Đề tài Ứng dụng tin học vào công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp xã

Đất đai là nền tảng trong mọi hoạt động của con người. Từ đất đai con người có cái để ăn, có không gian để làm việc và nghỉ ngơi. Theo Bernard Binns: “ Đất là nguồn tài nguyên có giá trị nhất của nhân loại, nó là mọi ý nghĩa của sự sống, thiếu đất loài người không thể tồn tại. Mọi sự tồn tại và tiến triển của loài người đều diễn ra trên mặt đất. Nguồn tài nguyên quý báu này sẽ không bao giờ bị kiệt quệ hay bị phá hủy một khi mọi người và tất cả các quốc gia thấy hết giá trị của nó ” Trong nông nghiệp đất đai có vị trí và vai trò quan trọng, không chỉ là cơ sở không gian, là cơ sở vật chất mà còn là yếu tố tích cực của sản xuất bởi độ phì nhiêu của đất. Các nước phát triển trên thế giới đã đưa việc ứng dụng các công nghệ thông tin để xây dựng các hệ thống thông tin trong đó có hệ thống thông tin đất nhằm trợ giúp ra quyết định, quản lý lãnh thổ, khai thác thông tin phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Ngày nay sự phát triển của kinh tế xã hội, cùng với sự gia tăng dân số đặc biệt là sự phát triển của ngành công nghiệp và quá trình đô thị hóa. Đi theo đó là sự ô nhiễm môi trường đã và đang làm cho đất dần bị suy thoái. Với vai trò đặc biệt quan trọng của đất như vậy, cùng với những vấn đề sử dụng đất hiện nay đã đặt ra nhu cầu cấp thiết hiện nay đó là: Sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. Để đạt được yêu cầu đó thì cần phải tiến hành công tác quy hoạch sử dụng đất. Tại điều 19, chương II Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 quy định: “ Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước đều thuộc về sở hữu của nhân dân”[06]. Hiến pháp năm 1992, tại điều 18, chương II cũng nêu rõ: “ Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo Quy hoạch và Pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và hiệu quả”.[07] Ngày nay công nghệ thông tin được áp dụng ở mọi lĩnh vực. Nó giúp cho năng suất và chất lượng của các ngành được nâng lên tầng cao mới. Trong công tác quy hoạch sử dụng đất, tin học đóng vai trò thực sự quan trọng: Giúp cho công tác quy hoạch được đơn giản hơn, chính xác hơn và hiệu quả hơn. Giúp quản lý lãnh thổ, xử lý và tổng hợp thông tin nhanh, đưa ra quyết sách toàn diện, đúng đắn, kịp thời về các vấn đề có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất. Công cụ đó chính là công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS). Để góp phần vào nghiên cứu vai trò của GIS như một công cụ trợ giúp con người trong việc quản lý thông tin tài nguyên đât đai, được sự phân công và hướng dẫn của thầy giáo Ths. Phạm Văn Vân, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng tin học vào công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp xã”

doc70 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2209 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng tin học vào công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp xã, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nền tảng trong mọi hoạt động của con người. Từ đất đai con người có cái để ăn, có không gian để làm việc và nghỉ ngơi. Theo Bernard Binns: “… Đất là nguồn tài nguyên có giá trị nhất của nhân loại, nó là mọi ý nghĩa của sự sống, thiếu đất loài người không thể tồn tại. Mọi sự tồn tại và tiến triển của loài người đều diễn ra trên mặt đất. Nguồn tài nguyên quý báu này sẽ không bao giờ bị kiệt quệ hay bị phá hủy một khi mọi người và tất cả các quốc gia thấy hết giá trị của nó…” Trong nông nghiệp đất đai có vị trí và vai trò quan trọng, không chỉ là cơ sở không gian, là cơ sở vật chất mà còn là yếu tố tích cực của sản xuất bởi độ phì nhiêu của đất. Các nước phát triển trên thế giới đã đưa việc ứng dụng các công nghệ thông tin để xây dựng các hệ thống thông tin trong đó có hệ thống thông tin đất nhằm trợ giúp ra quyết định, quản lý lãnh