Đề tài Vai trò của liên hiệp quốc trong quan hệ quốc tế hiện đại

Cách đây 65 năm, đông đảo đại diện đến từ 50 quốc gia đã nhóm họp tại San Francisco để đề xuất thành lập một tổ chức quốc tế thay thế cho Hội quốc liên trước đó hoạt động không hiệu quả nhằm dự phòng các cuộc xung đột vũ trang cũng như nhằm ngăn chặn các cuộc chiến như Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai không bao giờ xảy ra nữa. Chỉ vài tháng sau đó, Hiến chương của Liên hợp quốc đã được ký, ra đời Tổ chức đa phương này, "một tổ chức được hình thành với hy vọng chấm dứt tai họa chiến tranh cho nhân loại" So với Hội quốc liên, Liên hợp quốc chứng tỏ đầy đủ hơn tính chất toàn cầu (thành phần gồm hầu hết các quốc gia độc lập trên mọi châu lục) và đặc biệt là tính toàn diện của nó: chương trình nghị sự không bó hẹp vào vấn đề duy trì hoà bình, an ninh, mà bao gồm cả việc thúc đẩy hợp tác vì phát triển kinh tế – xã hội của cộng đồng các dân tộc; bản thân hệ thống Liên hợp quốc bao gồm hàng loạt cơ quan, chương trình, quỹ, tổ chức chuyên môn tập trung vào mọi lĩnh vực của đời sống các quốc gia và quan hệ quốc tế ngoài lĩnh vực chính trị - quốc phòng, từ tiền tệ đến nông nghiệp, văn hoá, khoa học – kỹ thuật. Liên hợp quốc đã đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu truyền thống như cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện, giải trừ vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường, gìn giữ hòa bình và giải quyết xung đột, hòa bình Trung Đông, thương mại quốc tế, chống đói nghèo, và phi truyền thống như khủng bố, biến đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu và dịch bệnh HIV/AIDS và nhiều loại bệnh lây nhiễm khác. Tổ chức Liên hợp quốc ra đời thực sự có ý nghĩa to lớn trong đời sống chính trị quốc tế trong gần 60 năm qua. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự xuất hiện của các hoạt động ngoại giao đa phương hiện đại, một bước ngoặt quyết định trong lịch sử phát triển của nền ngoại giao đa phương nói chung. Sự đóng góp của Liên hợp quốc đối với hoà bình an ninh quốc tế, sự phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng các dân tộc trong 65 năm qua là rất đáng kể.

doc17 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 10093 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vai trò của liên hiệp quốc trong quan hệ quốc tế hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Cách đây 65 năm, đông đảo đại diện đến từ 50 quốc gia đã nhóm họp tại San Francisco để đề xuất thành lập một tổ chức quốc tế thay thế cho Hội quốc liên trước đó hoạt động không hiệu quả nhằm dự phòng các cuộc xung đột vũ trang cũng như nhằm ngăn chặn các cuộc chiến như Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai không bao giờ xảy ra nữa. Chỉ vài tháng sau đó, Hiến chương của Liên hợp quốc đã được ký, ra đời Tổ chức đa phương này, "một tổ chức được hình thành với hy vọng chấm dứt tai họa chiến tranh cho nhân loại" So với Hội quốc liên, Liên hợp quốc chứng tỏ đầy đủ hơn tính chất toàn cầu (thành phần gồm hầu hết các quốc gia độc lập trên mọi châu lục) và đặc biệt là tính toàn diện của nó: chương trình nghị sự không bó hẹp vào vấn đề duy trì hoà bình, an ninh, mà bao gồm cả việc thúc đẩy hợp tác vì phát triển kinh tế – xã hội của cộng đồng các dân tộc; bản thân hệ thống Liên hợp quốc bao gồm hàng loạt cơ quan, chương trình, quỹ, tổ chức chuyên môn tập trung vào mọi lĩnh vực của đời sống các quốc gia và quan hệ quốc tế ngoài lĩnh vực chính trị - quốc phòng, từ tiền tệ đến nông nghiệp, văn hoá, khoa học – kỹ thuật... Liên hợp quốc đã đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu truyền thống như cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện, giải trừ vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường, gìn giữ hòa bình và giải quyết xung đột, hòa bình Trung Đông, thương mại quốc tế, chống đói nghèo,… và phi truyền thống như khủng bố, biến đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu và dịch bệnh HIV/AIDS và nhiều loại bệnh lây nhiễm khác. Tổ chức Liên hợp quốc ra đời thực sự có ý nghĩa to lớn trong đời sống chính trị quốc tế trong gần 60 năm qua. