Đề tài Ứng dụng các mô hình tài chính hiện đại trong quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

● Sự cần thiết của đề tài Trong số các rủi ro mà một ngân hàng thương mại có thể đối mặt trong quá trình hoạt động, rủi ro lãi suất là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên sự yếu kém của ngân hàng. Tài sản Nợ và Có của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi lãi suất, dẫn đến biến động nguồn vốn chủ sở hữu. Những tháng nửa đầu năm 2008, với chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ, thị trường tiền tệ nóng lên chưa từng thấy trong lịch sử nền kinh tế Việt Nam, vốn VNĐ trở nên khan hiếm. Các ngân hàng sử dụng lãi suất như một vũ khí lợi hại trong cuộc chiến giành thị phần, lãi suất huy động rất cao đã tạo ra nhiều rủi ro cho các ngân hàng. Thu nhập lãi ròng giảm kéo theo lợi nhuận giảm do thu nhập từ lãi (lãi tín dụng, lãi tiền gửi, lãi đầu tư.) là nguồn thu chủ yếu. Từ cuối năm 2008 đến nay, tình hình lãi suất đã dần dần đi vào ổn định nhờ sự can thiệp kịp thời của Ngân hàng nhà nước; tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như lãi suất huy động còn cao (ngoài lãi chính thức ghi trong hợp đồng, các ngân hàng không ngừng gia tăng các hình thức khuyến mãi), lãi suất cho vay cao (các khoản phí thu kèm theo lãi suất cho vay) gây khó khăn cho các doanh nghiệp, dẫn đến rủi ro không thu hồi được nợ và ảnh hưởng đến cung – cầu thanh khoản của ngân hàng. Các yếu tố trên cho thấy tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro lãi suất tại các ngân hàng. Thế nhưng hiện nay, công tác này chưa được chú trọng đúng mức. Xuất phát từ thực trạng đó, đề tài này được thực hiện với hy vọng có thể giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển vững vàng trong thời kỳ hội nhập. ● Tổng quan các nghiên cứu trước đây Lý thuyết về quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM khá phong phú với các tài liệu trong và ngoài nước như:  Peter Rose (2001) là một trong những nhà kinh tế tiên phong cung cấp các kỹ thuật và chiến lược quản lý tài sản – nợ phòng chống rủi ro lãi suất. Trong sách Quản trị ngân hàng thương mại của mình, tác giả đã trình bày chi tiết chiến lược quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất – mô hình tái định giá và chiến lược quản lý khe hở kỳ hạn – mô hình thời lượng ứng dụng trong lượng hóa rủi ro lãi suất tại các NHTM.  Kế thừa các nghiên cứu trước, Nguyễn Văn Tiến (2005) đã chỉ ra ưu nhược điểm của từng mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất và tiếp tục mở rộng mô hình thời lượng với các nội dung nâng cao về mức độ biến động, tính lồi của mô hình.  Trần Huy Hoàng (2003, 2007) đã có những đóng góp quan trọng trong việc đưa các nghiên cứu hiện đại trên thế giới về quản trị ngân hàng vào thực tiễn Việt Nam qua việc viện dẫn các quy định pháp luật về ngân hàng khi phân tích lý thyết. Tác giả cũng đã khái quát hóa các chiến lược phòng ngừa rủi ro lãi suất một cách cô đọng và đầy đủ. Những năm gần đây, trong nước cũng đã có một vài nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM Việt Nam, tiêu biểu như Mã Thị Nam Chi (2008) và Thái Thị Ngọc Liên (2008). Các tác giả đã khảo sát thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại các ngân hàng và tiến hành đo lường rủi ro lãi suất bằng khe hở nhạy lãi, tiến đến đề xuất quy trình quản lý rủi ro cho các ngân hàng. Tuy nhiên, nhìn chung, các nghiên c ứu còn mang nặng tính lý thuyết và chỉ mới ứng dụng mô hình tái định giá vào thực tiễn hoạt động của các ngân hàng; dẫn đến chưa thể lượng hóa hết rủi ro lãi suất mà ngân hàng có thể đương đầu. ● Mục tiêu nghiên cứu Xuất phát từ nhu cầu bức thiết của công tác quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM và thực tiễn nghiên cứu trong thời gian qua, đề tài xác định các mục tiêu cần thực hiện:  Hệ thống hóa lý thuyết về các mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất và kết hợp với các mô hình tài chính hiện đại khác nhằm kiện toàn các kỹ thuật, chiến lược quản trị rủi ro lãi suất.  