Đề tài Vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam

Thực tiễn sinh động trong gần 30 năm thực hiện côngcuộc đổi mới đã khẳng định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng ta là đúng đắn, bước đi là thích hợp. Sự phát triển kinh tế thị trường đã mang lại cho đất nước những biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấukinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, thu nhập bình quân của người lao động ngày càngcao, đời sống kinh tế và xã hội của nhân dân có sự cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, những hệ luỵ hữu cơ của sự phát triển kinh tế thị trường như xu hướng phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng giữa khu vực nông thôn với khu vực thành thị ngày cũng có xu hướng gia tăng. Để bảo đảm ổn định hệ thống chính trị và sự phát triển bền vững của đất nước theo con đường kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa (XHCN), đòi hỏi Nhà nước càng phải xây dựng và phát triển nhanh chóng hệ thống an sinh xã hội (ASXH), thay cho nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây, nhằm điều hoà các quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân trong cộng đồng và qua đóđiều hoà các mâu thuẫn xã hội đã, đang và sẽ phát sinh. Từ khi giành được độc lập, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu với hơn 80% dân số là nông dân. Mặc dù hiện nay dưới sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước đang tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nhưng trong một tương lai không gần tỷ lệ ấy cũng chưa thể giảm xuống dưới 40%. Điều đó nói lên rằng, nông dân vẫn là mộtlực lượng lao động hùng hậu và đặc biệt vẫn luôn luôn là lực lượng chính trị xã hội hết sức quan trọng, bảo đảm ổn định xã hội và an ninh Tổ quốc. Vì tính chất đặc thù của lao động và sản phẩm lao động nông nghiệp nước ta chưa cao nên tỷ trọng đóng góp của khu vực này vào GDP còn thấp, phải chăng vì vậy mà trong một thời gian dài các nhà hoạch định chínhsách đã để quên, để chậm vấn đề ASXH đối với nông dân, hoặc chỉ tiếp cận vấn đề nhưlà sự thể hiện tính ưu việt của chế độ XHCN mà chưa đặt nó trong phạm trù quản lý nhà nước? Đến những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách để giải quyết vấn đề ASXH nói chung và ASXH đối với nông dân nói riêng. Nhiều chính sách về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), cứu trợ xã hội (CTXH), ưu đãi xã hội (ƯĐXH) đã được Nhà nước sửa đổi, bổ sung và luật hoá. Tuy nhiên, hệ thống chính sách ASXH nói chung và ASXH đối với nông dân nói riêng vẫn 2 còn tồn tại nhiều thiếu sót, bất cập, chưa đáp ứng kịp những biến động kinh tế - xã hội của đất nước, đòi hỏi phải được nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện một cách khoa học. Đã có nhiều công trình nghiên cứu công phu về ASXH và ASXH đối với nông dân ở Việt Nam nhưng các kết quả của nó, do nhiều lý do khác nhau, chưa hoặc chậm đi vào đời sống đất nước. Xuất phát từ những nội dung trên, bản thân tác giả nhận thấy việc nghiên cứu vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân hiện nay là việc làm cấp thiết của nước ta. Đó cũng là lý do để tác giả chọn đề tài: “Vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị.

