Nhà nước “là một vấn đề rất cơ bản, rất mấu chốt trong toàn bộ chính trị” là vấn đề cốt tử của mọi cuộc cách mạng, nhưng lại “là một trong những vấn đề “phức tạp nhất, khó khăn nhất” như V.I.Lênin đã từng nhấn mạnh nhiều lần trong tác phẩm “ Nhà nước và Cách mạng” và trong “Bàn về nhà nước”. Thật vậy, Nhà nước đóng vai trò trụ cột của hệ thống chính trị, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý xã hội, điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Trong thời kỳ hiện nay, khi hầu hết các nước dần chuyển nền kinh tế của mình sang nền kinh tế thị trường thì vai trò của nhà nước ngày càng quan trọng trong việc quản lý nền kinh tế. Và đối với Việt Nam, nhà nước xã hội chủ nghĩa đã, đang và sẽ tiếp tục hòan thành vai trò của mình trong việc điều hòa, phối hợp các nguồn lực trên toàn bộ nền kinh tế để nền kinh tế phát triển, theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
23 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4020 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với nền kinh tế thị trường hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Nhà nước “là một vấn đề rất cơ bản, rất mấu chốt trong toàn bộ chính trị” là vấn đề cốt tử của mọi cuộc cách mạng, nhưng lại “là một trong những vấn đề “phức tạp nhất, khó khăn nhất” như V.I.Lênin đã từng nhấn mạnh nhiều lần trong tác phẩm “ Nhà nước và Cách mạng” và trong “Bàn về nhà nước”. Thật vậy, Nhà nước đóng vai trò trụ cột của hệ thống chính trị, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý xã hội, điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Trong thời kỳ hiện nay, khi hầu hết các nước dần chuyển nền kinh tế của mình sang nền kinh tế thị trường thì vai trò của nhà nước ngày càng quan trọng trong việc quản lý nền kinh tế. Và đối với Việt Nam, nhà nước xã hội chủ nghĩa đã, đang và sẽ tiếp tục hòan thành vai trò của mình trong việc điều hòa, phối hợp các nguồn lực trên toàn bộ nền kinh tế để nền kinh tế phát triển, theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhận thức được sự quan trọng của việc tìm hiểu về vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường, đặc biệt là ở Việt Nam nên em quyết định chọn đề tài cho bài tiểu luận Triết học là: “Vai trò của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với nền kinh tế thị trường hiện nay” để trình bày những hiểu biết của mình về vấn đề này. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng bài tiểu luận vẫn còn có những sai sót nhất định nên em mong nhận được sự góp ý của cô để có thể hoàn thiện bài làm của mình.
NỘI DUNG
Lịch sử triết học trước Mác đã có rất nhiều những lý giải khác nhau về nguồn gốc và bản chất của nhà nước. Chủ nghĩa duy tâm quan niệm rằng nhà nước do lực lượng siêu nhiên hoặc do đạo đức và lý trí tối thượng sinh ra để duy trì trật tự ở trần gian. Theo Hêghen, nhà nước do sự tha hóa ý niệm tuyệt đối sinh ra, đỉnh cao nhất là nhà nước Phổ. Theo ông nhà nước tồn tại vĩnh viễn. Chủ nghĩa Thomat mới quan niệm rằng nhà nước có nguồn gốc thiêng liêng từ chúa, do vậy nhà nước có thần tính. Bên cạnh đó, một số nhà xã hội học đã tìm cách gán việc xuất hiện nhà nước với tâm lý con người. Những nhóm có ý chí mạnh giữ vai trò cai trị những nhóm có ý chí yếu. Có quan điểm lại cho rằng nhà nước xuất hiện như là kết quả của sự phát triển gia đình: tiêu biểu như Hôpxơ, Rutxơ…Đến thời kỳ cận đại, xuất hiện những quan điểm cho rằng nhà nước như là sản phẩm của một khế ước xã hội, đồng thời xuất hiện cùng với lịch sử ra đời của xã hội. Các nhà xã hội học tư sản cho nhà nước là “điều hòa giai cấp” chứ không phải sự áp bức của giai cấp này với giai cấp khác. Nhà nước phi giai cấp và tồn tại mãi mãi.
