Trong những năm gần đây, với sự thay đổi về kinh tế - xã hội, nền kinh tế thị trường cùng với sự hội nhập kinh tế và thế giới được thiết lập và phát triển mạnh mẽ. Thực tế đó đã đem lại sự chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và nói riêng. Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế cũng làm cho nhiều quan hệ xã hội bị tác động mạnh mẽ trong đó có quan hệ gia đình. Trong đó nổi cộm lên là vấn đề ly hôn. Đặc biệt trong quá trình nước ta hội nhập và toàn cầu hóa, việc giao lưu với nước ngoài là việc rất tự nhiên và bình thường.
Trong quá trình đó vấn đề kết hôn với người nước ngoài xảy ra rất phổ biến và tất yếu sẽ xảy ra vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài. Đây là một đề tài khá mới và nóng bỏng hiện nay. Tìm hiểu “Vài nét về thực trạng, nguyên nhân và cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài” sẽ giúp ta hiểu hơn về vấn đề này. Do hiểu biết cũng như các nguồn tham khảo còn hạn hẹp, em mong các thầy cô sẽ giúp đỡ để đề tài của em sẽ hoàn chỉnh hơn.
12 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2175 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vài nét về thực trạng, nguyên nhân và cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Danh mục tài liệu tham khảo
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, với sự thay đổi về kinh tế - xã hội, nền kinh tế thị trường cùng với sự hội nhập kinh tế và thế giới được thiết lập và phát triển mạnh mẽ. Thực tế đó đã đem lại sự chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và nói riêng. Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế cũng làm cho nhiều quan hệ xã hội bị tác động mạnh mẽ trong đó có quan hệ gia đình. Trong đó nổi cộm lên là vấn đề ly hôn. Đặc biệt trong quá trình nước ta hội nhập và toàn cầu hóa, việc giao lưu với nước ngoài là việc rất tự nhiên và bình thường.
Trong quá trình đó vấn đề kết hôn với người nước ngoài xảy ra rất phổ biến và tất yếu sẽ xảy ra vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài. Đây là một đề tài khá mới và nóng bỏng hiện nay. Tìm hiểu “Vài nét về thực trạng, nguyên nhân và cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài” sẽ giúp ta hiểu hơn về vấn đề này. Do hiểu biết cũng như các nguồn tham khảo còn hạn hẹp, em mong các thầy cô sẽ giúp đỡ để đề tài của em sẽ hoàn chỉnh hơn.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Một số khái niệm chung
Với chính sách “hòa bình hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới”, ở nước ta các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trở thành một yêu cầu cấp bách, quan trọng nhằm làm ổn định và phát triển giao lưu dân sự quốc tế, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân các nước có liên quan. Chính vì thế mà Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã giành hẳn 1 chương để quy định về vấn đề này.
Theo quy định tại khoản 14 Điều 8:
14. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình:
a) Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài;
b) Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;
c) Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Theo khoản 8 điều 8 thì: Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng;
Ly hôn là một mặt của quan hệ hôn nhân. Nếu kết hôn là một hiện tượng bình thường nhằm xác lập quan hệ vợ chồng, thì ly hôn là hiện tượng bất bình thường, là mặt trái của hôn nhân nhưng là mặt không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ. Trong trường hợp đó ly hôn và việc cần thiết cho cả vợ chồng và xã hội, vì nó giải phóng cho tất cả mọi người, cho cả vợ chồng các con cũng như các thành viên khác trong gia đình thoát khỏi xung đột, bế tắc.
Pháp luật nước ta công nhận quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, không thể cấm hoặc không thể đặt ra những điều kiện nhằm hạn chế quyền tự do ly hôn. Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn của mình..
Kết hợp khái niệm ly hôn như đã nói ở trên và quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài định nghĩa tại khoản 14 điều 8 ta có thể hiểu được ly hôn có yếu tố nước ngoài là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng mà là giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài; Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam; Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Thực trạng của việc ly hôn có yếu tố nước ngoài
1. Thực trạng về số lượng vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài
Trước khi nói đến tình trạng án ly hôn với người nước ngoài, có một thực tế không thể phủ nhận là hiện nay các vụ án ly hôn nói chung ở trong nước cũng như ở nước ngoài có chiều hướng gia tăng nhanh chóng. Theo Tổng cục Thống kê, số cặp vợ chồng xin ly hôn ở Việt Nam năm 2000 là 51.000 vụ; năm 2004 con số này đã tăng lên 60.000 vụ, năm 2006 đã lên tới gần 70.000 vụ và gần đây nhất năm 2009 là 94.710 vụ. Tòa án nhân dân lúc nào cũng trong tình trạng bận rộn bởi án ly hôn chiếm tới 50% các án về dân sự nói chung. Tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam chiếm 31 - 40%, tức là cứ ba cặp kết hôn lại có một cặp ly hôn. Con số khó tin, nhưng đó là sự thực.