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự xuất hiện của các hoạt động ngoại giao đa phương hiện đại, một bước ngoặt quyết định trong lịch sử phát triển của nền ngoại giao đa phương nói chung. Sự đóng góp của Liên hợp quốc đối với hoà bình an ninh quốc tế, sự phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng các dân tộc trong 65 năm qua là rất đáng kể. Đặc biệt trong kỷ nguyên văn mình và toàn cầu hóa hiện nay, Liên hợp quốc càng khảng định vai trò to lớn trong quan hệ quốc tế hiện đại, khả năng hướng tới một tổ chức siêu quyền lực trên thế giới. Chương I. Một số thông tin cơ bản về Liên hợp quốc 1. 1. Sự hình thành của Liên hợp quốc Tổ chức Liên hợp quốc được chính thức thành lập ngày 24/10/1945 với sự tham gia của 51 quốc gia sáng lập. Tên "Liên hợp quốc" do Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt sử dụng trong Tuyên ngôn của Liên hợp quốc (01/01/1942). Trước năm 1945, trước sự yếu kém của Hội Quốc Liên và nguy cơ xảy ra chiến tranh thế giới thứ ba, và bảo đảm một thế cân bằng mới trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh, ba cường quốc chính của phe Đồng minh là Anh, Mỹ và Liên Xô đã tiến hành hai hội nghị Thượng đỉnh quan trọng (Tê-hê-ran 11/1943 và I-an-ta 02/1945). Nội dung trao đổi chính giữa Trớc-trin, Xta-lin và Ru-dơ-ven bao gồm số phận châu Âu và tương lai của Liên hợp quốc. Việc Liên Xô tán thành thiết lập Tổ chức Liên hợp quốc tại Hội nghị I-an-ta mở ra khả năng hợp tác giữa các nước đồng minh trong việc xây dựng một trật tự thế giới mới sau chiến tranh. Tại I-an-ta, ba cường quốc trên đã thống nhất với nhau về một số điểm then chốt trong việc thiết lập tổ chức Liên hợp quốc: chấp nhận ghế thành viên riêng rẽ của U-cờ-rai-na và Bạch Nga (nay là Bê-la-rút), dành quyền phủ quyết cho các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, Liên hợp quốc có quyền giám sát việc tạo dựng trật tự châu Âu. Đến Hội nghị Pốt-xđam từ 17/7 đến 2/8/1945, ba cường quốc nhất trí thoả thuận thành lập cơ chế để giải quyết các vấn đề sau chiến tranh (bồi thường chiến tranh của Đức; xác định lại biên giới các quốc gia vv..). Hội đồng Ngoại trưởng 5 nước gồm Nga, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc được thành lập và trên cơ sở thoả thuận tại Hội nghị I-an-ta, đại biểu của 50 quốc gia đã tham dự Hội nghị Xan Phran-xít-xcô (Mỹ) tháng 4/1945 và dự thảo Hiến chương của Liên hợp quốc. Sự ra đời của Liên hợp quốc là một sự kiện quan trọng: Liên hợp quốc đã thay thế Hội Quốc Liên (hoạt động kém hiệu quả), trở thành một tổ chức quốc tế toàn cầu với mục tiêu hàng đầu là bảo đảm một nền hoà bình và trật tự thế giới bền vững. 1. 2. Tôn chỉ và mục đích: Liên hợp quốc hoạt động theo các mục tiêu và nguyên tắc qui định trong Hiến chương Liên hợp quốc. Điều 1 của Hiến chương nêu rõ bốn (04) mục tiêu cơ bản của Liên hợp quốc là: (1) Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế; (2) Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết; (3) Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo; (4) Xây dựng Liên hợp quốc làm trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung. Và 6 nguyên tắc hoạt động chủ yếu của Liên hợp quốc là: (1) Bình đẳng về chủ quyền quốc gia; (2) Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia; (3) Cấm đe doạ sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; (4) Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước; (5) Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế; và (6) Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình. Các mục tiêu và nguyên tắc hoạt động trên của Liên hợp quốc mang tính bao quát, phản ánh mối quan tâm toàn diện của các quốc gia. Các quan tâm ưu tiên này thay đổi tuỳ theo sự chuyển biến cán cân lực lượng chính trị bên trong tổ chức này. Thời gian đầu khi mới ra đời, cùng với sự tăng vọt về số lượng thành viên, Liên hợp quốc tập trung vào các vấn đề phi thực dân hoá, quyền tự quyết dân tộc và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apácthai. Trong thời kỳ gần đây Liên hợp quốc ngày càng quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề kinh tế và phát triển. Hoạt động của Liên hợp quốc trong 65 năm qua cho thấy trọng tâm chính của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình an ninh quốc tế và giúp đỡ sự nghiệp phát triển của các quốc gia thành viên. Chương II. Vai trò của Liên hiệp quốc trong quan hệ quốc tế hiện đại 2. 1. Hai đặc điểm cơ bản của tổ chức Liên hợp quốc Đặc điểm bao trùm của Liên hợp quốc là tổ chức này không phải là một nhà nước siêu quốc gia. Liên hợp quốc là tổ chức đa phương toàn cầu đầu tiên có những hoạt động thực chất và đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp và điều tiết các mối quan hệ giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền bình đẳng của các quốc gia. Theo Điều 2 mục 7 của Hiến Chương, Liên hợp quốc không được can thiệp vào các vấn đề thuộc quyền tài phán nội bộ của các nước. Tất cả các quốc gia tham gia Liên hợp quốc theo nguyên tắc bình đẳng chủ quyền. Nguyên tắc này được phản ánh triệt để nhất trong cơ chế tham gia bỏ phiếu các quyết định và nghị quyết tại Đại Hội Đồng Liên hợp quốc (các quốc gia lớn nhỏ đều có một phiếu). Một đặc điểm nổi bật khác của Liên hợp quốc là tổ chức này phản ánh sự dàn xếp và cân bằng quyền lực giữa các cường quốc thắng trận. Thực tế này được thể hiện trong cơ chế hoạt động của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - cơ quan chấp hành có thực quyền nhất của Liên hợp quốc và đảm nhiệm trách nhiệm hàng đầu của Liên hợp quốc là duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Chỉ các quyết định của Hội đồng Bảo an mới có tính cưỡng chế thực hiện. Các nghị quyết tại các cơ quan chính khác của Liên hợp quốc như Đại hội đồng, Hội đồng Kinh tế–Xã hội, Hội đồng Quản thác, và cả Toà án Quốc tế chỉ có tính khuyến nghị, đạo lý và tạo sức ép dư luận. Để bảo đảm lợi ích và thu hút sự tham gia của cho các cường quốc, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là cơ quan duy nhất dành cho 5 cường quốc quyền phủ quyết (veto) khi thông qua các nghị quyết, quyết định của Hội đồng. Quyền hạn của Hội đồng Bảo an tập trung vào hai lĩnh vực hoạt động chính là giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế và tiến hành các biện pháp cưỡng chế. So với Hội Quốc Liên, Liên hợp quốc chứng tỏ đầy đủ hơn tính chất toàn cầu (thành phần gồm hầu hết các quốc gia độc lập trên mọi châu lục) và đặc biệt là tính toàn diện của nó: chương trình nghị sự không bó hẹp vào vấn đề duy trì hoà bình, an ninh, mà bao gồm cả việc thúc đẩy hợp tác vì phát triển kinh tế–xã hội của cộng đồng các dân tộc; bản thân hệ thống Liên hợp quốc bao gồm hàng loạt cơ quan, chương trình, quỹ, tổ chức chuyên môn tập trung vào mọi lĩnh vực của đời sống các quốc gia và quan hệ quốc tế ngoài lĩnh vực chính trị - quốc phòng, từ tiền tệ đến nông nghiệp, văn hoá, khoa học–kỹ thuật... 