thổ, khai thác thông tin phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Ngày nay sự phát triển của kinh tế xã hội, cùng với sự gia tăng dân số đặc biệt là sự phát triển của ngành công nghiệp và quá trình đô thị hóa. Đi theo đó là sự ô nhiễm môi trường đã và đang làm cho đất dần bị suy thoái. Với vai trò đặc biệt quan trọng của đất như vậy, cùng với những vấn đề sử dụng đất hiện nay đã đặt ra nhu cầu cấp thiết hiện nay đó là: Sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. Để đạt được yêu cầu đó thì cần phải tiến hành công tác quy hoạch sử dụng đất. Tại điều 19, chương II Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 quy định: “ Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước đều thuộc về sở hữu của nhân dân”[06]. Hiến pháp năm 1992, tại điều 18, chương II cũng nêu rõ: “ Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo Quy hoạch và Pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và hiệu quả”.[07] Ngày nay công nghệ thông tin được áp dụng ở mọi lĩnh vực. Nó giúp cho năng suất và chất lượng của các ngành được nâng lên tầng cao mới. Trong công tác quy hoạch sử dụng đất, tin học đóng vai trò thực sự quan trọng: Giúp cho công tác quy hoạch được đơn giản hơn, chính xác hơn và hiệu quả hơn. Giúp quản lý lãnh thổ, xử lý và tổng hợp thông tin nhanh, đưa ra quyết sách toàn diện, đúng đắn, kịp thời về các vấn đề có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất. Công cụ đó chính là công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS). Để góp phần vào nghiên cứu vai trò của GIS như một công cụ trợ giúp con người trong việc quản lý thông tin tài nguyên đât đai, được sự phân công và hướng dẫn của thầy giáo Ths. Phạm Văn Vân, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng tin học vào công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp xã” 2. Mục đích, yêu cầu 2.1. Mục đích - Tìm hiểu các nội dung quản lý nhà nước đặc biệt là công tác quy hoạch sử dụng đất của địa phương. - Tìm hiểu cơ sở trong công tác quy hoạch sử dụng đất. - Ứng dụng công nghệ tin học Hệ thống thông tin địa lý để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất cấp xã. 2.2. Yêu cầu - Điều tra thu thập đầy đủ, chính xác các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã. - Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học để nhập, lưu trữ và xử lý số liệu không gian và thuộc tính PHẦN I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất 1.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất Chúng ta đã biết, đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nhưng đất đai lại là nguồn tài nguyên có hạn gắn liền với hầu hết các hoạt động sản xuất và giữa các mục đích sử dụng đất khác với nhau. Vấn đề đặt ra là phải tìm ra những giải pháp để có những hoạt động nhằm dung hòa sự cạnh tranh đó, đồng thời sử dụng đất có hiệu quả, tiết kiệm, hợp lý và bền vững. Vậy quy hoạch sử dụng đất là gì? Đó là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất của cả nước. Tổ chức sử dụng đất như là một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.[05] 1.1.2. Vị trí, vai trò và tính cấp thiết phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống được phân cấp từ Trung ương đến địa phương, trong đó quy hoạch sử dụng đất cấp trên là cơ sở, là nền tảng chỉ đạo cho quy hoạch sử dụng đất cấp dưới, là sự kế tiếp và cụ thể hóa của quy hoạch cấp trên trong phạm vi của mình. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã là quy hoạch thấp nhất và chi tiết nhất trong hệ thống quy hoạch sử dụng đất của cả nước. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã giải quyết những tồn tại về ranh giới sử dụng đất, ranh giới hành chính từ đó có những quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và cấp cao hơn, làm cơ sở phân bố đất đai cho các ngành, quy hoạch phân bổ đất đai theo lãnh thổ. Kết quả của quy hoạch sử dụng đất cấp xã là cơ sở để thống nhất các hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, bao gồm: Giao đất, cho thuê, thừa kế, chuyển nhượng, thế chấp, chuyển mục đích sử dụng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết khiếu nại, tố cáo… Do vậy, quy hoạch sử dụng đất cấp xã là hết sức quan trọng và cấp thiết trong quản lý Nhà nước về đất đai cũng như trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. 1.2. Công tác quy hoạch sử dụng đất trong và ngoài nước 1.2.1. Trên thế giới Công tác quy hoạch sử dụng đất đã và đang được các nước trên thế giới thực hiện một cách triệt để. Trong những năm gần đây công tác này càng được chú trọng hơn, đã thu hút được nhiều nước trên thế giới kể cả những nước Châu Âu như Mỹ, Anh, Pháp,Liên Xô (cũ), đã xây dựng hệ thống quản lý đất đai tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ. Bên cạnh các nước này thì một số nước Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc công tác quy hoạch cũng phát triển nhưng chỉ dừng lại ở mức độ tổng quát. Còn những nước đang phát triển thì công tác quy hoạch có vai trò rất quan trọng, đang từng bước xây dựng một cách có hệ thống. Theo Wiliam VR (1863 – 1939) người sáng lập ra ngành thổ nhưỡng học hiện đại cho rằng: “ Trong sản xuất nông nghiệp chỉ có thông qua việc quy hoạch sử dụng đất đai mới có kế hoạch, biện pháp tổ chức sản xuất các ngành kinh tế. Nếu không tiến hành quy hoạch thì không thể thực hiện được luân canh hợp lý, không thể xây dựng được hệ thống đường, kênh mương, khu dân cư, trung tâm một cách hợp lý và có lợi cho sản xuất được”. Chính vì vậy công tác quy hoạch sử dụng đất là rất cần thiết đối với tất cả các nước trên thế giới. Việc thực hiện tốt công tác này giúp cho các nước sử dụng quỹ đất một cách có hiệu quả nhất. 1.2.2. Công tác quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam Đối với nước ta là một nước đang phát triển thì công tác quy hoạch là vấn đề đang được quan tâm chú trọng. Mặc dù Nhà nước ta đã có nhiều giải pháp cho vấn đề quy hoạch, song trên thực tế thì vấn đề này còn phải gặp rất nhiều khó khăn như trình độ còn hạn chế, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn do đó khó có thể áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại. Sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước đã nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác quy hoạch. Nhà nước ta đang chỉ đạo triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất cho cả nước và quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện, xã. Ngày 01/11/2004 Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ban hành thông tư số 30/2004/TT- BTNMT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hiện nay các địa phương đang thực hiện công tác này và định hướng quy hoạch đến năm 2015. Nói chung công tác quy hoạch đã được quan tâm nghiên cứu trong suốt quá trình hình thành và phát triển ngành Địa chính, cho đến nay khi khoa học nghiên cứu thiết kế quy hoạch đã trưởng thành và lớn mạnh, con người đã thiết kế quy hoạch những thành phố, những siêu thành phố. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề quy hoạch phát triển các đô thị trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Với trên 40 năm phát triển và trưởng thành, đội ngũ cán bộ quy hoạch của chúng ta đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Đã từ lâu, ngành quy hoạch đã hoạt động theo một quy định thống nhất. Các chuyên gia quy hoạch Việt Nam được đào tạo trong nước và ngoài nước đã trưởng thành trong công tác thiết kế quy hoạch và trong công tác nghiên cứu khoa học quy hoạch. 