Sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi gà công nghiệp trong những
thập niên gần đây đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội to lớn, nhưng cũng
làm nảy sinh nhiều vấn đề cần được quan tâm xem xét. Một trong những vấn
đề cần quan tâm giải quyết là việc sử dụng rộng rãi các chất kháng sinh để
phòng bệnh và kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi. Việc này đã làm gia
tăng các dòng vi khuẩn kháng thuốc trong tự nhiên, có ảnh hưởng rất lớn tới
hiệu quả sử dụng kháng sinh trong điều trị các bệnh viêm nhiễm trên người. Do
vậy, nhiều nước tiên tiến đã quyết định hạn chế việc sử dụng các chất kháng
sinh trong chăn nuôi. Để thay thế kháng sinh trong chăn nuôi, các nhà khoa học
đã đưa ra nhiều giải pháp khác nhau trong đó có biện pháp sử dụng probiotic -
những vi sinh vật sống hữu ích cho hoạt động tiêu hóa và có tác dụng tăng
cường sức khỏe nói chung cho người và động vật. Bacillus subtilis là một vi
khuẩn rất phổ biến trong tự nhiên, hầu như không có độc tính trên người cũng
như nhiều loài động vật và có sức đề kháng cao với nhiều tác nhân vật lý và
hóa học. Do vậy, từ lâu vi khuẩn này được chọn nghiên cứu để làm probiotic
cho người và vật nuôi theo mô hình công nghiệp. Tuy nhiên, B. subtilis rất đa
dạng về các đặc tính sinh học nên không phải tất cả các chủng đều có thể sử
dụng làm probiotic và mỗi chủng probiotic chỉ phù hợp và có hiệu quả khi sử
dụng cho một đối tượng nhất định.
Đề tài “Tuyển chọn chủng Bacillus subtilis ứng dụng trong phòng bệnh
nhiễm khuẩn đường tiêu hóa trên gà” được thực hiện nhằm nghiên cứu tìm giải
pháp mới thay thế sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nâng cao năng suất,
hiệu quả trong chăn nuôi gà công nghiệp và giảm bớt nguy cơ lan rộng các
dòng vi khuẩn đề kháng kháng sinh trong tự nhiên
30 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tuyển chọn chủng bacillus subtilis ứng dụng trong phòng và trị bệnh đường tiêu hóa trên gà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Bệnh lý học & Chữa bệnh vật nuôi
Mã ngành: 62 64 01 02
LÊ THỊ HẢI YẾN
TUYỂN CHỌN CHỦNG BACILLUS SUBTILIS
ỨNG DỤNG TRONG PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
ĐƢỜNG TIÊU HÓA TRÊN GÀ
Cần Thơ - 2018
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC HIỀN
Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường
Họp tại:., Trường Đại học Cần Thơ
Vào lúc . giờ . ngày tháng ..năm .
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Lê Thị Hải Yến và Nguyễn Đức Hiền, 2015. Phân lập vi khuẩn Bacillus
subtilis ứng dụng làm probiotic từ đất và phân gà tại TP. Cần Thơ. Tạp
chí Khoa học kỹ thuật Thú y, số 6, trang 55-62
2. Lê Thị Hải Yến và Nguyễn Đức Hiền, 2015. Khảo sát đặc tính prbiotic của
một số chủng Bacillus phân lập tại một số trại gà thành phố Cần Thơ.
Báo cáo khoa học Hội nghị khoa học toàn quốc Chăn nuôi – Thú y 2015.
ISBN 978-604-60-2019-6. Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 485-491
3. Le Thi Hai Yen and Nguyen Duc Hien, 2016. Isolation and identification of
Bacillus subtilis isolated from soil and feces on chicken farms in the
Mekong delta, Vietnam. Proceedings of The 19
th
Federation of Asian
Veterinary Associations Congress, Ho Chi Minh city, September 6-9
th
,
2016. Vietnam National University-Ho Chi Minh city Press, page 143-
147
4. Lê Thị Hải Yến và Nguyễn Đức Hiền, 2016. Khảo sát đặc tính probiotic các
chủng vi khuẩn phân lập tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. ISSN
1859-2333. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ số 2, trang 26-
32
5. Lê Thị Hải Yến và Nguyễn Đức Hiền, 2017. Khảo sát khả năng chịu acid dạ
dày - muối mật và khả năng bám dính của hai chủng vi khuẩn Bacillus
subtilis AG27 và VL28. Báo cáo khoa học Hội nghị khoa học toàn quốc
Chăn nuôi – Thú y 2017. ISBN 978-604-60-2492-7. Nhà xuất bản Nông
Nghiệp, trang 341-346
6. Le Thi Hai Yen and Nguyen Duc Hien, 2017. Isolation and characterization
of probiotic Bacillus subtilis VL28 on chicken farms in Vietnam.
