Đề tài Ứng dụng Moodle trong kiểm tra đánh giá

Như chúng ta đã biết việc kiểm tra đánh giá một khâu rất quan trọng trong quá trình dạy học, từ việc ra đề thi tới khâu tổ chức thi, chấm thi tốn rất nhiều thời gian và công sức của cả người dạy cũng như người học, đòi hỏi cả hai bên phải làm việc nghiêm túc thì mới đảm bảo được tính công bằng, chính xác và khách quan. Tuy nhiên trên thực tế việc kiểm tra đánh nhiều khi còn mang tích chất thủ tục, thiếu khách quan và tạo nhiều áp lực cho người học gây lãng phí về thời gian, tiền bạc.

pdf22 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2314 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng Moodle trong kiểm tra đánh giá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Xuân Mỹ Sáng Kiến Kinh Nghiệm GV: Nguyễn Thanh Hiền 1 Tổ: Lý-Tin-CN A. ĐẶT VẤN ĐỀ. Như chúng ta đã biết việc kiểm tra đánh giá một khâu rất quan trọng trong quá trình dạy học, từ việc ra đề thi tới khâu tổ chức thi, chấm thi tốn rất nhiều thời gian và công sức của cả người dạy cũng như người học, đòi hỏi cả hai bên phải làm việc nghiêm túc thì mới đảm bảo được tính công bằng, chính xác và khách quan. Tuy nhiên trên thực tế việc kiểm tra đánh nhiều khi còn mang tích chất thủ tục, thiếu khách quan và tạo nhiều áp lực cho người học gây lãng phí về thời gian, tiền bạc. Để đơn giản hóa quá trình kiểm tra đánh giá chúng ta đã ứng dụng nhiều phần mềm trong công tác này, trong số đó phải kể đến một số phần mềm nổi tiếng như McMix, NetopSchool, Tomato, Edquiz, Violet . Tuy nhiên mỗi phần mềm vẫn còn một số hạn chế nhất định như chưa hỗ trợ nhiều loại hình câu hỏi, không chạy được trên môi trường mạng Internet, chưa hỗ trợ tiếng việt, ngoài ra các chức năng tính điểm hay hệ thống các câu hỏi, phản hồi. chưa được tổ chức thành một CSDL có hệ thống để có thể sử dụng lại cho lần sau. Hệ thống E_Learning ra đời đã làm cho các hoạt động dạy và học có nhiều chuyển biến mới tích cực, quá trính dạy học không chỉ diễn ra trên ghế nhà trường mà có thể diễn ra ở nhiều nơi khác nhau, nhiều thời điểm khác nhau. Điều này đã làm cho người học chủ động được vấn đề thời gian, tiết kiệm được chi phí đi lại. Người Thầy chỉ đóng vai trò hướng dẫn học sinh lĩnh hội tri thức thông qua hệ thống E- Learing. Một trong những hệ thống E-Learning được đánh giá là rất hiệu quả đã được các tổ chức trong và ngoài nước áp dụng đó là Moodle, Moodle không những cho phép giáo viên tạo các khóa học, các bài kiểm tra thông qua mạng Internet, mà còn cho phép giáo viên và học sinh trao đổi, thảo luận trực tiếp với nhau thông qua mạng Internet hơn thế nữa Moodle là một phần mềm mã nguồn mở, cho nên chúng không phải lo lắng về vấn đề bản quyền, với moodle học sinh có thể chủ động lĩnh hội hệ thống các tri thức mà giáo viên đã chuẩn bị, đồng thời có thể tự đánh giá năng lực của chính mình thông qua các bài kiểm tra. Với hình thức như trên Moodle đã hình thành nên một phương pháp