Độ tin cậy là một nhân tố rất quan trọng đối với các nhà quản trị và điều
hành sản xuất. Bảo trì cũng có tầm quan trọng không kém trong hệ thống. Việc
nghiên cứu về lý thuyết độ tin cậy và bảo trì giúp chúng ta hiểu được độ tin cậy
trong việc cải thiện từng thành phần trong hệ thống điều hành sản xuất và nắm
được công việc bảo trì trong hệ thống như thực hiện sự bảo trì phòng ngừa, gia
tăng phục hồi các khả năng, giả lập mô hình cho chính sách bảo trì, v.v .
Một chính sách bảo trì hợp lý và hiệu quả sẽ tiết kiệm cho doanh nghiệp một
khoản chi phí đáng kể. Trong bảo trì hiện đại, không thể tập trung nguồn lực quá
nhiều vào việc sửa chữa thiết bị khi chúng bị hư hỏng. Mỗi lần xảy ra ngừng máy
thì rõ ràng là chiến lược bảo trì không hiệu quả. Quản lý bảo trì hiện đại là giữ
cho thiết bị luôn hoạt động ổn định theo lịch trình mà bộ phận sản xuất đã lên kế
hoạch. Thiết bị phải sẵn sàng hoạt động để tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng.
Nhà quản lý bảo trì và sản xuất cần phải xác định được chỉ số khả năng sẵn sàng
để từ đó đề ra chỉ tiêu sản xuất hợp lý nhất.
18 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ứng dụng bảo trì thiết bị dây chuyền sản xuất bê tông nhựa nóng tại công ty cổ phần bê tông becamex, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 12CH02 – Khóa 5 – Môn: Quản trị sản xuất và Điều hành GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
LỚP 12CH04 - KHÓA 5 - CUỐI TUẦN
j
BÀI TẬP NHÓM 3
MÔN HỌC: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ ĐIỀU HÀNH
Đề tài:
ỨNG DỤNG BẢO TRÌ THIẾT BỊ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT BÊTÔNG
NHỰA NÓNG TẠI CÔNG TY CP BÊTÔNG BECAMEX
Bình Dương, năm 2014
Lớp 12CH04 – Khóa 5 – Môn: Quản trị sản xuất và Điều hành GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
LỚP 12CH04 - KHÓA 5 - CUỐI TUẦN
BÀI TẬP NHÓM 3
MÔN HỌC: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ ĐIỀU HÀNH
Danh sách nhóm:
1. Trần Thị Kim Quy
2. Nguyễn Thanh Phú
3. Trần Thị Toan
4. Đoàn Quang Trung
5. Nguyễn Thị Hồng Nhung
6. Nguyễn Huỳnh Yến Phượng
7. Nguyễn Xuân Hương
8. Nguyễn Cao Mỹ Đăng
9. Vương Thị Minh Thu
10. Nguyễn Thuý Vy
11. Nguyễn Thành Sang
12. Khuất Quang Thái
13. Vương Thái Dương
14. Nguyễn Thị Phương Thảo
Bình Dương, năm 2014
Lớp 12CH04 – Khóa 5 – Môn: Quản trị sản xuất và Điều hành GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng
i
Mục lục
BÀI TẬP: BẢO TRÌ & ĐỘ TIN CẬ Y .................................................................................. 5
Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG ................................................................................. 6
I. Độ tin cậy: ................................................................................................................................. 6
1. Khái n iệm:....................................................................................................................... 6
2. Phương pháp xác định độ tin cậy của toàn hệ thống:........................................... 6
3. Đơn vị đo lường của độ tin cậy: ................................................................................ 7
4. Cung cấp dư thừa: ......................................................................................................... 7
II. Bảo trì: ...................................................................................................................................... 8
1. Khái niệm: ................................................................................................................................ 8
2. Bảo t rì: ....................................................................................................................................... 8
2.1 Bảo t rì phòng ngừa: .................................................................................................... 8
2.2 Bảo t rì sửa chữa: ......................................................................................................... 9
3. Lựa chọn phương án bảo t rì tố i ưu:.................................................................................... 9
3.1 Mối quan hệ g iữa chi phí bảo t rì phòng ngừa và bảo t rì hư hỏng : ................. 9
3.2 Nguyên tắc chọn phương án bảo t rì tố i ưu: ........................................................ 10