pdf12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1914 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Thực tiễn sinh động trong gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đã khẳng định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng ta là đúng đắn, bước đi là thích hợp. Sự phát triển kinh tế thị trường đã mang lại cho đất nước những biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, thu nhập bình quân của người lao động ngày càng cao, đời sống kinh tế và xã hội của nhân dân có sự cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, những hệ luỵ hữu cơ của sự phát triển kinh tế thị trường như xu hướng phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng giữa khu vực nông thôn với khu vực thành thị ngày cũng có xu hướng gia tăng. Để bảo đảm ổn định hệ thống chính trị và sự phát triển bền vững của đất nước theo con đường kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), đòi hỏi Nhà nước càng phải xây dựng và phát triển nhanh chóng hệ thống an sinh xã hội (ASXH), thay cho nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây, nhằm điều hoà các quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân trong cộng đồng và qua đó điều hoà các mâu thuẫn xã hội đã, đang và sẽ phát sinh. Từ khi giành được độc lập, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu với hơn 80% dân số là nông dân. Mặc dù hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước đang tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nhưng trong một tương lai không gần tỷ lệ ấy cũng chưa thể giảm xuống dưới 40%. Điều đó nói lên rằng, nông dân vẫn là một lực lượng lao động hùng hậu và đặc biệt vẫn luôn luôn là lực lượng chính trị xã hội hết sức quan trọng, bảo đảm ổn định xã hội và an ninh Tổ quốc. Vì tính chất đặc thù của lao động và sản phẩm lao động nông nghiệp nước ta chưa cao nên tỷ trọng đóng góp của khu vực này vào GDP còn thấp, phải chăng vì vậy mà trong một thời gian dài các nhà hoạch định chính sách đã để quên, để chậm vấn đề ASXH đối với nông dân, hoặc chỉ tiếp cận vấn đề như là sự thể hiện tính ưu việt của chế độ XHCN mà chưa đặt nó trong phạm trù quản lý nhà nước? Đến những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách để giải quyết vấn đề ASXH nói chung và ASXH đối với nông dân nói riêng. Nhiều chính sách về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), cứu trợ xã hội (CTXH), ưu đãi xã hội (ƯĐXH) đã được Nhà nước sửa đổi, bổ sung và luật hoá. Tuy nhiên, hệ thống chính sách ASXH nói chung và ASXH đối với nông dân nói riêng vẫn 2 còn tồn tại nhiều thiếu sót, bất cập, chưa đáp ứng kịp những biến động kinh tế - xã hội của đất nước, đòi hỏi phải được nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện một cách khoa học. Đã có nhiều công trình nghiên cứu công phu về ASXH và ASXH đối với nông dân ở Việt Nam nhưng các kết quả của nó, do nhiều lý do khác nhau, chưa hoặc chậm đi vào đời sống đất nước. Xuất phát từ những nội dung trên, bản thân tác giả nhận thấy việc nghiên cứu vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân hiện nay là việc làm cấp thiết của nước ta. Đó cũng là lý do để tác giả chọn đề tài: “Vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục tiêu nghiên cứu của Luận án 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn các nước và Việt Nam hiện nay, Luận án đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân ở Việt Nam những năm tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ những nội dung lý luận vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. - Phân tích thực trạng vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân ở Việt Nam; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân ở Việt Nam. - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân ở Việt Nam những năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: là vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân. Tuy nhiên, vai trò nhà nước về ASXH đối với nông dân có phạm vi rộng. Luận án này sẽ tập trung vào vai trò nhà nước trong xây dựng hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách, tổ chức phối hợp chính sách và tổ chức quản lý, kiểm tra giám sát nhằm thiết lập hệ thống và tạo các điều kiện đảm bảo cho hệ thống ASXH vận hành. Về thiết lập hệ thống ASXH, Luận án xem xét hệ thống ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng và ASXH không dựa trên nguyên tắc đóng góp. Để tạo lập các điều kiện nhằm thực hiện vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân, Luận án sẽ tập trung vào phân tích các chủ trương, quan điểm của Đảng, khả năng kinh tế đảm bảo cho nông dân tham gia và khả năng đảm bảo tài chính của 3 Nhà nước, về năng lực bộ máy và nhận thức của người nông dân về ASXH. Về đối tượng nông dân, Luận án tập trung phân tích đối tượng người nông dân vùng Bắc Trung Bộ là vùng kinh tế phát triển ở mức trung bình so với cả nước. Thêm nữa, ở đây có cả người nông dân vùng ven biển, đồng bằng, trung du và miền núi, nên có thể khảo sát được hầu hết các đối tượng nông dân nước ta. