ đó vạn vật định hình và phân biệt được với nhau, là cái lý sâu sắc để nhận biết vạn vật.  Quan niệm về đạo, đức của trường phái đạo gia thể hiện một trình độ khái quát cao của tư duy biện chứng khi giải quyết vấn đề bản nguyên thế giới. 3.3. Học thuyết vô thần  Theo Lão Tử “Đạo tượng đế chi tiên” tức Đạo sinh ra thượng đế, Đạo là mẹ của vạn vật.  Lão Tử không lớn tiếng mạt sát, hay chỉ trích tín ngưỡng của người đương thời mà miệt mài đi tìm căn nguyên của vũ trụ đó là Đạo và Đức. Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay. Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 7 3.4. Phác  Theo Lão Tử sinh vật càng nhỏ, càng thấp như con sâu thì đời sống càng đơn giản, chất phác. Cũng như loài người thời nguyên thủy, sơ khai thì xã hội đơn giản, tính tình chất phác. Càng ngày con người ta càng hóa ra mưu mô, xảo quyệt, gian trá, đời sống càng ngày càng rắc rối, tổ chức xã hội càng phức tạp mà sinh ra loạn lạc, chiến tranh. Từ đó mà ông nhận xét loài người cũng như vạn vật do đạo sinh ra đều phải giữ được chữ Phác (mộc mạc, chất phác) thì mới có hạnh phúc, mới hợp đạo. 3.5. Tự nhiên  Tự nhiên là một quan điểm quan trọng bậc nhất của học thuyết Lão Tử, chương 25 có viết “Đạo phác tự nhiên” có nghĩa là đạo theo tự nhiên, đạo với tự nhiên là một. Hãy để cho vạn vật được sinh ra được vận hành theo luật riêng, theo bản năng của nó, không nên can thiệp vào. 3.6. Luật phản phục  Theo Lão Tử, luật phản phục của Đạo tức là luật tuần hoàn của Vũ trụ: mặt trời mọc rồi lặn rồi hôm sau lại mọc, trăng tròn rồi lại khuyết rồi đến rằm sau lại tròn lại, bốn mùa thay phiên nhau. Luật vận hành của Đạo là trở lại lúc đầu, vạn vật trong thiên hạ từ “có” sinh ra, “có” lại từ “không” mà sinh ra. Đó là quy luật vĩnh cữu và bất biến. 3.7. Triết lý Vô  Có thể nói học thuyết của Đạo Lão gia là học thuyết Vô. Theo ông, Vạn vật khi đã phát triển đến cực điểm thì bị “tổn” dần dần cho đến khi trở về “vô”. “Vô” là chung cục của một giai đoạn mà cũng là khởi điểm của giai đoạn sau, nó còn là “bản thủy của trời đất”. Vô không có nghĩa là hoàn toàn không có gì, vô là vô sắc, vô thanh, vô hình đối với cảm quan của ta. Vô sinh ra hữu, rồi hữu trở về vô. 3.8. Thuyết Vô vi Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay. Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 8  Vô vi là sống và hành động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không giả tạo, không gò ép trái với bản tính của mình và ngược với bản tính của tự nhiên; là từ bỏ tính tham lam, vị kỷ để không làm mất đức. Chỉ khi nào từ bỏ được thói tư lợi thì mới nhận thấy đạo, và chỉ khi nhận thấy đạo mới có thể vô vi được. 3.9. Xây dựng một quốc gia lý tưởng  Trở về chế độ bộ lạc dân chủ, tự túc, tự lập thời thượng cổ, mọi người sống theo tự nhiên, tuy có vua (lãnh tụ) nhưng lãnh tụ cũng sống như người khác và không can thiệp vào đời sống của ai cả. Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay. Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 9 Chương 2 TƯ TƯỞNG VÔ VI CỦA ĐẠO GIA - ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG NÀY LÊN XÃ HỘI THỜI ẤY 1. Tư tưởng vô vi của Đạo gia 1.1. Lý luận chung về thuyết vô vi của Lão Tử 1.1.1. Định nghĩa “vô vi”  Vô vi: là sống và hành động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không giả tạo, không gò ép trái với bản tính của mình và ngược với bản tính của tự nhiên. Là từ bỏ tính tham lam, vị kỷ để không làm mất đức.  Chỉ khi nào từ bỏ được thói tư lợi thì mới nhận thấy đạo; và chỉ khi nhận thấy đạo mới có thể vô vi được. 1.1.2. Cơ sở lý luận của “thuyết vô vi” Có thể nói những tư tưởng triết học cơ bản của trường phái Đạo gia được thể hiện chủ yếu qua tác phẩm Đạo Đức kinh của Lão Tử. Đây cũng là một trong hai bộ sách kinh điển của trường phái Đạo gia thể hiện qua những lý luận về Đạo và Đức. Những lý luận này vừa thể hiện quan niệm biện chứng về thế giới của Lão Tử, vừa là cơ sở lý luận để Lão Tử xây dựng “thuyết vô vi”. 