Lịch sử là lịch sử của quần chúng nhân dân nhưng vai trò của cá nhân cũng có một ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình của lịch sử. Vai trò của cá nhân đó thể hiện khác nhau trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, có thể ít hoặc nhiều, có thể có vai trò quyết định hay vai trò quan trọng, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp.nhưng dù thế nào ta cũng cần nhìn nhận một cách khách quan và đầy đủ nhất.
Hồ Chí Minh là một cá nhân kiệt xuất của Việt Nam cũng như của thế giới. Sự xuất hiện của Người là do yêu cầu của dân tộc trong cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do, là sản phẩm của lịch sử Việt Nam trong thời đại đế quốc chủ nghĩa đẩy mạnh xâm lược và tranh giành thuộc địa. Dân tộc và thời đại đã sản sinh ra Hồ Chí Minh và Người đã góp phần như thế nào với sự phát triển của lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới? Rõ ràng công lao của người không ai có thể phủ nhận bởi nó đã được thực tế chứng minh.
Song lịch sử là sự vận động không ngừng của thời gian và sự thay đổi liên tục của không gian (điều kiện hoàn cảnh). Vai trò lịch sử của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam trong mỗi chặng đường dân tộc là khác nhau về hình thức (trực tiếp hay gián tiếp) và mức độ (nhiều hay ít). Chúng ta không nên có thái độ phủ nhân sạch trơn hay đề cao quá mức mà cần đi từ thực tế lịch sử để nhìn nhận một cách khách quan và đưa ra nhận định, đánh giá đúng đắn.
Quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh từ năm 1911 đến lúc Người mất trải qua nhiều giai đoạn. Trong đó, có những giai đoạn mà Người trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, là linh hồn của cách mạng Việt Nam (rõ nhất là trong Hội nghị thành lập Đảng và trong cách mạng tháng Tám). Song cũng có giai đoạn mà do hoàn cảnh khách quan quy định như giai đoạn 1930-1939, Người không thể trực tiếp tham gia vào lãnh đạo cách mạng. Vì thế cho nên có những ý kiến cho rằng Nguyễn Ái Quốc không có đóng góp gì cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn đó.
Nhưng những sự kiện cụ thể trong lịch sử Việt Nam, trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh đã cho ta thấy sự thực lịch sử về vai trò của Người với cách mạng Việt Nam giai đoạn này.
19 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3690 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vai trò của Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam 1930-1939, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI ĐIỀU KIỆN
Chuyên đề: Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam
Đề bài: Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1930 – 1939
Lịch sử là lịch sử của quần chúng nhân dân nhưng vai trò của cá nhân cũng có một ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình của lịch sử. Vai trò của cá nhân đó thể hiện khác nhau trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, có thể ít hoặc nhiều, có thể có vai trò quyết định hay vai trò quan trọng, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp...nhưng dù thế nào ta cũng cần nhìn nhận một cách khách quan và đầy đủ nhất.
Hồ Chí Minh là một cá nhân kiệt xuất của Việt Nam cũng như của thế giới. Sự xuất hiện của Người là do yêu cầu của dân tộc trong cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do, là sản phẩm của lịch sử Việt Nam trong thời đại đế quốc chủ nghĩa đẩy mạnh xâm lược và tranh giành thuộc địa. Dân tộc và thời đại đã sản sinh ra Hồ Chí Minh và Người đã góp phần như thế nào với sự phát triển của lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới? Rõ ràng công lao của người không ai có thể phủ nhận bởi nó đã được thực tế chứng minh.
Song lịch sử là sự vận động không ngừng của thời gian và sự thay đổi liên tục của không gian (điều kiện hoàn cảnh). Vai trò lịch sử của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam trong mỗi chặng đường dân tộc là khác nhau về hình thức (trực tiếp hay gián tiếp) và mức độ (nhiều hay ít). Chúng ta không nên có thái độ phủ nhân sạch trơn hay đề cao quá mức mà cần đi từ thực tế lịch sử để nhìn nhận một cách khách quan và đưa ra nhận định, đánh giá đúng đắn.
Quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh từ năm 1911 đến lúc Người mất trải qua nhiều giai đoạn. Trong đó, có những giai đoạn mà Người trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, là linh hồn của cách mạng Việt Nam (rõ nhất là trong Hội nghị thành lập Đảng và trong cách mạng tháng Tám). Song cũng có giai đoạn mà do hoàn cảnh khách quan quy định như giai đoạn 1930-1939, Người không thể trực tiếp tham gia vào lãnh đạo cách mạng. Vì thế cho nên có những ý kiến cho rằng Nguyễn Ái Quốc không có đóng góp gì cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn đó.
Nhưng những sự kiện cụ thể trong lịch sử Việt Nam, trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh đã cho ta thấy sự thực lịch sử về vai trò của Người với cách mạng Việt Nam giai đoạn này.
I. Bối cảnh lịch sử
1. Tình hình thế giới
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 ở các nước tư bản đã nhanh chóng lan sang các xứ thuộc địa. Nhân dân các nơi này phải chịu gánh nặng khủng hoảng của “chính quốc”. Tình hình đó làm cho nền kinh tế thuộc địa vốn đã lạc hậu, phụ thuộc lại càng suy sụp tiêu điều hơn. Chính vì thế, những cuộc nổi dậy đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa đã liên tiếp nổ ra.
- Khủng hoảng thế giới 1929 – 1933 đã làm cho mâu thuẫn giữa các nước tư bản gay gắt. Trong khi một số nước như Anh, Pháp, Mỹ thực hiện một loạt các cải cách dân chủ để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, thì nhiều nước đã tìm lối thoát bằng cách thiết lập chế độ phát xít – chế độ độc tài nhất, tàn bạo nhất. Các nước phát xít đã thi hành các chính sách xóa bỏ các quyền tự do, dân chủ trong nước, ráo riết chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới, biến các nước này thành lò lửa chiến tranh. Chủ nghĩa phát xít ra đời trở thành mối đe dọa cho nền hòa bình, an ninh thế giới.
- Trước nguy cơ chiến tranh phát xít bủng nổ, tháng 7/1935, Đại hội lần thứ 7 Quốc tế cộng sản được triệu tập tại Matxcova. Trong đại hội này, Quốc tế cộng sản đã xác định: kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít. Đồng thời chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước nhằm đoàn kết tập hợp rộng rãi các lực lượng dân chủ, đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh do chúng gây ra nhằm bảo vệ nền hòa bình thế giới. Nghị quyết của Quốc tế cộng sản đã kịp thời giúp các Đảng cộng sản đề ra chủ trương đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh từng nước, đã thống nhất hành động cách mạng của giai cấp công nhân thế giới trong một mục tiêu chung.
- Tại Pháp, cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra muộn hơn so với các nước khác nhưng lại hết sức mạnh và sâu sắc. Cũng như các nước khác, Pháp đã tìm mọi cách trút bỏ gánh nặng chiến tranh xuống nhân dân thuộc địa trong đó có nhân dân Đông Dương. Năm 1936, Mặt trận nhân dân Pháp do Đảng cộng sản Pháp đã thắng cử vào Nghị viên và lên cầm quyền. Chính phủ mặt trận nhân dân Pháp đã ban hành nhiều chính sách tiến bộ áp dụng cho nhân dân và các nước thuộc địa như: thả tù chính trị, thành lập ủy ban điều tra tình hình thuộc địa, thi hành một số cải cách xã hội cho người lao động. Những chính sách này đã tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa Pháp nói chung, ở Việt Nam nói riêng.