dạy học mới hoàn toàn khác với phương pháp dạy học truyền thống, cho phép người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, giảm chi phí đi lại , thời gian. Nhận thấy được tầm quan trọng của Moodle trong việc đổi mới phương pháp dạy học Sở Giáo Dục và Đào Tạo Đồng Nai đã tiến hành triển khai sâu, rộng cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên trên thực tế số lượng các trường đã áp dụng Moodle vào công tác giảng dạy còn rất hạn chế vì nhiều lý do khác nhau. Trong giới hạn của đề tài này tôi xin trình bày việc ứng dụng Moodle trong kiểm tra đánh giá. Moodle không những có đầy đủ các chức năng kiểm tra như các phần mềm trên mà còn cung cấp thêm cho chúng ta nhiều tính năng mà những phần mềm khác không có, với moodle ta có thể kiểm tra ngay tại lớp hay ở bất cứ nơi nào có mạng Internet, Moodle hỗ trợ các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, so khớp, điền khuyết , ngoài khả năng xáo trộn các câu hỏi trong đề thi moodle còn có thể xáo trộn đáp án trong mỗi câu hỏi, đặc biệt năng phản hồi của từng câu hỏi giúp cho học sinh có thể thấy ngay được những sai sót của mình ngay sau phần trả lời từ đó rút ra được kinh Trường THPT Xuân Mỹ Sáng Kiến Kinh Nghiệm GV: Nguyễn Thanh Hiền 2 Tổ: Lý-Tin-CN nghiệm và tự điều chỉnh hoạt động học của mình cho phù hợp. Moodle có hệ thống kiểm tra giám sát bài làm của học sinh rất chặt chẽ giáo viên có thể thiết lập thời hạn có hiệu lực của bài kiểm tra, thời gian cho mỗi lần làm bài, số lần làm bài cho mỗi học sinh, ra đề thi cho từng nhóm ngoài ra thông tin về thời điểm học sinh làm bài, địa chỉ máy học sinh đã sử dụng để làm bài kiểm tra đều được hệ thống ghi lại, chức năng này giúp giáo viên giám sát được quá trình làm bài của mỗi học sinh hạn chế việc gian lận trong thi cử. Ngoài chức năng kiểm tra moodle còn có chức năng khảo sát, thăm dò ý kiến điều này rất có ý nghĩa khi giáo viên muốn biết ý kiến của học sinh về một vấn đề nào đó trong quá trình giảng dạy để từ đó kịp thời điều chỉnh phương pháp của mình cho phù hợp. Trong moodle các câu hỏi được tổ chức thành một hệ thống và được lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu do đó chúng ta dễ dàng chỉnh sửa, bổ sung. Các câu hỏi có thể soạn trực tiếp trên hệ thống hoặc có thể nhập từ file dữ liệu Moodle ở nơi thông qua chức năng Import. Với những tính năng ưu việt như thế moodle rất đáng được áp dụng rộng rãi để phát huy tối đa khả năng truyền tải kiến thức tới người học, làm cho người học tích cực, chủ động trong vấn đề lĩnh hội các tri thức, phát huy tính độc lập, sáng tạo, biết tìm tòi, nghiên cứu. Với những lý do trên đây tôi quyết định chọn phương pháp sử dụng Moodle trong kiểm tra đánh giá làm đề tài của mình, với mong muốn moodle trở thành một công cụ hữu hiệu trong kiểm tra đánh giá, và trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình dạy học. B. CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Thực