1.2. Tư tưởng vô vi của Đạo gia Vô vi không phải là không làm gì cả, mà đừng làm cái gì đến thái quá, vì “vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản”. Cái gì mà thái quá cũng đều nguy hại cả. Mục đích của bất cứ một hành vi nào là cũng để đi đến một kết quả. Nhưng nếu lại đi vào chỗ thái quá, thì kết quả có khi lại còn nguy hiểm cho ta hơn là không làm gì cả. Cho nên vô vi, cũng có nghĩa là bớt đi những gì thái quá: “khứ thậm, khứ xa, khứ thái”. Theo Lão Tử, thì phải để cho con người trở về với cái sống tự nhiên giản dị của họ... Cho nên vô vi là đừng dụng tư tâm mà xen vào cái sống tự nhiên của mọi vật, càng ít can thiệp đến việc người được bao nhiêu càng quý bấy nhiêu. Từ những lý luận của Lão Tử về vô vi được thể hiện khá Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay. Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 10 nhiều trong tác phẩm ĐẠO ĐỨC KINH của người ta có thể nhận thấy tư tưởng của Lão Tử nói riêng hay của Đạo gia nói chung về vô vi như: 1.2.1. Vô vi trong đối nhân xử thế  Lão Tử cho rằng trong đối nhân xử thế chúng ta nên: “Từ”; “Kiệm” và “Bất cảm vi thiên hạ tiên”:  “Từ”: là yêu tất cả mọi người bất luận đối với người tốt hay kẻ xấu... Người đời không phải thế: Người đời bảo: “dĩ oán báo oán”. Nho gia bảo: “dĩ trực báo oán”, đó là đạo hữu vi. Trái lại, Lão Tử nói: “dĩ ân báo oán”. Do đó, Từ là dám xem kẻ thù như người bạn, không lấy oán mà báo oán, cũng không lấy “trực” mà báo oán, nghĩa là không dám châm thêm vào ngọn lửa oán thù đến nỗi gần như không dám biết đến hai chữ thù oán là gì.  “Kiệm”: Thiên hạ hạ thì lấy xa xỉ, khoa trương làm mục đích tiến thủ, tranh nhau đua đòi trong sự xa hoa lộng lẫy càng nhiều bao nhiêu càng hay bấy nhiêu... Lão Tử trái lại khuyên ta: “khứ thậm, khứ xa, khứ thái” và lấy kiệm ước làm căn bản cho người trị nước.  “Bất cảm vi thiên hạ tiên”: Lão Tử còn khuyên ta “tri chỉ, tri túc”. Người đời đều lấy sự ăn ngồi trên trước làm vinh, và suốt đời chạy mãi theo cái bả vinh hoa phú quý... thì Lão Tử lại bảo ta không nên “đứng trước thiên hạ”, cần phải khiêm khu, từ tốn... và luôn luôn đứng dưới và ngồi sau.  Lão Tử còn dạy: “Bất ngôn chi giáo, vô vi chi ích, thiên hạ hi cập chi.”. Có thể hiểu là cách dạy mà không dùng đến lời, cũng như ích lợi của “vô vi”, ít người có thể hiểu thấu: “Không nói vẫn làm thầy thiên hạ, Không làm nhưng kết quả ngàn muôn. Nào ngờ không nói, không làm, Chứa chan ích lợi, người phàm đâu hay.” Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay. Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 11 1.2.2. Vô vi trong đạo đấu tranh  Theo đạo hữu vi, thì phải lấy mạnh mà thắng mạnh, còn đạo vô vi thì trái lại lấy nhu mà chế cương, lấy nhược mà thắng cường... và hơn nữa Lão Tử còn viết: “bất tranh nhi thiện thắng”. Nghĩa là Lão Tử chủ trưởng lấy “cái không tranh mà thắng được một cách vẹn toàn”.  Lão Tử viết: “Dĩ nhu khắc cương”. Ông tin rằng: "Nhu nhược thắng cương cường", và giải thích rằng: "Thiên hạ mạc nhu nhược ư thủy, nhi công kiên cường giả mạc chi năng thắng". (Dưới bầu trời này, còn thứ gì yếu mềm hơn nước, thế mà kẻ mạnh phá được thành trì kiên cố, cũng chẳng thể thắng nổi nước). Thuyết "Nhu khắc cương", hẳn là một trong những đặc điểm của triết lý Lão Tử. Đạo đức kinh, chương 43 Biến dụng, Lão Tử viết tiếp: “Thiên hạ chi chí nhu, trì sính thiên hạ chi trí kiên. Vô hữu nhập vô gián. …”. Được hiểu là: Cái mềm nhất trong trời đất chi phối được cái cứng nhất trong trời đất. Cái “không có” lọt được vào chỗ “không có kẽ hở”. 1.2.3. Vô vi trong phương xử kỷ  Để tiêu diệt cái “bản ngã” của mình. Người đời thường bảo “biết người là Trí”, Lão Tử lại bảo “biết mình là sáng”. Người đời thường bảo “thắng người là có sức”, ông bảo “thắng mình là sức mạnh”. Biết người, thắng người là hữu vi, biết mình và thắng mình đó là vô vi.  Người đời tranh nhau để làm cho cái bản ngã của mình càng thêm lớn mạnh bằng sự gom góp của cải, tạo dựng quyền thế cho mình càng nhiều càng tốt; trái lại Lão Tử khuyên ta: “kiến tố bảo phác, thiểu tư quả dục”. Nghĩa là phải biết ăn ở giản dị, tự
Luận văn liên quan