Đề tài Vai trò của ngân hàng nhà nước trên thị trường tiền tệ: Thực trạng và giải pháp

NHNN tham gia hệ thống tín dụng với mục đích quản lí hệ thống tín dụng và điều tiết chính sách tiền tệ - NHNN nắm giữ các chứn g khoán đặc biệt là tín phiếu kho bạc và phát hành tín phiếu NHTN , tham gia thi trường tiền tệ để điều tiết cung ứng tiền, khi NHNN : + mua là cung tiền + bán là hấp thụ tiền - NHNN là thành viên không thể thiếu được và có vai trò đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến điều tiết trên thị trường tiền tệ để tác động làm thay đổi tiền dự trữ và điều tiết lãi suất.

pdf21 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2234 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của ngân hàng nhà nước trên thị trường tiền tệ: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THẢO LUẬN Vai trò của ngân hàng nhà nước trên thị trường tiền tệ, thực trạng và giải pháp I.Vai trò của NHNN trên TTTT NHNN tham gia hệ thống tín dụng với mục đích quản lí hệ thống tín dụng và điều tiết chính sách tiền tệ - NHNN nắm giữ các chứng khoán đặc biệt là tín phiếu kho bạc và phát hành tín phiếu NHTN , tham gia thi trường tiền tệ để điều tiết cung ứng tiền, khi NHNN : + mua là cung tiền + bán là hấp thụ tiền - NHNN là thành viên không thể thiếu được và có vai trò đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến điều tiết trên thị trường tiền tệ để tác động làm thay đổi tiền dự trữ và điều tiết lãi suất. II.Thực trạng NHNN việt nam trên thị trường tiền tệ trong thời gian vừa qua đã khẳng định vai trò quản lí và điều tiết rất ro rệt 1.trong năm 2008 1.1 mục tiêu của NHNN Áp lực lạm phát năm 2008: chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, lạm phát trở thành nỗi khiếp sợ. Đơn cử chỉ nhìn vào 2 con số: tốc độ tăng M2 tính dồn từ 2005 đến 2007 tăng 92% (trong đó năm 2005: tăng 23,34%; năm 2006: tăng 33,59% và năm 2007 tăng 35%), trong khi cũng 3 năm đó, GDP tăng tích luỹ khoảng 24,88% (2005: 8%; 2006:8,4% và 2007:8,48%). Như vậy, tốc độ tăng M2 trong 3 năm trước đã gấp 3,7 lần tốc độ tăng GDP là quá cao so với cũng con số này bình quân tại các nước trong khu vực thường không lớn hơn 1,5 lần. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 2005 2006 2007 M2 GDP với những biến động của nền kinh tế chung , chính phủ đã chỉ đạo cho NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát. 1.2 Dấu ấn của NHNN trên TTTT Với mục tiêu kìm chế lạm phát, NHNN đã có những hành động mạnh mẽ, tác động đến TTTT, cụ thể: - Siết chặt lại các điều kiện được cho vay và khống chế tổng dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khoán không được vượt quá 20% vốn điều lệ của TCTD. - Ban hành mới cơ chế cho vay bằng ngoại tệ của TCTD theo hướng chặt chẽ hơn nhằm hạn chế cho vay đối với nhu cầu không nhất thiết phải sử dụng vốn ngoại tệ. - Sử dụng các công cụ của CSTT như lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc (DTBB), thị trường mở để điều tiết lượng vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM) và từ đó tác động lên khả năng cung vốn ngân hàng ra thị trường theo mục đích đặt ra và thu hút mạnh tiền từ lưu thông về, cụ thể: Lãi suất và dự trữ bắt buộc: 6 tháng đầu năm 2008, NHNN đã 2 lần thay đổi các lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu theo hướng tăng lên. Điều này được thực hiện nhằm tạo hành lang lãi suất phù hợp với định hướng kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng và từng bước đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền. - Ngày 