Bên cạnh mô hình tái định giá, đề tài sẽ ứng dụng mô hình thời lượng vào thực tiễn để lượng hóa rủi ro lãi suất của ngân hàng với những tính toán cụ thể và phù hợp với đặc điểm hoạt động của các NHTM Việt Nam.  Đề xuất quy trình quản lý rủi ro lãi suất một cách xuyên suốt và khả thi tại ngân hàng để có thể tạo điều kiện cho việc ứng dụng các mô hình tài chính hiện đại vào thực tiễn mà không làm xáo trộn hoạt động của ngân hàng. ● Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài:  Rủi ro lãi suất (đối với Việt Nam đồng) tại các NHTM Việt Nam.  Các mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất và giải pháp phòng ngừa. Để cụ thể hóa việc tính toán và nâng cao tính khả thi trong thực tiễn, đề tài sử dụng nguồn số liệu của NHTM cổ phần Đông Á (DongA Bank) cho quá trình phân tích định lượng. Việc lựa chọn DongA Bank làm đại diện cho việc ứng dụng các mô hình quản lý rủi ro lãi suất xuất phát từ sự thuận tiện của tác giả trong việc tiếp cận số liệu, thông tin thu thập. Khả năng ứng dụng các mô hình này tại các NHTM khác là hoàn toàn tương tự. Phạm vi thu thập dữ liệu tính từ tháng 6/2010 trở về trước. ● Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài đã vận dụng các phương pháp:  Phương pháp toán kinh tế - thống kê mô tả: Các số liệu thu thập được xử lý và diễn dịch ý nghĩa thông qua các bảng biểu, hình vẽ, tiêu chí thống kê. Trên cơ sở đó, các nhận xét và kết luận ban đầu về vấn đề được rút ra, tạo nền tảng cho các phân tích định lượng sâu hơn như mô phỏng Monte Carlo, tối ưu hóa kết hợp với mô hình tái định giá, mô hình thời lượng trong quản trị rủi ro ngân hàng.  Phương pháp duy vật biện chứng: Các đối tượng nghiên cứu sẽ được đặt trong mối quan hệ nhân quả, tác động lẫn nhau. Mọi vấn đề sau khi được giải quyết sẽ được tổng kết và mô hình hóa một cách trực quan. ● Ý nghĩa khoa học của đề tài Khi đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài sẽ có những đóng góp giá trị cho những nghiên cứu sau về quản trị rủi ro lãi suất cả về lý thuyết lẫn thực tiễn, cụ thể:  Kiện toàn các kỹ thuật, chiến lược quản trị rủi ro lãi suất qua việc kết hợp các mô hình tài chính hiện đại với nhau.  Thực tiễn hóa mô hình thời lượng – mô hình mà trước đây mới chỉ dừng lại trên lý thuyết – góp phần quan trọng vào tiến trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng tại Việt Nam, đặc biệt trên lĩnh vực quản trị rủi ro. ● Kết cấu đề tài: Đề tài gồm 3 chương với kết cấu như sau:  Chương 1: Tổng quan lý thuyết về rủi ro lãi suất và các mô hình quản trị rủi ro.  Chương 2: Ứng dụng các mô hình quản lý rủi ro lãi suất hiện đại tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.  Chương 3: Giải pháp cho việc ứng dụng các mô hình hiện đại trong quản lý rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

pdf68 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2609 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng các mô hình tài chính hiện đại trong quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2010” TÊN CÔNG TRÌNH: ỨNG DỤNG CÁCMÔHÌNH TÀI CHÍNH HIỆN ĐẠI TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI VIỆT NAM THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ - i - MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................................iv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ.................................................................................iv DANH MỤC PHỤ LỤC ...........................................................................................................v LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ CÁC MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO......................................................................................................5 