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn cả nước, song số liệu điều tra minh chứng thông qua điều tra khảo sát ở 3 tỉnh Bắc Trung Bộ là Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. - Về thời gian: Sử dụng các thông tin, tư liệu từ năm 2000 đến năm 2012, đề xuất giải pháp cho đến những năm 2020. 4. Những đóng góp của Luận án - Xây dựng khung lý thuyết vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân thông qua tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, kinh nghiệm thực tiễn của một số nước. - Thông qua hệ thống tài liệu thứ cấp từ các bộ, ngành có liên quan và số liệu điều tra, khảo sát phỏng vấn tại ba tỉnh Bắc Trung Bộ là Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa, Luận án đã phân tích đánh giá thực trạng vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân ở Việt Nam, chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế. - Khuyến nghị các phương hướng và giải pháp tăng cường vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân ở Việt Nam những năm tới. 5. Kết cấu Luận án Gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục về thông tin, tư liệu, kết quả điều tra khảo sát và nội dung bốn chương của Luận án. Chương 1: Tổng quan và phương pháp nghiên cứu vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân. Chương 2: Vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn. Chương 3: Thực trạng vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam hiện nay. Chương 4: Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam những năm tới. 4 Chương 1 TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Trong tổng quan về các nghiên cứu trên thế giới, Luận án đề cập đến các nhóm vấn đề: 1) Những nghiên cứu liên quan đến vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng pháp luật và các thể chế ASXH đối với nông dân; 2) Những nghiên cứu liên quan đến vai trò của Nhà nước trong việc phối hợp chính sách ASXH đối với nông dân với các chính sách kinh tế - xã hội; 3) Những nghiên cứu liên quan đến vai trò của Nhà nước trong tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách ASXH đối với nông dân. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Phân tích các nghiên cứu trong nước, Luận án đã làm rõ ba nhóm vấn đề sau: 1) Những nghiên cứu liên quan về các hình thức tham gia của nông dân vào ASXH ở Việt Nam; 2) Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nội dung vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân; 3) Những nghiên cứu về các điều kiện đảm bảo thực hiện vai trò của Nhà nước trong phát triển hệ thống ASXH ở nước ta. Từ đó, Luận án đặt ra ba vấn đề cần phải giải quyết: Thứ nhất, nông dân tham gia vào ASXH dưới những hình thức nào? Hay nói cách khác, ASXH đối với nông dân bao gồm các hợp phần, những trụ cột nào? Thứ hai, thực trạng xây dựng luật pháp an sinh và các thể chế, chính sách để nông dân tham gia vào hệ thống này đạt được như thế nào, đã phù hợp hay chưa phù hợp? Thứ ba, những hạn chế của vai trò Nhà nước về ASXH đối với nông dân hiện nay là gì? Nhà nước cần phải tiếp tục làm gì để ASXH đi vào thực tế cuộc sống của nông dân? 1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.2.1. Cách tiếp cận Luận án chỉ rõ cách tiếp cận chủ đề nghiên cứu là từ lý luận đến thực tế, từ khái quát đến cụ thể, tiếp cận hệ thống và tiếp cận liên ngành. 5 1.2.2. Mô hình nghiên cứu Luận án xây dựng mô hình nghiên cứu trên cơ sở sau đây: 1.2.2.1. Nội dung vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân Luận án tập trung phân tích ba vấn đề: Thứ nhất, Nhà nước xây dựng hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách về ASXH đối với nông dân. Luận án sẽ phân tích quá trình phát triển hệ thống các văn bản pháp luật và các chính sách có liên quan đến ASXH nói chung, đối với nông dân nói riêng. Thứ hai, Nhà nước xây dựng và phối hợp chính sách an sinh xã hội với các chính sách kinh tế - xã hội khác, như ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp, việc làm, thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Thứ ba, Nhà nước kiểm tra giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách về ASXH đối với nông dân. 1.2.2.2. Các nhân tố đảm bảo vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân Luận án tập trung vào các nhóm vấn đề sau: Thứ nhất, quan điểm của Nhà nước về phát triển hệ thống ASXH đối với nông dân. Thứ hai, khả năng ngân sách để đảm bảo cho nông dân tham gia vào ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng, cũng như tài trợ của Nhà nước. Thứ ba, năng lực của bộ máy quản lý về ASXH nói chung, đối với nông dân nói riêng. Ở đây Luận án đề cập đến bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý ASXH đối