Có tới cả “một nghìn lẻ một” nguyên nhân khiến tan vỡ hạnh phúc gia đình dẫn đến ly hôn: sự thiếu hòa hợp về tình cảm, va chạm kinh tế, ngoại tình, bạo hành…Cho dù là nguyên nhân nào đi nữa thì con số này đã ở tình trạng đáng báo động, nguy hiểm hơn, gia đình trẻ chiếm tỷ lệ cao. Tỉ lệ ly hôn ở gia đình trẻ (độ tuổi từ 20 - 30) chiếm đến trên 60% đó là kết quả nghiên cứu xã hội học về thực trạng ly hôn ở nước ta của tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa - Trường ĐH KHXHNV Tp.HCM.
Thời gian gần đây, do rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, những trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài khá cao. Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Con người (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), trong 10 năm trở lại đây, tình trạng hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam gia tăng đột biến. Và cùng với quá trình vận động tất yếu của nó thì tình trạng ly hôn có yếu tố nước ngoài ngày càng cao, tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước rất nhiều.
Năm 2009, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý 3.622 vụ án có yếu tố nước ngoài trong đó án dân sự là 1.367 vụ, hôn nhân gia đình với việc li hôn với người nước ngoài là 1.106 vụ, chiếm 31% tổng số các vụ án tòa thụ lý.
Như vậy trung bình mỗi tháng TAND TPHCM xử 92 vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài. Có một thực tế là những cuộc hôn nhân này đám cưới luôn rình rang, đông người nhưng những phiên tòa xử ly hôn luôn thiếu vắng bóng dáng những người chồng hoặc người vợ nước ngoài.
Lý giải tại sao án ly hôn có yếu tố nước ngoài lại cao như vậy ở tòa TP.HCM thì theo tôi, trong những án ly hôn có yếu tố nước ngoài thì đa phần là người phụ nữ đứng đơn ly hôn với người chồng ngoại quốc. Mà theo thực tế ghi nhận thì tại khu vực phía Nam, đặc biệt là vùng ĐB sông Cửu Long tình trạng các cô gái lấy chồng nước ngoài, cụ thể là Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc rất đông, nhiều nơi đã hình thành nên trào lưu. Mục đích cũng như nguyên nhân của những cuộc hôn nhân này tôi sẽ đề cập ở phần sau nhưng chỉ nói ở đây là nếu trường hợp họ ly hôn thì tòa TP.HCM sẽ thụ lý giải quyết.
2. Thực trạng về pháp luật điều chỉnh việc ly hôn có yếu tố nước ngoài
2.1. Một số điểm thuận lợi
Vấn đề ly hôn trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài hiện nay được xem là một quyền dân sự của các bên trong quan hệ hôn nhân đó và được pháp luật bảo hộ và hoàn toàn không có bất cứ một trở ngại nào. Đấy là trên cơ sở tinh thần chung của Luật. Chúng ta đã có một chương trong Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài và Nghị định 68/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của LHN&GĐ về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để điều chỉnh vấn đề này. Ngoài ra Việt Nam đã có hệ thống các cơ quan ngoại giao, lãnh sự rộng khắp trên toàn thế giới cũng là một điểm thuận lợi để giải quyết và xử lý các trường hợp có liên quan đến nước ngoài. Và một điểm quan trọng là chúng ta đã kí một số Hiệp định tương trợ Tư pháp song phương với một số quốc gia. Đây là một điểm rất thuận lợi là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong đó có vấn đề ly hôn.
2.2. Một số điểm hạn chế
Thứ nhất, trên thực tế, mặc dù đã có văn bản hướng dẫn thi hành 1 số điều của Luật hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài nhưng có thể nói các quy định về ly hôn còn rất ít. Điều này thể hiện tương đối rõ trong Nghị định 68. Theo Nghị định này vấn đề kết hôn được quy định khá cụ thể tại chương II ( kết hôn 7 điều, từ điều 13 đến điều 19, về hoạt động hỗ trợ kết hôn với 7 điều, từ điều 21 đến điều 27) trong đó vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài chỉ được ghi nhận tại khoản 2 điều 20 khi đề cập đến trường hợp công nhận việc ly hôn được tiến hành ở nước ngoài.