30/01/2008, điều chỉnh tăng các loại lãi suất: Lãi suất cơ bản tăng 0,5%, tái cấp vốn tăng 1,0%, lãi suất chiết khấu tăng 1,5% (Quyết định 305/QĐ-NHNN).Tiếp đó, NHNN tăng cặp lãi suất chủ đạo. Cụ thể là, lãi suất cơ bản tăng từ 8,25%/năm lên 8,75%/năm; lãi suất tái cấp vốn tăng từ 6,5%/năm lên 7,5%/năm và lãi suất chiết khấu tăng từ 4,5%/năm lên 6,0%/năm. Dưới đây là biến động các loại lãi suất này trong suốt năm 2008: - Ngày 16/01/2008, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 1%. (Quyết định 187/QĐ-NHNN). - Đầu tháng 2/2008, NHNN đã tăng thêm 1% tiền gửi dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11%, với động thái này thì các ngân hàng thương mại (NHTM) phải nộp dữ trự bắt buộc tăng thêm là 20.000 tỷ đồng trong tháng 02/2008, và mở rộng diện tiền gửi phải dự trữ bắt buộc ở tất cả các kỳ hạn (trước đây, chỉ có tiền gửi dưới 24 tháng mới phải dự trữ bắt buộc). Lãi suất trả cho dự trữ bắt buộc thì lần lượt tăng lên: 3,5%/năm; 5%/năm; 10%/năm... 0 2 4 6 8 10 12 20/7/04 29/8/08 25/9/08 20/10/08 3/12/2008 19/12/08 lãi suất DTBB *Tỷ lệ DTBB Tỷ lệ DTBB Quyết định Ngày thực hiện 8%/năm 2811/QĐ-NHNN ngày 20/11/2008 6%/năm 2951/QĐ-NHNN ngày 03/12/2008 5%/năm 3158/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008 Như vậy, đây là công cụ chủ yếu có tác động mạnh nhất đến thị trường tiền tệ của NHTW. Thông qua việc tăng mạnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất DTBB và tỷ lệ DTBB ( thời kì đỉnh điểm của lạm phát), NHTW đã hút về 1 lượng tiền lớn. Ngoại hối: Để bình ổn thị trường ngoại hối, NHNN đã thực hiện hàng loạt biện pháp, như nới rộng biên độ tỷ giá từ 1% lên mức +/-2% (Quyết định 1436 ngày 26/6/2008), tạo sự linh hoạt tỷ giá sát với cung cầu thị trường; thực hiện mở rộng đối tượng bán ngoại tệ cho NHTM, việc can thiệp dựa vào trạng thái ngoại tệ của NHTM trong ngày; thực hiện minh bạch thông tin về dự trữ ngoại hối. Các biện pháp này đã đáp ứng được kỳ vọng của thị trường, trên cơ sở đó tạo dựng lòng tin của thị trường với NHNN. Bên cạnh đó, NHNN còn thực hiện giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, cấm tổ chức tín dụng không được mua bán USD thông qua ngoại tệ khác, phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra và xử lý các hoạt động đầu cơ, kinh doanh ngoại tệ trái pháp luật trên thị trường và thiết lập đường dây nóng. Hành động này, đã có tác động nâng cao kỷ luật thị trường, góp phần bình ổn thị trường. Ngày 6/11/2008, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 2635/QĐ-NHNN cho phép các TCTD được phép hoạt động ngoại hối ấn định tỷ giá mua, bán giao ngay giữa VND và USD trong biên độ 3% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tăng 1% so với mức 2% . Biên độ tỷ giá mới sẽ được áp dụng từ ngày 07/11/2008. Trên thị trường mở : Tăng khối lượng bán tín phiếu trên nghiệp vụ thị trường mở và phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc đối với các TCTD có quy mô vốn huy động bằng VND trên 1.000 tỷ đồng (trừ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương), kỳ hạn là 364 ngày, lãi suất là 7,8%/năm (Quyết định 346/QĐ-NHNN). 1.3 biến động thị trường tiền tệ 2008 Các biện pháp mạnh mẽ trên, nhằm mục đích chính là kiềm chế lạm phát, đã tác động mạnh mé tới thị trường tiền tệ: * lãi suất Năm 2008 từng là năm sôi động của thị trường tiền tệ Việt Nam với những cảnh chưa từng xảy ra.