Như vậy, bối cảnh quốc tế diễn biến phức tạp với nguy cơ chủ nghĩa phát xít đã ảnh hưởng không nhỏ đến cách mạng Việt Nam bởi lúc này cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Nhưng ai sẽ là người gắn kết cách mạng nước ta với cách mạng thế giới? Đó chính là chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Tình hình cách mạng Việt Nam
Giai đoạn 1930 – 1939 trong lịch sử Việt Nam là giai đoạn cách mạng Việt Nam bước những bước đi đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó là giai đoạn cách mạng nước ta không ngừng vận động, nhân dân ta nỗ lực chuẩn bị mọi điều kiện cho cuộc tổng khởi nghĩa giành thắng lợi ở giai đoạn 1939-1945. Vì vậy mà đây cũng là giai đoạn đầy khó khăn thứ thách đối với cách mạng Việt Nam.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 3/2/1930 đã nhanh chóng tập hợp và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đã tạo nên một phong trào cách mạng vô cùng to lớn, chưa từng có kể từ khi đế quốc Pháp xâm lược nước ta, đó là cao trào 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh, làm cho đế quốc Pháp và bọn phong kiến tay sai vô cùng run sợ. Trước cao trào cách mạng lên cao, thực dân Pháp đã thi hành chính sách khủng bố trắng, gây khó khăn cho phong trào cách mạng, làm cho cách mạng có thời gian bị tạm lắng.
- Đảng cộng sản Đông Dương sau một thời gian bị “khủng bố trắng” đã dần được phục hồi. Tháng 3/1935, Đại hội Đảng lần thứ nhất của Đảng cộng sản đã họp tại Ma Cao – Trung Quốc. Đây là một sự chuẩn bị cần thiết để bước vào cuộc đấu tranh mới.
Thực hiện chỉ thị của Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, một cuộc vận động dân chủ đã diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ ở nước ta trong những năm 1936 -1939. Cao trào cách mạng này đã lôi kéo được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Đây được coi là cuộc tập dượt thứ hai của Đảng và nhân dân ta để tiến tới cách mạng tháng Tám đánh đuổi bọn đế quốc, phong kiến giành độc lập cho dân tộc.
3. Khái quát hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh giai đoạn 1930-1931
- Sau khi triệu tập hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, tháng 3/1930, Hồ Chí Minh đến Xiêm, cuối tháng 4/1930 đến Mã Lai để làm nhiệm vụ quốc tế. Ngày 1/5/1930, Người qua Singapo rồi trở lại Hồng Công để theo dõi việc thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam
- Tháng 6/1931, hoảng sợ trước cao trào cách mạng ở Việt Nam và ảnh hưởng hoạt động của Hồ Chí Minh, đế quốc Anh đã bắt giam Hồ Chí Minh (lúc ấy lấy tên là Tống Văn Sơ) tại Hồng Công. Trước sự giúp đỡ nhiệt tình của Liên đoàn chống chủ nghĩa đế quốc, ủng hộ nền độc lập dân tộc, đặc biệt là luật sư Lodơbai, mùa xuân 1933 Hồ Chí Minh được ra khỏi nhà lao.
- Khi ra tù Hồ Chí Minh đến Thượng Hải. Sau một thời gian hoạt động, khi bắt được liên lạc với Quốc tế cộng sản, vào mùa xuân 1934, đồng chí lên tàu sang Liên Xô, đến Matxcova.
- Ngày 1/10/1934, theo sự giới thiệu của ban chấp hành Quốc tế cộng sản lấy tên là Linop, đồng chí vào học trường Đại học Lênin, trường chuyên đào tạo cán bộ lãnh đạo của Đảng cộng sản. Sau khi học hết chương trình của trường này, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh vào học nghiên cứu sinh ban Sử của Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Quốc tế cộng sản.
- Tại Đại hội lần thứ 7 (1935) của Quốc tế cộng sản, Hồ Chí Minh tham dự với tư cách là đại biểu Ban phương Đông, tham gia thảo luận các chuyên đề ở các tiểu ban, đóng góp nhiều ý kiến cho đại hội. Đồng thời còn hết mình giúp đỡ đoàn đại biểu của Đảng ta hoàn thành tốt nhiệm vụ tại Đại hội.