1.1. Rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân hàng .........................................................................5 1.1.1. Định nghĩa rủi ro lãi suất .........................................................................................5 1.1.2. Nguyên nhân của rủi ro lãi suất...............................................................................5 1.1.3. Tác động của rủi ro lãi suất .....................................................................................6 1.2. Các mô hình quản lý rủi ro lãi suất hiện đại và khả năng ứng dụng tại Việt Nam ..............7 1.2.1. Mô hình kỳ hạn đến hạn ..........................................................................................7 1.2.2. Mô hình định giá lại ................................................................................................9 1.2.3. Mô hình thời lượng................................................................................................11 1.2.4. Mô hình tối ưu hóa ................................................................................................15 1.2.5. Mô hình mô phỏng Monte Carlo...........................................................................16 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ...........................................................................................................17 CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT HIỆN ĐẠI TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM.......................................................................................18 2.1. Thực trạng công tác quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM Việt Nam................................18 2.1.1. Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng nhà nước và sự tác động đối với các NHTM trong thời gian qua..............................................................................................18 2.1.2. Chính sách lãi suất của các NHTM Việt Nam ......................................................20 2.1.3. Thành công và hạn chế trong công tác quản lý rủi ro lãi suất đang thực hiện tại các ngân hàng ..................................................................................................................23 2.2. Ứng dụng các mô hình hiện đại trong việc đo lường và phòng ngừa rủi ro lãi suất tại các NHTM Việt Nam – Trường hợp điển hình tại NHTMCP Đông Á ....................................24 - ii - 2.2.1. Lượng hoá rủi ro lãi suất .......................................................................................24 2.2.2. Phòng ngừa rủi ro lãi suất......................................................................................28 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ...........................................................................................................35 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO VIỆC ỨNG DỤNG CÁC MÔ HÌNH HIỆN ĐẠI TRONG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM.........................36 3.1. Thiết lập và hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro ................................................................36 3.1.1. Tổ chức quản lý rủi ro ...........................................................................................36 3.1.2. Nhận dạng rủi ro và dự báo lãi suất.......................................................................39 3.1.3. Đo lường rủi ro ......................................................................................................40 3.1.4. Phòng ngừa rủi ro ..................................................................................................41 3.2. Kiện toàn phương pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng cách kết hợp các kỹ thuật bảo hiểm lãi suất ..............................................................................................................................42 3.2.1. Hợp đồng lãi suất kỳ hạn.......................................................................................42 3.2.2. Hợp đồng lãi suất tương lai ...................................................................................43 3.2.3. Hợp đồng hoán đổi lãi suất....................................................................................45 3.2.4. Hợp đồng quyền chọn lãi suất ...............................................................................46 3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước và các Bộ ngành liên quan.................................47 3.3.1. Về cơ chế điều hành lãi suất..................................................................................47 3.3.2. Về quy định đối với các NHTM trong công tác quản trị rủi ro lãi suất ................49 3.3.3. Về việc phát triển thị trường tài chính...................................................................49 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 & TỔNG KẾT ..................................................................................50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................vi PHỤ LỤC............................................................................................................................... viii - iii - DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DongA Bank Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á DGAP Khe hở kỳ hạn (Duration Gap) ISA Tài sản Có nhạy cảm lãi suất (Interest-rate Sensitive Asset) ISL Tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất (Interest-rate Sensitive Liability) IS GAP Khe hở nhạy cảm lãi suất (Interest-rate Sensitive Gap) NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NIM Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin) NW Giá trị ròng (Net Worth) TCTD Tổ chức tín dụng VNĐ Đồng Việt Nam - iv - DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Phạm vi biến động lãi suất huy động qua các năm Bảng 2.2: Phạm vi biến động lãi suất cho vay qua các năm Bảng 2.3: Phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất NHTMCP Đông Á năm 2009 Bảng 2.4: Kỳ hạn hoàn vốn trung bình của danh mục tài sản Có và kỳ hạn hoàn trả trung bình của danh mục tài sản Nợ NHTMCP Đông Á năm 2009 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Độ tin cậy của mô hình thời lượng trong thực tế Hình 2.1: Diễn biến các loại lãi suất VNĐ giai đoạn 2004 – 2010 Hình 2.2: Cấu trúc kỳ hạn lãi suất tiết kiệm của NHTMCP Đông Á cuối năm 2009 – đầu năm 2010 Hình 2.3: Cấu trúc kỳ hạn lãi suất tiết kiệm của NHTMCP Đông Á từ tháng 4/2010 Hình 2.4: Phân tích độ nhạy tỷ lệ NIM trước biến động lãi suất Hình 3.1: Mô hình tổ chức quản lý rủi ro lãi suất Hình 3.2: Tổng kết quy trình quản lý rủi ro lãi suất Hình 3.3: Phòng chống thế đoản khi lãi suất thị trường tăng Hình 3.4: Phòng chống thế trường khi lãi suất thị trường giảm Hình 3.5: Mua hợp đồng quyền bán khi lãi suất thị trường tăng Hình 3.6: Mua hợp đồng quyền mua khi lãi suất thị trường giảm - v - DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1.1: Các tài sản Có, tài sản Nợ có thể và không thể tái định giá Phụ lục 1.2: Chứng minh công thức tính thời lượng của một công cụ tài chính có dòng tiền cố định và sự thay đổi thị giá của tài sản (P/P) khi lãi suất thị trường thay đổi Phụ lục 1.3: Chứng minh công thức xác định sự thay đổi của NW khi lãi suất thị trường thay đổi Phụ lục 2.1: Tính toán chi tiết khe hở kỳ hạn DongA Bank Phụ lục 3.1: Chứng minh công thức xác định số lượng hợp đồng tương lai cần thiết cho phòng ngừa rủi ro lãi suất của ngân hàng - 1 - LỜI NÓI ĐẦU ● Sự cần thiết của đề tài Trong số các rủi ro mà một ngân hàng thương mại có thể đối mặt trong quá trình hoạt động, rủi ro lãi suất