trạng chung của vấn đề a) Thuận lợi: hiện nay phần lớn các trường THPT trong tỉnh đã được trang bị máy móc và đường truyền tốc độ cao, đáp ứng một phần nào nhu cầu khai thác thông tin của giáo viên và học sinh trong nhà trường. Nhiều giáo viên đã được đi tập huấn về ứng dụng E-learning trong dạy học, đặc biệt là hệ thống moodle, bên cạnh đó khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giáo viên ngày càng được nâng cao, số lượng các bài giảng điện tử ngày càng nhiều, phong phú về nội dung, đa dạng về chủng loại. Điều đó cho thấy giáo viên rất hưởng ứng với việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Về phía học sinh thì luôn tích cực tham gia những tiết dạy có ứng dụng CNTT, hăng hái xây dựng bài theo sự hướng dẫn của giáo viên, hào hứng tham gia các bài kiểm tra trực tiếp trên máy hay các bài tập có liên quan đến việc sử dụng CNTT. Có thể nói đây là một điều rất đáng mừng khi học sinh tự giác, tích cực, chủ động tìm tòi kiến thức trong khi phương pháp dạy học truyền thống đang ngày càng trở nên lạc hậu. b) Khó khăn: Thực tế hiện nay việc kiểm tra đánh giá còn nhiều bất cập, chưa kích thích được tính chủ động tìm tòi trong học sinh nhiều khi việc kiểm tra chỉ mang tích chất đối phó, việc chấm trả bài còn trể nãi gây nhiều phiền phức Trường THPT Xuân Mỹ Sáng Kiến Kinh Nghiệm GV: Nguyễn Thanh Hiền 3 Tổ: Lý-Tin-CN cho học sinh và nhà trường, học sinh phải chịu nhiều áp lực thi cử, bài thi ghi chép qua loa rồi nộp, đối với bài trắc nghiệm thì cứ đánh đại cho hết bài còn đúng hay không thì nhờ may rủi, đó là chưa kể đến việc quá trình kiểm tra nếu diễn ra không nghiêm túc thì còn nhiều tình trạng quay cóp, gian lận trong thi cử. Về cơ sở vật chất thì phần lớn máy móc trong nhà trường đều đã cũ, hoặc máy còn ít gây khó khăn trong quá trình kiểm tra trên máy, số giáo viên tham gia công tác kiểm tra theo hình thức này còn hạn chế do chưa am hiểu nhiều về moodle hoặc cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ cho công viêc II. Tổng quan về kiểm tra đánh giá1. Kiểm tra và đánh giá là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Kiểm tra - đánh giá có mối liên hệ khăng khít với nhau, trong đó kiểm tra là phương tiện còn đánh giá là mục đích. Không thể đánh giá mà không dựa vào kiểm tra. Thi là một hình thức kiểm tra có tầm quan trọng đặc biệt và cho điểm là dạng đánh giá phổ biến xác định bằng định lượng trình độ của HS. a) Mục đích của kiểm tra đánh giá 1. Đối với học sinh: Giúp HS đào sâu kiến thức, hệ thống hóa khái quát hóa kiến thức, phát hiện những lỗ hổng về tri thức và kịp thời bổ sung, rèn được thói quen tìm hiểu sâu sắc tài liệu và giải quyết vấn đề. 2. Đối với giáo viên: Thấy được tình hình học tập của từng HS cũng như cả lớp. Phát hiện được những nội dung giảng dạy thiếu sót cũng như các phương pháp giảng dạy chưa phù hợp để bổ sung và sửa đổi. 3. Đối với nhà trường, phụ huynh và các cơ quan giáo dục: Dựa trên