Proceedings of 33
rd
World Veterinary Congress, Incheon – Korea,
August 27-31, 2016.
7. Le,T.H.Y. and Nguyen,D.H., 2017. Bacillus subtilis strain VL28 16S
ribosomal RNA gene, partial sequence. GenBank: KY346980.1
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/nuccore/KY346980
1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 . Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi gà công nghiệp trong những
thập niên gần đây đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội to lớn, nhưng cũng
làm nảy sinh nhiều vấn đề cần được quan tâm xem xét. Một trong những vấn
đề cần quan tâm giải quyết là việc sử dụng rộng rãi các chất kháng sinh để
phòng bệnh và kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi. Việc này đã làm gia
tăng các dòng vi khuẩn kháng thuốc trong tự nhiên, có ảnh hưởng rất lớn tới
hiệu quả sử dụng kháng sinh trong điều trị các bệnh viêm nhiễm trên người. Do
vậy, nhiều nước tiên tiến đã quyết định hạn chế việc sử dụng các chất kháng
sinh trong chăn nuôi. Để thay thế kháng sinh trong chăn nuôi, các nhà khoa học
đã đưa ra nhiều giải pháp khác nhau trong đó có biện pháp sử dụng probiotic -
những vi sinh vật sống hữu ích cho hoạt động tiêu hóa và có tác dụng tăng
cường sức khỏe nói chung cho người và động vật. Bacillus subtilis là một vi
khuẩn rất phổ biến trong tự nhiên, hầu như không có độc tính trên người cũng
như nhiều loài động vật và có sức đề kháng cao với nhiều tác nhân vật lý và
hóa học. Do vậy, từ lâu vi khuẩn này được chọn nghiên cứu để làm probiotic
cho người và vật nuôi theo mô hình công nghiệp. Tuy nhiên, B. subtilis rất đa
dạng về các đặc tính sinh học nên không phải tất cả các chủng đều có thể sử
dụng làm probiotic và mỗi chủng probiotic chỉ phù hợp và có hiệu quả khi sử
dụng cho một đối tượng nhất định.
Đề tài “Tuyển chọn chủng Bacillus subtilis ứng dụng trong phòng bệnh
nhiễm khuẩn đường tiêu hóa trên gà” được thực hiện nhằm nghiên cứu tìm giải
pháp mới thay thế sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nâng cao năng suất,
hiệu quả trong chăn nuôi gà công nghiệp và giảm bớt nguy cơ lan rộng các
dòng vi khuẩn đề kháng kháng sinh trong tự nhiên.
1.2. Mục tiêu:
1. Phân lập được ít nhất 01 chủng Bacillus subtilis tại một số tỉnh ĐBSCL
có các đặc tính probiotic như: khả năng sinh enzyme tiêu hóa (amylase,
protease, lipase); chịu được tác động của dịch tiêu hóa (dịch vị, muối mật), có
khả năng bám dính vào niêm mạc ruột và đối kháng với một số vi khuẩn gây
bệnh đường ruột (Salmonella, E. coli).
- Xác định được liều dùng hiệu quả của chủng probiotic phân lập được
trong phòng bệnh đường ruột ở gà do E. coli và S. enterica gây ra.
2
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Các chủng vi khuẩn Bacillus subtilis.
- Phạm vi nghiên cứu: Các chủng Bacillus subtilis được phân lập từ đất
và phân gà ở 7 tỉnh thành thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm: Cần
Thơ, Hậu Giang, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Kiên Giang.