3.3 Điều kiện, phạm vị áp dụng: .................................................................................. 10
4. Các hệ thống chuyên môn được áp dụng để bảo t rì:.................................................... 11
III. Thẩm định sự t in cậy và Bảo t rì: .................................................................................... 11
Phần 2: ỨNG DỤNG BẢO TRÌ THIẾT BỊ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT
BÊTÔNG NHỰA NÓNG TẠI CÔNG TY CP BÊTÔNG B ECAMEX ............... 13
I. Giới thiệu về Công ty cổ phần Bêtông Becamex: ......................................................... 13
1. Lịch sử hình thành: ..................................................................................................... 13
2. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh: ......................................................................... 14
II. Nhu cầu sử dụng dây chuyền sản xuất bêtông nhựa nóng : ....................................... 14
1. Giới thiệu dây chuyền sản xuất bêtông nhựa nóng:............................................ 14
2. Nhu cầu sử dụng:......................................................................................................... 15
3. Những đóng góp của dây chuyền sản xuất bêtông nhựa nóng vào hiệu quả
họat động của công ty :.................................................................................................... 15
III. Tình hình thực hiện công tác bảo trì dây chuyền sản xuất bêtông nhựa nóng tại
Cty CP bêtông Becamex. ........................................................................................................ 16
1. Các nội dung bảo trì đang được thực hiện: ........................................................... 16
2. Chi tiết về công tác bảo trì dây chuyền sản xuất bêtông nhựa nóng tại Công
ty CP Bêtông Becamex. ................................................................................................. 16
IV. Đề xuất giải pháp bảo trì cho công ty :......................................................................... 18
KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 19
Lớp 12CH04 – Khóa 5 – Môn: Quản trị sản xuất và Điều hành GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng
Thực hiện: Nhóm 3 Trang 5
BÀI TẬP: BẢO TRÌ & ĐỘ TIN CẬY
Độ tin cậy là một nhân tố rất quan trọng đối với các nhà quản trị và điều
hành sản xuất. Bảo trì cũng có tầm quan trọng không kém trong hệ thống. Việc
nghiên cứu về lý thuyết độ tin cậy và bảo trì giúp chúng ta hiểu được độ tin cậy
trong việc cải thiện từng thành phần trong hệ thống điều hành sản xuất và nắm
được công việc bảo trì trong hệ thống như thực hiện sự bảo trì phòng ngừa, gia
tăng phục hồi các khả năng, giả lập mô hình cho chính sách bảo trì, v.v….
Một chính sách bảo trì hợp lý và hiệu quả sẽ tiết kiệm cho doanh nghiệp một
khoản chi phí đáng kể. Trong bảo trì hiện đại, không thể tập trung nguồn lực quá
nhiều vào việc sửa chữa thiết bị khi chúng bị hư hỏng. Mỗi lần xảy ra ngừng máy
thì rõ ràng là chiến lược bảo trì không hiệu quả. Quản lý bảo trì hiện đại là giữ
cho thiết bị luôn hoạt động ổn định theo lịch trình mà bộ phận sản xuất đã lên kế
hoạch. Thiết bị phải sẵn sàng hoạt động để tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng.
Nhà quản lý bảo trì và sản xuất cần phải xác định được chỉ số khả năng sẵn sàng
để từ đó đề ra chỉ tiêu sản xuất hợp lý nhất.
Lớp 12CH04 – Khóa 5 – Môn: Quản trị sản xuất và Điều hành GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng
Thực hiện: Nhóm 3 Trang 6
1. Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
I. Độ tin cậy:
1. Khái niệm:
- Độ tin cậy là khả năng mà một phần máy móc hoặc sản phẩm sẽ hoạt động
một cách thích đáng trong một khoảng thời gian cho trước.
- Độ tin cậy của toàn hệ thống là tổng hợp các chức năng của số lượng các
thành phần và độ tin cậy cấu thành của thành phần trong dây chuyền. Hệ thống
điều hành SXKD bao gồm một chuỗi các thành phần có mối quan hệ riêng biệt
nhau, cho mỗi thành phần thực hiện một công việc cụ thể. Nếu có bất kỳ một trong
các thành phần bị hỏng với bất kỳ lý do gì thì toàn bộ hệ thống có thể hỏng theo.
Các sự cố hư hỏng xảy ra có liên quan đến độ tin cậy. Nếu con số các bộ
phận trong một chuỗi càng nhiều thì sự tin cậy của toàn hệ thống sẽ giảm rất
nhanh.