là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên sự yếu kém của ngân hàng. Tài sản Nợ và Có của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi lãi suất, dẫn đến biến động nguồn vốn chủ sở hữu... Những tháng nửa đầu năm 2008, với chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ, thị trường tiền tệ nóng lên chưa từng thấy trong lịch sử nền kinh tế Việt Nam, vốn VNĐ trở nên khan hiếm. Các ngân hàng sử dụng lãi suất như một vũ khí lợi hại trong cuộc chiến giành thị phần, lãi suất huy động rất cao đã tạo ra nhiều rủi ro cho các ngân hàng. Thu nhập lãi ròng giảm kéo theo lợi nhuận giảm do thu nhập từ lãi (lãi tín dụng, lãi tiền gửi, lãi đầu tư...) là nguồn thu chủ yếu. Từ cuối năm 2008 đến nay, tình hình lãi suất đã dần dần đi vào ổn định nhờ sự can thiệp kịp thời của Ngân hàng nhà nước; tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như lãi suất huy động còn cao (ngoài lãi chính thức ghi trong hợp đồng, các ngân hàng không ngừng gia tăng các hình thức khuyến mãi), lãi suất cho vay cao (các khoản phí thu kèm theo lãi suất cho vay) gây khó khăn cho các doanh nghiệp, dẫn đến rủi ro không thu hồi được nợ và ảnh hưởng đến cung – cầu thanh khoản của ngân hàng. Các yếu tố trên cho thấy tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro lãi suất tại các ngân hàng. Thế nhưng hiện nay, công tác này chưa được chú trọng đúng mức. Xuất phát từ thực trạng đó, đề tài này được thực hiện với hy vọng có thể giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển vững vàng trong thời kỳ hội nhập. ● Tổng quan các nghiên cứu trước đây Lý thuyết về quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM khá phong phú với các tài liệu trong và ngoài nước như:  Peter Rose (2001) là một trong những nhà kinh tế tiên phong cung cấp các kỹ thuật và chiến lược quản lý tài sản – nợ phòng chống rủi ro lãi suất. Trong sách Quản trị ngân hàng thương mại của mình, tác giả đã trình bày chi tiết chiến lược quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất – mô hình tái định giá và chiến lược quản lý khe hở kỳ hạn – mô hình thời lượng ứng dụng trong lượng hóa rủi ro lãi suất tại các NHTM. - 2 -  Kế thừa các nghiên cứu trước, Nguyễn Văn Tiến (2005) đã chỉ ra ưu nhược điểm của từng mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất và tiếp tục mở rộng mô hình thời lượng với các nội dung nâng cao về mức độ biến động, tính lồi của mô hình.  Trần Huy Hoàng (2003, 2007) đã có những đóng góp quan trọng trong việc đưa các nghiên cứu hiện đại trên thế giới về quản trị ngân hàng vào thực tiễn Việt Nam qua việc viện dẫn các quy định pháp luật về ngân hàng khi phân tích lý thyết. Tác giả cũng đã khái quát hóa các chiến lược phòng ngừa rủi ro lãi suất một cách cô đọng và đầy đủ. Những năm gần đây, trong nước cũng đã có một vài nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM Việt Nam, tiêu biểu như Mã Thị Nam Chi (2008) và Thái Thị Ngọc Liên (2008). Các tác giả đã khảo sát thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại các ngân hàng và tiến hành đo lường rủi ro lãi suất bằng khe hở nhạy lãi, tiến đến đề xuất quy trình quản lý rủi ro cho các ngân hàng. Tuy nhiên, nhìn chung, các nghiên cứu còn mang nặng tính lý thuyết và chỉ mới ứng dụng mô hình tái định giá vào thực tiễn hoạt động của các ngân hàng; dẫn đến chưa thể lượng hóa hết rủi ro lãi suất mà ngân hàng có thể đương đầu. ● Mục tiêu nghiên cứu Xuất phát từ nhu cầu bức thiết của công tác quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM và thực tiễn nghiên cứu trong thời gian qua, đề tài xác định các mục tiêu cần thực hiện:  Hệ thống hóa lý thuyết về các mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất và kết hợp với các mô hình tài chính hiện đại khác nhằm kiện toàn các kỹ thuật, chiến lược quản trị rủi ro lãi suất.  