1.4. Những đóng góp mới của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên chọn lọc được chủng B. subtilis
bản địa có hiệu quả trong phòng bệnh đường tiêu hóa trên gà tại vùng Đồng
bằng sông Cửu Long, đặc biệt là bệnh do S. enterica và E. coli gây ra.
- Đã phân lập và giám định chính xác 21 chủng B. subtilis bản địa từ phân
và đất chuồng gà ở khu vực ĐBSCL và tuyển chọn được chủng B. subtilis
VL28 có thể sử dụng làm probiotic trên gà.
- Đã chứng minh bằng thực nghiệm việc bổ sung chủng B. subtilis VL28
10
7
CFU/g với liều 5g/kg thức ăn có khả năng thay thế kháng sinh ngăn ngừa
quá trình nhiễm trùng đường ruột ở đàn gà được gây nhiễm thực nghiệm với
S. enterica và E. coli, đồng thời làm tăng mức tăng trưởng cũng như giảm hệ số
chuyển hóa thức ăn so với gà đối chứng.
- Đã được ngân hàng gen NCBI công nhận trình tự gen 16S rRNA của
B. subtilis VL 28 với mã số truy cập KY346980.
(có thể truy cập trên trang web
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/nuccore/ky346980)
- Là công trình nghiên cứu, phân lập, tuyển chọn vi khuẩn probiotic một
cách hệ thống theo tiêu chuẩn Quốc tế.
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Chọn lọc được chủng B. subtilis bản địa có tiềm năng dùng làm probiotic
phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên
cứu của đề tài dùng ứng dụng trong sản xuất chế phẩm probiotic, phòng chống
bệnh đường ruột gia cầm, làm tăng năng suất chăn nuôi đem lại lợi nhuận cao
cho người chăn nuôi. Tạo cơ sở khoa học để đề xuất hạn chế sử dụng kháng
sinh làm chất kích thích tăng trưởng và phòng bệnh trong chăn nuôi. Góp phần
tạo được nguồn thịt gia cầm sạch, không tồn dư kháng sinh, bảo vệ sức khỏe
cộng đồng.
3
Chƣơng III. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện với 3 nội dung:
3.1. Nội dung 1: Phân lập các chủng B. subtilis
- Phân lập B. subtilis bằng phương pháp truyền thống: dựa vào đặc điểm
khuẩn lạc và quan sát hình thái vi khuẩn dưới kính hiển vi, nhuộm Gram và thử
phản ứng sinh hóa.
- Định danh chính xác đến loài bằng kit API 50 CHB.
- Giám định chính xác giống và loài các chủng Bacillus tuyển chọn bằng
phương pháp giải trình tự gen 16S rRNA.
Phƣơng pháp lấy mẫu
Mẫu đất: Đất được lấy ở tầng mặt, độ sâu từ 4-5 cm. Mẫu gộp được lấy từ
5 vị trí khác nhau của 1 trại gà.
Mẫu phân: Lấy phân tươi trên nền chuồng. Mẫu gộp được lấy từ 5 vị trí
khác nhau trong chuồng gà (4 mẫu ở 4 góc và 1 mẫu ở trung tâm).
Lượng đất và phân lấy mỗi lần từ 30-50 g. Mẫu được đựng trong túi nilon
(polypropylen) đã được khử trùng. Sau khi lấy mẫu, tiến hành ghi nhãn địa
điểm và thời gian lấy, sau đó tất cả các mẫu được bảo quản bằng thùng trữ lạnh
và đưa về phòng thí nghiệm.
Số lƣợng mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp định ngạch (phi ngẫu nhiên), mỗi địa phương
20 mẫu (10 mẫu đất + 10 mẫu phân). Tổng cộng: 140 mẫu/ 7 tỉnh, thành phố
ĐBSCL
Chuẩn bị mẫu
Cân 10 g mẫu + 90 mL nước muối sinh lý vô trùng cho vào bình tam
giác, lắc đều. Gia nhiệt ở 80ºC trong 20-25 phút để chọn những vi khuẩn có
khả năng là Bacillus spp. (Eman, 2013).