1.3. Thực trạng quản lý sử dụng đất đai ở nước ta Dân tộc Việt Nam đã trải qua bao khó khăn nhọc nhằn để gìn giữ lấy từng tấc đất thiêng liêng của Tổ Quốc, từ rừng núi đến hải đảo để có được như ngày hôm nay. Theo số liệu thống kê, tổng diện tích tự nhiên của nước ta là 33.121.159 ha. Đất đang sử dụng vào mục đích nông – lâm nghiệp và khu dân cư là 28.055.275 ha chiếm 85% toàn quỹ đất, đất chưa sử dụng là 3.232.715 ha chiếm 15 % (Theo quyết định 272/2007/QĐ- TTg ngày 27/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kết quả kiểm kê đất đai năm 2005). Việc sử dụng đất sai mục đích ngày càng trở nên đáng báo động như chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư và xây dựng các khu công nghệp, đất làm trụ sở các cơ quan hành chính sự nghiệp chuyển thành nơi làm kinh doanh, dịch vụ… Khá nhiều diện tích đất tập thể, đất hành lang an toàn giao thông, đê điều… bị lấn chiếm làm nhà ở, làm vườn. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất không hợp pháp tạo thành một thị trường ngầm về đất đai nhất là khu vực đất có giá trị kinh tế cao. Hiện tượng tranh chấp đất đai thường xuyên xảy ra và đang là vấn đề bức xúc ở đô thị cũng như ở nông thôn. Trong những năm tới cần tập trung giải quyết vấn đề quản lý đất đai, đồng thời phải kiểm tra thường xuyên liên tục việc thực hiện các chương trình, mục tiêu để xây dựng đáp ứng nhanh chóng hơn nữa với đòi hỏi hết sức bức xúc của tình hình kinh tế xã hội và xu hướng hội nhập Quốc tế. Trước hết cần nhanh chóng hoàn chỉnh những tài liệu cơ bản trong công tác quản lý đất đai đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy nhanh việc xây dựng mô hình dữ liệu thành một hệ thống thống nhất từ Trung Ương đến địa phương, thường xuyên chỉnh lý cập nhật biến động, để giúp các nhà quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đưa ra những quyết định đúng đắn và tiến hành một cách nhanh chóng, đạt hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian và nhân lực, tránh tình trạng lãng phí đầu tư kém hiệu quả. Nắm bắt nhanh nhậy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý để điều chỉnh thường xuyên chính xác quan hệ đất đai trong việc thực hiện theo quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Củng cố các hoạt động của ngành, nâng cao năng lực trình độ chuyên môn và nghiên cứu khoa học cho các cán bộ địa chính. Đổi mới cách thức xây dựng kế hoạch của các ngành, các cấp, nâng cao vai trò chủ đạo của địa phương trong công tác quản lý một cách toàn diện. 1.4. Tổng quan về hệ thống thống tin địa lý (GIS) 1.4.1. Khái niệm về hệ thống thông tin địa lý [10] Hệ thống thông tin địa lý (Geogapphical Information System – GIS) là một hệ thống thông tin đặc biệt, là một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân tích các sự vật, hiện tượng thực trên Trái Đất. Công nghệ GIS kếp hợp với các thao tác cơ sở dữ liệu thông thường (cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích thống kê, phân tích địa lý trong đó phép phân tích địa lý và hình ảnh được cung cấp duy nhất từ các bản đồ. Chính những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho GIS có nhiều ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: phân tích các sự kiện, dự đoán tác động và hoạch định các chiến lược ở tầm vi mô và vĩ mô… GIS cho phép tạo lập bản đồ, phối hợp thông tin, khái quát các viễn cảnh, giải quyết các vấn đề phức tạp và phát triển các giải pháp hiệu quả mà trước đây không thực hiện được. GIS là một công cụ được các cá nhân, tổ chức sử dụng nhằm hướng tới các phương thức mới để giải quyết vấn đề. Hệ thống thông tin địa lý có thể lưu trữ, xử lý được nhiều thông tin ở các dạng khác nhau như: thông tin về kinh tế xã hội, thông tin về môi trường… Đặc điểm nổi bật của GIS là khả năng liên kết giữa các dữ liệu không gian với các dữ liệu thuộc tính. Ngoài ra còn có khả năng chồng xếp bản đồ và xây dựng bản đồ chuyên đề, cung cấp thông tin, mô tả dữ liệu một cách chính xác và hiệu quả. GIS được kết hợp bởi năm thành phần chính đó là: Phần cứng, phần mềm, dữ liệu, phương pháp và con người. Được mô tả như sau: Sơ đồ 1.1. Các thành phần của GIS + Phần cứng bao gồm máy tính điều khiển mọi hoạt động của một hệ thống và các thiết bị ngoại