cơ sở của kiểm tra - đánh giá có thể theo dõi đánh giá quá trình giảng dạy của GV và tình hình học tập của HS. Căn cứ vào đó mà bổ sung hoàn thiện và phát triển chương trình giảng dạy. Qua kiểm tra và đánh giá giúp cho phụ huynh biết rõ sự học tập của con em mình vì vậy mà có mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình chặt chẽ hơn. b) Yêu cầu của một bài kiểm tra 1. Đáng tin cậy: Là khái niệm cho biết bài kiểm tra đo bất cứ cái gì mà nó đo với sự tin cậy có căn cứ, ổn định đến mức nào. Bài kiểm tra đáng tin cậy nói lên tính chất vững chãi của điểm số. Độ tin cậy của bài kiểm tra tùy thuộc vào 3 yếu tố: o Vừa sức với trình độ HS, bài KT không quá khó hay quá dễ. o Các ảnh hưởng ngoại lai khi HS làm bài như quay cóp bài, bị nhiễu khi làm bài o Sự khách quan của người chấm. Để khắc phục yếu tố này GV cần có thang điểm rất chi tiết. 2. Dễ sử dụng: Bao gồm 3 yếu tố là tổ chức kiểm tra, dễ chấm và ít tốn kém: 1 Nguyễn Văn Tuấn, Bài giảng Lý luận dạy học, Lưu hành nội bộ - Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM, 2009 Trường THPT Xuân Mỹ Sáng Kiến Kinh Nghiệm GV: Nguyễn Thanh Hiền 4 Tổ: Lý-Tin-CN o Tổ chức kiểm tra: bài kiểm tra phải soạn kỹ tránh những trở ngại khi HS làm bài, bài kiểm tra có hướng dẫn rõ ràng, ghi thời gian làm bài, các điểm số và tài liệu được sử dụng (nếu có). o Bài kiểm tra phải thực hiện sao cho việc chấm bài được dễ dàng, thang điểm chính xác để nâng cao mức tin cậy của bài KT. o Phải tiết kiệm thời gian và phương tiện. Tiêu chuẩn này làm ảnh hưởng đến tính chất tin cậy và có giá trị c) Các nguyên tắc đánh giá 1. Đánh giá phải khách quan: Trong mọi trường hợp GV cũng không được có ác cảm hay thiện cảm chen vào trong quá trình đánh giá. Mà đánh giá phải khách quan, dựa vào kết quả mà người GV thu được của GV. 2. Đánh giá phải dựa vào mục tiêu dạy học: Dạy học nhằm mục đích gì thì khi đánh giá GV phải dựa vào mục đích đề ra ban đầu đó. 3. Đánh giá phải toàn diện: Đánh giá không những chỉ chú trọng vào kiến thức của HS mà cần cả về mọi mặt từ tư tưởng chính trị, tác phong, thái độ đến kiến thức khoa học, kỹ thuật. 4. Đánh giá phải thường xuyên và có kế hoạch: Kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cũng như mọi hoạt động của con người đều có quá trình vận động và phát triển không ngừng, cho nên kết quả đánh giá chỉ có giá trị thực sự ngay trong thời điểm đánh giá. Do đó đánh giá chính xác, phải thực hiện thường xuyên và có kế hoạch trong quá trình dạy học. 5. Đánh giá phải nhằm cải tiến phương pháp giảng dạy, hoàn chỉnh chương trình: Qua các kỳ kiểm tra cũng như thi, GV cũng như các cơ quan giáo dục tìm hiểu những tác nhân đưa đến kết quả vạch ra những ưu điểm để phát huy, phát hiện những nhược điểm để sửa chữa, cải tiến phương pháp giảng dạy, sửa đổi chương trình học cho thích hợp với mục tiêu đào tạo. C. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Công tác chuẩn bị. a) Nội dung: Để việc soạn đề kiểm trên máy được nhanh chóng, chính xác giáo viên cần chuẩn bị sẵn nội dung các câu hỏi, đáp án, các tranh ảnh, tài liệu, tập tin có liên quan đến câu hỏi đó. Xác định những câu hỏi đó thuộc đối tượng nào để lựa chọn khóa học cho phù hợp, bài kiểm tra có hiệu lực từ ngày nào, kết thúc vào thời điểm nào. b) Trang thiết bị: Máy tính đã được đặt moodle cùng các chương trình hỗ trợ tiếng việt, phông chữ, các trình duyệt Web như Chrome, firefox (một số tính năng soạn thảo câu hỏi trong moodle chạy được trên FireFox hoặc Internet Explorer nhưng không chạy được trên Chrome), hệ thống mạng LAN, mạng Internet II. Các bước xây dựng đề kiểm tra: Để tạo một đề kiểm tra trong Moodle ta phải thực hiện qua hai công đoạn: Trường THPT Xuân Mỹ Sáng Kiến Kinh Nghiệm GV: Nguyễn Thanh Hiền 5 Tổ: Lý-Tin-CN o Thiết kế các câu hỏi. o Tạo đề kiểm tra. Sau đây là trình tự chi tiết thực hiện hai công đoạn trên. a) Thiết kế các câu hỏi: Đầu tiên ta đăng nhập vào hệ thống với quyền Admin hoặc với quyền là giáo viên để có thể soạn câu hỏi, sau đó vào danh mục các khóa học và chọn khóa học để tạo đề kiểm tra, trong mục Hoạt động (Activities) ta click chọn “Các đề thi” (Hình 1)sau đó tiếp tục chọn nút “Soạn thảo các câu hỏi”. (Hình 2) Khi đó xuất hiện ngân hàng câu hỏi (Question Bank) chứa tất cả các câu hỏi của hệ thống moodle, từ đây ta tiến hành soạn câu hỏi để bổ sung vào vào ngân hàng câu hỏi của hệ thống. Về loại hình câu hỏi thì moodle cho phép chúng ta tạo nhiều loại câu hỏi khác nhau như câu hỏi tự luận, câu hỏi so khớp, câu hỏi trả lời ngắn, câu hỏi đa lựa chọn, câu hỏi so khớp ngẫu nhiên, câu hỏi đúng sai, câu hỏi tính toán..các câu hỏi sau khi thiết kế xong sẽ được lưu trữ trong CSDL của Moodle để có thể sử dụng lại cho những lần sau, đồng thời cho phép chúng ta xuất thành file để chia sẻ sang những hệ thống moodle khác mà không cần phải soạn câu hỏi lại từ đầu. Khả năng này cho phép chúng ta tập hợp câu hỏi từ nhiều nơi khác nhau để hình thành nên một ngân hàng câu hỏi phong phú và đa dạng. Trong giới hạn của đề tài này tôi xin trình bày phương pháp thiết kế ba dạng câu hỏi trắc nghiệm được dùng phổ biến nhất hiện nay đó là: o Câu hỏi đa lựa chọn o Câu hỏi so khớp o Câu hỏi trả lời ngắn H×nh 1 H×nh 2 Trường THPT Xuân Mỹ Sáng Kiến Kinh Nghiệm GV: Nguyễn Thanh Hiền 6 Tổ: Lý-Tin-CN 1. Câu hỏi đa lựa chọn (Multiple choice Question): là dạng câu hỏi trắc nghiệm mà học sinh có thể chọn một hay nhiều đáp án trong những đáp án đã cho. Nếu câu hỏi chỉ có một đáp đúng thì điểm của đáp án đó là điểm tối đa, nếu có nhiều đáp án đúng cho câu hỏi đó thì điểm tối đa sẽ được chia đều cho các đáp án đúng. Sau đây là một ví dụ cho câu hỏi đa lựa chọn có một đáp án đúng. (Hình 3) Để thiết kế câu hỏi này ta tiến hành như sau: Trong mục “Tạo câu hỏi mới” của ngân hàng câu hỏi ta chọn “Câu hỏi đa lựa chọn” như Hình 4 H×nh 3 H×nh 4 Trường THPT Xuân Mỹ Sáng Kiến Kinh Nghiệm GV: Nguyễn