Tất cả các quan điểm trên vẫn chưa tìm ra được nguồn gốc và bản chất nhà nước.
Lịch sử cho thấy không phải khi nào xã hội cũng có nhà nước. Trong xã hội nguyên thủy, do nền kinh tế còn thấp kém, chưa có sự phân hóa giai cấp, cho nên chưa có nhà nước. Các quan hệ trong xã hội được thực hiện bằng những quy tắc chung. Quyền lực của những ngừơi đứng đầu do nhân dân bầu ra thì thuộc về uy tín và đạo đức. Họ không có và không cần một công cụ cưỡng bức đặc biệt nào.
Khi mà lực lượng sản xuất phát triển, dẫn đến sự ra đời chế độ tư hữu và từ đó xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng, thì xã hội đứng trước những cuộc đấu tranh giai cấp, không những tiêu diệt nhau mà còn tiêu diệt xã hội. Do đó, cần phải có một cơ quan quyền lực để ngăn chặn thảm họa đó xảy ra. Nhà nứơc vì thế đã ra đời. Như vậy, nguồn gốc sâu xa dẫn đến sự thành lập nhà nước đó là từ kinh tế, từ sự ra đời của quan hệ sản xuất chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
Bên cạnh đó, khi xuất hiện đấu tranh giai cấp, có hai khả năng có thể xảy ra. Đó là: thứ nhất, hai giai cấp đấu tranh với nhau triền miên làm cho xã hội không phát triển được, thứ hai, hai giai cấp đấu tranh quyết liệt dẫn đến chỗ cả hai cùng bị diệt vong, từ đó gây ra sự diệt vong cho tòan xã hội. Do vây, có thể nói, nguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện nhà nước là mâu thuẫn giai cấp không thể điểu hòa được. Đúng như V.I.Lênin nhận định: "Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ tằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được”(1). Nhà nước chỉ ra đời, tồn tại trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển xã hội và sẽ mất đi khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa.
Về bản chất, “Nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy của một giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác”(2), hay nói cách khác, bản chất của nhà nước theo nguyên nghĩa là nhà nước của giai cấp bóc lột.
Thật vậy, nhà nước ra đời làm cho xã hội tồn tại trong vòng trật tự nhất định nhưng trên thực tế, chỉ giai cấp có thế lực nhất-giai cấp thống trị về kinh tế mới có đủ điều kiện lập ra và sử dụng bộ máy nhà nước. Nhờ có nhà nước, giai cấp này cũng trở thành giai cấp thống trị về mặt chính trị, và do đó có thêm những phương tiện mới để đàn áp và bóc lột giai cấp khác. Nhà nước chính là một kiểu tổ chức xã hội của xã hội có giai cấp. Nhà nước là cơ quan quyền lực của một giai cấp đối với toàn xã hội, là công cụ chuyên chính của một giai cấp. Nhà nước sẽ thực hiện sự chuyên chính về mặt giai cấp của giai cấp thống trị với các giai cấp khác trong xã hội. Nhà nước là bộ máy do giai cấp thống trị về kinh tế thiết lập ra nhằm hợp pháp hóa và củng cố sự áp bức của chúng đối với quần chúng lao động. Giai cấp thống trị sử dụng bộ máy nhà nước để đàn áp, cưỡng bức các giai cấp khác trong khuôn khổ lợi ích của giai cấp thống trị.
