Six Sigma là một hệ phương pháp cải tiến quy
trình dựa trên thống kê nhằm giảm thiểu tỷ lệ
sai sót hay khuyết tật đến mức 3,4 lỗi trên mỗi
triệu khả năng gây lỗi bằng cách xác định và
loại trừ các nguồn tạo nên dao động (bất ổn)
trong các quy trình kinh doanh.
Trong việc định nghĩa khuyết tật, Six Sigma tập
trung vào việc thiết lập sự thông hiểu tường tận
các yêu cầu của khách hàng và vì thế có tính
định hướng khách hàng rất cao.
28 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2286 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tương quan giữa six sigma –TQM –ISO 9000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ SỐ 2:
TƯƠNG QUAN GIỮA
SIX SIGMA –TQM – ISO 9000
Triệu Hồng Thanh
Thực hiện: NHÓM 4
Lê Hồng Phương
GVHD: TS Ngô Thị Ánh
Trần Ngọc Thành
E-mail: anhnt@ueh.edu.vn
Trần Thiện Hòa
Nguyễn Vĩnh Trà
Nguyễn Chí Hùng
Nguyễn Thị Hồng Châu
Nội dung trình bày
I. Giới thiệu Six – Sigma.
II. Mối tương quan giữa Six Sigma và TQM, ISO.
III. Khó khăn và giải pháp khi áp dụng Six Sigma
tại các doanh nghiệp Việt Nam.
I. Giới thiệu Six – Sigma
1. Định nghĩa 6 - sigma
Six Sigma là một hệ phương pháp cải tiến quy
trình dựa trên thống kê nhằm giảm thiểu tỷ lệ
sai sót hay khuyết tật đến mức 3,4 lỗi trên mỗi
triệu khả năng gây lỗi bằng cách xác định và
loại trừ các nguồn tạo nên dao động (bất ổn)
trong các quy trình kinh doanh.
Trong việc định nghĩa khuyết tật, Six Sigma tập
trung vào việc thiết lập sự thông hiểu tường tận
các yêu cầu của khách hàng và vì thế có tính
định hướng khách hàng rất cao.
1. Định nghĩa 6 – sigma (tt)
Hệ phương pháp Six Sigma dựa trên tiến trình
mang tên DMAIC:
Define (Xác Định)
Measure (Đo Lường)
Analyze (Phân Tích)
Improve (Cải Tiến)
Control (Kiểm Soát)
2. Các chủ đề chính của 6 - sigma
Tập trung liên tục vào những yêu cầu của khách
hàng.
Sử dụng các phương pháp đo lường và thống
kê để xác định và đánh giá mức dao động trong
quy trình sản xuất và các qui trình quản lý khác.
Xác định căn nguyên của các vấn đề.
Nhấn mạnh việc cải tiến quy trình để loại trừ
dao động trong quy trình sản xuất hay các qui
trình quản lý khác giúp giảm thiểu lỗi và tăng sự
hài lòng của khách hàng.
2. Các chủ đề chính của 6 - sigma (tt)
Quản lý chủ động đầy trách nhiệm trong việc
tập trung ngăn ngừa sai sót, cải tiến liên tục và
không ngừng vươn tới sự hoàn hảo.
Phối hợp liên chức năng trong cùng tổ chức.
Thiết lập những mục tiêu rất cao.
3. Các cấp độ trong 6 - sigma
Cấp độ Sigma Lỗi phần triệu Lỗi phần trăm
1 sigma 690.000,0 69,0000 %
2 sigma 308.000,0 30,8000 %
3 sigma 66.800,0 6,6800 %
4 sigma 6.210,0 0,6210 %
5 sigma 230,0 0,0230 %
6 sigma 3,4 0,0003 %
4. Tập trung vào các nguồn gây dao động
Quy trình SX-KD được biểu diễn bởi hàm số:
y=f(x).
Nếu muốn thay đổi kết quả đầu ra, cần tập
trung vào việc xác định và kiểm soát các tác
nhân hơn là kiểm tra sàng lọc ở đầu ra.
5. Cải tiến quy trình
Mục đích của Six Sigma là để cải thiện các qui
trình sao cho các khuyết tật và lỗi không xảy
ra, thay vì tìm ra các giải pháp tạm thời ngắn
hạn cho các vấn đề
Khi nguyên nhân sai lệch được tìm ra thì sai
lệch sẽ không lặp lại trong tương lai
6. Các hệ thống đo lường và thống kê
Xây dựng các hệ thống đo lường (metrics) mới
và đặt những câu hỏi mới là một phần thuộc
tính quan trọng của hệ phương pháp Six Sigma.