2. Phương pháp xác định độ tin cậy của toàn hệ thống:
- Công thức tính độ tin cậy của hệ thống (Rs):
Rs = R1 x R2 x R3 x … x Rn
Trong đó:
R1 : Độ tin cậy của thành phần 1.
R2 : Độ tin cậy của thành phần 2.
Rn : Độ tin cậy của thành phần n.
Ví dụ:
Nếu độ tin cậy riêng lẻ của từng thành phần trong công tác phản hồi điện tử
là R1 = 0,90; R2 = 0,80 và R3 = 0,99.
Thì độ tin cậy của công tác phản hồi sẽ là:
Lớp 12CH04 – Khóa 5 – Môn: Quản trị sản xuất và Điều hành GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng
Thực hiện: Nhóm 3 Trang 7
Rs = R1xR2xR3 = 0,90 x 0980 x 0,99 = 0,713 hay 71,3%
Phương trình cho thấy độ tin cậy của một bộ phận riêng lẻ không phụ thuộc
vào độ tin cậy của các bộ phận khác.
Các độ tin cậy được thể hiện như các xác suất xảy ra. Độ tin cậy A. 90 có
nghĩa là đơn vị này sẽ hoạt động dự kiến là 90% thời gian, có nghĩa là sẽ có độ hư
hỏng là 1 – 0,9 = 0.10 tức 10%.
3. Đơn vị đo lường của độ tin cậy:
- Đơn vị đo lường cơ bản đối với sự tin cậy là tỷ lệ hư hỏng sản phẩm.
- Tỷ lệ hư hỏng là tỷ lệ phần trăm giữa lượng sản phẩm hư hỏng với tổng số
sản phẩm được thử nghiệm FR (%) hoặc số lượng hư hỏng trong suốt chu kỳ thời
gian FR (N):
Số lượng hư hỏng
FR (%) = X 100%
Số lượng sản phẩm được kiểm tra
Số lượng hư hỏng
FR (N) =
Số lượng của giờ hoạt động
- Điều kiện thông thường nhất trong sự phân tích sự tin cậy là thời gian trung
bình giữa các hư hỏng (MTBF), chỉ tiêu này tỷ lệ nghịch với FR (N).
1
MTBF =
FR (N)
4. Cung cấp dư thừa:
- Trong thực tế hoạt động sản xuất đôi lúc việc hư hỏng của một thiết bị
thành phần sẽ làm ảnh hưởng đến cả hệ thống, gây ra nhiều tổn thất. Để giảm thiểu
Lớp 12CH04 – Khóa 5 – Môn: Quản trị sản xuất và Điều hành GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng
Thực hiện: Nhóm 3 Trang 8
hư hỏng (tức tăng thêm sự tin cậy của các hệ thống), sự dư thừa (dự phòng) được
thêm vào.
- Sự dư thừa sẽ được cung cấp nếu một bộ phận bị hỏng và hệ thống cần sự
giúp đỡ tới hệ thống khác. Để tăng thêm sự tin cậy của các hệ thống, sự dư thừa
(dự phòng) được thêm vào.
Ví dụ: Khi nói độ tin cậy của một bộ phận là 0,8 và chúng ta dự phòng với
một bộ phận có độ tin cậy là 0,8. Khi đó, kết quả của sự tin cậy là khả năng làm
việc của bộ phận thứ nhất cộng với khả năng làm việc của bộ phận dự phòng nhân
với khả năng cần thiêt của bộ phận dự phòng (1-0,8=0,2). Do đó, độ tin cậy của
toàn hệ thống là: 0,8 + 0,8 (1- 0,8) = 0,96
II. Bảo trì:
1. Khái niệm:
Bảo trì chứa đựng tất cả các hoạt động bao gồm bảo quản trang thiết bị của
một hệ thống trong trật tự làm việc. Bảo trì được đặc trưng bởi các hoạt động phát
hiện hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa.
2. Bảo trì:
Có 2 loại bảo trì:
2.1 Bảo trì phòng ngừa:
Bao gồm thực hiện việc kiểm tra thường kỳ và bảo quản giữ các phương tiện
còn tốt. Các hoạt động bảo trì phòng ngừa là dùng để xây dựng một hệ thống mà
tìm ra được các hư hỏng tiềm năng và tạo ra những thay đổi hoặc sửa chữa để ngăn
ngừa hư hỏng.
Các hoạt động của bảo trì hòng ngừa là dủng để xây dựng một hệ thống tiềm
năng.
Bảo trì phòng ngừa thích hợp khi:
Ít có biến động trong thời gian hư hỏng, chúng ta biết được khi nào
cần bảo trì.