Theo bản chất đó, nhà nước không thể là lực lượng điều hòa sự xung đột giai cấp, mà trái lại, nó càng làm cho mâu thuẫn, giai cấp càng gay gắt. Theo đó, nhà nước là bộ máy quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng trong xã hội có giai cấp. Tất cả mọi hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội do nhà nước tiến hành đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị.. Xét cho cùng, nhà nước trong mọi xã hội có giai cấp đối kháng cũng chỉ là công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
Các nhà nước được tổ chức một cách khác nhau. Song, bất kỳ nhà nước nào cũng có ba đặc trưng cơ bản sau: nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định, nhà nước có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội và nhà nước hình thành hệ thống thuế khóa để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị.
Khác với tổ chức thị tộc, bộ lạc thời nguyên thủy được hình thành trên cơ sở những quan hệ huyết thống, nhà nước được hình thành trên cơ sở phân chia dân cư theo lãnh thổ mà họ cư trú. Quyền lực nhà nước có hiệu lực với mọi thành viên trong lãnh thổ không phân biệt huyết thống, Đặc trưng này làm xuất hiện mối quan hệ giữa từng người trong cộng đồng với nhà nước. Mỗi nhà nước được xác định bằng một biên giới quốc gia nhất định
Khác với các cơ quan điều hành công việc chung trong thị tộc, bộ lạc, nhà nước của giai cấp thống trị nào cũng có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp. Bộ máy quyền lực đó bao gồm các đội vũ trang đặc biệt (quân đội, cảnh sát, nhà tù, v..v) và bộ máy quản lý hành chính. Nhà nước thực hiện quyền lực của mình trên cơ
sở sức mạnh cưỡng bức của pháp luật và dùng các thiết chế bạo lực để pháp luật của mình được thực thi trong thực tế.
Nhà nước hình thành hệ thống thuế khóa để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị. Nhà nước không thể tồn tại nếu không dựa vào thuế khóa, quốc trái và các hình thức bóc lột khác. Đó là những chế độ đóng góp có tính chất cưỡng bức đẻ nuôi sống bộ máy cai trị. Hệ thống thuế khóa, cống nạp như vậy hoàn toàn không có trong hình thức tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc. Nó chỉ tồn tại gắn liền với hình thái tổ chức nàh nước. Bằng các hình thức khác nhau như vậy, nhà nước của giai cấp bóc lột không những là công cụ trấn áp giai cấp mà còn là công cụ thực hiện sự bóc lột các giai cấp bị áp bức.
Chức năng của nhà nước sẽ được căn cứ dưới các góc độ khác nhau.Dưới góc độ tính chất của quyền lực chính trị, nhà nước có chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội. Dưới góc độ phạm vi tác động của quyền lực, nhà nước có chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.
Chức năng thống trị chính trị của giai cấp- chức năng giai cấp- là chức năng nhà nước làm công cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị giai cấp đó đối với toàn thể xã hội. Chức năng giai cấp của nhà nước bắt nguồn từ lý do ra đời của nhà nước và tạo thành bản chất chủ yếu của nó. Chức năng xã hội của nhà nước là chức năng nhà nước thực hiện sự quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước. Trong hai chức năng đó thì chức năng thống trị chính trị là cơ bản nhất có vai trò chi phối chức năng xã hội phải phụ thuộc và phục vụ cho chức năng thống trị chính trị. Giai cấp thống trị bao giờ cũng biết giới hạn kiện toàn cách thực hiện chức năng xã hội trong khuôn khổ lợi ích cảu mình. Song, chức năng xã hội lại là cơ sở cho việc thực hiện chức năng giai cấp, bởi vì chức năng giai cấp chỉ có thể được thực hiện, thông qua chức năng xã hội.
Sự thống trị chính trị và sự thực hiện chức năng xã hội của nhà nước thể hiện trong lĩnh vực đối nội cũng như trong đối ngoại.