Thứ hai là thủ tục giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài khá rườm rà, rắc rối và không hiệu quả. Tại sao lại có thể khẳng định như vậy thì theo tìm hiểu của cá nhân em thấy việc ly hôn đa số do công dân Việt Nam đứng nguyên đơn. Phần lớn là xét xử vắng mặt một bên. Nội dung giải quyết phần lớn chỉ là quan hệ hôn nhân, các quan hệ khác như quyền nuôi con, tài sản… thường không có hoặc đã được thỏa thuận từ trước. Khi giải quyết quan hệ hôn nhân, việc xác định tình trạng hôn nhân đã có mâu thuẫn trầm trọng, nguyên nhân ly hôn thường rất phức tạp. Việc điều tra đối với bên ở nước ngoài thường không có kết quả.
Trong khi đó, Luật Hôn nhân có điều khoản quy định: “Nếu bị đơn ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức gì về họ thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 45 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và giải thích cho nguyên đơn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi họ thường trú tuyên bố bị đơn mất tích, tuyên bố chết ”. Theo quy định của luật tố tụng dân sự, việc thông báo đến bị đơn được thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng tại Việt Nam, niêm yết việc xét xử tại nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích, chết. Trên thực tế, thủ tục được quy định như vậy là chưa hợp lý và chặt chẽ. Cần có hình thức nào khác để người ở nước ngoài có thể biết được việc thông báo này thì mới bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của họ.
Những vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài mà nước đó chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam về lĩnh vực này thì dù các đương sự đã ly hôn ở nước ngoài, có bản án hay quyết định có hiệu lực của tòa án cơ quan có thẩm quyền thì tòa án Việt Nam cũng chỉ coi đây là văn bản có giá trị tham khảo, không có hiệu lực thi hành. Điều này đã làm cho việc giải quyết ly hôn tốn rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các bên.
Thứ ba là việc giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài như thế này đôi khi phải áp dụng luật pháp của quốc gia khác mà đương sự có liên quan, trong khi đó trình độ hiểu biết luật pháp quốc tế của Thẩm phán Việt Nam còn hạn chế, vốn tiếng anh còn kém nên việc áp dụng pháp luật nước họ sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, việc cập nhật, phổ biến các hiệp định tương trợ tư pháp đã ký với các nước cũng rất hạn chế, dù chỉ là trong ngành tư pháp, tòa án. Phần lớn các thẩm phán không có đủ các văn bản để nghiên cứu, áp dụng trong khi xét xử.
Cuối cùng là rất nhiều các án ly hôn có yếu tố nước ngoài hiện nay còn tồn đọng do hoạt động ủy thác tư pháp không có kết quả, việc tống đạt các giấy tờ liên quan không nhận được sự trả lời của đương sự có liên quan.
Trong nhiều vụ kiện ly hôn với người nước ngoài, chúng ta nên “mềm hóa” các quy định pháp luật. Ví dụ người phụ nữ bỏ trốn về Việt Nam có biên bản làm việc của cơ quan chức năng hoặc có chứng cứ chứng minh bị chồng, gia đình chồng lường gạt, đánh đập, được chính quyền địa phương xác nhận đã về quê nhiều năm, không qua nước ngoài và không liên hệ được với bên chồng… thì tòa án nên giải quyết để họ có thể bắt đầu cuộc sống mới.
Nguyên nhân của việc ly hôn có yếu tố nước ngoài
Gia đình là nền tảng, là nhân tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến sự trưởng thành, phát triển toàn diện của thế hệ trẻ. Thế nhưng trong nhiều năm qua, đi cùng với sự phát triển của đất, đời sống người dân thay đổi, từng bước được cải thiện, cuộc sống ngày càng hiện đại thì số liệu các vụ ly hôn trong cả nước cũng như nước ngoài gia tăng. Giá trị gia đình truyền thống trên nhiều khía cạnh đang bị lung lay và rạn nứt. Hệ lụy của các vụ ly hôn để lại làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội, nhất là phụ nữ và trẻ em. Tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này là một trong những chiếc chìa khóa giúp ta giảm thiểu được tình trạng ly hôn này trong tương lai.
Nguyên nhân chủ quan
1.1. Phần lớn các trường hợp kết hôn với người nước ngoài và sau đó ly hôn thời gian gần đây từ một thực tế, hôn nhân không xuất phát từ tình yêu.