Có một hệ thống khả năng cung cấp dư thừa khi có đề xuất cần bảo trì.
Chi phí hư hỏng rất tốn kém.
Lớp 12CH04 – Khóa 5 – Môn: Quản trị sản xuất và Điều hành GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng
Thực hiện: Nhóm 3 Trang 9
2.2 Bảo trì sửa chữa:
Khi độ tin cậy không đạt được và bảo trì phòng ngừa không thích hợp hoặc
không được thực hiện, việc điều hành có thể mở rộng hoặc cải thiện điều kiện dễ
dàng cho sửa chữa. Bảo hành sửa chữa xảy ra khi thiết bị hư hỏng và như vậy phải
được sửa chữa khẩn cấp hoặc mức độ ưu tiên thiết yếu.
Một điều kiện bảo trì tốt bao hàm:
Nhân viên được huấn luyện kỹ;
Nguồn tài nguyên đầy đủ;
Có khả năng thiết lập 1 kế hoạch sửa chữa;
Có khả năng và thẩm quyền lập kế hoạch nguyên vật liệu;
Có khả năng thiết kế các phương thức để kéo dài thời gian trung bình
giữa các hư hỏng (MTBF).
3. Lựa chọn phương án bảo trì tối ưu:
3.1 Mối quan hệ giữa chi phí bảo trì phòng ngừa và bảo trì hư hỏng:
Chi phí bảo trì
Đồ thị cho thấy việc chỉ định nhiều tiền và nhân lực vào bảo trì phòng ngừa
sẽ giảm được số lượng hư hỏng. Nhưng ở một vài điểm nào đó, việc giảm chi phí
bảo trì hư hỏng sẽ ít hơn trong việc tăng chi phí bảo trì phòng ngừa, và tổng đường
cong chi phí sẽ hướng lên. Xung quanh điểm tối ưu này, công ty sẽ chờ đợi xảy ra
hư hỏng rồi mới sửa chữa chúng.
Lớp 12CH04 – Khóa 5 – Môn: Quản trị sản xuất và Điều hành GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng
Thực hiện: Nhóm 3 Trang 10
3.2 Nguyên tắc chọn phương án bảo trì tối ưu:
Sơ đồ lựa chọn phương án bảo trì tối ưu.
Bước 1: Tính toán số lượng hư hỏng kỳ vọng.
Công thức tính:
Số lượng hư hỏng kỳ vọng = ∑(số lượng hư hỏng x chi phí của mỗi hư hỏng)
Bước 2: Tính toán chi phí hư hỏng kỳ vọng mỗi tháng khi không bảo trì
phòng ngừa.
Công thức tính:
Chi phí hư hỏng kỳ vọng = (chi phí hư hỏng kỳ vọng) x (chi phí của mỗi hư
hỏng).
Bước 3: Tính toán chi phí bảo trì phòng ngừa.
Công thức tính:
Chi phí bảo trì phòng ngừa = (chi phí hư hỏng kỳ vọng nếu ký hợp đồng bảo
trì) + (chi phí của hợp đồng bảo trì)
Bước 4: So sách và lựa chọn chính sách bảo trì có chi phí thấp hơn.
3.3 Điều kiện, phạm vị áp dụng:
Phạm vi áp dụng của nguyên tắc chọn phương án bảo trì nêu ở mục 3.2 là
không tính đến các trường hợp yêu cầu phải có bảo trì phòng ngừa bắt buộc mà
không tính đến lợi ích chi phí như bảo trì máy bay, máy móc thiết bị phục vụ cho
Lớp 12CH04 – Khóa 5 – Môn: Quản trị sản xuất và Điều hành GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng
Thực hiện: Nhóm 3 Trang 11
chăm sóc y tế, v.v…. vì tầm quan trọng của máy móc, thiết bị. Việc bảo trì phòng
ngừa lúc này là bắt buộc, không thể để xảy ra hư hỏng mới sửa chữa; Bảo trì phòng
ngừa giúp tránh những hậu quả xảy ra.
4. Các hệ thống chuyên môn được áp dụng để bảo trì:
- Việc sử dụng hệ thống chuyên môn là cung cấp tính hữu ích của các hệ
thống bảo trì; giúp các nhân viên bảo trì trong việc đơn lập và sữa chữa những hư
hỏng khác nhau của máy móc, trang thiết bị.