Đó là cuộc chạy đua tăng lãi suất ồn ào và khốc liệt không kém giữa các ngân hàng. Lạm phát lên cao, ngân hàng khát vốn, lãi suất ngày càng "leo dốc", từ 12%/ năm đến 13% rồi lên trên 14%/ năm. Nhất là sau quyết định nâng lãi suất cơ bản lên 14% hồi tháng 6 của NHNN, lãi suất "nhảy cóc" từ 14%/ năm lên 15,6% rồi đến 19,2%; thậm chí có lúc lên chạm ngưỡng 20%. Trong thời gian này, lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 1 tuần có thời điểm lên tới 35 - 40%/năm. Đến nỗi, NHNN phải tuyên bố sẽ xử lý các ngân hàng huy động quá cao vì sợ không đảm bảo thanh khoản. Việc đẩy lãi suất huy động lên rất cao trong thời gian ngắn của nhiều ngân hàng đã tác động tới tâm lý người gửi tiền và hầu hết khách hàng chọn kỳ hạn tiền gửi ngắn để linh hoạt trong việc rút ra và chuyển đổi hình thức gửi tiền. Điều này khiến kỳ hạn tiền gửi trung bình co hẹp lại nhanh chóng, nhiều ngân hàng kỳ hạn bình quân đang từ 6 - 9 tháng đã nhanh chóng giảm xuống còn 1 - 3 tháng. Kỳ hạn tiền gửi thu ngắn lại, trong khi kỳ hạn cho vay chưa thể thu hẹp nhanh, đặc biệt là các khoản vay trung và dài hạn. Điều này dẫn đến rủi ro chênh lệch kỳ hạn tăng lên cho các ngân hàng. Bên cạnh đó, việc đẩy lãi suất huy động lên rất cao khiến khoảng lãi suất chênh lệch giữa huy động và cho vay bị thu hẹp mạnh, chỉ còn khoảng 2 - 4%/năm, không đủ bù đắp chi phí dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi, chi phí quản lý... * tỷ giá Diễn biến tỷ giá tại các ngân hàng thương mại và trên thị trường tự do trong năm 2008 diễn ra khá rõ ràng và liên tục có những diễn biến trái chiều. So với cuối năm 2007, tỷ giá USD/VND mua vào – bán ra của các ngân hàng thương mại đã tăng khoảng 9% - đây là một mức tăng đột biến trong nhiều năm trở lại đây. Vào thời điểm cuối tháng 5 và những ngày đầu tháng 6, trên thị trường ngoại hối (thị trường tự do), tỷ giá tăng hàng ngày, có những ngày tỷ giá lên tới mức 19.400 VND/USD, chênh lệch giữa tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng với tỷ giá thị trường tự do ngày càng lớn, thị trường ngoại hối có dấu hiệu bất ổn. Có thể nói, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp bước đầu tạo được sự bình ổn thị trường ngoại tệ, thể hiện ở việc tỷ giá trên thị trường tự do giảm dần, sát với tỷ giá liên ngân hàng và các NHTM giao dịch tỷ giá với khách hàng trong biên độ cho phép. Đến nay, giữa tỷ giá bình quân liên ngân hàng với tỷ giá thị trường tự do không còn chênh lệnh, tỷ giá tương đối ổn định xoay quanh mức 16.650 - 17.000 VND/USD. tỷ giá biến đông trên thị trường: 1.4 cùng nhìn lại Không phải tất cả các chính sách và giải pháp mà ngành Ngân hàng đã áp dụng nói trên để kiềm chế sự gia tăng của lạm phát đều được sự ủng hộ và tán đồng của các khách hàng – là các công ty, doanh nghiệp, người có nhu cầu vay vốn… hay cả từ một bộ phận dư luận xã hội. Đã có những phản ứng, ví dụ như đối với Quyết định số 09/2008/QĐ- NHNN của Thống đốc NHNN ngày 10/4/2008 về việc thu hẹp đối tượng cho vay vốn bằng ngoại tệ (nhằm hạn chế nhập siêu, nhu cầu vay vốn của khách hàng không sử dụng vốn vay bằng ngoại tệ nhưng vẫn xin nhận nợ bằng ngoại tệ để hưởng lợi từ chênh lệch lãi suất giữa VND và USD tại thời điểm đó); hay phản ứng đối với Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN về cơ chế điều hành lãi suất theo trần mà theo đó, lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản như quy định tại Bộ luật Dân sự (vì cho rằng những quyết định này đi ngược với cách quản lý theo định hướng thị trường và ảnh hưởng đến tín dụng tiêu dùng vì trước đó, hầu hết các ngân