Đề tài Vai trò của cơ quan lập pháp trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Với trên 3200 km bờ biển, Việt Nam được cảnh báo sẽ chịu nhiều tác động của quá trình biến đổi khí hậu. Nước biển dâng sẽ gây ngập lụt, tăng xói lở bờ biển, làm nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt. Mực nước biển dâng và nhiệt độ nước biển tăng ảnh hưởng xấu đến các hệ sinh thái ven biển, gây nguy cơ đối với rừng ngập mặn, tác động xấu đến nền tảng sinh học cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản ven biển Kinh tế có thể phát triển, nhưng trong thực tế chất lượng cuộc sống của người dân chậm được cải thiện, môi trường sinh thái bị suy thoái có thể là bức tranh của bất kỳ quốc gia nào trong một giai đoạn phát triển nhất định, nhất là các nước nghèo, xuất phát điểm thấp, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua. Để thực hiện chủ trương phát triển bền vững do Đại hội IX Đảng cộng sản Việt Nam đề ra, tháng 8 năm 2004, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững Việt Nam (còn gọi là Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam bảo đảm phát triển bền vững đất nước trong thế kỷ 21. Theo Chương trình nghị sự 21, phát triển bền vững gồm 3 trụ cột là xã hội, kinh tế và môi trường. Ba yếu tố này hình thành "tam giác phát triển bền vững", theo đó, các đỉnh của tam giác, tức là ba trụ cột phát triển bền vững vừa có thể vận động theo các xu hướng phát triển khác nhau, hướng về các mục tiêu riêng biệt khác nhau, vừa có thể tích hợp, lồng ghép với nhau tạo thành một thực thể hoàn chỉnh. Bất kỳ xu hướng nào thoát ly xa tâm của tam giác, nơi hội tụ các yếu tố phát triển bền vững, trung tâm của các chính sách là “con người” và “chất lượng cuộc sống” đều là phiến diện và không bền vững. Trong từng giai đoạn phát triển nhất định, ở các quốc gia khác nhau, các trọng tâm có thể chuyển dịch từ đỉnh tam giác này đến đỉnh tam giác khác. Tuy nhiên, nếu đạt được điểm “hài hòa” thì mọi vấn đề phải được tập trung và giải quyết ở điểm giữa của tam giác. Đó là chính kịch bản phát triển tối ưu nhất, bền vững nhất. Phát triển bền vững là khái niệm đa chiều và đa nguyên nhân, bao gồm các đại lượng khác nhau trong một thực thể thống nhất, cơ cấu phát triển hài hòa, quan hệ tự nhiên hay mâu thuẫn. Phát triển bền vững được coi là việc đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu hiện tại của loài người đồng thời với việc cải thiện chất lượng cuộc sống của thế hệ hiện tại cũng như của các thế hệ tương lai. Tam giác phát triển bền vững Mô hình phát triển bền vững được xây dựng trên cơ sở các tính toán khoa học, khách quan, định lượng cụ thể. Các tác động tích hợp và xu thế phát triển của ba nhóm mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường theo hướng bền vững hay còn gọi là tam giác phát triển bền vững đã được thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phát triển cho từng ngành, từng lĩnh vực và từng địa phương trong mỗi quốc gia. Chiến lược phát triển bền vững được xây dựng dựa trên việc ban hành hàng loạt các chính sách về kinh tế, môi trường sinh thái và xã hội. Theo đó, yêu cầu phát triển cân bằng chính là việc phối hợp chặt chẽ giữa 3 yếu tố để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà nước là phát hiện ra các bất cân đối trong đời sống kinh tế, xã hội, môi trường, trên cơ sở đó, lập kế hoạch thực hiện, với các chính sách, giải pháp, bước đi cụ thể để khắc phục các mặt bất cân đối đó.