Chức năng đối nội của nhà nước nhằm duy trì trật tự kinh tế, xã hội, chính trị và những trật tự khác hiện có trong xã hội. Thông thường điều đó phải được pháp luật hóa và được thực hiện nhờ sự cưỡng bức của bộ máy nhà nước. Ngòai ra, nhà nước còn sử dụng nhiều phương tiện khác(bộ máy thông tin, tuyên truyền, các cơ quan văn hóa, giáo dục…) để xác lập, củng cố tư tưởng, ý chí của giai cấp thống trị, làm cho chúng trở thành chính thống trong xã hội.
Chức năng đối ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với các nhà nước khác vì lợi ích của giai cấp thống trị cũng như lợi ích quốc gia, khi lợi ích quốc gia không mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp thống trị. Ngày nay, trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, việc mở rộng chức năng đối ngoại của nhà nước có tầm quan trọng đặc biệt.
Cả hai chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị. Chúng là hai mặt của một thể thống nhất. Tính chất của chức năng đối nội quyết định tính chất của chức năng đối ngoại của nhà nước, ngược lại tính chất và những nhu cầu của chức năng đối ngoại có tác động mạnh mẽ trở lại chức năng đối nội.
Kiểu nhà nước là khái niệm dùng để chỉ bộ máy thống trị đó thuộc về giai cấp nào, tồn tại trên cơ sở chế độ kinh tế nào, tương ứng với hình thái kinh tế-xã hội nào. Kiểu nhà nước do phương thức sản xuất quy định. Trong lịch sử phát triển của nhà nước có những kiểu nhà nước sau: nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản, nhà nước chuyên chính vô sản (nhà nước xã hội chủ nghĩa)
Hình thức nhà nước là khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức và phương thức thực hiện quyền lực của nhà nước. Nói cách khác đó là hình thức cầm quyền của giai cấp thống trị.
Hình thức nhà nước bị quy định bởi bản chất giai cấp của nhà nước, bởi tương quan lực lượng giữa các giai cấp, bởi cơ cấu giai cấp- xã hội, bởi đặc điểm truyền thống chính trị của đất nước…
Hình thức nhà nước bao gồm hai yếu tố chủ yếu quy định: hình thức chính thể bao gồm chính thể quân chủ, chính thể cộng hòa và hình thức cấu trúc bao gồm nhà nước đơn nhất, nhà nước liên bang. Ngoài ra chế độ chính trị cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hình thức nhà nước chế độ phản dân chủ, chế độ dân chủ.
Tùy theo tình hình kinh tế-xã hội cụ thể của mỗi quốc gia mà mỗi kiểu nhà nước được tổ chức theo những hình thức nhất định.
Nhà nước chiếm hữu nô lệ: Đây là nhà nước của giai cấp chủ nô thời cổ đại, tiêu biểu là các hình thức lịch sử nhà nước chủ nô ở Hy Lạp và La Mã cổ đại như chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa, chính thể quý tộc và chính thể dân chủ. Các hình thức này chỉ khác nhau về cách thức và cơ chế hoạt động của tổ chức bộ máy nhà nước, còn bản chất của chúng đều là nhà nước của giai cấp chủ nô, nhằm thực hiện sự chuyên chính đối với nô lệ.
Nhà nước phong kiến: Đây là nhà nước của giai cấp địa chủ phong kiến. Ở phương Tây, hình thức quân chủ phân quyền là hình thức nhà nước phổ biến. Quyền lực nhà nước được chia thành quyền lực độc lập, địa phương phân tán. Ở phương Đông, hình thức quân chủ tập quyền là hình thức nhà nước phổ biến dựa trên chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Trong nhà nước này, quyền lực của vua được tăng cường rất mạnh, hoàng đế có uy quyền tuyệt đối, ý chí của vua là pháp luật. Dù tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào, nhà nước phong kiến cũng chỉ là chính quyền của giai cấp địa chủ, quý tộc, là cơ quan bảo vệ những đặc quyền phong kiến, là công cụ của giai cấp địa chủ phong kiến dùng để áp bức, thống trị nông nô.