Công ty cần xác định những cách thức để đo
lường các biến động thiết lập các chỉ số
thống kê đưa ra những câu hỏi về căn
nguyên của những vấn đề chất lượng.
7. Six - sigma không chỉ dành cho sản xuất
Tìm ra biện pháp để gia tăng công suất của thiết bị;
Cải thiện tỷ lệ giao hàng đúng hẹn.
Giảm thời gian quy trình tuyển dụng và huấn luyện
nhân viên mới.
Cải thiện khả năng dự báo bán hàng.
Giảm thiểu sai sót về chất lượng và giao nhận với
các nhà cung cấp.
Cải thiện công tác hậu cần và lập kế hoạch.
Cải thiện chất lượng dịch vụ cho khách hàng.
8. Lợi ích của 6 sigma
Chi phí sản xuất giảm.
Chi phí quản lý giảm.
Sự hài lòng của khách hàng gia tăng.
Thời gian chu trình giảm.
Giao hàng đúng hẹn.
Dễ dàng mở rộng sản xuất.
Kỳ vọng cao hơn.
Thay đổi tích cực trong văn hóa tổ chức.
II. Mối tương quan giữa Six
Sigma và TQM, ISO
1. TQM- Quản trị chất lượng toàn diện
Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện (TQM) là một hệ
thống có cấu trúc giúp thoả mãn các khách hàng
(bên ngoài lẫn bên trong) và nhà cung cấp bằng
cách hợp nhất môi trường kinh doanh, việc cải tiến
liên tục và những đột phá trong việc phát triển, cải
tiến và duy trì các chu trình trong khi thay đổi văn
hoá của tổ chức.
Mục tiêu: TQM nhắm đến những nguyên tắc chất
lượng được áp dụng rộng rãi và xuyên suốt một tổ
chức hay một nhóm các quy trình kinh doanh.
2. Những điểm chung của TQM và 6 sigma
Một định hướng và tập trung vào khách hàng.
Một cách nhìn về công việc theo tổ chức quy trình.
Một tinh thần cải tiến liên tục.
Một mục tiêu cải tiến mọi mặt và mọi chức năng của tổ
chức.
Ra quyết định dựa trên dữ liệu.
Lợi ích mang lại tùy thuộc vào tính hiệu quả của công tác
triển khai.
3. Những khác biệt giữa TQM và 6 - sigma
Six Sigma TQM
Tập trung vào việc ưu tiên Áp dụng một hệ thống chất
giải quyết những vấn đề cụ lượng bao quát hơn cho tất
thể được chọn lựa theo cả các quy trình kinh
mức độ ưu tiên doanh của công ty.
Tập trung vào mọi phòng Định hướng áp dụng các đề
ban có liên quan xướng chất lượng trong
phạm vi phòng ban
Cung cấp một cấu trúc Cung cấp ít phương pháp
vững chắc hơn cho việc hơn trong quá trình triển
triển khai và thực hiện khai
4. Kết hợp TQM và 6 - sigma
Six Sigma là hệ thống hỗ trợ cho TQM vì nó giúp ưu
tiên hoá các vấn đề trong một chương trình TQM bao
quát.
Six sigma cung cấp mô hình DMAIC vốn có thể được
sử dụng để đáp ứng các mục tiêu của TQM.
5. ISO 9000
Là bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng do tổ chức ISO
chính thức ban hành nhằm đưa ra các chuẩn mực cho
hệ thống quản lý chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi
cho mọi loại hình hoạt động.
6. So sánh 6 - sigma và ISO 9000
Six sigma ISO 9000
Là một chiến lược và hệ Là một hệ thống quản lý
phương pháp nhằm cải chất lượng gồm các tiêu
tiến hiệu quả kinh doanh. chuẩn QLCL chuyên biệt
Có thể cung cấp quy trình Đòi hỏi có một quy trình cải
cải tiến cần thiết tiến liên tục nhưng không
chỉ ra quy trình đó như thế
nào
Không cung cấp khuôn mẫu Cung cấp một khuôn mẫu để
để đánh giá những nổ lực đánh giá những nổ lực
quản lý chất lượng chung quản lý chất lượng chung
7. Kết hợp 6 - sigma với ISO
Six Sigma cung cấp một hệ phương pháp đáp ứng những
mục tiêu cụ thể mà ISO đề ra như:
Ngăn ngừa khuyết tật ở tất cả các công đoạn từ thiết kế
đến dịch vụ.