vi. + Phần mềm: Cung cấp công cụ và các nhóm chức năng; Thu thập dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính từ các nguồn dữ liệu khác nhau; Lưu trữ, điều chỉnh, cập nhật, tổ chức các thông tin không gian và thông tin thuộc tính; Phân tích biến đổi, khôi phục các thông tin trong cơ sở dữ liệu nhằm giải quyết các bài toán tối ưu và mô phỏng không gian và thời gian; Đưa ra các thông tin theo yêu cầu dưới dạng khác nhau. Ngoài ra phần mềm cần phải có khả năng phát triển và nâng cấp theo các yêu cầu tiếp theo của hệ thống. + Dữ liệu: Đây là thành phần quan trọng nhất của một hệ GIS. Các dữ liệu không gian (Spatialdata) và các dữ liệu thuộc tính (None Spatialdata) được tổ chức theo một mục tiêu xác định bởi một hệ quản trị cơ sở dữ liệu Data Base Management System (DBMS). + Các kiến thức chuyên ngành. Như vậy, hệ thống GIS có khả năng chỉ cho chúng ta thấy vị trí các đối tượng trên bề mặt quả đất, đặc tính của các đối tượng. Nhờ hệ thống GIS mà hang loạt các câu hỏi đặt ra được giải quyết. Các câu hỏi này có thể là câu hỏi về vị trí, về điều kiện, về không gian, thời gian, xu hướng… Qua đó, chúng ta có thể tìm kiếm được cái gì, tồn tại ở đâu, ngược lại những nơi nào có các điều kiện để nó tồn tại. Hoặc ta có thể tìm thấy sự thay đổi của đối tượng trong khoảng thời gian nào… Điều này giúp chúng ta có những phương án thích hợp cho vấn đề sử dụng, bảo vệ tài nguyên trong tương lai. 1.4.2. Các chức năng của hệ thống thông tin địa lý [1] 1. Lớp dữ liệu - Là một tầng dữ liệu thuộc một loại thuộc tính không gian có cùng tính chất (cùng đặc tính riêng biệt). - Đặc tính riêng biệt là đặc tính về dạng điểm, dạng đường, dạng vùng. + Lớp dữ liệu mang tính chất điểm (point): các ký hiệu trường học, bệnh viện, trạm xá, UBND,… + Lớp dữ liệu mang tính chất đường (symbol): mạng lưới giao thông, song suối, ranh giới,… + Lớp dữ liệu mang tính chất vùng (polygon): bao gồm những thuộc tính mang tính chất vùng như thửa đất, ao hồ,… Các dữ liệu của cùng một vùng phải có cùng một điểm đăng ký tọa độ (lúc này lớp mới có ý nghĩa). Những dữ liệu của GIS phải chồng ghép được, nếu không dữ liệu sẽ không là của GIS. 2. Tính liên kết dữ liệu Tính chất liên kết trong GIS có thể chia làm 2 nhóm lớn: - Liên kết tương thích chuyên sâu: là một kiểu liên kết dữ liệu trong đó tất cả các vùng dữ liệu đều hoàn toàn trùng khớp với nhau khi được liên kết (vì có điểm khống chế như nhau). - Liên kết tương thích không chuyên sâu bao gồm 2 loại: + Liên kết phân cấp: các vùng dữ liệu nhỏ trong một lớp có thể liên kết với nhau tạo để tạo ra một vùng lớn hơn (ví dụ: ghép mảnh bản đồ). + Liên kết mở: các lớp dữ liệu nhỏ có thể liên kết với nhau để tạo ra một lớp dữ liệu mới (ví dụ: chồng ghép bản đồ). 3. Phân tích và xử lý dữ liệu Xử lý dễ dàng nhanh chóng với một số lượng dữ liệu địa lý. - Có khả năng chồng xếp các loại bản đồ, thay đổi tỷ lệ, thay đổi phép chiếu… Hệ thống thông tin địa lý GIS có khả năng phân tích dữ liệu không gian, liên kết các dữ liệu không gian và thuộc tính. - Có khả năng tách chọn chi tiết các loại dữ liệu theo miền, vùng hoặc theo chuyên đề. - Có khả năng mô hình hóa dữ liệu và đề ra phương án chọn lựa. - Có khả năng liên kết hòa nhập các dữ liệu với nhau. - Có khả năng trao đổi dữ liệu với các hệ thống thông tin khác. - Có khả năng kết xuất dữ liệu ra với các hình thức khác nhau. - Có khả năng tìm kiếm theo các đặc trưng đặc biệt của một vùng hoặc một bộ phận của vùng. 4. Dữ liệu của hệ GIS Dữ liệu đồ họa của hệ GIS được chia làm nhiều loại: Dữ liệu dạng Vector và dữ liệu dạng Rastor. Đối với dữ liệu dạng vector, các đối tượng điểm, đường và vùng được thể hiện dưới dạng đồ họa hai chiều 2D (x,y) hoặc 3 chiều 3D (x,y,z). Đối với dữ liệu dạng Rastor, các đối tượng được thể hiện dưới dạng phần tử (pixcel) ảnh. Hiện nay, trên thế giới vẫn còn tồn tại những hệ GIS xử lý riêng biệt dữ liệu dạng vector hay rastor. Các