Nhà nước tư sản: Chủ yếu chỉ có hai hình thức cơ bản nhất là hình thức cộng hòa và hình thức quân chủ lập hiến. Hình thức cộng hòa lại đựơc tổ chức dưới những hình thức khác nhau như cộng hòa Đại nghị, cộng hòa tổng thống trong đó hình thức cộng hòa Đại nghị là hình thức điển hình và phổ biến nhất. Hình thức của nhà nước tư sản là rất phong phú nhưng không làm thay đổi bản chất của nó- đó là công cụ của giai cấp tư sản dùng để áp bức thống trị giai câp vô sản và quần chúng lao động để bảo vệ lợi ích và quyền thống trị của giai cấp tư sản. Đúng như V.I.Lênin đã chỉ ra: “ Những hình thức của nhà nước tư sản thì hết sức khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một: chung quy lại thì tất cả những nhà nước ấy, vô luận thế nào, cũng tất nhiên phải là nền chuyên chính tư sản”.(1)
Nhà nước vô sản: Nhà nước vô sản là một kiểu nhà nước đặc biệt trong lịch sử. Tính chất đặc biệt của nó thể hiện ở chỗ nó chỉ tồn tại trong thời kỳ quá đội lên chủ nghĩa cộng sản, nó là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử của xã hội loài người. C.Mác khẩng định: “ Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy là không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”.(2)
Tính chất đặc biệt của nhà nước vô sản còn thể hiện ở chỗ chức năng cơ bản nhất, chủ yếu nhất của nó không phải là chức năng bạo lực mà là chức năng tổ chức xây dựng kinh tế-xã hội. Khi đề cập tới vấn đề này, V.I.Lênin cho rằng chuyên chính vô sản không phải là bạo lực mà mặt cơ bản của nó là tổ chức, xây dựng toàn diện xã hội mới-xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Tính chất đặc biệt của nhà nước vô sản còn thể hiện ở cơ sở quyền lực của nhà nước-đó là nền tảng liên minh công-nông làm nòng cốt cho sự liên minh với mọi tầng lớp những người lao động khác trong xã hội.
Cũng chính vì những tính chất đặc biệt như thế mà chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng định rằng nhà nước vô sản là một kiểu nhà nước đặc biệt trong lịch sử; đó là “nhà nước không cò nguyên nghĩa”, là nhà nước “nửa nhà nước”. Sự mất đi của nhà nước vô sản không phải bằng con đường “thủ tiêu”, “xóa bỏ” mà bằng con đường “tự tiêu vong”. Sự tiêu vong của nhà nước vô sản là một quá trình rất lâu dài.
Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội mang lại cho nhà nước vô sản nhiều hình thức mới. Tính đa dạng của nhà nước đó tùy thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của thời điểm xác lập nhà nước ấy, tùy thuộc vào tương quan lực lượng giữa các giai cấp và khối liên minh giai cấp tạo thành cơ sở xã hộicủa nhà nước, tùy thuộc vào nhiệm vụ kinh tế- chính trị- xã hội mà nhà nước đó phải thực hiện, tùy thuộc vào truyền thống chính trị của dân tộc. Hình thức cụ thể của nhà nước trong thời kỳ quá độ có thể rất khác nhau, nhưng bản chất của chúng chỉ là một: chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản.
Về hình thức, nhà nước pháp quyền là sự thống trị tối cao của pháp luật, nhà nước, các cơ quan nhà nước, nhân viên của bộ máy nhà nước cũng như mọi cá nhân tổ chức trong xã hội đều bị ràng buộc bởi pháp luật. Về bản chất pháp luật, nhà nước do cơ quan lập pháp ban hành, không phải sản phẩm của sự tự do duy ý chí, không phải từ ý muốn chủ quan của người làm luật mà nó phải phản ánh thực tại khách quan của xã hội nhằm đáp ứng các yêu cầu tiến bộ xã hội.
Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, nhà nước pháp quyền có năm đặc điểm. Một là, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước; hai là tôn trọng, bảo vệ quyền công dân và quyền con người; ba là bảo đảm và phát huy dân chủ; bốn là có sự ngự trị của pháp luật trong đời sống của nhà nước và xã hội; năm là tổ chức theo nguyên tắc phân định quyền lực, dùng quyền lực để kiểm tra và giám sát quyền lực.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một trong những tổ chức chính trị cơ bản nhất của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác- Lênin quan niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa là thống nhất về căn bản với nhà nước chuyên chính vô sản cả về bản chất, mục tiêu, vai trò, chức năng và các hoạt động theo những nguyên tắc, pháp luật chính sách của nó. Bản chất của nhà nứơc xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân. Nó được thể hiện ở tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. Tính nhân dân thể hiện ở các đặc điểm: nhà nước của dân, do dân lập nên và dân tham gia quản lý; nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân; nhà nước là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa theo chủ nghĩa Mác-Lênin mang các đặc trưng cơ bản sau: thứ nhất, nhân dân là chủ thể cao nhất của quyền lực nhà nước; thứ hai, nhà nước biểu hiện tập trung cho khối đại đòan kết dân tộc; thứ ba, thể hiện tính xã hội rộng lớn.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước xã hội chủ nghĩa mà trong đó mọi chủ thể kể cả nhà nước đều phải tuân thủ và chấp hành pháp luật. Các đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thể hiện ở các mặt như: Một là mọi hoạt động của tất cả các cơ quan, các tổ chức đơn vị cá nhân, mọi công dân đều phải được đặt trong khuôn khổ nhất định của pháp luật, hai là phải xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ đồng bộ và ngày càng hoàn chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội, trong đó các đạo luật có vị trí tối thượng, ba là nhà nước đảm bảo các quyền tự do dân chủ của nhân dân thông qua sự quy định và bảo vệ của pháp luật, bốn là quyền lực của nhà nước là thống nhất tập trung, năm là thực hiên chính sách hòa bình hữu nghị với các nước.
Mối quan hệ giữa Nhà nước pháp quyền và xã hội công dân được Hồ Chí Minh diễn đạt thật mới mẻ: Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta. Tư tưởng đó đã được thể hiện rõ nét trong các bản Hiến pháp của nước ta. Đó là xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân.
Tư tưởng lập hiến là một trong những nét luôn luôn nhất quán trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của Hồ Chí Minh. Ngày 20-9-1945, Chủ tịch lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ký Sắc lệnh thành lập Ban dự thảo Hiến pháp gồm 7 thành viên do Chủ tịch Hồ Chí Minh là Trưởng ban. Tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá I vào tháng 10-1946, Quốc hội đã thảo luận dân chủ và thông qua bản Hiến pháp đầu tiên này. Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền của Hồ Chí Minh còn được thể hiện rõ nét trong hoạt động của Chính phủ và của bản thân Người. Hồ Chí Minh nghiêm khắc đòi hỏi bản thân mình và mọi tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể phải tuân thủ pháp luật, không một ai được đứng ngoài, đứng trên pháp luật. Người nói: “Pháp luật của ta là pháp luật thực sự dân chủ, vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi của nhân dân lao động. Nhân dân ta hiện nay có tự do, tự do trong kỷ luật. Mỗi người có tự do của mình nhưng phải tôn trọng tự do của người khác. Người nào sử dụng quyền tự do của mình mà phạm đến quyền tự do của người khác là phạm pháp”.
Theo đó, xây dựng nhà nước là thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động- nhà nước của dân, do dân, vì dân. Phải xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lí mạnh mẽ, tức là xây dựng một nhà nước hợp hiến, và quản lý nhà nước bằng pháp luật, chú trọng đưa pháp luật vào trong cuộc sống, tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của nhà nước đủ sức và tài.