doc4 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2192 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vai trò của cơ quan lập pháp trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tham luận tại Hội nghị "Hậu khủng hoảng tài chính thế giới và phát triển bền vững", TP Đà Nẵng, ngày 7-10/3/2010 Vai trò của cơ quan lập pháp trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 1- Phát triển bền vững nhìn từ suy thoái kinh tế và biến đổi khí hậu toàn cầu Với trên 3200 km bờ biển, Việt Nam được cảnh báo sẽ chịu nhiều tác động của quá trình biến đổi khí hậu. Nước biển dâng sẽ gây ngập lụt, tăng xói lở bờ biển, làm nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt. Mực nước biển dâng và nhiệt độ nước biển tăng ảnh hưởng xấu đến các hệ sinh thái ven biển, gây nguy cơ đối với rừng ngập mặn, tác động xấu đến nền tảng sinh học cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản ven biển… Kinh tế có thể phát triển, nhưng trong thực tế chất lượng cuộc sống của người dân chậm được cải thiện, môi trường sinh thái bị suy thoái có thể là bức tranh của bất kỳ quốc gia nào trong một giai đoạn phát triển nhất định, nhất là các nước nghèo, xuất phát điểm thấp, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua. Để thực hiện chủ trương phát triển bền vững do Đại hội IX Đảng cộng sản Việt Nam đề ra, tháng 8 năm 2004, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững Việt Nam (còn gọi là Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam bảo đảm phát triển bền vững đất nước trong thế kỷ 21. Theo Chương trình nghị sự 21, phát triển bền vững gồm 3 trụ cột là xã hội, kinh tế và môi trường. Ba yếu tố này hình thành "tam giác phát triển bền vững", theo đó, các đỉnh của tam giác, tức là ba trụ cột phát triển bền vững vừa có thể vận động theo các xu hướng phát triển khác nhau, hướng về các mục tiêu riêng biệt khác nhau, vừa có thể tích hợp, lồng ghép với nhau tạo thành một thực thể hoàn chỉnh. Bất kỳ xu hướng nào thoát ly xa tâm của tam giác, nơi hội tụ các yếu tố phát triển bền vững, trung tâm của các chính sách là “con người” và “chất lượng cuộc sống” đều là phiến diện và không bền vững. Trong từng giai đoạn phát triển nhất định, ở các quốc gia khác nhau, các trọng tâm có thể chuyển dịch từ đỉnh tam giác này đến đỉnh tam giác khác. Tuy nhiên, nếu đạt được điểm “hài hòa” thì mọi vấn đề phải được tập trung và giải quyết ở điểm giữa của tam giác. Đó là chính kịch bản phát triển tối ưu nhất, bền vững nhất. Phát triển bền vững là khái niệm đa chiều và đa nguyên nhân, bao gồm các đại lượng khác nhau trong một thực thể thống nhất, cơ cấu phát triển hài hòa, quan hệ tự nhiên hay mâu thuẫn. Phát triển bền vững được coi là việc đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu hiện tại của loài người đồng thời với việc cải thiện chất lượng cuộc sống của thế hệ hiện tại cũng như của các thế hệ tương lai. Tam giác phát triển bền vững Mô hình phát triển bền vững được xây dựng trên cơ sở các tính toán khoa học, khách quan, định lượng cụ thể. Các tác động tích hợp và xu thế phát triển của ba nhóm mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường theo hướng bền vững hay còn gọi là tam giác phát triển bền vững đã được thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phát triển cho từng ngành, từng lĩnh vực và từng địa phương trong mỗi quốc gia. Chiến lược phát triển bền vững được xây dựng dựa trên việc ban hành hàng loạt các chính sách về kinh tế, môi trường sinh thái và xã hội. Theo đó, yêu cầu phát triển cân bằng chính là việc phối hợp chặt chẽ giữa 3 yếu tố để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà nước là phát hiện ra các bất cân đối trong đời sống kinh tế, xã hội, môi trường, trên cơ sở đó, lập kế hoạch thực hiện, với các chính sách, giải pháp, bước đi cụ thể để khắc phục các mặt bất cân đối đó. 2- Vai trò của cơ quan lập pháp nhìn từ kinh nghiệm hoạt động của Quốc hội Việt Nam Từ cách đặt vấn đề trên, tôi nhận thấy vai trò vô cùng quan trọng của Quốc hội, các cơ quan chuyên môn của Quốc hội cũng như từng đại biểu Quốc hội trong việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật, chiến lược phát triển bền vững. Các cơ quan của Quốc hội theo chức năng của mình có thể tham gia rất tích cực vào quá trình này. Trong mô hình này, các cơ quan của Quốc hội có thể đứng ở các đỉnh tam giác khác nhau cho dù là kinh tế, xã hội, hay môi trường sinh thái, đều có thể chọn cho mình các nhiệm vụ, mục tiêu giám sát cụ thể mang tính "bền vững" và phối hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện việc quyết định và giám sát tổng thể chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn để nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và bền vững, phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm an sinh xã hội, phát triển nguồn nhân lực, phát triển kinh tế gắn kết với quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái. Năm 