- Sau đại hội, Hồ Chí Minh ở lại Liên Xô tiếp tục học thêm và chăm chú theo dõi tình hình cách mạng Việt Nam. Khoảng cuối năm 1938, Hồ Chí Minh đến Trung Quốc để tìm đường về hoạt động cách mạng trong nước.
Dường như giai đoạn 1930-1939 là giai đoạn bôn ba nước ngoài thứ hai trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Lần này Người ra đi không phải là để tìm đường cứu nước mà tìm những nhân tố thúc đẩy cách mạng giải phóng dân tộc đi lên. Và vì thế công lao của Người với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1939 là không thể phủ nhận. Đây là giai đoạn từ nước ngoài, chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo cách mạng trong nước.
II. Vai trò của Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1939
Giai đoạn 1930-1939 là giai đoạn mà Đảng ta mới ra đời, còn rất non trẻ nhưng đã có một vai trò lớn trong cách mạng Việt Nam. Sự ra đời của Đảng đã thổi một luồng sinh khí mới mẻ cho cách mạng, vì vậy mà liên tục các cao trào cách mạng diễn ra sôi nổi trong nước như cao trào 1930-1931 và 1936-1939. Đối với cả Đảng và cao trào cách mạng do Đảng lãnh đạo, Hồ Chí Minh đều có những đóng góp tích cực trong hoàn cảnh và điều kiện cho phép.
1. Vai trò đối với Đảng
Đảng cộng sản Việt Nam khi mới ra đời còn rất non yếu và chưa có một sự liên lạc nào với Quốc tế. Nhưng nhờ hoạt động của Nguyễn Ái Quốc mà Đảng ta đã ngày càng lớn mạnh và được sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế.
+ Người gửi thư cho Quốc tế cộng sản và các nước trên thế giới giúp đỡ cho Đảng Cộng sản Việt Nam
Sau ngày thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục thực hịên nhiệm vụ Quốc tế Cộng sản giao phó. Với cương vị uỷ viên ban phương Đông, phụ trách cục phương Nam, người truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào châu Á, nhất là cách mạng Đông Dương.
Ngày 18/2/1930, Nguyễn Ái Quốc viết báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản, nói rõ Đông Dương Cộng sản và An Nam Cộng sản đảng đã thống nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập với “Cương lĩnh sách lược theo đường lối của quốc tế cộng sản”.
Sau khi gửi báo cáo cho Quốc tế Cộng sản, bằng thư từ, người liên hệ với lãnh đạo Liên xô, Đảng cộng sản Anh, Liên đoàn chống đế quốc Beclin, thông báo Đảng Cộng sản Việt Nam đã thành lập và yêu cầu gửi tài liệu để người dịch ra tiếng việt, đăng báo và viết sách tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản Liên xô cho người Việt Nam.
Đầu tháng 3/1930, khi cách mạng Việt Nam còn chưa phát triển thành phong trào rộng lớn, viết báo cáo về phong trào cách mạng ở An Nam, Nguyễn Ái Quốc trình bày những phong trào dân tộc từ khi việt Nam bị chủ nghĩa đế quốc Pháp xâm lược đến khi Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập, tố cáo sự đàn áp dã man của bọn ngoại xâm, ca ngợi tinh thần đấu tranh giành độc lập dân tộc và chỉ ra những thiêú sót của các tổ chức yêu nước.