Thanh Hiền 7 Tổ: Lý-Tin-CN Khi đó màn hình thêm câu hỏi đa lựa chọn xuất hiện như (Hình 5): H×nh 5 Trường THPT Xuân Mỹ Sáng Kiến Kinh Nghiệm GV: Nguyễn Thanh Hiền 8 Tổ: Lý-Tin-CN o Trong phần tiêu đề ta nhập tên của câu hỏi, ta nên đặt tên có liên quan tới nội dung câu hỏi như câu hỏi về RAM, Câu hỏi về ổ đĩa, câu hỏi về hệ điều hành.phần này không hiển thị ra ngoài khi học sinh làm bài H×nh 6 Trường THPT Xuân Mỹ Sáng Kiến Kinh Nghiệm GV: Nguyễn Thanh Hiền 9 Tổ: Lý-Tin-CN o Nội dung câu hỏi: trong ví dụ trên ta có thể nhập nội dung câu hỏi như sau: “Trong hệ thống máy tính Hệ Điều Hành thuộc loại phần mềm nào sau đây ?” o Điểm câu hỏi mặc định: ta nhập số điểm của câu hỏi nếu trả lời đúng. o Hệ số phạt: nhập số điểm bị trừ sau mỗi lần trả lời sai. o Phản hồi: phần này ta có thể nêu ra một số lưu ý, hoặc một đường dẫn tới một tài liệu nào đó để học sinh tham khảo và hiểu được câu hỏi. o One or multiple answer (một hay nhiều đáp án): nếu ta chọn Multiple answer allowed thì cho phép chọn nhiều đáp án cho câu hỏi đó, còn nếu chọn One answer only thì chỉ cho phép chọn một đáp án cho câu hỏi đó o Shuffle the choice: nên chọn phần này để xáo trộn các đáp án trong câu hỏi khi học sinh làm lại. o Number of choice: kiểu số thứ tự câu trả lời o Các mục từ Choice 1, Choice 2 .. Choice n: là các câu trả lời. Trong mỗi Choice gồm có 3 nội dung sau:  Đáp án: ghi đáp án cho câu hỏi đó.  Grade: (điểm) cho đáp án đó, Trong ví dụ 1 ở trên nếu ta trả lời là “Đây là phần mềm hệ thống” thì chọn điểm là 100%, câu trả lời sai thì chọn None. Trường hợp chọn nhiều đáp án thì điểm mỗi đáp án đúng sẽ bằng 100% chia cho số đáp án đúng của câu đó.  Feedback (phản hồi): ghi phản hồi cho mỗi đáp án. Trong ví dụ 1 ở trên nếu ta chọn đáp án là “Phần mềm hệ thống” thì phản hồi có thể là “Bạn đã trả lời đúng, xin chúc mừng” Nếu chọn câu trả lời là “Phần mềm ứng dụng” thì phản hồi lại là “Bạn trả lời sai rồi, phần mềm ứng dụng chỉ giúp cho chúng ta giải quyết một số công việc nào đó như soạn văn bản, lập bảng tính.” o Overall Feedback: (phản hồi chung)  For any correct response: phản hồi khi lựa chọn đúng toàn bộ đáp án  For any partially correct response: phản hồi khi chỉ cần một đáp án đúng  For any incorrect response: phản hồi khi chọn đáp án sai (có thể nêu vài gợi ý ở phần này để học sinh có định hướng trả lời) Lưu ý: phần chữ màu đỏ có dấu sao (*) là phần bắt buộc phải nhập nội dung. Sau khi điền xong nội dung và thiết lập các tùy chọn cho câu hỏi ta ấn nút Save changes ở phía dưới để lưu câu hỏi vào hệ thống. (Hình 6) 2. Câu hỏi so khớp (Matching Question): là dạng câu hỏi mà trong đó có chứa nhiều câu hỏi nhỏ ở bên trong, mỗi câu hỏi nhỏ có một câu trả lời, các câu trả lời này được sắp xếp ngẫu nhiên trong một hộp thoại Combo Box thả xuống học sinh phải lựa chọn câu trả lời tương ứng với câu hỏi ở dòng Trường THPT Xuân Mỹ Sáng Kiến Kinh Nghiệm GV: Nguyễn Thanh Hiền 10 Tổ: Lý-Tin-CN