2.2. Vai trò của liên hợp quốc trong quan hệ quốc tế hiện đại – Khả năng tiến tới một siêu quyền lực 2.2.1. Vai trò của liên hợp quốc trong quan hệ quốc tế hiện đại Trước hết, sứ mệnh cao cả của LHQ được ghi rõ trong những dòng đầu tiên của Hiến chương LHQ là sự phản ánh nguyện vọng cháy bỏng của các dân tộc mới trải qua những mất mát chưa từng có trong chiến tranh thế giới thứ hai - đó là ngăn ngừa một cuộc chiến tranh thế giới mới. Nhận thức sâu sắc về sự cần thiết của một cơ sở toàn diện cho hòa bình, các quốc gia thành viên đề ra mục đích hàng đầu của LHQ là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, đồng thời xác định những mục đích quan trọng khác cho các hoạt động của LHQ là tăng cường quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, thúc đẩy hợp tác để giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo và bảo đảm quyền con người. Các quốc gia cũng trao cho LHQ vai trò là trung tâm điều hòa các hành động của các dân tộc hướng theo những mục đích đó. Để tạo điều kiện về tổ chức, thể chế cho LHQ đảm nhiệm được vai trò của mình, các quốc gia đã quy định trong Hiến chương những nguyên tắc cho quan hệ giữa các quốc gia và hoạt động của LHQ mà sau này trở thành những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Cùng với đó là bộ máy gồm sáu cơ quan chính chịu trách nhiệm về các lĩnh vực hoạt động khác nhau là Đại hội đồng (ĐHĐ), Hội đồng Bảo an (HĐBA), Hội đồng Kinh tế và Xã hội (ECOSOC), Hội đồng Quản thác (chính thức chấm dứt hoạt động theo quyết định của Hội nghị thượng đỉnh năm 2005), Tòa án quốc tế và Ban Thư ký. Trong số đó, Hội đồng Bảo an được trao trách nhiệm hàng đầu trong việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế và được các quốc gia ủy quyền đưa ra các biện pháp, kể cả các biện pháp cưỡng chế nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp, chống lại các đe dọa xâm lược, phá hoại hòa bình. Vai trò quan trọng của LHQ cũng thể hiện qua thực tiễn hoạt động trong 65 năm qua, tác động tích cực, to lớn đến mọi mặt của đời sống quốc tế và từng dân tộc tuy rằng tổ chức này đã phải trải qua nhiều khó khăn và chịu một số hạn chế. Từ con số 51 quốc gia thành viên vào năm 1951, LHQ hiện có tới 192 quốc gia thành viên và trở thành một hệ thống toàn diện gồm các cơ quan chính nêu trên, nhiều cơ quan phụ trợ, 20 tổ chức chuyên môn và 5 Ủy ban kinh tế - xã hội đặt ở các khu vực. Nói đến số lượng thành viên đông đảo như hiện nay của LHQ, chúng ta có thể kể đến thành công của LHQ trong việc thúc đẩy quá trình phi thực dân hóa, góp phần đưa các vùng lãnh thổ không tự quản gồm tới 750 triệu người trở thành 80 quốc gia độc lập. 2.2.1. 1. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế Đóng góp lớn nhất của LHQ là đã góp phần ngăn ngừa không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới trong 62 năm qua. Một số cuộc khủng hoảng quốc tế đã được giải quyết với sự trung gian hòa giải của LHQ. Theo thống kê của LHQ, tổ chức này đã hỗ trợ các cuộc thương lượng đưa đến giải pháp hòa bình cho hơn 170 cuộc xung đột ở các khu vực. Theo yêu cầu của các bên trong xung đột, LHQ đã triển khai 60 hoạt động gìn giữ hòa bình (HĐGGHB LHQ) nhằm góp phần tạo môi trường thuận lợi cho các bên đi đến các thỏa thuận chấm dứt xung đột và thực hiện các thỏa thuận đó. LHQ đã soạn thảo và xây dựng được 15 công ước quốc tế về giải trừ quân bị, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình và ổn định thế giới. Vì những hoạt động kể trên, lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ đã được trao tặng Giải thưởng Hòa bình Nobel vào năm 1988, sau đó Tổ chức LHQ và ông Tổng Thư ký Kofi Annan được tặng Giải thưởng này vào năm 2001. 