Từ 20/9/1930 đến 23/4/1931, Nguyễn Ái Quốc nhiều lần viết báo cáo, viết thư, viết bài gửi Quốc tế cộng sản, Quốc tế Nông dân, Ban Phương Đông, trình bày về phong trào cách mạng ở Đông Dương (thực tế là ở Việt Nam) từ ngày 1/5/1930) tố cáo sự đan ấp dã man của chủ nghĩa đế quốc Pháp trong các cuộc biểu tình của công nhân nông dân và sự khủng bố trắng của chúng đối với các địa phương có phong trào cách mạng, ca ngợi tinh thần đấu tranh bất khuất…Người khẩn thiết yêu cầu Quốc tế cộng sản, Quốc tế nông dân giai cấp vô sản và nhân dân trên toàn thế giới, đặc biệt là giai cấp vô sản Pháp “tăng cường hơn nữa việc bảo vệ phong trào cách mạng Đông Dương”, nhất là Nghệ Tĩnh đỏ, giúp đỡ những người đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc Pháp…
Người đã liên hệ với Đảng cộng sản Trung quốc, nhờ đảng bạn giúp đỡ những người yêu nước Viêt Nam. Hoạt động và tổ chức đưa họ sang Liên Xô đào tạo để trở về nước phục vụ cách mạng.
+ Luôn theo dõi và đưa ra các ý kiến kịp thời xây dựng Đảng
Khoảng tháng tư năm 1930, tại Hồng Công, Nguyễn Ái Quốc gặp Trần Phú từ Liên Xô trở lại Trung Quốc, bàn bạc công việc của Đảng trước khi Trần Phú về nước.
Ngày 1/5/1930, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Singapo. Cuối tháng đó khi cách mạng Việt Nam đã phát triển thành một phong trào rộng lớn, Người trở lại Trung Quốc chỉ đạo phong trào trong nước.
Tại Thượng Hải viết thư hẹn gặp Nguyễn Lương Bằng. Người dặn: “Phong trào bây giờ lên khá cao, công việc của đồng chí thì nhiều, một mình làm không xuể, phương tiện cũng …chịu sự lãnh đạo của Đảng ở đấy”.
Người giới thiệu Nguyễn Lương Bằng tới gặp một cán bộ của Đảng cộng sản Trung Quốc để đặt liên hệ với một đông chí Uỷ viên Trung ương Đảng bạn. Sau cuộc gặp gỡ này, các đồng chí Trung Quốc đã giúp Nguyễn Lương Bằng các phương tiện, vật liệu làm báo và đảm nhiệm việc ấn loát, phát hành báo vào các trại lính Việt Nam
- Chỉ đạo cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc còn nhiều lần viết thư gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương. Trong thư ngay 20/4/1931, người phê bình hội nghị xứ uỷ Bắc Kì và Trung Kì (Hội nghị trung ương lần thứ nhất 10/1930 và Hội nghị Trung ương lần thứ hai 3/1931 về cách khai hội, về cách thảo luận, về vấn đề công tác, về vấn đề tên đảng, về lực lượng của Đảng, người đề nghi phải sửa chữa những sai lầm…
- Để tăng cường lãnh đạo cho cao trào cách mạng đang bùng nổ mạnh mẽ trong cả nước, tháng 10/1930, tại Hồng Công, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Quốc tế cộng sản chủ trì Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành trung ương Đảng. Hội nghị đã thảo luận và thông qua luận cương cách mạng tư sản dân quyền (nay là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân) do đồng chí Trần Phú, một trong những người học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo.
Trong hội nghị đã quyết đinh những vấn đề quan trọng với cách mạng nước ta như đổi tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua nghị quyết về tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, bầu Ban Chấp hành trung ương chính thức và cử đồng chí Trần Phú làm Tổng bí thư của Đảng. Kết thúc hội nghị, Người còn viết thư thông báo tình hình với Quốc tế cộng sản về những nghị quyết của Hội nghị.
+ Giúp đỡ các đoàn đại biểu của Đảng cộng sản sang công tác ở Liên Xô, đi sâu đi sát giúp đỡ Đảng Cộng sản Đông Dương
- Ngày 5/4/1930, Nguyễn Ái Quốc viết thư gửi đồng chí Zao (tức Bùi Công Trừng) và các học sinh Việt Nam đang học ở Liên xô, chỉ đạo việc đón tiếp và giúp đỡ các đại biểu công nhân Việt Nam sẽ sang Liên Xô dự Đại hội Quốc tế Lao động. Người còn căn dặn sau đại hội phải viết thư báo cáo cho Người qua Đông phương bộ Thượng Hải.