Phân lập vi khuẩn
Sau khi gia nhiệt, mẫu được tiến hành pha loãng và trải đĩa trên môi
trường TSA, ủ ở 30ºC trong 24 giờ. Kết thúc thời gian ủ, chọn các khuẩn lạc
riêng rẽ, khác biệt nhau và tiến hành cấy phân lập, kết hợp với quan sát, ghi
nhận hình thái vi khuẩn dưới kính hiển vi để thu được chủng vi khuẩn thuần.
4
Tiến hành giám định các đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn B. subtilis theo
phương pháp của Cowan and Steel (2004) với một số cải tiến. Các phản ứng
sinh hóa bao gồm: lecithinase (-), catalase (+), VP (+), amylase (+), khả năng
phát triển ở 50oC và celluslase (+) được thực hiện lần lượt theo trình tự để sàng
lọc sơ bộ được nhóm vi khuẩn thuộc loài B. subtilis. Các chủng đạt yêu cầu,
sau đó sẽ được định danh bằng bộ kit API 50 CHB, chủng nào có kết quả là
B. subtilis sẽ được giải trình tự gen 16S RNA để khẳng định lại.
Sau khi ly trích DNA của các chủng vi khuẩn, tiến hành phản ứng PCR
với cặp mồi phổ biến mã hóa cho đoạn gen 16S rRNA (Saminathan and
Narayanan, 2015) có trình tự như sau:
27F: (5'-AGAGTTTGATCMTGGCTCAG-3')
1492R: (5'-TACGGYTACCTTGTTACGACTT-3'27F)
Qui trình phân lập và giám định vi khuẩn B. subtilis được trình bày tóm
tắt theo sơ đồ sau:
Chủng vi khuẩn thuần
↓
Test Lecithinase: (-)
↓
Test Catalase: (+)
↓
Test VP: (+)
↓
Test Amylase: (+)
↓
Khả năng phát triển ở 50ºC
↓
Test Cellulase: (+)
↓
API CH50B
↓
Giải trình tự gen 16S rRNA
Hình 3.1. Sơ đồ sàng lọc, định danh vi khuẩn B. subtilis
3.2. Nội dung 2: Tuyển chọn các chủng B. subtilis có đặc tính probiotic
Gồm 7 chỉ tiêu như sau:
3.2.1. Tính chịu nhiệt. Tính chịu nhiệt của vi khuẩn được khảo sát theo
phương pháp của Barbosa et al. (2000) có cải tiến. Cấy chủng vi khuẩn cần
5
kiểm tra trên đĩa thạch TSA và ủ ở 50oC, 55oC và 60oC trong 24 giờ. Kết thúc
thời gian ủ, kiểm tra khả năng sống của vi khuẩn.
3.2.2. Khả năng nhạy kháng sinh (9 loại kháng sinh đang được dùng phổ
biến trên gia cầm: erythromycin, gentamycin, neomycin, oxytetracyclin,
doxycyclin, colistin, sulfadimidin - trimethoprim, norfloxacin, enrofloxacin).
Tính nhạy cảm kháng sinh của các vi khuẩn được xác định bằng phương pháp
đĩa khuếch tán kháng sinh theo hướng dẫn của Viện Tiêu chuẩn Lâm sàng và
xét nghiệm (Clinical and Laboratoty Standards Institude - CLSI, 2015)
(Wayne, 2015).
3.2.3. Khả năng sinh enzyme tiêu hóa (amylase, protease, lipase): Thực
hiện định tính và định lượng các chủng vi khuẩn khảo sát, sau đó chọn những
chủng có khả năng sinh cả 3 loại enzyme.
3.2.4. Khả năng đối kháng vi khuẩn gây bệnh
Thử nghiệm khả năng đối kháng theo phương pháp vạch thẳng vuông góc:
Khảo sát trên môi trường Starch agar (SA). Các bước tiến hành theo phương
pháp của Sertaç et al. (2014): cấy vi khuẩn B. subtilis dọc theo một đường
thẳng trên đĩa thạch SA, ủ ở 37oC trong 24 giờ, tiến hành cấy vi khuẩn gây
bệnh (S. enterica, E.coli) theo các vạch ngang vuông góc với vạch vi khuẩn đã
mọc, tiếp tục ủ ở 37oC trong 24 giờ. Khả năng kháng khuẩn được xác định
bằng cách đo khoảng cách vùng kháng khuẩn theo đơn vị mm dựa theo Hutt et
al. (2006).