đó. Thông thường số câu trả lời thường lớn hơn số câu hỏi. Sau đây là một ví dụ về câu hỏi so khớp. (Hình 7). Để soạn câu hỏi này ta tiến hành như sau: Trong mục tạo câu hỏi mới của ngân hàng câu hỏi ta chọn câu hỏi so khớp (matching question)  xuất hiện màn hình thiết kế câu hỏi như (Hình 8). o Phần tiêu đề ta nhập tên câu hỏi: ví dụ trên ta nhập tên là: “Bảng mã-phông chữ” o Nội dung: ta nhập nội dung câu hỏi VD: “Em hãy lựa chọn phông chữ phù hợp với các bảng mã sau”. H×nh 7 H×nh 8 Trường THPT Xuân Mỹ Sáng Kiến Kinh Nghiệm GV: Nguyễn Thanh Hiền 11 Tổ: Lý-Tin-CN o Điểm câu hỏi mặc định: nhập điểm tối đa khi trả lời đúng câu hỏi o Hệ số phạt: là điểm bị trừ đi sau mỗi lần chọn câu trả lời sai o Hoán đổi: là thay đổi vị trí câu trả lời trong hộp thoại ComboBox o Phản hồi: là kết quả trả về sau khi học sinh chọn đáp án. Phần này có thể là một đưa một số kiến thức cơ bản về câu hỏi hoặc một đường dẫn tới một tài liệu để học sinh tham khảo nhằm làm cho học sinh có thể hiểu câu hỏi đó hơn. o Trong mục Question (câu hỏi): từ Question 1 đến Question n đều có có hai phần (Hình 9)  Phần câu hỏi (question): ta nhập nội dung câu hỏi  Phần trả lời (answer): nhập nội dung cho câu trả lời đó Cuối cùng nhấn nút Save changes phía dưới để lưu câu hỏi. Lưu ý: loại câu hỏi so khớp này ta phải chọn số câu trả lời nhiều hơn số câu hỏi để học sinh lựa chọn đáp án đúng nhất trong số những đáp án đưa ra. 3. Câu hỏi trả lời ngắn (Short Answer): là dạng câu hỏi mà thí sinh phải nhập đáp án của mình vào bài thi ở dạng văn bản. Hình thức của câu hỏi trả lời ngắn có dạng như sau: (Hình 10) H×nh 9 H×nh 10 Trường THPT Xuân Mỹ Sáng Kiến Kinh Nghiệm GV: Nguyễn Thanh Hiền 12 Tổ: Lý-Tin-CN Để thiết kế câu hỏi này ta tiến hành như sau:Trong phần tạo câu hỏi ta chọn Short Answer (câu hỏi trả lời ngắn)  xuất hiện màn hình soạn câu hỏi (Hình 11) H×nh 11 Trường THPT Xuân Mỹ Sáng Kiến Kinh Nghiệm GV: Nguyễn Thanh Hiền 13 Tổ: Lý-Tin-CN o Question name: nhập tên câu hỏi o Question text: nhập câu hỏi o Default question grade: nhập điểm cho câu hỏi khi trả lời đúng o Penalty factor: nhập điểm sẽ bị trừ khi trả lời sai o General feedback (phản hồi chung): nhập những thông tin giúp cho học sinh hiểu được câu hỏi o Case Sensitivity: nếu chọn No, case. Thì không phân biệt chữ hoa, chữ thường. nếu chọn Yes, case thì phân biệt chữ hoa, chữ thường. o Các mục từ Answer 1 đến Answer n: Có ba nội dung  Answer: nhập nội dung câu trả lời  Grade: nhập điểm (Lưu ý: nếu câu trả lời có ý đúng với đáp án thì ta có thể chọn múc điểm thấp hơn 100% cho câu trả lời đó)  Feedback: là phần phản hồi cho mỗi đáp án thường chứa những chú thích về đáp án đó. o Blanks for 3 choices: Thêm 3 câu trả lời mới. Cuối cùng click chọn nút Save changes để lưu câu hỏi. b) Tạo bài kiểm tra. Sau khi thiết kế câu hỏi ta tiến hành tạo bài kiểm tra và các câu hỏi sẽ lấy từ ngân hàng câu hỏi của hệ thống. Các bước tạo bà
Luận văn liên quan