- Ngày 5/11/1930, Nguyễn Ái Quốc viết thư gửi Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân báo cáo về phong trào đấu tranh của nông dân Việt Nam ở 7 tỉnh thuộc Nam Kì, sau đó phong trào lan rộng ra cả 3 tỉnh ở Bắc Kì, Nguyễn Ái Quốc thông báo những người cộng sản Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội Nông dân lần thứ nhất, yêu cầu quốc tế nông dân cho ý kiến và giúp đỡ những nạn nhân bị khủng bố ở Việt Nam.
- Hồ Chí Minh thường xuyên giáo dục tinh thần quốc tế vô sản và nguyên tắc hoạt động cách mạng cho cán bộ của Đảng ta lúc ấy đang công tác ở Trung Quốc. Nguyễn Ái Quốc căn dặn cán bộ ta có trách nhiệm vận động binh lính người Việt và người Pháp ở Thượng Hải, đối với binh lính nên khêu gợi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương rồi chuyển sang khêu gợi lòng yêu nước thương nòi.
- Trong thời gian học tập ở Liên Xô, Hồ Chí Minh đã gặp gỡ thân mật và chăm sóc ân cần nhóm học sinh Việt Nam đang học tại Liên Xô. Người dạy môn lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô và vấn đề tổ chức Đảng cho học sinh Việt Nam. Trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc đã gặp gỡ thân mật và chăm sóc ân cần nhóm học sinh Việt Nam đang học tại Trường đại học phương Đông. Đồng chí còn chân tình khuyên bảo an hem đoàn kết thương yêu nhau như an hem ruột, đoàn kết nội bộ cũng như đoàn kết với các đồng chí của các đảng an hem. Trong cuộc sống hàng ngày, Nguyễn Ái Quốc chú ý rèn luyện cho anh em nếp sống giản dị, tinh thần lạc quan cách mạng, động viên mọi người gắng sức học tập để sau này phục vụ cách mạng được tốt hơn.
- Đồng thời, Hồ Chí Minh còn rất quan tâm đến việc bồi dưỡng lý luận cho cán bộ Đảng viên. Người đã đề nghị với Ban phương Đông cho xuất bản những cuốn sách nhỏ viết về lý luận Mac – Lenin, về những nguyên lý và kinh nghiệm xây dựng Đảng, về công tác vận động quần chúng. Những sách ấy cần viết ngắn gọn, giản dị để cho người đọc dễ hiểu. “Vì vậy, tôi thấy tuyệt đối cần thiết là chúng ta phải giúp đỡ các đồng chí của chúng ta khắc phục những khó khăn ấy bằng cách tạo điều kiện cho các đồng chí tiếp thụ được những kiến thức sơ đẳng nhất mà mỗi chiến sĩ cần phải có. Và biện pháp duy nhất có hiệu quả để giúp các đồng chí theo phương hướng đó là cho xuất bản những quyển sách nhỏ viết về các vấn đề sau đây: Tuyên ngôn cộng sản, Đảng cộng sản và tổ chức của Đảng, Thanh niên cộng sản và tổ chức thanh niên, Công Hội, Nông hội, Vấn đề dân tộc…… Các tập sách nhỏ ấy phải ngắn, từ ngữ phải rất đơn giản, rất rõ ràng và dễ hiểu đối với quần chúng. Nếu có thể được nội dung nên trình bày dưới dạng câu hỏi và trả lời” [1, 86]. - Tham dự Đại hội lần thứ bảy của Quốc tế cộng sản tại Matxcova với tư cách là đại biểu Ban phương Đông. Người tham gia thảo luận các chuyên đề ở các tiểu bang, đóng góp nhiều ý kiến cho đại hội. Đồng thời người cũng đem hết tinh thần trách nhiệm và khả năng của mình giúp đỡ Đoàn đại biểu của Đảng ta hoàn thành tốt nhiệm vụ tại Đại hội.