2.2.1.2. Phát triển Kinh tế - văn hóa – xã hội Trong lĩnh vực phát triển, việc tạo môi trường kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế bình đẳng và quan tâm thích đáng đến lợi ích của các nước đang phát triển là ưu tiên trong hoạt động của LHQ, trong đó có việc nhằm thúc đẩy Vòng đàm phán Doha hiện nay về thương mại vì phát triển. Từ năm 1960, ĐHĐ LHQ đề ra các chiến lược phát triển cho từng thập kỷ nhằm huy động hợp tác quốc tế cho các mục tiêu phát triển chung, nhất là ở các nước đang phát triển; bên cạnh đó, các tổ chức LHQ đã có sự hỗ trợ trực tiếp về vốn, tri thức cho các nỗ lực phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và y tế của các nước này. Tại diễn đàn này, các quốc gia đã ký kết hơn 500 điều ước quốc tế đa phương quan trọng trong nhiều lĩnh vực của giao lưu quốc tế, trong đó có Công ước về Luật biển (năm 1982), đưa ra khuyến nghị định hướng cho các chủ đề của luật pháp quốc tế và xây dựng chuẩn mực cho các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. 2.2.1.3. Bảo đảm, thúc đẩy quyền con người Trong lĩnh vực bảo đảm, thúc đẩy quyền con người, các quốc gia thành viên đã xây dựng các văn kiện cơ bản nhất trong lĩnh vực nhân quyền là Tuyên ngôn Nhân quyền, Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và Công ước về quyền dân sự và chính trị làm cơ sở cho hơn 80 công ước, tuyên bố được thông qua sau này về các vấn đề khác nhau về quyền con người. 2.2.2. Khả năng tiến tới một siêu quyền lực Hiện nay, thế giới đã bước sang kỷ nguyên văn minh, mọi quan hệ quốc tế đều được thiết lập, giải quyết theo cách thức hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển. Do đó, với vai trò là ngôi nhà chung của gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, Liên hiệp quốc đang có một vai trò rất to lớn, được đánh giá là có khả năng tiến tới một siêu quyền lực Tại Hội nghị cấp cao thế giới năm 2005, các nhà lãnh đạo các quốc gia đã nhất trí về ý nghĩa sống còn của việc xây dựng một hệ thống đa phương hữu hiệu, lấy LHQ làm trung tâm nhằm đối phó với những thách thức đa dạng, toàn cầu như hiện nay. Trước hết siêu quyền lực của Liên hợp quốc được thể hiện ở việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Hiện nay, trong quan hệ quốc tế, không còn thời mà nước lớn có thể dùng vũ lực để đánh nước nhỏ bất cứ khi nào họ muốn. Luật quốc tế hiện nay đã có nhiều văn bản quy định về việc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực. Khi có các mối đe doạ, phá hoại hoà bình, hoặc các hành động xâm lược, thì Liên hiệp quốc có quyền can tiệp để loại bỏ mối đe dọa này. Theo Điều 24 của Hiến chương Liên hợp quốc, các nước thành viên Liên hợp quốc trao cho Hội đồng Bảo an trách nhiệm chính trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế. Theo đó, Hội đồng Bảo an có thể áp dụng các biện pháp nhằm giải quyết hoà bình các tranh chấp, xung đột và khi cần thiết, có thể sử dụng các biện pháp, kể cả cưỡng chế và vũ lực, nhằm loại trừ các mối đe doạ, phá hoại hoà bình, hoặc các hành động xâm lược. Thứ hai là đối với các vấn đề kinh tế - xã hội, Liên hợp quốc đã thực hiện hợp tác quốc tế trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa hoặc nhân đạo, thúc đẩy và khuyến khích sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo" . Cụ thể, Liên hợp quốc sẽ thúc đẩy: Nâng cao mức sống, đầy đủ việc làm, điều kiện tiến bộ và phát triển kinh tế xã hội; Giải quyết những vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, y tế và các vấn đề liên quan, và sự hợp tác quốc tế về văn hóa và giáo dục, và; Tôn trọng và thực hiện quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo Đối với việc giải quyết các xung đột và tranh chấp quốc tế, nhiệm vụ trọng tâm của Liên hợp quốc là giải quyết các cuộc xung đột bằng biện pháp hoà bình phù hợp với các nguyên tắc của công lý và luật pháp quốc tế, trong đó có phương pháp sử dụng trọng tài và giải quyết của toà án (theo luật pháp). Ngoài ra, trong vòng hơn sáu thập kỷ qua, Liên hợp quốc đã bảo trợ cho trên 456 thoả thuận đa phương bao gồm mọi lĩnh vực hoạt động giữa các nhà nước và nỗ lực của loài người. Liên hợp quốc cũng là người tiên phong quan tâm tới những vấn đề toàn cầu mới hiện nay như: môi trường, khoảng không vũ trụ, lao động di cư, buôn lậu ma tuý và chủ nghĩa khủng bố. Có thể nói, không một quốc gia hoặc một tổ chức, một liên minh nào trên thế giới có vai trò và đủ thẩm quyền để giải quyết mọi vấn đề của các quốc gia như Liên hợp quốc. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, Liên hợp quốc là tổ chức duy nhất có thể giải quyết mọi vấn đề từ an ninh quốc tế, kinh tế, xã hội, văn hóa đến nhân quyền của các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, Liên hợp quốc đang thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng các mối quan hệ quốc tế công bằng, lành mạnh dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và các nguyên tắc của Hiến chương LHQ; đóng góp tích cực vào việc thu hẹp khoảng cách phát triển, trong đó có việc thực hiện Các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, để toàn cầu hóa trở thành một lực lượng tích cực đối với toàn thể nhân dân thế giới; thực hiện cải tổ toàn diện LHQ. Hiện nay, LHQ đang triển khai nhiều biện pháp cụ thể theo các định hướng này để hướng tới là một tổ chức siêu quyền lực. Kết luận Tổ chức Liên hợp quốc ra đời thực sự có ý nghĩa to lớn trong đời sống chính trị quốc tế trong 65 năm qua. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự xuất hiện của các hoạt động ngoại giao đa phương hiện đại, một bước ngoặt quyết định trong lịch sử phát triển của nền ngoại giao đa phương nói chung. Những bất trắc hiện nay trong tình hình kinh tế, tài chính thế giới và những thách thức gay gắt toàn cầu như biến đổi khí hậu, tình trạng thiếu năng lượng, lương thực đòi hỏi chúng ta cùng tăng cường hiệu quả trong hợp tác quốc tế. Cộng đồng quốc tế mong muốn các nước phát triển có các biện pháp ổn định kinh tế, tài chính vĩ mô, đồng thời thực hiện những cam kết quốc tế về cải thiện quan hệ kinh tế quốc tế, hệ thống thương mại và tài chính, giảm nợ, chuyển giao khoa học, công nghệ. Để sự hợp tác đó thực sự hiệu quả cần tính đến điều kiện đặc thù, các quan tâm và lợi ích chính đáng của các quốc gia Trong tình hình quốc tế phức tạp hiện nay, Liên hợp quốc càng cần thể hiện được vai trò của mình trong việc ngăn ngừa chiến tranh và thúc đẩy hợp tác quốc tế ứng phó với những thách thức đang được đặt ra. Để có thể thực hiện vai trò này, càng cần cùng nhau thúc đẩy cải tổ Liên hợp quốc một cách dân chủ, toàn diện, nhằm mục tiêu tăng cường vai trò và khả năng của Liên hợp quốc, trong đó có Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế Xã hội và các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc. Khi mới ra đời, Liên hợp quốc chỉ là một tổ chức an ninh tập thể theo chủ nghĩa quốc tế Wilson, nhưng giờ đây, Liên hợp quốc đã trở thành một tổ chức quốc tế toàn cầu với mục tiêu hàng đầu là bảo đảm một nền hoà bình và trật tự thế giới bền vững, khả năng tiến tới một tổ chức siêu quyền lực Mục lục Chương I. Một số thông tin cơ bản về Liên hợp quốc Sự hình thành của Liên hợp quốc 2. Tôn chỉ và mục đích: Chương II. Vai trò của Liên hiệp quốc trong quan hệ quốc tế hiện đại 2. 1. Hai đặc điểm cơ bản của tổ chức Liên hợp quốc 2.2. Vai trò của liên hợp quốc trong quan hệ quốc tế hiện đại – Khả năng tiến tới một siêu quyền lực 2.2.1. Vai trò của liên hợp quốc trong quan hệ quốc tế hiện đại 2.2.1. 1. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế 2.2.1.2. Phát triển Kinh tế - văn hóa – xã hội 2.2.1.3. Bảo đảm, thúc đẩy quyền con người 2.2.2. Khả năng tiến tới một siêu quyền lực Kết luận Tài liệu tham khảo 1. www.cpv.org.vn 2. www.mofa.gov.vn 3. www.vi.wikippedia.org 4. Vai trò của Liên hợp quốc và những đóng góp của Việt Nam (Bài phát biểu của Ủy viên Bộ chính trị, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao Phạm Gia Khiêm đăng trên báo nhân dân ngày 12.10.2007)