hệ thống GIS hiện tại xử lý đồng thời cả hai dạng dữ liệu. Dữ liệu thuộc tính của hệ GIS: các thông tin thuộc tính (bao gồm các kiểu dữ liệu khác nhau), số lượng thông tin loại này có thể liên kết với thông tin đồ họa không hạn chế và khả năng hỏi đáp tổ hợp theo dữ liệu đồ họa. Khả năng này chính là cơ sở cho phép tính dữ liệu trong không gian. 1.5. Tổng quan về hệ thống thông tin đất đai (LIS) 1.5.1. Khái niệm Hệ thống thông tin đất là hệ thống chuyên cung cấp các thông tin về đất đai. Nó là cơ sở cho việc lựa chọn phương án và ra quyết định đầu tư cũng như đề xuất các biện pháp quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai một cách hợp lý và hiệu quả. “ LIS là sự phối hợp các nguồn nhân sự và kỹ thuật cùng với biện pháp tổ chức để tạo ra thông tin phục vụ cho công tác quản lý đất đai”. [10] 1.5.2. Vai trò của Lis Cùng với GIS, thì Lis cũng có vai trò hết sức quan trọng trong lĩnh vực quản lý nguồn tài nguyên đất. Nó là công cụ trực tiếp hay gián tiếp phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như: - Phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tranh chấp về đất đai; - Phục vụ cho quy hoạch và phân bổ đất đai; - Phục vụ cho công tác đánh giá đất… Với xu hướng ngày càng phát triển công nghệ thông tin như hiện nay thì hệ thống thông tin đất đai cũng như hệ thống thông tin địa lý sẽ ngày một hoàn thiện và phát triển. Đây sẽ là những hệ thống thông tin quan trọng bởi các ưu điểm nổi bật của nó như: Giảm bớt được khối lượng dữ liệu trong công tác lưu trữ dữ liệu; Có thể dễ dàng truy cập, xử lý dữ liệu cũng như phân tích, tổng hợp dữ liệu nhanh, chính xác và cho hiệu quả cao. 1.6. Giới thiệu về phần mềm tin học ứng dụng (Mapinfo) [10] MapInfo là phần mềm khá thông dụng ở nước ta hiện nay. Nó là một phần mềm cơ bản của hệ thống thông tin địa lý. Với phần mềm này, chúng ta có thể lưu cả hai loại dữ liệu không gian và thuộc tính, có thể chồng ghép tách rời nhiều lớp thông tin để tạo ra những bản đồ chuyên đề hoặc bản đồ tổng hợp tùy theo mục đích sử dụng. Đây là phần mềm có khả năng xây dựng và quản lý một cơ sở dữ liệu vừa và nhỏ. 1.6.1. Các yêu cầu về hệ thống của MapInfo Versior 7.5 - Môi trường hệ thống: Đòi hỏi môi trường hệ thống là Win 95,98, Win 2000 hoặc Win NT 4.0 trở lên. Để đảm bảo cho phần mềm có thể chạy ổn định trên máy chúng ta cần đảm bảo các yêu cầu sau: + Bộ nhớ máy tính từ 182 Mb trở lên. + Dung lượng đĩa cứng cần tối thiểu 97 Mb để cài đặt toàn bộ chương trình (không kể phần Data – phần dữ liệu ví dụ). + Màn hình: Cần có màn hình VGA, SVGA hoặc các màn hình có độ phân giải cao. + Các thiết bị kèm theo: Bản đồ số hóa (Digitizer), máy quét ảnh (Scaner), máy in (Printer) và một số phần mềm có liên quan như Autocard, Microsation… 1.6.2. Tổ chức thông tin trong MapInfo 1. Tổ chức thông tin theo các tập tin MapInfo là một phần mềm mà trong đó các thông tin được tổ chức theo từng bảng (Table), mỗi Table là một tập hợp các File về thông tin đồ họa hoặc phi đồ họa các bản ghi mà hệ thống tạo ra. Cơ cấu tổ chức thông tin của các bảng (Table) chứa các đối tượng địa lý được tổ chức theo các tập tin sau: + Tab: Chứa các thông tin miêu tả cấu trúc dữ liệu. + Dat: Chứa các thông tin nguyên thủy. + Map: Bao gồm các thông tin mô tả sự liên kết các đối tượng địa lý với nhau. + ID: Chứa các thông tin về sự liên kết giữa các đối tượng. + Ind: Chứa cá thông tin về chỉ số đối tượng tập tin này chỉ có khi ta chọn chỉ số Index cho một trường (File) nào đó trong một bảng (Table). 2. Tổ chức thông tin theo từng lớp đối tượng + MapInfo có thể lưu trữ các thông tin bản đồ theo từng đối tượng. + Các lớp đối tượng này là các đối tượng chính trên bản đồ. + Lớp thông tin về điểm. + Lớp thông tin về đường . + Lớp thông tin về vùng. + Lớp thông tin về đối tượng khác. Với cách tổ chức thông tin theo từng lớp đối tượng như vậy, đã giúp cho phần mềm MapInfo xây
Luận văn liên quan