Bên cạnh mô hình tái định giá, đề tài sẽ ứng dụng mô hình thời lượng vào thực tiễn để lượng hóa rủi ro lãi suất của ngân hàng với những tính toán cụ thể và phù hợp với đặc điểm hoạt động của các NHTM Việt Nam.  Đề xuất quy trình quản lý rủi ro lãi suất một cách xuyên suốt và khả thi tại ngân hàng để có thể tạo điều kiện cho việc ứng dụng các mô hình tài chính hiện đại vào thực tiễn mà không làm xáo trộn hoạt động của ngân hàng. ● Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài:  Rủi ro lãi suất (đối với Việt Nam đồng) tại các NHTM Việt Nam.  Các mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất và giải pháp phòng ngừa. - 3 - Để cụ thể hóa việc tính toán và nâng cao tính khả thi trong thực tiễn, đề tài sử dụng nguồn số liệu của NHTM cổ phần Đông Á (DongA Bank) cho quá trình phân tích định lượng. Việc lựa chọn DongA Bank làm đại diện cho việc ứng dụng các mô hình quản lý rủi ro lãi suất xuất phát từ sự thuận tiện của tác giả trong việc tiếp cận số liệu, thông tin thu thập. Khả năng ứng dụng các mô hình này tại các NHTM khác là hoàn toàn tương tự. Phạm vi thu thập dữ liệu tính từ tháng 6/2010 trở về trước. ● Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài đã vận dụng các phương pháp:  Phương pháp toán kinh tế - thống kê mô tả: Các số liệu thu thập được xử lý và diễn dịch ý nghĩa thông qua các bảng biểu, hình vẽ, tiêu chí thống kê. Trên cơ sở đó, các nhận xét và kết luận ban đầu về vấn đề được rút ra, tạo nền tảng cho các phân tích định lượng sâu hơn như mô phỏng Monte Carlo, tối ưu hóa kết hợp với mô hình tái định giá, mô hình thời lượng trong quản trị rủi ro ngân hàng.  Phương pháp duy vật biện chứng: Các đối tượng nghiên cứu sẽ được đặt trong mối quan hệ nhân quả, tác động lẫn nhau. Mọi vấn đề sau khi được giải quyết sẽ được tổng kết và mô hình hóa một cách trực quan. ● Ý nghĩa khoa học của đề tài Khi đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài sẽ có những đóng góp giá trị cho những nghiên cứu sau về quản trị rủi ro lãi suất cả về lý thuyết lẫn thực tiễn, cụ thể:  Kiện toàn các kỹ thuật, chiến lược quản trị rủi ro lãi suất qua việc kết hợp các mô hình tài chính hiện đại với nhau.  Thực tiễn hóa mô hình thời lượng – mô hình mà trước đây mới chỉ dừng lại trên lý thuyết – góp phần quan trọng vào tiến trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng tại Việt Nam, đặc biệt trên lĩnh vực quản trị rủi ro. ● Kết cấu đề tài: Đề tài gồm 3 chương với kết cấu như sau:  Chương 1: Tổng quan lý thuyết về rủi ro lãi suất và các mô hình quản trị rủi ro.  Chương 2: Ứng dụng các mô hình quản lý rủi ro lãi suất hiện đại tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.  Chương 3: Giải pháp cho việc ứng dụng các mô hình hiện đại trong quản lý rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. - 4 - Tổng kết các đối tượng và quy trình nghiên cứu TSC, TSN*: Tài sản Có, Tài sản Nợ. ● Xây dựng quy trình phù hợp với bộ máy tổ chức. ● Lựa chọn nhân sự có chuyên môn cao. ● Kiện toàn hệ thống thông tin – kế toán. ● Đảm bảo kiểm tra – giám sát hiệu quả. Tổ chức quản lý rủi ro lãi suất Rủi ro về giá: ● Giảm giá trị TSC, TSN. ● Giảm giá trị ròng của ngân hàng. Rủi ro tái đầu tư: ● Chi phí lãi tăng. ● Thu nhập lãi giảm. Nhận biết rủi ro & Dự báo lãi suất Mô hình thời lượng: ● Đo lường khe hở kỳ hạn. ● Xác định sự thay đổi giá trị ròng ngân hàng khi lãi suất biến động. Mô hình tái định giá: ● Đo lường khe hở nhạy cảm lãi suất. ● Xác định sự thay đổi tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Lượng hóa rủi ro lãi suất Bảo vệ thu nhập lãi ròng và giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng Phòng ngừa rủi ro lãi suất Chiến lược chủ động: Kết hợp MH mô phỏng Chiến lược thụ động: Kết hợp MH tối ưu hóa Điều chỉnh TSC, TSN* Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai Hợp đồng hoán đổi Hợp đồng quyền chọn Bảo hiểm rủi ro lãi suất - 5 - CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ CÁC MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO 1.1. Rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân hàng 1.1.1. Định nghĩa rủi ro lãi suất Lãi suất được hiểu là giá cả của tín dụng, là giá mà người cho vay đặt ra để đánh đổi lấy quyền sử dụng vốn cho vay của họ. Lãi suất cũng chính là tỷ lệ giữa mức phí mà người đi vay phải trả để nhận được quyền sử dụng vốn trên giá trị khoản vay. Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố liên quan đến lãi suất, dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng. Khi lãi suất thay đổi, các ngân hàng thường phải đương đầu với hai loại rủi ro lãi suất: "rủi ro về giá" và "rủi ro tái đầu tư". (i) Rủi ro về giá: Giá trị thị trường của tài sản Có, tài sản Nợ dựa trên khái niệm giá trị hiện tại của tiền tệ. Do đó, rủi ro sẽ phát sinh nếu lãi suất thị trường tăng lên, dẫn đến mức chiết khấu giá trị tài sản cũng tăng theo và giá trị hiện tại của tài sản Có hoặc tài sản Nợ giảm xuống. (ii) Rủi ro tái đầu tư (tái định giá): Rủi ro này xuất hiện khi có sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản Có, tài sản Nợ hoặc khi các ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay. 1.1.2. Nguyên nhân của rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất có thể phát sinh từ những nguyên nhân sau: 1.1.2.1. Sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản Có và tài sản Nợ Trong trường hợp kỳ hạn của tài sản Có lớn hơn kỳ hạn của tài sản Nợ (ngân hàng huy động vốn ngắn hạn để cho vay, đầu tư dài hạn), rủi ro sẽ trở thành hiện thực nếu lãi suất huy động trong những năm tiếp theo tăng lên trong khi lãi suất cho vay và đầu tư dài hạn không đổi. Ví dụ 1.1: Ngân hàng huy động vốn 1000, thời hạn 6 tháng, lãi suất 1%/tháng ==> Chi phí lãi (6 tháng) = 1000 x 1% x 6 = 60 Ngân hàng cho vay 1000, thời hạn 12 tháng, lãi suất 1,2%/tháng ==> Thu nhập lãi (12 tháng) = 1000 x 1,2% x 12 = 144 ==> Ngân hàng sẽ chịu rủi ro lãi suất nếu 6 tháng sau, lãi suất huy động vốn tăng lên. - 6 - Lợi nhuận ngân hàng sẽ bị sụt giảm khi thu nhập lãi không đổi, trong khi chi phí lãi tăng lên. Trường hợp kỳ hạn của tài sản Có nhỏ hơn kỳ hạn tài sản Nợ (ngân hàng huy động vốn có kỳ hạn dài để cho vay, đầu tư với kỳ hạn ngắn), rủi ro sẽ xuất hiện nếu lãi suất huy động trong những năm tiếp theo không đổi trong khi lãi suất cho vay và đầu tư giảm xuống. Ví dụ 1.2: Ngân hàng huy động vốn 1000, thời hạn 6 tháng, lãi suất 1%/tháng ==> Chi phí lãi (6 tháng) = 1000 x 1% x 6 = 60 Ngân hàng cho vay 1000, thời hạn 3 tháng, lãi suất 1,2%/tháng ==> Thu nhập lãi (3 tháng) = 1000 x 1,2% x 3 = 36 ==> Ngân hàng sẽ chịu rủi ro lãi suất nếu 3 tháng sau, lãi suất cho vay giảm xuống. Lợi nhuận ngân hàng sẽ bị sụt giảm khi thu nhập lãi bị giảm, trong khi chi phí lãi không đổi. 1.1.2.2. Ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay Ngân hàng có thể huy động vốn với lãi suất cố định để cho vay, đầu tư với lãi suất biến đổi. Khi lãi suất giảm, rủi ro sẽ xuất hiện vì chi phí trả lãi không đổi trong khi thu nhập lãi giảm. Trường hợp ngược lại, ngân hàng huy động vốn với lãi suất biến đổi để cho vay, đầu tư với lãi suất cố định; rủi ro sẽ phát sinh khi lãi suất tăng vì chi phí trả lãi tăng theo lãi suất thị trường, trong khi thu nhập lãi không đổi. Trong trường hợp các khoản mục nguồn vốn và tài sản đều có lãi suất biến đổi thì rủi ro lãi suất sẽ xảy ra khi sự co giãn lãi suất của các bên không đồng thời trong cùng khoảng thời gian và không cùng mức độ co giãn với lãi suất thị trường. 1.1.3. Tác động của rủi ro lãi suất Lãi suất thay đổi có thể làm tăng chi phí nguồn vốn, giảm thu nhập từ tài sản của ngân hàng. Rủi ro lãi suất cũng làm giảm giá trị thị trường của tài sản Có và vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Cụ thể: Xét trên khía cạnh lợi nhuận Thu nhập ròng từ lãi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Khi lãi suất thị trường thay
Luận văn liên quan