- Ví dụ: Hệ thống DELTA của GE hỗ trợ trong việc sửa chữa và bảo trì đầu
máy điện diesel.
Đầu tiên hệ thống đó thể hiện các danh mục các phạm vi hư hỏng có thể xảy
ra. Sau đó, khi người sử dụng đã chọn được một phạm vi hư hỏng, phần mềm sẽ
hỏi một loạt các câu hỏi chi tiết để hướng dẫn và hỗ trợ người sử dụng xác định
nguyên nhân.
Hệ thống DELTA bao gồm khoảng 500 quy tắc, để chuẩn đoán hư hỏng, các
thủ tục sửa chữa và hướng dẫn, huấn luyện.
III. THẨM ĐỊNH SỰ TIN CẬY VÀ BẢO TRÌ:
Lớp 12CH04 – Khóa 5 – Môn: Quản trị sản xuất và Điều hành GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng
Thực hiện: Nhóm 3 Trang 12
Lớp 12CH04 – Khóa 5 – Môn: Quản trị sản xuất và Điều hành GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng
Thực hiện: Nhóm 3 Trang 13
Phần 2: ỨNG DỤNG BẢO TRÌ THIẾT BỊ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT
BÊTÔNG NHỰA NÓNG TẠI CÔNG TY CP BÊTÔNG BECAMEX
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÊTÔNG BECAMEX:
1. Lịch sử hình thành:
- Công ty được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa 2 Xí nghiệp Bê tông nhựa
nóng và Xí nghiệp Bê tông cốt thép trực thuộc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển
Công nghiệp – TNHH Một Thành Viên ( Becamex IDC Corp.) theo Quyết định số
631/QĐ-UBND ngày 05/03/2008.
- Địa chỉ: Lô D3_CN, Đường N7, KCN Mỹ Phước, TT Mỹ Phước, Bến Cát,
Bình Dương.
- Điện thoại : 0605.3.567.200
- Cty chính thức đi vào hoạt động ngày 01/07/2008, với vốn điều lệ 60 tỷ đồng.
- Ngày 22/12/2009, cổ phiếu của cty chính thức giao dịch lần đầu tiên trên sàn
Upcom.
- Ngày 05/11/2010 tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng.
- Công ty đã niêm yết cổ phiếu trên Sàn Giao Dịch Chứng Khoán Tp. HCM
(HOSE), ngày giao dịch đầu tiên 30/06/2011.
- Công ty đạt được kết quả kinh doanh khả quan, doanh thu và lợi nhuận tăng
trưởng đều qua các năm.
Lớp 12CH04 – Khóa 5 – Môn: Quản trị sản xuất và Điều hành GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng
Thực hiện: Nhóm 3 Trang 14
2. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất cống bê tông cốt thép các loại.
- Sản xuất bê tông nhựa nóng các loại.
- Sản xuất bê tông xi măng các loại . Sản xuất cấu kiện đúc sẵn.
- Kinh doanh bê tông cốt thép các loại. Kinh doanh bê tông xi măng, bê tông
nhựa nóng các loại. Kinh doanh cấu kiện đúc sẵn.
- Thi công , xây dựng các công trình : dân dụng, công nghiệp.
- Thi công, xây dựng công trình giao thông. Thi công, xây dựng các công trình:
công cộng, công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Thi công cấu kiện đúc sẵn.
- Dịch vụ cẩu lắp.
- Dịch vụ vận chuyển hàng hóa.
II. NHU CẦU SỬ DỤNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT BÊTÔNG NHỰA
NÓNG:
1. Giới thiệu dây chuyền sản xuất bêtông nhựa nóng:
Hình ảnh: Dây chuyền sản xuất bêtông nhựa nóng và thi công bêtông nhựa nóng
của công ty Becamex ACC.
Dây chuyền sản xuất Bê tông nhựa nóng hiện đại, công suất 240tấn/giờ được
nhập khẩu từ Hàn Quốc năm 2008 với hệ thống lọc khô có thể giữ lại đến 99%
lượng bụi không cho thải ra ngoài. Sản xuất và cung cấp nhiều chủng bêtông nhựa
nóng khác nhau (hạt min, hạt trung, hạt thô) phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng.
- Dây chuyền sản xuất bêtông nhựa của công ty có những bộ phận chính:
Hệ thống định lượng tiếp nguyên vật liệu.
Hệ thống sấy khô vật liệu khoáng.