Hiện nay có một số lượng rất đông các trường hợp phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Hôn nhân thì từ trước tới nay theo quy luật bình thường là hai bên nam nữ tự do tìm hiểu, nảy sinh tình yêu và đi đến hôn nhân, đó là kết quả của một tình yêu thăng hoa. Nhưng ngày nay, họ kết hôn với nhau không phải vì tình yêu mà là vì những lợi ích vật chất hay những mục đích phi tình cảm khác hoặc là do tác động của cơ chế thị trường dẫn đến những biến tướng của hôn nhân.
Xu hướng chủ yếu trong hôn nhân có yếu tố nước ngoài là các cô dâu Việt Nam kết hôn với nam giới mang quốc tịch các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là các nước Đông Á. Từ năm 2003 trào lưu nam giới Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc sang Việt Nam tìm vợ bắt đầu phổ biến, đồng thời có nhiều biểu hiện khá đặc thù khiến dư luận xã hội phải quan tâm. Theo Tiến sĩ khoa học Trịnh Thị Kim Ngọc, hầu hết các cuộc hôn nhân đều thông qua môi giới của người quen và các tổ chức bất hợp pháp. Đa số các trường hợp quen biết nhau chỉ dưới 3 tháng, rất hiếm trường hợp quen biết trực tiếp. Nhiều cuộc hôn nhân diễn ra trong khi hai bên không hề gặp gỡ dù chỉ một lần.
Lấy chồng ngoại để mong đổi đời, thoát khỏi nghèo đói thất nghiệp đã trở thành trào lưu của các cô gái ở những vùng quê nghèo. Họ những tưởng sẽ có thể được sống sung sướng nhưng cũng chính do hôn nhân không có tình yêu thành ra không có cơ sở để duy trì cuộc sống gia đình bình thường trước những khó khăn của cuộc sống chung. Qua môi giới, nhiều phụ nữ Việt Nam vội vã kết hôn với người nước ngoài, rồi đành phải bẽ bàng chấp nhận sự chia tay. Nhiều cô dâu ở đồng bằng sông Cửu Long vỡ mộng lấy chồng ngoại quốc nay đang phải tìm cách thoát ra khỏi cái bẫy hôn nhân hữu danh vô thực đó. Không ít người đã bất lực khi tự cởi trói cho mình.
Một dạng khác của việc hôn nhân không xuất phát từ tình yêu đó là hợp đồng kết hôn giả giữa những người không cùng quốc tịch đang khá là nổi cộm hiện nay. Những việc làm này để nhằm mục đích nhập cư vào quốc gia khác hoặc sẽ được nhập cùng quốc tịch với chồng hoặc vợ mình sau khi kết hôn. Những trường hợp này thì pháp luật khó có thể kiểm soát được bởi vì họ có đầy đủ giấy tờ hợp lệ để có thể kết hôn với người nước ngoài hợp pháp, và sau đó khi đã đạt được mục đích thì họ sẽ ly hôn, đường ai nấy đi.
1.2. Không phù hợp về văn hóa, lối sống, phong tục tập quán và ngôn ngữ giữa vợ và chồng.
Đây là điều khó tránh khỏi vì mỗi quốc gia có một nền văn hóa riêng mang bản sắc dân tộc mà cả đời con người gắn bó. Hôn nhân có yếu tố nước ngoài là sự kết hợp giữa hai nền văn hóa hoàn toàn khác biệt thành một. Nó giống như khi ta đổ hai thứ nước khác nhau vào cùng một cốc, nó có thể dung hòa được, nhưng nó cũng có thể tác động qua lại lẫn nhau tạo nên những phản ứng đào thải nhau. Cuộc sống hôn nhân của những con người không có cùng văn hóa, lối sống, phong tục cũng như vậy. Rất khó để hòa nhập nếu cả hai người không có một tình cản vững chắc, không có một thái độ thông cảm, hiểu biết lẫn nhau.
Rất nhiều những người con gái Việt nam khi đi lấy chồng nước ngoài thì không trang bị cho mình một kiến thức về văn hóa lối sống, bất đồng ngôn ngữ là một rào cản lớn giữa vợ và chồng, họ không thể chia sẻ, khác biệt về lối sống, tích cách văn hóa cũng như sự thiếu hiểu biết trong ứng xử, sự thích ứng kém trong quan hệ vợ chồng và mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi. Và hậu quả lâu dài là rất nhiều trường hợp ly hôn do không thể hòa nhập được với đất nước, gia đình nhà chồng ( vợ).