Thử nghiệm khả năng đối kháng theo phương pháp đối kháng trực tiếp:
Thực hiện theo phương pháp của Moore et al. (2013): Vi khuẩn gây bệnh và
B. subtilis được hoạt hóa trong môi trường TSB và ủ ở nhiệt độ thích hợp trong
24 giờ. Huyền phù vi khuẩn B. subtilis được điều chỉnh sao cho mật số đạt 105,
10
6
và 10
7
CFU/mL tương ứng với nồng độ vi khuẩn gây bệnh để tiến hành thử
khả năng đối kháng. Bơm 100 µL huyền phù vi khuẩn gây bệnh lên các đĩa
thạch và dùng que tran trải đều; sau đó, bơm 10 µL dịch vi khuẩn B. subtilis
tương ứng với các nồng độ khảo sát lên những vị trí xác định trên bề mặt thạch,
và đem ủ ở 37oC trong 24 giờ. Khả năng đối kháng được đo bằng đường kính
vòng ức chế vi khuẩn gây bệnh theo đơn vị mm. Đánh giá khả năng đối kháng
theo Sumathi and Reetha (2012).
6
3.2.5. Khả năng chịu acid và muối mật. Thực hiện theo phương pháp của
Corcoran et al. (2005) và Dunne (2001). Vi khuẩn B. subtilis được cấy ria trên
môi trường DSM, ủ từ 24 - 48 giờ ở 30ºC. Sau đó, tạo huyền phù sinh khối vi
khuẩn trong dung dịch đệm PBS pH 7,2, pha loãng để đạt mật số vi khuẩn
trong dịch huyền phù là 107 CFU/mL. Sau đó chủng 1 mL dịch huyền phù vào
9 mL dung dịch dạ dày mô phỏng gồm Glucose (3,5 g/L), NaCl (2,05 g/L),
KH2PO4 (0,6 g/L), CaCl2 (0,11 g/L), và KCl (0,37 g/L) được chuẩn độ về các
pH 2, 3, 4, 5 bằng dung dịch HCl 1M và lọc bằng màng lọc 0,2 μm. Sau đó
Pepsin (13,3 mg/L) và dịch mật (0,05 g/L) được cho vào dịch gốc trước khi tiến
hành thí nghiệm. Trộn đều và ủ dịch hỗn hợp ở 37ºC trong máy lắc 90 phút,
đồng thời tiến hành kiểm tra mật số vi khuẩn ở các thời điểm 0; 10; 30; 60, 90
phút. Tính tỉ lệ phần trăm sống sót của vi khuẩn B. subtilis.
3.2.6. Khả năng bám dính
- Khả năng bám dính cùng một chủng (tự bám dính): xác định theo phương
pháp của Del Re et al. (2003) và Kos et al. (2003). Hoạt hóa chủng vi khuẩn
cần kiểm tra trên môi trường TSA, ủ ở 37oC trong 24 giờ, sa+u đó cấy vi khuẩn
vào 100 mL TSB, nuôi ở 37oC trong 18 giờ. Sinh khối tế bào thu được sau khi
nuôi cấy được rửa 2 lần và tái huyền phù trong đệm Phosphate buffered saline
(PBS) sao cho nồng độ vi khuẩn đạt khoảng 108 CFU/mL (so độ đục Mc Farlan
0,5%). Sau đó 4 mL dịch huyền phù tế bào được trộn đều trong 10 giây. Khả
năng bám dính của các tế bào trong cùng một chủng được xác định trong 5 giờ
ở nhiệt độ phòng. Sau mỗi giờ, lấy 0,1 mL dịch nổi phía trên cho vào 1 ống
nghiệm khác chứa 3,9 mL PBS và xác định mật độ quang của dung dịch ở bước
sóng 600 nm (OD600). Kết quả được tính theo công thức sau:
Khả năng tự bám dính (%) = (Ao - At)/Ao × 100
Trong đó:Ao: OD600 của dung dịch tế bào ở thời điểm t = 0 giờ
At: OD600 dung dịch tế bào ở các thời điểm t = 1, 2, 3, 4 và 5 giờ
- Khả năng bám dính giữa các chủng vi sinh vật khác nhau: xác định theo