hàng đã đầu tư vốn lớn cho việc phát triển hệ thống, hạ tầng, nhân lực dựa trên định hướng tăng trưởng lĩnh vực tiêu dùng trong điều kiện bình thường hay cho rằng trong điều kiện cần lấp khoảng trống khi nhu cầu trên các thị trường xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh - do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu, Việt Nam cần phải kích thích tiêu dùng trong nước thông qua chính sách tín dụng tiêu dùng...). Những phản ứng này không phải không có cơ sở nếu xét ở góc độ cục bộ, từng khía cạnh của vấn đề, nhưng ở góc độ toàn cục và xét đến ưu t iên hàng đầu của Chính phủ (tại thời điểm ban hành các quyết định này) là kiềm chế lạm phát và giảm thâm hụt mậu dịch thì những biện pháp trên bước đầu đã mang lại những hiệu quả nhất định. Ở một góc độ khác, có ý kiến cho rằng, việc tăng nhiều lần các loại lãi suất chỉ đạo hay việc tăng tỷ lệ DTBB trong một thời gian ngắn đã đặt các doanh nghiệp và nền kinh tế đứng trước những khó khăn về nguồn vốn, đặc biệt khi nhu cầu về vốn đang ở giai đoạn thời vụ và từ đó làm giảm tăng trưởng kinh tế...v.v. Khi đặt mục tiêu về kiểm soát mức tăng tổng dư nợ tín dụng thông qua chính sách lãi suất, NHNN hướng tới việc kiểm soát, hạn chế các đầu tư t ín dụng không hiệu quả. Bởi lẽ, việc tăng lãi suất cho vay sẽ buộc các doanh nghiệp, các chủ đầu tư cân nhắc, tính toán về hiệu quả kinh doanh và đầu tư. Họ sẽ phải dãn, hoãn hay chấm dứt những hoạt động kinh doanh kém hiệu quả để tập trung nguồn lực (bao gồm cả tiền vay) vào các dự án hay hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Và ở khía cạnh này thì việc tăng lãi suất là công cụ hữu hiệu để phân bổ nguồn lực xã hội và sàng lọc giữa việc kinh doanh hiệu quả và không hiệu quả. Còn đối với các ngân hàng, chính sách siết chặt nguồn cung tiền trong hệ thống sẽ buộc các ngân hàng phải chọn lọc và thẩm định kỹ càng các dự án cho vay, đặc biệt là cho vay bất động sản và đầu tư chứng khoán. Những dự án không đầy đủ về mặt pháp lý hoặc không hiệu quả trong tương lai sẽ không được ngân hàng tài trợ vốn. Như vậy, chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN chỉ buộc các ngân hàng phải tự điều chỉnh, lựa chọn các dự án vay vốn chứ không áp đặt hay hạn chế các ngân hàng không được cho vay, đầu tư bất động sản hay chứng khoán. Việc áp dụng đồng bộ, linh hoạt các giải pháp trên đã góp phần đưa các chỉ tiêu tiền tệ biến động theo định hướng đề ra: (i) Tổng phương tiện thanh toán được kiểm soát ở mức thấp; (ii) Tốc độ tăng trưởng đầu tư cho nền kinh tế chậm dần, từ đó tác động kiềm chế mức tăng tổng cầu và giá tiêu dùng. Có thể khẳng định chính sách tiền tệ của NHNN thông qua TTTT với mục đích kiềm chế lạm phát nền kinh tế đã đem lại những kết quả tôt đẹp, Hệ thống tín dụng bị quản lí chặt chẽ. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng , bằng những chính sách của mình , NHNN đã khiến cho TTTT có những biến động lớn chưa từng có. Cũng tức là luc này vai trò của NHNN trong việc giữ cho thị trường tiền tệ ổn định đã được đặt xuống vị trí thứ 2. 