2010, lần đầu tiên Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó biến đổi khí hậu được bố trí ngân sách Nhà nước. Điều này đã nhận được sự nhất trí cao của Quốc hội, cũng là thể hiện chính kiến của các nhà lập pháp với mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Cùng với ứng phó biến đổi khí hậu, hầu hết các chương trình mục tiêu quốc gia của nước ta hiện nay như trồng mới 5 triệu ha rừng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giải quyết việc làm… đều hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Việc giám sát của Ủy ban Tài chính - Ngân sách đối với các chương trình này luôn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo đủ nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước. Đồng thời, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật và đem lại hiệu quả cao nhất. Nhìn rộng hơn, với nhiệm vụ và quyền hạn được giao, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đang tham gia tích cực vào quá trình phát triển bền vững của đất nước, từ hoạt động xây dựng pháp luật đến giám sát việc thực hiện ngân sách Nhà nước... Khi xem xét thẩm tra dự án luật trong lĩnh vực tài chính - ngân sách như về thuế tài nguyên, thuế môi trường…, Ủy ban đều cân nhắc kỹ các quy định của luật pháp trên cơ sở yêu cầu của phát triển bền vững về môi trường sinh thái, về kinh tế. Đó là, cân bằng giữa khai thác, sử dụng tài nguyên với bảo vệ môi trường; cân bằng giữa hiệu quả và mức độ khai thác sử dụng trong giai đoạn hiện nay với bảo quản, tồn trữ, tái tạo cho các thế hệ tương lai; cân bằng giữa lợi ích của chủ sở hữu tài nguyên là toàn dân với quyền lợi của tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác trong khía cạnh công bằng tiếp cận nguồn của cải có hạn,… Hay như trong quá trình xem xét, thẩm tra ngân sách nhà nước, chuẩn bị ý kiến để báo cáo với Quốc hội, chuẩn bị cho Quốc hội thảo luận và quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, đảm bảo cân đối thu chi ngân sách Nhà nước, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương hàng năm, Ủy ban luôn chủ động cân nhắc và đưa ra thảo luận, tranh luận với cơ quan chuyên môn của Chính phủ các vấn đề liên quan đến ngân sách Nhà nước trên cơ sở ba trụ cột phát triển bền vững, trong mối tương quan cân bằng giữa các yêu cầu phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Trong lĩnh vực kinh tế, chi đầu tư phát triển ngân sách Trung ương, nguồn vốn ODA, trái phiếu Chính phủ… đã được Ủy ban kiến nghị tập trung cho các công trình, dự án lớn, quan trọng của quốc gia. Trong đó có kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông và thuỷ lợi, hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương để phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn miền núi khó khăn, phát triển kinh tế khu vực cửa khẩu, hạ tầng du lịch, hạ tầng làng nghề, hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản… Chúng tôi nhận thấy, sự chủ động phối hợp giữa Hội đồng dân tộc và các ủy ban chuyên môn của Quốc hội khi thẩm tra, giám sát để bảo đảm sự phát triển hài hòa của các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường là rất quan trọng. Các cơ quan chuyên môn của Quốc hội Việt Nam luôn phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình nghiên cứu, tham mưu cho Quốc hội quyết định các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như giúp Quốc hội giám sát việc thực hiện các Chiến lược và kế hoạch này. Ví dụ, Hội đồng Dân tộc là cơ quan hiểu rõ những vấn đề của đồng bào các dân tộc, từ đời sống kinh tế đến văn hóa, xã hội, do đó, Hội đồng Dân tộc và Ủy ban Tài chính - Ngân sách luôn phối hợp nghiên cứu, đề xuất phương án bố trí các nguồn lực tài chính quốc gia cho các Chương trình mục tiêu cho đồng bào miền núi... cũng như giám sát việc thực hiện nguồn lực này. Còn Ủy ban Về các vấn đề xã hội, với lĩnh vực hoạt động của mình sẽ thấy rõ những tiến bộ hay hạn chế trong việc sử dụng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ đầu tư cho y tế tuyến huyện, bệnh viện đa khoa liên huyện,  trạm y tế xã, bệnh viện chuyên khoa lao, tâm thần, ung bướu, nhi tuyến tỉnh... sẽ giúp cho Uỷ ban Tài chính - Ngân sách có thêm nhiều thông tin bổ ích trong quá trình thẩm tra việc phân bổ và giám sát việc sử dụng nguồn vốn này. Chính sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn của Quốc hội sẽ phát hiện ra quy luật, xu thế, diễn biến của sự phát triển các mặt tích cực hay tiêu cực trong 3 đỉnh của tam giác để có giải pháp tác động trở lại; đồng thời cũng mang lại cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về hiệu quả cũng như những hạn chế, bất cập trong việc sử dụng các nguồn lực tài chính, từ đó, kịp thời điều chỉnh hợp lý các nguồn lực tài chính quốc gia cho ba mục tiêu, ba trụ cột phát triển bền vững của đất nước. TS. Trần Văn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách
Luận văn liên quan