Lớp 12CH04 – Khóa 5 – Môn: Quản trị sản xuất và Điều hành GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng
Thực hiện: Nhóm 3 Trang 15
Thiết bị lọc bụi.
Bộ phận gia nhiệt (đốt nóng).
Mô đun trộn.
Bồn chứa cho chất kết dính.
Hệ thống máy nén khí.
Hệ thống camera.
Hệ thống điện.
2. Nhu cầu sử dụng:
Công ty cổ phần bêtông Becamex là công ty con trực thuộc Tổng Công ty
Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – TNHH Một Thành Viên ( Becamex IDC Corp.)
với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và thi công bêtông nhựa nóng, cống
bêtông cốt thép các loại. Trong đó sản phẩm chủ lực là bêtông nhựa nóng.
Trong những năm qua tình hình kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn. Tuy
nhiên với định hướng đưa Bình Dương trở thành tỉnh công nghiệp và là đô thị loại I
trực thuộc Trung ương vào năm 2020 theo đó việc xây dựng các công trình hạ tầng
kỹ thuật đáp ứng công cuộc đô thị hóa, công nghiệp hóa của tỉnh nhà như: các công
trình công cộng, giao thông, xây dựng trung tâm hành chính tập trung của tỉnh,
trung tâm hành chính các huyện thị mới,…là cấp thiết. Từ đó nhu cầu sử dụng sản
phẩm bêtông nhựa nóng phục vụ các công trình trong những năm tiếp theo vẫn
đảm bảo để công ty duy trì và mở rộng năng lực kinh doanh của mình.
3. Những đóng góp của dây chuyền sản xuất bêtông nhựa nóng vào hiệu
quả họat động của công ty:
Công ty cổ phần Bêtông Becamex là công ty họat động chủ yếu trong linh
vực xây lắp với nhiều chủng loại sản phẩm như sản xuất bê tông nhựa nóng, bêtông
cốt thép các loại, thi công các công trình,… trong đó bêtông nhựa nóng là sản
phẩm chủ lực của công ty.
Với nhiệm vụ ban đầu là cung cấp sản phẩm phục vụ các công trình xây
dựng của Becamex IDC là chính, hiện nay sản phẩm bê tông nhựa nóng của công
ty cung cấp rộng khắp trên địa bàn các tỉnh miền đông nam bộ (năng lực sản xuất
đạt 240tấn/giờ). Chính vì vậy, việc duy trì họat động thường xuyên có hiệu quả dây
Lớp 12CH04 – Khóa 5 – Môn: Quản trị sản xuất và Điều hành GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng
Thực hiện: Nhóm 3 Trang 16
chuyền sản xuất bêtông nhựa nóng của công ty là nhiệm vụ quan trọng quyết định
hiệu quả kinh doanh của công ty (năm 2013 doanh thu của công ty đạt 361 tỷ đồng.
trong đó kinh doanh bêtông nhựa nóng đạt 295 tỷ đồng, chiếm hơn 80% doanh thu
của Công ty).
III. Tình hình thực hiện công tác bảo trì dây chuyền sản xuất bêtông
nhựa nóng tại Cty CP bêtông Becamex.
1. Các nội dung bảo trì đang được thực hiện:
a) Bảo trì định kỳ thông thường: Là gói dịch vụ bảo trì cơ bản bao gồm các
phần việc sau:
- Kiểm tra khả năng hoạt động của các thành phần trong dây chuyền.
- Thay thế các linh kiện, thiết bị.
- Vệ sinh công nghiệp.
b) Bảo trì bất thường bao gồm:
- Khắc phục sự cố nếu bị hỏng.
2. Chi tiết về công tác bảo trì dây chuyền sản xuất bêtông nhựa nóng tại
Công ty CP Bêtông Becamex.
a) Thời gian thực hiện.
- Thời gian thực hiện các công việc bảo trì định kỳ thông thường là 1 tháng
/lần.
- Bảo trì hư hỏng bất thường thực hiện khi phát sinh hư hỏng. Việc sửa chữa
hay thay thế linh kiện tùy thuộc vào mức độ hư hỏng của thiết bị.
b) Trách nhiệm thực hiện:
Công tác bảo trị đươc thực hiện bởi đội cơ khí bảo trì sửa chữa trực thuộc
công ty.
c) Bảng chiết tính chi phí bảo trì định kỳ:
Lớp 12CH04 – Khóa 5 – Môn: Quản trị sản xuất và Điều hành GVHD: PGS.TS Hồ Tiến Dũng
Thực hiện: Nhóm 3 Trang 1