mô tả của Kos et al. (2003) và Anwar et al. (2014). Phương pháp chuẩn bị mẫu
tương tự như phương pháp thử nghiệm khả năng tự bám dính, tuy nhiên sử
dụng vi khuẩn phân lập được lần lượt với hai chủng vi khuẩn thử nghiệm là
E. coli và S. enterica. Khả năng bám dính giữa các chủng vi sinh vật khác nhau
được tính toán theo công thức:
7
Khả năng bám dính giữa các chủng khác nhau (%)
= [(Ax + Ay)/2 - A(x+y)]/[(Ax+Ay)/2]×100
Trong đó: Ax là OD600 của chủng vi khuẩn x ở ống đối chứng
Ay là OD600 của chủng vi khuẩn y ở ống đối chứng
A(x+y) là OD600 của hỗn hợp 2 chủng vi khuẩn x và y
- Khả năng bám dính với biểu mô ruột. Tiến hành theo phương pháp của
Piatek et al. (2012): Chủng vi khuẩn B. subtilis được tăng sinh bậc 2 trong
20 mL dung dịch NB, ủ ở 37oC trong 24 giờ, và được điều chỉnh với mật số
10
8 CFU/mL. Mẫu biểu mô ruột gà được cắt thành những đoạn ngắn khoảng
1cm, và nhúng vào dung dịch đệm PBS trong 30 phút ở 4oC. Sau đó, mẫu được
ngâm trong dung dịch vi khuẩn cần kiểm tra, tiếp tục ủ ở 37oC, trong 30 phút.
Dung dịch vi khuẩn được loại bỏ, mẫu được cố định trong formalin, và tiến
hành làm tiêu bản mô.
3.2.7. Khả năng sống của vi khuẩn trong đƣờng ruột gà
Thực hiện theo phương pháp của Cartman et al. (2008): gà con 1 ngày tuổi
được cho uống bào tử B. subtilis liều 0,1 mL canh khuẩn chứa 1x109 CFU/mL.
Sau đó, vào các mốc thời gian 24, 48, 72, 96 và 120 giờ, chọn 3 gà ngẫu nhiên,
mổ và thu mẫu ở hồi tràng, manh tràng và ruột già. Tiến hành rửa mẫu, xử lý
nhiệt ở 80oC, trong 20 phút để tiêu diệt tế bào sinh dưỡng và các vi khuẩn khác.
Sau đó, tiến hành trải mẫu kiểm tra mật số vi khuẩn B. subtilis ở các mốc thời
gian như trên. Giá trị trung bình được tính theo số lượng bào tử/g ruột non,
manh tràng và ruột già.
3.3. Nội dung 3: Thử nghiệm, đánh giá tác dụng của chế phẩm probiotic
chứa B. subtilis trên gà
3.3.1. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong 3 thí nghiệm là chủng B. subtilis được phân lập
và tuyển chọn trong đề tài.
Gà thí nghiệm: là gà 1 ngày tuổi, thuộc giống gà ta Greenfeed GF168 nuôi
tại công ty chăn nuôi Vemedim.
Thức ăn và các qui trình tiêm chủng vaccine thực hiện theo qui trình của
công ty chăn nuôi.
8
3.3.2. Chuồng trại thí nghiệm
Gà được nuôi trên chuồng lồng, đáy lồng và vách được làm bằng khung
kẽm kích thước 0,6 x 1 x 2 m. Diện tích mỗi ô chuồng là 2m2 ngăn làm 2 ngăn,
mỗi ngăn là 15 con. Máng ăn và máng uống được bố trí riêng cho mỗi ngăn
chuồng
3.3.3. Thí nghiệm 1: Xác định liều sử dụng B. subtilis hiệu quả
Mục đích: đánh giá tính an toàn và xác định liều hiệu quả của sản phẩm đối
với gà.
Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm
thức, trong đó có 3 nghiệm thức tương ứng với 3 liều bổ sung B. subtilis và 1
nghiệm thức đối chứng không bổ sung B. subtilis. Mỗi nghiệm thức gồm 30 gà
và lặp lại 3 lần.