1.3. Vấn đề bạo lực gia đình
Đây là một thực trạng không chỉ xảy ra với hôn nhân có yếu tố nước ngoài mà còn là tình trạng chung trong một bộ phận gia đình Việt Nam. Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 định nghĩa “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình”. Theo Quỹ phát triển phụ nữ của LHQ (UNIFEM), cứ 3 phụ nữ trên thế giới thì có ít nhất một người bị đánh đập, ép buộc quan hệ tình dục hoặc bị lạm dụng trong suốt cuộc đời. Đối với phụ nữ từ 15 - 44 tuổi, bạo hành gia đình (BHGĐ) là nguyên nhân chính khiến phụ nữ tử vong, tàn tật hoặc sức khỏe suy yếu. Một nghiên cứu khác do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thực hiện trên hơn 24.000 phụ nữ tại 11 quốc gia cho kết quả cứ 6 phụ nữ thì có 1 người là nạn nhân của BHGĐ. Thủ phạm của những hành vi bạo lực lại chính là những người gần gũi với các nạn nhân như chồng hoặc bạn trai của họ.
Đây là một vấn nạn của xã hội. Rất nhiều trường hợp người vợ bị chồng đánh đập dã man trong quãng thời gian chung sống. Điển hình gần đây nhất có thể thấy rất nhiều cô gái lấy chồng Hàn quốc, Đài loan bị đánh đập dã man, thậm chí bị giết chết. Nhưng đây cũng mới chỉ là số liệu ẩn vì chúng ta chưa có cơ chế để kiểm soát các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài như thế này để thống kê, giúp đỡ họ. Nhiều cô gái bỏ trốn khỏi nhà chồng, ôm con về Việt Nam và nhờ các cơ quan ngoại giao giúp đỡ làm thủ tục ly hôn.
1.4. Ngoại tình
Đây là một biến thể của chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố mà tệ ngoại tình hiện nay rất phổ biến trong hôn nhân trong nước cũng như nước ngoài. Ngoài ra nguyên nhân còn có thể do sự thay đổi nơi làm việc ( như đi làm xa nhà, công việc thường xuyên, đi xuất khẩu lao động hay học tập tại nước ngoài), môi trường sống, nơi cư trú sẽ làm thay đổi mối quan hệ vợ chồng dẫn tới tình trạng ly hôn.
Ngoài ra có thể thấy nguyên nhân để các cặp vợ chồng mang đơn ra tòa xin ly hôn rất phong phú và đa dạng. Họ có thể do áp lực vấn đề kinh tế đè nặng, có thể do vấn đề con cái cũng có thể do yếu tố ngoại cảnh tác động. Nhưng có thể thấy rằng trên thực tế những nguyên nhân này thường ẩn vào nhau, xen kẽ lẫn nhau tạo nên xung đột, mâu thuẫn gia đình gay gắt, và đó chính là cơ sở để tòa án xử đơn xin ly hôn của họ.
Nguyên nhân khách quan
Do cơ chế quản lý về vấn đề kết hôn với người nước ngoài của Nhà nước ta còn không hiệu quả, để cho các cơ sở môi giới hôn nhân nước ngoài bất hợp pháp hoạt động, tạo nên những cuộc hôn nhân không có tình yêu, giả tạo. Vì thế nên việc ly hôn là tất yếu xảy ra. Chính vì thế thời gian gần đây nhà nước ta cần có quy định cụ thể về việc kết hôn với người nước ngoài hoặc các quy định đối với người nước ngoài muốn kết hôn với người Việt Nam. Bên cạnh đó, ở các nước có tỷ lệ hôn nhân của người Việt cao, cần có cơ chế để kiểm soát nhằm giúp đỡ họ lúc khó khăn, bế tắc trong cuộc sống.
Cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài
Chọn pháp luật để áp dụng
Ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại điều 104 Luật HN và GĐ 2000:
Điều 104. Ly hôn có yếu tố nước ngoài
1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
4. Bản án, quyết định ly hôn của Toà án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều luật này quy định cụ thể rằng luật áp dụng để giải quyết ly hôn là luật của Việt Nam trừ trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam. Có hai yếu tố hệ thuộc là căn cứ để xác định luật áp dụng: nơi thường trú và quốc tịch. Hai yếu tố hệ thuộc này được áp dụng theo trật tự thứ bậc: nơi thường trú là căn cứ chính còn quốc tịch là căn cứ thay thế.
Yếu tố hệ thuộc chính: nơi thường trú
Trong trường hợp hai vợ chồng không có quốc tịch Việt Nam nhưng cùng thường trú tại Việt Nam thì việc ly hôn của họ được giải quyết theo pháp luật Việt Nam. Có 2 trường hợp: hai người đều là công dân của một nước ngoài hoặc hai người là công dân của hai nước khác nhau. Pháp luật Việt Nam cũng được