2. Đối với phong trào cách mạng 1930-1931
Sau khi tổ chức thành công Hội nghị lần thứ nhất của Đảng, Người ở lại Hồng Công. Tuy nhiên người vẫn theo dõi sát và kịp thời động viên cao trào cách mạng, cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh đang diễn ra ở Việt Nam.
+ Người theo dõi sát sao và nắm chắc tình hình cách mạng trong nước
Ngày 19/2/1931,với bí danh Victor, người gửi đến Ban chấp hành Quốc tế cộng sản bản báo cáo nhan đề Nghệ Tĩnh đỏ. Sau khi phân tích về địa lí, kinh tế, chính trị và xã hội của tỉnh Nghệ Tĩnh, Người nhận định: “Nhân dân đói khát và nơi ăn chốn ở rất khổ sở, sưu thuế nặng nề và nạn áp bức chính trị làm cho cảnh ngộ của họ càng cùng cực hơn”. Người còn nêu lên truyền thống đấu tranh cách mạng của hai tỉnh đó: “Nhân dân Nghệ Tĩnh có tiếng cứng đầu. Trong thời kì chinh phục của Pháp và trong phong trào cách mạng quốc gia (1905-1925), Nghệ Tĩnh đã nổi tiếng. Trong cuộc đấu tranh hiện nay công nhân và nông dân Nghệ Tĩnh vẫn giữ truyền thống cách mạng của mình…Nghệ Tĩnh thật xứng đáng với danh hiệu đó.”
Sự phân tích một cách thấu đáo đó của Người đã chứng tỏ sự quan tâm đối với cao trào cách mạng trong nước. Chỉ có sự quan tâm, theo sát mới giúp Người có những nhận định sáng suốt như thế.
Sau này khi đánh giá ý nghĩa của cao trào Xô viết, Nghệ Tĩnh, Người viết: “Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt phong trào đó trong một biển máu, nhưng Xô viết Nghệ Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và tinh thần cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại nhưng nó rèn luyện lực lượng cho cách mạng tháng Tám sau này”.
Bên cạnh đó, người không tán thành chủ chương bạo động, người chỉ rõ đường lối chung của cách mạng Việt Nam trong những năm 1930 -1931 là: “Tập hợp tổ chức lực lượng và nhân dân đấu tranh, giành những quyền lợi hàng ngày chứ không phải để tiến hành cuộc khởi nghĩa địa phương (khởi nghĩa có nghĩa là nổi dậy giành chính quyền.
Tuy vậy người hoan nghênh chính quyền Xô viết và cho đó là một sang kiên vĩ đại của quần chúng ở Nghệ Tĩnh. “Bom đạn, sung máy, đốt nhà…dồn binh đều bất lực, không dập tắt nổi phong trào cách mạng của Nghệ Tĩnh.
Như thế có thể thấy, trong mỗi bước đi của cao trào 30-31, không lúc nào, không khi nào lại thiếu vắng những lời động viên, thiếu vắng ánh mắt chăm chú dõi theo của Người. Dù không trực tiếp tham gia cao trào nhưng những gì mà Hồ Chí Minh đóng góp có ý nghĩa lớn lao đối với cách mạng Việt Nam. Trước cao trào thì Người phân tích tình hình, trong cao trào thì Người động viên, khích lệ, sau cao trào thì Người rút kinh nghiệm. Cái tốt thì Người khen ngợi, cái hạn chế thì Người thẳng thắn góp ý. Cách mạng Việt Nam đang dò dẫm những bước đi đấu tiên, còn hạn chế là không tránh khỏi nhưng biết hạn chế mà sửa, đó mới là cái mà cách mạng Việt Nam đang cần. Chính Hồ Chí Minh đã mang cái cần thiết đó cho cách mạng Việt Nam.
+ Liên tục viết báo cáo cho Quốc tế C