Bảng 3.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1
Chỉ tiêu theo dõi Nghiệm thức
NT1 NT2 NT3 ĐC
Tuổi gà thí nghiệm, ngày 1 1 1 1
B. subtilis bổ sung, CFU/g (*) 107 106 5x105 -
Lượng bổ sung, g/kg thức ăn 5 5 5 -
Số ngày chuẩn bị thí nghiệm 7 7 7 7
Số ngày thí nghiệm 60 60 60 60
Ghi chú: (*): Liều tham khảo từ thí nghiệm của Knap et al. (2011) và Teo et al. (2006)
Chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm
Lượng thức ăn đưa vào: xác định bằng cách cân tổng lượng thức ăn cho ăn
và thức ăn thừa hàng ngày của từng lô trong thời gian thí nghiệm.
Số gà chết: ghi nhận số gà chết hàng ngày và tổng kết mỗi 2 tuần.
Tăng trọng: gà được cân khối lượng khi bắt đầu thí nghiệm, sau đó mỗi 2
tuần cân một lần đến khi kết thúc thí nghiệm, tính khối lượng chung cho cả lô.
Tăng khối lượng toàn kỳ (g) = Khối lượng cuối kỳ (g) - Khối lượng đầu kỳ (g).
Tăng khối lượng bình quân (g/ngày) =
Hệ số chuyển hóa thức ăn =
Tăng khối lượng toàn kỳ
Số ngày thí nghiệm
Tổng lượng thức ăn đưa vào (g)
Tổng tăng trọng của gà (g)
9
3.3.4.2. Thí nghiệm 2
Mục đích: Đánh giá khả năng bảo vệ của probiotic so với kháng sinh ở gà
khi gây nhiễm với S. enterica.
Bố trí thí nghiệm: gồm 5 nghiệm thức bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu
nhiên theo phương pháp của Knap et al. (2011): 2 nghiệm thức đối chứng (ĐC
âm, ĐC dương) cho ăn khẩu phần ăn bình thường của trại trong suốt quá trình
nuôi. Các nghiệm thức thí nghiệm (bổ sung probiotic hoặc kháng sinh) được bố
trí như sau:
NT1: Bổ sung B. subtilis 5g/kg thức ăn, cho ăn liên tục trong suốt thời
gian thí nghiệm.
NT2: Bổ sung oxytetracycline 50 mg/kg thức ăn, liên tục 5 ngày bắt đầu
từ ngày gây nhiễm.
NT3: Bổ sung enrofloxacine 15 mg/kg thức ăn, liên tục 5 ngày bắt đầu
từ ngày gây nhiễm.
Gây nhiễm S. enterica cho các nghiệm thức NT1, NT2, NT3, và ĐC (+)
vào ngày thứ 18, mỗi nghiệm thức gồm 30 gà và lặp lại 3 lần.
Bảng 3.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2
Chỉ tiêu theo dõi Nghiệm thức
NT1 NT2 NT3 ĐC (+) ĐC (-)
Tuổi gà thí nghiệm, ngày 1 1 1 1 1
Tuổi gây nhiễm, ngày
S. enterica gây nhiễm(1), CFU/mL
18
7,5x10
4
18
7,5x10
4
18
7,5x10
4
18
7,5x10
4
-
-
B. subtilis bổ sung(2), g/kg thức ăn 5 - - - -
Oxtetracycline, mg/kg thức ăn (3) - 50 - - -
Enrofloxacine, mg/kg thức ăn (4) - - 15 - -
Số ngày thí nghiệm 60 60 60 60 60
(1) S. enterica phân lập từ gà bệnh, gây nhiễm qua đường uống 0,5ml/con (Knap et al., 2011).
(2) Liều B. subtilis hữu dụng được chọn ở thí nghiệm 1 (107CFU/g)
(3), (4) Liều oxtetracycline và enrofloxacine thí nghiệm tham khảo từ Pattison, 2008
Chỉ tiêu khảo sát:
- Mổ khảo sát gà (5 gà/nghiệm thức) ở 21 và 42 ngày tuổi, ghi nhận
bệnh tích, thu mẫu bệnh phẩm ở gan và lách, trữ lạnh và chuyển về phòng t