2. Ba tháng đầu năm 2009 2.1 mục tiêu kiểm soát lạm phát và ngăn chặn suy giảm kinh tế 2.2 Dấu ấn của NHNN trên TTTT 2.2.1.Xây dựng hệ thống các biện pháp ổn định TTTT Để đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Sửu, NHNN đã giám sát chặt chẽ thị trường tiền tệ và hoạt động của các tổ chức tín dụng và có các biện pháp hỗ trợ kịp thời, như: (i) chào mua giấy tờ có giá trên nghiệp vụ thị trường mở, từ ngày 21/01/2009, tổ chức 2 phiên/ngày với khối lượng từ 5.000-6.000 tỷ đồng; (ii) tiếp tục giải quyết nhu cầu rút trước hạn tín phiếu NHNN bắt buộc cho các ngân hàng thương mại; (iii) bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế; (iv) đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu tiền mặt trong lưu thông cả về giá trị và cơ cấu mệnh giá; (iv) đảm bảo cho các hệ thống thanh toán vận hành ổn định, an toàn, chính xác. 2.2.2. điều tiết lãi suất Thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 Điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản từ mức 8,5%/năm xuống 7%/năm, đưa mức lãi suất cho vay tối đa xuống còn 10,5%/năm; điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc từ mức 8,5% xuống 3,6%/năm. Đồng thời, ban hành quyết định hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay theo lãi suất thỏa thuận theo chủ trương của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. tháng 2và 3/2009, Để bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng huy động vốn và đầu tư t ín dụng cho nền kinh tế, NHNN đã quyết định giữ nguyên mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam ở mức 7%/năm trong tháng 03/2009 và điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng từ mức 5% xuống 3% (riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giảm từ mức 2% xuống 1%) kể từ kỳ dự trữ bắt buộc tháng 03/2009. Đồng thời, tiếp tục điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở để đưa tiền ra lưu thông với mức lãi suất hợp lý (7,5%/năm). 2.2.3.Hỗ trợ lãi suất Ban hành Thông tư số 02/2009/TT-NHNN ngày 03/02/2009 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 131/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản suất – kinh doanh; thành lập tổ công tác liên ngành, do một Phó Thống đốc làm Tổ trưởng với sự tham gia của đại diện Bộ Tài chính để tổ chức thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất. Thực hiện chỉ thi này , các tổ chức tín dụng thuộc đối tượng thực hiện hỗ trợ lãi suất đã khẩn trương tổ chức triển khai cho vay hỗ trợ lãi suất trong hệ thống ngân hàng mình. Theo đăng ký của các tổ chức tín dụng, dư nợ cho vay được hỗ trợ lãi suất trong tháng 2 và 3/2009 dự kiến đạt gần 400 ngàn tỷ đồng, chiếm từ 15-35% dư nợ cho vay của mỗi tổ chức tín dụng. Trong tháng 02/2009, 85 NHTM thuộc đối tượng tham gia thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất đã triển khai kịp thời, có hiệu quả các biện pháp và giải ngân được 93.027 tỷ đồng, trong đó NHTM Nhà nước giải ngân 72.630 tỷ đồng, NHTM cổ phần 18.854 tỷ đồng, chi nhánh NH nước ngoài và các NH liên doanh 1.543 tỷ đồng. Nhìn chung, việc triển khai cơ chế hỗ trợ lãi suất trong 1 tháng qua đã đạt kết quả tích cực; những vướng mắc, phát sinh đã được NHNN kịp thời tháo gỡ. Sau gần 2 tháng triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đến ngày 26/3/2009 là 178.722 tỷ đồng. So với dư nợ tính đến ngày 20/3/2009, chỉ sau 1 tuần thực hiện, dư nợ cho vay của chương trình này đã tăng 26.819 tỷ đồng (tương đương tăng 17,65%); trong đó dư nợ cho vay của nhóm NHTM nhà nước và Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là 133.602 tỷ đồng, tăng 17.943 tỷ đồng (tăng 15,51%); nhóm NHTM cổ phần là 37.265 tỷ đồng, tăng 5.534 tỷ đồng (tăng 17,44%); nhóm ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài là 7.559 tỷ đồng, tăng 3.046 tỷ đồng (tăng 67,49%); công ty tài chính là 296 tỷ đồng. Do đó, cơ chế hỗ trợ lãi suất của Chính phủ đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi trong toàn xã hội. Có thể nói, đây là giải pháp kích cầu phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế và được triển khai kịp thời, có tác động tích cực đối với các tổ chức và cá nhân để khắc phục khó khăn, giảm giá thành sản phẩm, duy trì sản xuất, kinh doanh và việc làm cho người lao động. 2.2.4. điều hành tỷ giá Từ ngày 24/3/2009, NHNN điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ ± 3% lên +5%. Quyết định này giúp cho tỷ giá biến động 2 chiều linh hoạt hơn, bám sát cung cầu ngoại tệ trên thị trường, đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng và doanh nghiệp chủ động lập phương án sản xuất kinh doanh. 2.2.5. Phát hành trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ NHNN đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính triển khai tốt việc phát hành trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ trên thị trường vốn trong nước và chỉ đạo các ngân hàng thương mại (NHTM) tích cực tham gia mua trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ. Đồng thời, chỉ đạo các NHTM nhà nước chủ động cân đối nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp kinh doanh lương thực thu mua lúa, gạo xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Điện lực thẩm định và xem xét cho vay một số dự án điện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. 2.3 biến động trên TTTT 2.3.1- Lãi suất: - Đối với lãi suất VND: + So với tháng 12/2008, mặt bằng lãi suất huy động tháng 1/2009 giảm từ 0,2- 1,5%/năm, lãi suất cho vay giảm từ 0,5%-1,2%/năm. Hiện nay, mặt bằng lãi suất huy động phổ biến ở mức 6,99-7,84%/năm, lãi suất cho vay ở mức 10,82-11,52%/năm; đặc biệt một số ngân hàng thương mại nhà nước đã áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất là 6,5%/năm đối với một số khách hàng trong danh mục ưu tiên. + So với cuối năm trước, mặt bằng lãi suất huy động tháng 2/2009 giảm từ 0,5- 1,5%/năm, lãi suất cho vay giảm từ 2,5-4%/năm; tuy nhiên từ giữa tháng 02/2009 đến nay, một số ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động với mức tăng từ 0,3-1%/năm. Hiện nay, mặt bằng lãi suất huy động phổ biến ở mức 6,8-7,5%/năm, lãi suất cho vay ở mức 8-10,5%/năm; lãi suất cho vay đối với các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất chỉ còn 4-6%/năm; lãi suất cho vay phục vụ nhu cầu đời sống và cho vay thông qua thẻ tín dụng ở mức 12-14%/năm. + Trong tháng 3, Mặt bằng lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng có xu hướng giảm. Trong đó, lãi suất cho vay VND đang phổ biến ở mức 8- 10%/năm, lãi suất cho vay đối với các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất chỉ còn ở mức 4,5-6%/năm, riêng lãi suất cho vay phục vụ nhu cầu đời sống và cho vay thông qua thẻ tín dụng ở mức 12-15%/năm. 6.2 6.4 6.6 6.8 7 7.2 7.4 7.6 7.8 8 1 2 3 Trần LSHĐ sàn LSHĐ 0 2 4 6 8 10 12 14 1 2 3 trần LSCV sàn LSCV VND Trần LSHĐ sàn LSHĐ trần LSCV sàn LSCV 7.84 6.99 11.53 10.82 7.5 6.8 10.5 8 7.4 6.75 10 8 - Đối với lãi suất USD: + So với tháng 12/2008, trong tháng 1/2009, Lãi suất huy động giảm từ 0,5%- 1,2%/năm, lãi suất cho vay giảm từ 0,1-0,5%/năm so với tháng trước. Hiện lãi suất huy động USD phổ biến ở mức 2,35-3,55%/năm và lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 6,61%/năm (lãi suất cho vay trung và dài hạn ở mức 7,6%/năm). + Trong tháng 2/2009, lãi suất có xu hướng giảm so với cuối năm trước, mức giảm từ 0,2-0,5%/năm đối với lãi suất huy động, từ 0,2-1,5%/năm đối với lãi s
Luận văn liên quan