Các kỹ thuật thống kê cần thiết để thiết lập, kiểm soát,
kiểm chứng năng lực của quy trình và đặc tính của sản
phẩm.
Khảo sát nguyên nhân gây lỗi cho sản phẩm, quy trình và
hệ thống chất lượng.
Cải tiến liên lục chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
7. Kết hợp 6 - sigma với ISO (tt)
Six Sigma hỗ trợ ISO và giúp tổ chức đáp ứng được
các yêu cầu của ISO.
ISO là một phương tiện tuyệt vời giúp cung cấp tư liệu
và duy trì hệ thống quản lý quy trình trong đó có Six
Sigma.
Việc đào tạo bài bản là cần thiết đối với cả hai hệ thống
nhằm đảm bảo cho việc triển khai thành công.
8. Khả năng áp dụng 6 - sigma tại Việt Nam
Áp dụng Six-Sigma là một trong những tiêu chí quan
trọng quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp, nhất là sau khi Việt Nam đã vào WTO.
Năm 2005 chỉ có 8.08% các doanh nghiệp Việt Nam có
nhu cầu đào tạo về quản lý chất lượng sản phẩm.
Hiện nay, một vài công ty có vốn đầu tư nước ngoài như
American Standard, Ford, LG và Samsung, V-Tract đã
đưa chương trình 6-Sigma vào triển khai áp dụng.
III. Khó khăn và giải pháp khi áp
dụng Six Sigma tại các doanh
nghiệp Việt Nam
1. Từ phía lãnh đạo
Khó khăn:
Lãnh đạo doanh nghiệp không thực sự muốn áp dụng.
Còn quá ít doanh nghiệp VN áp dụng 6 sigma nên ít có kinh nghiệm thực hiện,
khó thuyết phục lãnh đạo chấp thuận thử nghiệm.
6-Sigma chưa là yêu cầu thông dụng của bên mua/bán so với tiêu chuẩn ISO.
Doanh nghiệp phải đầu tư nguồn lực để thực hiện.
Giải pháp:
Cấp lãnh đạo của công ty hiểu và hoàn toàn ủng hộ việc triển khai Six Sigma.
Cấp lãnh đạo phải cởi mở và sẵn sàng thay đổi, khao khát học hỏi.
Cấp lãnh đạo sẵn sàng cam kết nguồn lực, gồm con người và tiền bạc, để triển
khai chương trình Six Sigma.
Thuyết phục lãnh đạo từ các thành công của các công ty trong và ngoài nước.
Cam kết các kết quả sẽ đạt được đối với lãnh đạo.
2. Từ phía nhân viên các phòng ban
Khó khăn :
Thái độ phản kháng của cán bộ, nhân viên.
Khó thay đổi thói quen, nếp nghĩ trong công việc.
Áp dụng một cách máy móc.
Coi áp dụng 6-Sigma là việc của lãnh đạo.
Sigma không có tổ chức cấp giấy chứng nhận như ISO nên chưa
tạo áp lực phải thực hiện đúng trong doanh nghiệp.
Giải pháp:
Tuyên truyền, giải thích ý nghĩa và mục đích áp dụng 6-sigma.
Có chế độ khen thưởng, động viên thích hợp.
Huấn luyện phương pháp thực hiện.
Chọn lọc các quá trình cần áp dụng, xác lập cụ thể mục tiêu theo
từng giai đoạn.
3. Lựa chọn phương pháp thực hiện
Khó khăn:
Chuyên gia tư vấn còn thiếu.
Chưa đủ kinh nghiệm và kiến thức để thực hiện.
Giải pháp:
Chọn người đủ trình độ và tâm huyết để lập ban chuyên trách.
Cử nhân viên tham gia các lớp huấn luyện.
Áp dụng từng bước cấp độ sigma vào từng khâu sản xuất, bộ phận
để tích lũy kinh nghiệm.
Phối hợp với giảng viên các trường kinh tế.
Thuê chuyên gia nước ngoài.
Chọn lựa và áp dụng hiệu quả các phần mềm hỗ trợ.
CÁM ƠN CÔ
VÀ CÁC BẠN