với nông dân. Thứ tư, nhận thức xã hội và các biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về ASXH đối với nông dân. 1.2.2.3. Các tiêu chí đánh giá vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân Để đánh giá vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân, tác giả sử dụng hai nhóm tiêu chí. Nhóm thứ nhất là các tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện các nội dung vai trò của Nhà nước, cụ thể là: 1) Mức độ đầy đủ, đồng bộ và phù hợp của hệ thống luật pháp và cơ chế, chính sách, việc đảm bảo và hỗ trợ tài chính từ NSNN về ASXH đối với nông dân; 2) Tính hiệu quả của việc phối hợp chính sách ASXH với chính sách kinh tế - xã hội; 3) Tính nghiêm túc, hiệu lực và hiệu quả của công tác kiểm tra giám sát thực hiện chính sách ASXH đối với nông dân. Nhóm tiêu chí thứ hai là đánh giá sự tham gia của nông dân vào các hợp phần ASXH như thế nào. Bởi lẽ xét đến cùng, thì việc tham gia của nông dân vào ASXH là tiêu chí đo lường tính hiệu lực, 6 hiệu quả của việc thực hiện vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân. Nhóm này gồm các tiêu chí về mức độ bao phủ và mức độ tác động của ASXH đối với nông dân. Bảng 1.1: Khung nghiên cứu Nhân tố ảnh hưởng Vai trò của Nhà nước về ASXH Tiêu chí đánh giá Quan điểm của nhà nước Xây dựng luật pháp, cơ chế, chính sách về ASXH 1. Mức độ thực hiện vai trò của Nhà nước - Mức độ đầy đủ, đồng bộ, phù hợp của hệ thống pháp lý - Hiệu quả, hiệu lực của phối hợp chính sách và kiểm tra, giám sát Khả năng ngân sách của nhà nước và nông dân Phối hợp chính sách ASXH với các chính sách xã hội khác Năng lực của bộ máy quản lý về ASXH Kiểm tra, giám sát 2. Sự tham gia của nông dân vào ASXH - Tỷ lệ bao phủ - Mức độ tác động Nhận thức xã hội về ASXH 1.2.3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu theo mô hình trên, Luận án tiến hành sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng trong quá trình nghiên cứu của mình. 1.2.3.1. Phương pháp định tính Dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Luận án sử dụng phương pháp thống kê, tiếp cận so sánh… để phân tích, so sánh các cách tiếp cận về vai trò của Nhà nước trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH, những thuận lợi, khó khăn trong thực thi vai trò của Nhà nước trên phạm vi cả nước cũng như ở 3 7 tỉnh miền Trung, những cơ hội, thách thức trong việc đạt được mục tiêu đảm bảo an sinh trong giai đoạn tới, từ đó tìm ra mô hình ASXH phù hợp đối với nông dân ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn 3 tỉnh miền Trung nói riêng; phân tích và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đền sự phát triển bền vững của hệ thống ASXH đối với nông dân, từ đó chỉ ra những nguyên tắc cần phải thực hiện để đạt được mục tiêu đặt ra. 1.2.3.2. Phương pháp định lượng Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu định lượng, đề tài tiến hành thu thập các dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của cơ quan quản lý nhà nước và địa phương có liên quan tới vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân. Bên cạnh bộ dữ liệu thứ cấp, Luận án còn tiến hành thu thập các dữ liệu sơ cấp để đánh giá chi tiết, cụ thể hơn về vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân và tiến hành điều tra tại ba tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa. Câu hỏi điều tra đối với bộ tài liệu sơ cấp được chia thành hai nhóm đối tượng trả lời phỏng vấn là nhóm đối tượng người nông dân và nhóm đối tượng cán bộ quản lý. 1.2.3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu Luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả để so sánh tình trạng tham gia bảo hiểm, hưởng trợ giúp của nông dân được điều tra, nhận định quan điểm của cán bộ quản lý ở các cấp về sự phù hợp và những điều chỉnh cần thiết phải tiến hành từ hệ thống an sinh xã hội hiện hành đối với nông dân. Trong bộ tài liệu này, chúng tôi có thực hiện kiểm tra chéo để hạn chế mức sai sót trong quá trình nhập dữ liệu. 8 Chương 2 VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN 2.1.1. Khái niệm và sự cần thiết của an sinh xã hội 2.1.1.1. Khái niệm về an sinh xã hội Theo Luận án, ASXH là sự đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng trước những biến động về kinh tế, xã hội và tự nhiên làm cho họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm, bị ốm đau, bệnh tật hoặc tử vong; cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế, những nạn nhân chiến tranh, những người bị thiên tai dịch họa… 2.1.1.2. Sự cần thiết của an sinh xã hội Thứ nhất, để phòng ngừa hạn chế và khắc phục rủi ro do nhu cầu phát triển tự nhiên của con người. Thứ hai, để khắc phục những khiếm khuyết xảy ra trong thời kỳ khủng hoảng và tiêu điều trong chu kỳ phát triển của nền kinh tế thị trường. Thứ ba, tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng đòi hỏi đảm bảo ASXH cho người dân. 2.1.2. Khái niệm và đặc điểm của an sinh xã hội đối với nông dân 2.1.2.1. Khái niệm về an sinh xã hội đối với nông dân Luận án quan niệm An sinh xã hội đối với nông dân là một hệ thống các chính sách, các biện pháp mà nhà nước, gia đình và xã hội thực hiện nhằm trợ giúp người nông dân đối phó với những rủi ro gây ra bởi các cú sốc về kinh tế - xã hội làm cho người nông dân bị suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập, bị rơi vào cảnh nghèo khổ, bần cùng hoá. 2.1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của an sinh xã hội đối với nông dân Thứ nhất, ASXH đối với nông dân là sự gắn bó chặt chẽ cả hình thức đóng - hưởng và hình thức không dựa trên nguyên tắc đóng góp. Thứ hai, ASXH đối với 9 nông dân thuộc lĩnh vực ASXH cho khu vực phi chính thức (phi kết cấu). Thứ ba, người nông dân là những người có thu nhập thấp và không ổn định, vì vậy tính bền vững và ổn định về tài chính cho việc thực hiện ASXH là không cao. 2.1.3. Vai trò của an sinh xã hội đối với nông dân Luận án phân tích ASXH đối với nông dân có vai trò góp phần ổn định chính trị; đồng thời góp phần thực hiện công bằng xã hội và đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững. 2.2. BẢN CHẤT, NỘI DUNG VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN 2.2.1. Bản chất và tầm quan trọng của vai trò nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân 2.2.1.1. Bản chất vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân Theo tác giả, vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân là việc Nhà nước thực hiện các biện pháp nhằm trợ giúp người nông dân không bị rơi vào cảnh nghèo khổ, bần cùng trước những tác động xấu từ môi trường bên ngoài hay bởi chính những biến đổi tiêu cực về tình trạng sức khỏe của những đối tượng này. Luận án cho rằng, vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân thể hiện bản chất xã hội của Nhà nước; đồng thời thể hiện trách nhiệm xã hội của Nhà nước trong phân phối và sử dụng sản phẩm quốc dân. 2.2.1.2. Tầm quan trọng của vai trò nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân Thứ nhất, giúp Nhà nước thực hiện phòng ngừa rủi ro, ổn định cuộc sống cho nông dân, đối tượng dễ bị rủi ro nhất. Thứ hai, giúp Nhà nước thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Thứ ba, góp phần hoàn thiện công cụ quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước. 2.2.2. Nội dung vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân Luận án tập trung vào ba nhóm nội dung: 1) Nhà nước xây dựng và hoàn thiện môi trường luật pháp và thể chế chính sách ASXH đối với nông dân; 2) Nhà nước phối hợp thực hiện chính sách ASXH đối với nông dân với các chính sách kinh tế - xã hội khác; và 3) Nhà nước kiểm tra giám sát thực hiện các chính sách về ASXH đối với nông dân. 10 2.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân Luận án phân tích 4 nhóm nhân tố là: 1) Quan điểm của nhà nước về ASXH đối với nông dân; 2) Khả năng tài chính của Nhà nước và thu nhập của nông dân; 3) Năng lực của hệ thống quản lý ASXH đối với nông dân và 4) Nhận thức xã hội về ASXH đối với nông dân. 2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Từ phân tích kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức và của Trung Quốc trong phát triển hệ thống ASXH đối với nông dân Luận án rút ra kết luận: Thứ nhất, việc xây dựng một hệ thống ASXH đối với nông dân là cần thiết đối với mọi nước trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, bởi nó là biện pháp hữu hiệu giúp nông dân, một trong những đối tượng yếu thế của xã hội phòng ngừa, khắc phục và giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả nhất. Thứ hai, tùy theo mỗi mô hình ASXH khác nhau, điều kiện cụ thể của mỗi nước khác nhau mà Nhà nước có vai trò khác nhau về ASXH đối với nông dân. Tuy nhiên, điểm chung nhất là vai trò của Nhà nước thể hiện ở chỗ xây dựng hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách ASXH. Thứ ba, cũng tùy theo kiểu tổ chức khác nhau, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội mà mỗi nước có cách vận hành hệ thống ASXH khác nhau, do đó phạm vi vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân có sự rộng hẹp khác nhau. Có nước thì nhà nước can thiệp trực tiếp vào sự vận hành của hệ thống ASXH, trực tiếp tổ chức thu chi quỹ ASXH, song cũng có nước lại giao cho các tổ chức ASXH tự quản. Thứ tư, dù mức độ có sự khác nhau, nhưng nhìn chung mọi nhà nước đều phải có chính sách hỗ trợ tài chính cho nông dân tham gia vào hệ thống ASXH. Nếu thiếu sự hỗ trợ này, ASXH đối với nông dân khó có thể thực hiện được. 11 Chương 3 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1.1. Nhà nước xây dựng và hoàn thiện môi trường luật pháp, thể chế chính sách để nông dân tham gia vào an sinh xã hội 3.1.1.1. Nhà nước xây dựng và hoàn thiện môi trường luật pháp, thể
Luận văn liên quan